BÀI TIỂU LUẬN BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: Nghiên cứu về mô hình kinh doanh thương

Or you want a quick look: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH TRONGTHƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Ví dụ về mô hình kinh doanh Canvas
  • Cách viết mô hình kinh doanh
  • Ví dụ về mô hình doanh thu bán hàng
  • 4 mô hình kinh doanh
  •  hình kinh doanh trong thương mại điện tử
  •  hình kinh doanh hệ thống
  • Phác thảo mô hình kinh doanh
  • Xây dựng mô hình kinh doanh
 
 
 
 
 
 
Nghiên cứu về mô hình kinh doanh TMĐT

Nghiên cứu về mô hình kinh doanh TMĐT

 

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH TRONGTHƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1.       Định nghĩa mô hình kinh doanh trong TMĐT.

Mô hình kinh doanh là mô hình mà doanh nghiệp tiến hành kinh doanh nhằm đạt được chiến lược kinh doanh đã đề ra (Rappa 2003 & Turban 2004)

Mô hình kinh doanh miêu tả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các thành phần cấu tạo lên mô hình kinh doanh, chức năng của doanh nghiệp cũng như doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp có thể đạt được.

Mô hình kinh doanh cho biết những giá trị mà doanh nghiệp đã đem lại cho khách hàng thông qua những nguồn lực nào, cách thức mà họ tiếp cận tới khách hàng thông qua những hoạt động nào và cuối cùng chỉ ra cách mà doanh nghiệp thu về lợi nhuận.

Mô hình kinh doanh điện tử: cho biết vai trò và mối quan hệ doanh nghiệp với khách hàng, các nhà cung cấp trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ thông tin, trao đổi thanh toán và những lợi lích khác mà các bên có thể đạt được (Weill and Vitale  2001).

1.2.         Các nhân tố cấu thành lên mô hình TMĐT.

Một doanh nghiệp khi xây dựng một mô hình kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào, không chỉ là thương mại điện tử, cần tập trung vào tám yếu tố cơ bản là: mục tiêu giá trị, mô hình doanh thu, cơ hội thị trường, môi trường cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, chiến lược thị trường, sự phát triển của tổ chức và đội ngũ quản lý.

1.2.1.    Định vị giá trị doanh nghiệp.

Cho biết các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đã đáp ứng nhu cầu khách hàng tới đâu. Để xác định được những giá trị này cần trả lời câu hỏi:

  • Tại sao khách hang chọn tiến hành giao dịch với doanh nghiệp anh chị mà không phải là doanh nghiệp khác?
  • Doanh nghiệp anh chị đã cung cấp cho khách hàng những giá trị gì mà các doanh nghiệp khác đã không làm hoặc không thể?

1.2.2.    Mô hình doanh thu.

Mô hình doanh thu là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận, và mức lợi nhuận lớn hơn trên vốn đầu tư. Chức năng của một tổ chức kinh doanh là tạo ra lợi nhuận và thu được doanh lợi trên vốn đầu tư lớn hơn các hình thức đầu tư khác. Bản thân các khoản lợi nhuận chưa đủ để khẳng định sự thành công của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được xem là kinh doanh thành công cần tạo ra mức lợi nhuận lớn hơn các hình thức đầu tư khác. Bằng không, doanh nghiệp không thể tồn tại.

Thí dụ, một doanh nghiệp bán lẻ một sản phẩm, máy tính cá nhân chẳng hạn, khách hàng thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng. Thương vụ này tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Nếu khoản doanh thu này lớn hơn các chi phí hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ thu được một khoản lợi nhuận. Tuy nhiên, để có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, người bán máy tính phải đầu tư vốn bằng cách đi vay hoặc lấy từ khoản tiền tiết kiệm cá nhân. Khoản lợi nhuận mà người bán hàng thu được từ hoạt động kinh doanh tương tự như trên chính là khoản doanh lợi thu được trên vốn đầu tư bỏ ra và khoản doanh lợi này phải lớn hơn khoản doanh lợi thu được nếu doanh nghiệp đầu tư vào những nơi khác như đầu tư vào bất động sản hoặc gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.

Thực tế có nhiều mô hình doanh thu thương mại điện tử được áp dụng nhưng chủ yếu tập trung vào một (hoặc là sự phối hợp của một số) trong số các mô hình cơ bản sau: mô hình quảng cáo, mô hình đăng ký (subscription model), mô hình phí giao dịch, mô hình bán hàng và mô hình liên kết.

1.2.2.1.          Mô hình doanh thu quảng cáo

Áp dụng mô hình doanh thu quảng cáo, doanh nghiệp cung cấp một website với các nội dung hữu ích hoặc để các đối tác đưa các thông tin kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm hay các dịch vụ hoặc cung cấp vị trí để họ quảng cáo và thu phí từ các đối tượng quảng cáo này. Các website quảng cáo như vậy có thể thu hút sự chú ý của nhiều người và đối với những đối tác có nhu cầu đặc biệt, doanh nghiệp có thể thu các mức phí cao hơn. Thí dụ tiêu biểu cho mô hình này là công ty Yahoo.com, một công ty mà doanh thu chủ yếu thu được từ việc kinh doanh quảng cáo, cụ thể là bán các dải băng (banner) quảng cáo. Đây là một trong các mô hình doanh thu cơ bản trên Web và mặc dù có một số ý kiến không đồng tình nhưng nó vẫn là nguồn thu chủ yếu của doanh thu trên Internet.

1.2.2.2.          Mô hình doanh thu đăng kí.

Trong mô hình doanh thu đăng ký, các thông tin hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp được đưa ra thông qua một website. Người sử dụng sẽ phải trả một khoản phí đăng ký cho việc truy cập tới một số hoặc toàn bộ các nội dung nói trên. Người sử dụng có thể trả phí theo tháng hoặc trả phí theo năm. Thí dụ như trường hợp công ty Consumer Reports Online, người đăng ký sử dụng dịch vụ của công ty sẽ phải trả khoản phí 3,95 USD/1 tháng hoặc 24 USD/1 năm. Trở ngại lớn nhất của mô hình kinh doanh này là khách hàng thường cảm thấy ngượng ép khi phải thanh toán cho các nội dung trên Web. Để giải quyết vấn đề này các nội dung doanh nghiệp đưa ra phải thực sự là những khoản giá trị gia tăng cao và cần hạn chế người đăng ký sao chép những nội dung truy cập được.

1.2.2.3.          Mô hình doanh thu phí giao dịch.

Ở mô hình này, doanh nghiệp nhận được một khoản phí khi các đối tác thực hiện giao dịch thông qua website của doanh nghiệp. Thí dụ như công ty eBay.com tạo một thị trường bán đấu giá và nhận một khoản phí giao dịch nhỏ từ những người bán hàng khi họ bán các hàng hoá của mình qua website của eBay; E-Trade - một công ty môi giới chúng khoán trực tuyến - thu các khoản phí giao dịch khi họ đại diện cho khách hàng thực hiện các giao dịch chứng khoán.

1.2.2.4.          Mô hình doanh thu bán hàng.

Doanh nghiệp theo mô hình này thu được doanh thu từ việc bán hàng hoá, dịch vụ và thông tin cho khách hàng. Các doanh nghiệp như Amazon.com bán sách, băng đĩa nhạc và các sản phẩm khác; DoubleClick.net thu thập các thông tin về những người sử dụng trực tuyến, sau đó bán các thông tin này cho các doanh nghiệp khác; và Salesforce.com bán các dịch vụ quản lý lực lượng bán hàng trên Web. Tất cả các doanh nghiệp kể trên đều theo mô hình doanh thu bán hàng.

1.2.2.5.          Mô hình doanh thu liên kết.

Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh được tiến hành trên cơ sở xây dựng một website liên kết - hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất hay các nhà phân phối. Doanh thu của doanh nghiệp thu được là các khoản phí tham khảo (hay phí liên kết kinh doanh) (referral fee) hoặc một khoản phần trăm trên doanh thu của các hoạt động bán hàng thực hiện trên cơ sở các liên kết giới thiệu trên, chẳng hạn như trường hợp của công ty MyPoints.com. MyPoints liên kết website của mình với các nhà sản xuất và các nhà phân phối như Kmart, Barnes & Noble Booksellers, Marriott, Macy's, Hollywood Video, Olive Garden... Mỗi hội viên của MyPoints (cũng là khách hàng tiềm năng của các đối tác) có một tài khoản "điểm" để lưu giữ "điểm thưởng" và họ tích luỹ điểm bằng cách thực hiện các yêu cầu của MyPoints: đọc các thư chào hàng, trả lời các câu hỏi điều tra, thực hiện hoạt động mua bán trực tuyến... Điểm thưởng của khách hàng có thể đổi lấy các phần thưởng như băng đĩa nhạc, sách vở, quần áo, vé máy bay, phiếu mua hàng... và MyPoints sẽ thu được các khoản phí từ các đối tác hay hưởng phần trăm trên giá trị các giao dịch mua bán được thực hiện

 

Mô hình doanh thu

Ví dụ

         Nguồn doanh thu

Quảng cáo

Yahoo.com

Thu phí từ những người quảng cáo trả cho các quảng cáo của mình

Đăng ký

WSJ.com

Consumerreports.org

Sportsline.com

Thu phí từ những người đăng ký trả cho việc truy cập các nội dung và dịch vụ

Phí giao dịch

eBay.com

E-Trade.com

Thu phí (hoa hồng) khi thực hiện các giao dịch mua bán

Bán hàng

Amazon.com

DoubleClick.net

Salesforce.com

Bán hàng hoá, thông tin và dịch vụ

Liên kết

MyPoints.com

Phí liên kết kinh doanh

Bảng 1.2.2.5. Năm mô hình doanh thu chủ yếu.

1.2.3.    Cơ hội thị trường

Thuật ngữ cơ hội thị trường nhằm để chỉ tiềm năng thị trường của một doanh nghiệp (thị trường là phạm vi giá trị thương mại thực tế hoặc tiềm năng mà ở đó doanh nghiệp dự định hoạt động) và toàn bộ cơ hội tài chính tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng thu được từ thị trường đó. Cơ hội thị trường thường được phân nhỏ theo các vị trí đặc biệt của doanh nghiệp trên thị trường. Cơ hội thị trường thực tế được hiểu là khoản doanh thu doanh nghiệp có khả năng thu được ở mỗi vị trí thị trường mà doanh nghiệp có thể giành được.

1.2.4.     Môi trường cạnh tranh

Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm nói đến phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp khác kinh doanh các sản phẩm cùng loại trên cùng thị trường. Môi trường cạnh tranh của một doanh nghiệp chịu tác động bởi các nhân tố như: có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh đang hoạt động, phạm vi hoạt động của các đối thủ đó ra sao, thị phần của mỗi đối thủ như thế nào, lợi nhuận mà họ thu được là bao nhiêu và mức giá mà các đối thủ định ra cho các sản phẩm của họ là bao nhiêu.

Nhìn chung, đối thủ cạnh tranh chia thành hai loại: đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những người kinh doanh các sản phẩm hay dịch vụ tương tự các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh trên cùng một đoạn thị trường. Thí dụ, hai công ty Priceline.com và Hotwired.com cùng bán giảm giá vé máy bay trực tuyến và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau bởi các sản phẩm mà họ kinh doanh hoàn toàn có thể thay thế cho nhau. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau những vẫn có sự cạnh tranh gián tiếp với nhau. Thí dụ công ty Priceline.com và Amazon.com được xem là các đối thủ cạnh tranh gián tiếp của nhau. Công ty Amazon tuy không bán vé máy bay trực tuyến nhưng lại là chuyên gia trong việc phát triển thương mại trực tuyến và tạo các liên kết với doanh nghiệp kinh doanh điện tử hoặc kinh doanh truyền thống khác trong lĩnh vực này. Các nhà sản xuất ôtô và các hãng hàng không hoạt động ở hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau nhưng cũng cạnh tranh gián tiếp với nhau vì họ cùng cung cấp cho khách hàng các phương tiện đi lại. Một nhà cung cấp dịch vụ âm nhạc (như MyMP3.com chẳng hạn) cũng gián tiếp cạnh tranh với công ty bán sách trực tuyến Amazon.com vì cả hai website này cùng cung cấp cho khách hàng các hình thức giải trí.

Môi trường cạnh tranh là một trong các căn cứ quan trọng để đánh giá tiềm năng của thị trường. Nếu trên một đoạn thị trường sản phẩm nhất định, có nhiều đối thủ cạnh tranh với nhau, đó là dấu hiệu đoạn thị trường này đã bão hoà và lợi nhuận khó có thể thu được. Ngược lại, nếu thị trường có rất ít đối thủ cạnh tranh thì đó là dấu hiệu của, hoặc một đoạn thị trường hầu như chưa được khai thác, hoặc khó có thể thành công trên thị trường này vì nó không có khả năng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy, việc phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh giúp doanh nghiệp quyết định nên đầu tư vào đoạn thị trường nào có lợi nhất.

1.2.5.    Lợi thế cạnh tranh

Hiểu theo nghĩa chung nhất, lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng sản xuất một loại sản phẩm có chất lượng cao hơn và/hoặc tung ra thị trường một sản phẩm có mức giá thấp hơn hầu hết (hoặc toàn bộ) các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên trong thực tế, các doanh nghiệp còn cạnh tranh với nhau về phạm vi hoạt động. Một số doanh nghiệp có khả năng hoạt động trên phạm vi toàn cầu trong khi một số khác chỉ có thể hoạt động trên phạm vi quốc gia hoặc khu vực. Những doanh nghiệp có khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao hơn ở các mức giá thấp trên phạm vi toàn cầu là các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh thực sự. Đây là điều mà các đối thủ của họ không thể làm được, cho dù điều đó chỉ xảy ra trong ngắn hạn.

Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp có thể là những điều kiện thuận lợi liên quan đến nhà cung ứng, người vận chuyển hoặc nguồn lao động; Cũng có thể là sự vượt trội hơn so với các đối thủ về kinh nghiệm, về tri thức hoặc sự trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp; Hoặc cũng có thể doanh nghiệp có bằng sáng chế một sản phẩm, tiếp cận được một nguồn tài chính hay sở hữu một nhãn hiệu, hình ảnh hoặc biểu tượng nào đó mà các đối tác không thể bắt chước, không thể sao chép, không thể có được. Chính lợi thế cạnh tranh tạo nên tính bất đối xứng trên thị trường. Tính bất đối xứng trên thị trường tồn tại khi một doanh nghiệp có được nhiều nguồn lực (tài chính, tri thức, thông tin, thế lực...) hơn các đối thủ khác. Sự bất đối xứng đem lại cho doanh nghiệp những lợi thế hơn các đối thủ, cho phép họ cung cấp ra thị trường những sản phẩm  tốt hơn, nhanh hơn thậm chí còn có thể rẻ hơn đối thủ.

Khi nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh, một số nhà kinh tế đã đưa ra qui luật “lợi thế thuộc về những người đi đầu”, người đi tiên phong trong một lĩnh vực kinh doanh hoặc người đầu tiên cung cấp dịch vụ sẽ có những lợi thế cạnh tranh mà những người đi sau khó có thể theo được và những lợi thế này có thể giữ được trong giai đoạn dài. Amazon.com là một thí dụ điển hình. Tuy nhiên, lịch sử đổi mới kinh doanh theo hướng công nghệ đã chứng tỏ rằng nếu người đi tiên phong thiếu những nguồn lực cần thiếu để duy trì những lợi thế của mình, thì những lợi thế sẽ thuộc về những doanh nghiệp đi sau

Trong một số trường hợp, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp hình thành trên cơ sở sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh trên cơ sở bất bình đẳng xảy ra khi lợi thế của doanh nghiệp dựa có được dựa trên những nhân tố mà các doanh nghiệp khác không có được như các nhân tố thuộc chính sách, qui định của một quốc gia hay khu vực... Khi đó doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc định giá sản phẩm của mình.

Trong một số trường hợp, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp còn có tính chất đòn bẩy. Đó là khi doanh nghiệp sử dụng các lợi thế cạnh tranh hiện có để tạo ra các lợi thế ở các thị trường phụ cận. Tính chất đòn bẩy này giúp doanh nghiệp ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động cũng như mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình.

1.2.6.    Chiến lược thị trường

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chiến lược và việc thực hiện chiến lược marketing thường được các doanh nghiệp rất coi trọng. Mọi khái niệm và ý tưởng kinh doanh sẽ đều trở nên vô nghĩa nếu doanh nghiệp không thể đưa các sản phẩm hay doanh nghiệp của mình tới các khách hàng tiềm năng. Toàn bộ các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện nhằm xúc tiến các sản phẩm và dịch vụ của mình cho các khách hàng tiềm năng gọi là hoạt động marketing của doanh nghiệp.

1.2.7.    Sự phát triển có tổ chức

Trong kinh doanh, việc đầu tư thường được bắt đầu từ những người có đầu óc kinh doanh, biết nhìn xa trông rộng. Tuy nhiên, nếu chỉ mình họ sẽ khó có thể biến các ý tưởng của mình trở thành các doanh nghiệp giá trị hàng triệu đôla. Để có một doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển nhanh chóng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử, cần phải có đủ các nguồn lực và có một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Nói cách khác, mọi doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp mới, cần có một hệ thống tổ chức đảm bảo thực thi có hiệu quả các kế hoạch và chiến lược kinh doanh.

Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp thương mại điện tử và doanh nghiệp truyền thống, đã thất bại trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh thương mại điện tử bởi họ thiếu những nhân tố cần thiết, quyết định sự thành công như thiếu cấu trúc tổ chức hoặc thiếu sự hỗ trợ của các giá trị văn hoá đối với các mô hình kinh doanh mới của doanh nghiệp.

Theo kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp kinh doanh điện tử, một kế hoạch phát triển có tổ chức được hiểu là cách thức bố trí, sắp xếp và thực thi các công việc kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Thông thường, các công việc được phân chia theo các bộ phận chức năng như bộ phận sản xuất, vận chuyển, marketing, dịch vụ khách hàng và tài chính. ở doanh nghiệp kinh doanh điện tử, trước tiên các nhiệm vụ (các phân công việc) cùng với các lĩnh vực chức năng sẽ dần được hình thành. Sau đó, doanh nghiệp sẽ bắt đầu tuyển dụng các chức vụ đảm nhiệm từng công việc cụ thể. Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh, một chuyên gia có thể đảm nhận đồng thời nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong quá trình phát triển, việc tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ mang tính chuyên nghiệp hơn.

1.2.8.     Đội ngũ quản trị

Đội ngũ quản trị là trong các nhân tố quan trọng nhất của một mô hình kinh doanh chịu trách nhiệm xây dựng các mẫu công việc trong doanh nghiệp.

Một đội ngũ quản trị mạnh góp phần tạo sự tin tưởng chắc chắn đối với các nhà đầu tư bên ngoài, có khả năng nắm bắt nhanh nhạy những diễn biến thị trường và có kinh nghiệm trong việc thực thi các kế hoạch kinh doanh. Đội ngũ quản trị giỏi tuy không thể cứu vãn một mô hình kinh doanh yếu nhưng họ có thể đưa ra các quyết định thay đổi hoặc tái cấu trúc mô hình kinh doanh nếu điều đó cần thiết.

Đứng đầu đội ngũ quản trị của hầu hết các doanh nghiệp là những nhà quản trị cao cấp hoặc các giám đốc. Kỹ năng và trình độ của các nhà quản trị này là một trong những lợi thế cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao có thể tìm được những người vừa có khả năng và kinh nghiệm để có thể vận dụng những kinh nghiệm của cá nhân vào quản lý các mô hình kinh doanh mới.

Để đánh giá khả năng của nhà quản lý, trước tiên phải xem xét những kinh nghiệm nhà quản lý cần có. Với mỗi doanh nghiệp, mỗi mô hình kinh doanh khác nhau sẽ đòi hỏi những kinh nghiệm khác nhau. Ngoài ra cần phải xem xét nhiều yếu tố khác như kiến thức nền tảng của nhà quản lý, kinh nghiệm giám sát, điều hành hoạt động kinh doanh, số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, khả năng phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp; đặc biệt, đối với các nhà quản trị cao cấp cần xem xét khả năng và kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, ký kết hợp đồng để thu hút các nguồn tài chính từ các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp.

1.3.       Vai trò của mô hình kinh doanh trong TMĐT.

  • Định vị thị trường
  • Xác định giá trị cốt lõi mà DN đem lại cho khách hàng
  • Đánh giá chi phí và lợi nhuận dự kiến
  • Đánh giá chính xác đối thủ cạnh tranh
  • Phát huy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
    • Các hình thức kinh doanh trong mô hình kinh doanh thương mại điện tử
      • Thư điện tử

Ngày nay, thư điện tử (electronic mail, viết tắt là e-mail) đã trở nên một hình thức thông tin liên lạc phổ biến và tiện dụng. Người ta, có thể dùng thư điện tử để gửi/ nhận 1 thông điệp trên phạm vi toàn thế giới 1 cách tức thời. Ngoài ra, tính năng đính kèm file của thư điện tử cho phép gửi kèm 1 hay nhiều tập tin dưới nhiều dạng thức, như : văn bản, bảng tính, âm thanh, hình ảnh, video…

Không chỉ được sử dụng bởi các cá nhân, ngày càng nhiều các doanh nghiệp, tổ chức, các cơ quan Nhà nước… sử dụng thư điện tử để gửi các văn bản, hợp đồng, công văn, giấy tờ chính thức... một cách “trực tuyến”. Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào.

Tuy nhiên, khi trao đổi dữ liệu qua thư điện tử cũng gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến tính xác thực của e-mail, độ trễ thông tin, an toàn thông tin, như là : thông tin bị đọc lén, bị sửa chửa, bị thất lạc, thư rác (spam mail), lây lan virus qua e-mail,… Giải quyết các vấn đề này đòi hỏi giải pháp liên quan công nghệ, thói quen sử dụng e-mail của doanh nghiệp, và các luật của chính phủ.

  • Thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua bản tin điện tử (electronic message) thay cho việc giao dịch dùng tiền mặt; ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v.v.. thực chất đều là dạng thanh toán điện tử. Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới.

  1. Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử.
  2. Tiền mặt Internet (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong cả phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia (digital cash).
  3. Túi tiền điện tử (electronic purse); còn gọi là “ví điện tử” là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ thông minh (smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền (stored value card), tiền được trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kỹ thuật áp dụng cho “tiền mặt Internet”.
  4. Giao dịch ngân hàng số hóa (digital banking), giao dịch chứng khoán số hóa (digital securities trading). Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ:

(1)Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng

(2) Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị, …vv.)

(3) Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng.

(4) Thanh toán giữa hệ thống ngân hàng này với hệ thống ngân hàng khác.

  • Trao đổi dữ liệu điện tử

Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, viết tắt là EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (structured form), từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau, theo cách này sẽ tự động hóa hoàn toàn không cần có sự can thiệp của con người.

Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), việc trao đổi dữ liệu điện tử được xác định như sau: “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin”.

 TMĐT có đặc tính phi biên giới (Cross - border electronic commerce), nghĩa là trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau, công việc trao đổi EDI thường là các nội dung sau:

READ  luật cạnh tranh (tiểu luận luật kinh doanh) - HỌC LÀM NGƯỜI VÀ HỌC LÀM GIÀU

1/ Giao dịch kết nối

2/ Đặt hàng

3/ Giao dịch gửi hàng

4/ Thanh toán

1.4.4.    Truyền dung liệu

Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa, mà không phải là bản thân vật mang nội dung đó; ví dụ như: Tin tức, nhạc phim, các chương trình phát thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm, v.v..

Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật. Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital delivery).

1.4.5.    Bán lẻ hàng hóa hữu hình

Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa tới quần áo, ôtô và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” (electronic shopping), hay “mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình (Retail of tangible goods).

Tận dụng tính năng đa phương tiện (multimedia) của môi trường Web và Java, người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo” (virtual shop), gọi là ảo bởi vì, cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hóa chứa trong đó trên từng trang màn hình một. Để có thể mua - bán hàng, khách hàng tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng hóa hiển thị trên màn hình, xác nhận mua và trả tiền bằng thanh toán điện tử.

Lúc đầu, ở giai đoạn một, việc mua bán còn ở dạng sơ khai : người mua chọn hàng rồi đặt hàng thông qua mẫu đơn (form) cũng đặt ngay trên Web. Nhưng có trường hợp muốn lựa chọn giữa nhiều loại hàng ở các trang Web khác nhau (của cùng một cửa hàng) thì hàng hóa miêu tả nằm ở một trang, đơn đặt hàng lại nằm ở trang khác, gây ra nhiều phiền toái.

Để khắc phục, ở giai đoạn hai, xuất hiện loại phần mềm mới, cùng với hàng hóa của cửa hàng trên màn hình đã có thêm phần “xe mua hàng” (shopping cart, shopping trolly), giỏ mua hàng (shopping basket, shopping bag) giống như giỏ mua hàng hay xe mua hàng thật mà người mua thường dùng khi vào siêu thị.

Xe và giỏ mua hàng này đi theo người mua suốt quá trình chuyển từ trang Web này đến trang Web khác để chọn hàng, khi tìm được hàng vừa ý, người mua ấn phím “Hãy bỏ vào giỏ” (Put it into shopping bag); các xe hay giỏ mua hàng này có nhiệm vụ tự động tính tiền (kể cả thuế, cước vận chuyển) để thanh toán với khách mua. Vì hàng hóa là hữu hình, nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng tới các phương tiện gửi hàng theo kiểu truyền thống để đưa hàng đến tay người tiêu dùng.

CHƯƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

2.1.         Mô hình cửa hiệu điện tử

Việc hướng tới thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích, cũng như nhiều thử thách. Mô hình cửa hiệu điện tử là từ mà nhiều người nghĩ tới khi nghe đến “thương mại trực tuyến”. Mô hình cửa hiệu điện tử kết hợp xử lý giao dịch, thanh toán trực tuyến, an toàn và lưu trữ thông tin để giúp cho các thương gia bán sản phẩm của họ qua mạng. Mô hình này là dạng cơ bản cho thương mại điện tử trong đó, người mua và người bán tương tác trực tiếp.

Để xây dựng cửa hiệu điện tử, người bán cần phải tổ chức các danh mục trực tuyến về các sản phẩm, đặt hàng qua trang web của họ, chấp nhận chi trả an toàn, gửi các món hàng đến khách hàng và quản lý dữ liệu khách hàng (như : hồ sơ khách hàng, sở thích, thói quen mua sắm…). Họ còn phải tiếp thị địa chỉ của họ đến các khách hàng tiềm năng.

 Một số những công ty thành công nhất trong thương mại điện tử đã sử dụng mô hình cửa hiệu trực tuyến. Rất nhiều công ty hàng đầu theo mô hình cửa hiệu trực tuyến là các công ty B2C (business to consumer – doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Chẳng hạn, More.com là một địa chỉ thương mại trực tuyến về các sản phẩm y tế và làm đẹp, đã sử dụng giỏ mua sắm điện tử cho phép khách hàng xem, mua sắm và sắp đặt việc giao hàng. Sản phẩm của nó bao gồm các sản phẩm chăm sóc da, mắt, dược phẩm và nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác. Moviefone.com sử dụng mạng Internet để cải tiến dịch vụ khách hàng không trực tuyến của nó. Qua trang web, các khách hàng có thể truy xuất các vé xem phim …công nghệ giỏ mua hàng để bán vé, một hệ thống cơ sở dữ liệu cao cấp để lưu trữ dữ liệu khách hàng và lưu kho và một cơ sở hạ tầng hỗ trợ mạnh mẽ cho các hoạt động trên Internet của nó.

Ví dụ website Amazon.com và mô hình cửa hiệu điện tử:

Các ví dụ được công nhận nhiều nhất về thương mại điện tử sử dụng công nghệ giỏ mua hàng là Amazon.com. Được thành lập vào năm 1994, công ty đã phát triển nhanh chóng để trở thành một trong những nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới. Amazon.com cung cấp hàng triệu sản phẩm cho hơn 17 triệu người tiêu dùng trên 160 quốc gia. Amazon.com còn cung cấp các đấu giá trực tuyến.

Trong những năm đầu của nó, Amazon.com phục vụ như là nhà bán lẻ sách đặt hàng qua mail. Dây chuyền sản phẩm của nó đã dần mở rộng, và bao gồm âm nhạc, video, DVD, thiệp điện tử, điện gia dụng, phần cứng, các công cụ, đồ làm đẹp và đồ chơi. Danh mục của Amazon.com tăng dần và địa chỉ đã cho phép bạn duyệt qua hàng triệu sản phẩm.

Amazon.com sử dụng CSDL ở phía máy chủ  (hệ thống máy tính của người bán) cho phép khách hàng ở phía máy khách (máy tính của khách hàng, thiết bị cầm tay…) để tìm kiếm các sản phẩm theo nhiều cách. Hệ thống này là một ví dụ về ứng dụng máy khách/máy chủ. CSDL Amazon.com bao gồm các sản phẩm chuyên biệt, sẳn sàng, các thông tin vận chuyển, các mức phí, thông tin đặt hàng và các dữ liệu khác. Tựa đề sách, tác giả, giá, lịch sử bán, nhà xuất bản, tóm tắt và mô tả sâu hơn cũng được lưu trong CSDL. CSDL mở rộng này giúp cho Amazon.com tham khảo chéo giữa các sản phẩm. Chẳng hạn, một tác phẩm có thể được liệt kê dưới nhiều thể loại, như : tiểu thuyết, sách bán chạy, và các sách nên đọc.

Amazon.com riêng biệt hóa trang của nó để phục vụ các khách hàng trở lại; một CSDL theo dõi tất cả các giao dịch trước đó, bao gồm các món đã mua, các vận chuyển, và thông tin thẻ tín dụng. Khi quay trở lại địa chỉ này, khách hàng được chào đón bằng tên và giới thiệu một danh sách các mặt hàng nên mua. Amazon.com tìm kiếm CSDL khách hàng để tìm ra các mẫu và khuynh hướng của các khách hàng của nó. Bằng cách theo dõi những dữ liệu khách hàng như thế, công ty cung cấp dịch vụ được cá nhân hóa, điều này cần phải được xử lý bởi các đại diện bán hàng. Hệ thống máy tính của Amazon định hướng việc bán các sản phẩm thêm mà không cần tương tác của con người.

Việc mua một sản phẩm ở Amazon.com thì thật đơn giản. Bạn bắt đầu ở trang nhà của Amazon.com và quyết định về kiểu sản phẩm mà bạn muốn mua. Chẳng hạn, nếu bạn tìm kiếm quyển sách “e-Business & e-Commerce – How to program”, bạn có thể tìm quyển sách bằng cách dùng hộp tìm kiếm ở góc trên bên trái của trang nhà. Chọn Books trong phần loại, sau đó gõ vào tựa đề của quyển sách. Sau đó, bạn sẽ được dẫn trực tiếp đến trang sản phẩm cho quyển sách đó. Để mua một món hàng, chon Add to Shopping Cart, ở góc trên bên phải của trang. Công nghệ giỏ mua hàng xử lý thông tin và hiển thị một danh sách các sản phẩm mà bạn đã đặt trong giỏ. Bạn có thể thay đổi số lượng của mỗi món, bỏ đi một mặt hàng khỏi giỏ, tính tiền hay tiếp tục mua sắm.

Khi bạn sẳn sàng để đặt hàng, bạn yêu cầu tính tiền. Là khách hàng lần đầu, bạn sẽ được yêu cầu điền vào bảng thông tin cá nhân, gồm tên, địa chỉ lập hóa đơn, địa chỉ nhận hàng, phương thức giao hàng, và thông tin thẻ tín dụng. Bạn còn được yêu cầu nhập vào một mật khẩu mà bạn dùng để truy xuất dữ liệu tài khoản của bạn cho tất cả các giao dịch trong tương lai. Sau khi đã xác nhận các thông tin, bạn đã có thể đặt hàng.

Các khách hàng trở lại trang Amazon.com có thể sử dụng hệ thống 1-Click của nó, hệ thống này cho phép khách hàng sử dụng lại các thông tin giao hàng và chi trả đã nhập trước đây để đặt hàng chỉ bằng một cú nhấp chuột. Đó là một ví dụ về cách mà các ứng dụng CSDL được thiết kế một cách thông minh giúp cho các giao dịch kinh doanh trên mạng nhanh hơn và dễ dàng hơn.

Khi bạn đã hoàn tất việc đặt hàng, Amazon.com gởi xác nhận đến bạn bằng e-mail. Nó sẽ gởi e-mail thứ 2 khi đơn đặt hàng được giao. Một CSDL theo dõi trạng thái của tất cả các vận chuyển. Bạn có thể theo dõi trạng thái món hàng bạn mua cho đến khi nó rời khỏi trung tâm vận chuyển của Amazon.com bằng việc chọn mục Your Account ở cuối trang và nhập vào mật khẩu của bạn. Nó sẽ dẫn bạn đến trang quản lý tài khỏan. Bạn có thể hủy đặt hàng bất cứ lúc nào, trước khi sản phẩm được vận chuyển, thường là trong vòng 24 hoặc 48 tiếng đồng hồ từ khi mua. Amazon.com có nhà kho ở từng khu vực, nhờ đó, nó có thể vận chuyển các gói hàng vào ban đêm mà không phải sử dụng dịch vụ phân phối tốc hành.

Amazon.com họat động trên máy chủ an toàn, bảo vệ các thông tin cá nhân của bạn. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi dùng thẻ tín dụng trên web, bạn có thể khởi động đơn đặt hàng của bạn qua trang web của Amazon sử dụng 5 ký tự cuối của thẻ tín dụng, và hoàn tất đơn đặt hàng của bạn bằng việc gọi điện cho phòng dịch vụ khách hàng của Amazon để cung cấp những số còn lại.

2.1.1. Công nghệ giỏ mua hàng

        Một trong những kỹ thuật thường được sử dụng cho thương mại điện tử là giỏ mua sắm. Công nghệ xử lý đơn đặt hàng cho phép người tiêu dùng chọn các món hàng họ muốn mua khi họ đến cửa hàng. Hỗ trợ cho giỏ mua sắm là một danh mục các sản phẩm, được đặt trên máy chủ của người bán dưới dạng của một cơ sở dữ liệu. Máy chủ của người bán là hệ thống quản lý và lưu trữ dữ liệu được người bán tạo ra. Nó thường là một hệ thống các máy tính mà thực hiện tất cả các chức năng cần thiết để vận hành một trang web. Một cơ sở dữ liệu là một phần của máy chủ được thiết kế để lưu trữ và báo cáo trên số lượng lớn thông tin. Ví dụ, một cơ sở dữ liệu cho một nhà bán lẻ quần áo trực tuyến thường bao gồm các chi tiết sản phẩm, như là mô tả món hàng, kích thước, số lượng, thông tin về giao hàng, mức giá và các thông tin đặt hàng khác. Cơ sở dữ liệu còn lưu trữ thông tin khách hàng như là tên, địa chỉ, thẻ tín dụng, và các lần mua sắm trước. Những đặc tính của trang Amazone.com giải thích rõ hơn về những công nghệ này và cách cài đặt chúng.

        Để có thêm ví dụ về thương mại điện tử sử dụng công nghệ giỏ mua hàng, ghé thăm các trang sau :www.etoys.comwww.eddiebauer.com và www.cdnow.com

Trong khi công nghệ giỏ mua sắm mang lại cho người tiêu dùng sự tiện lợi khi thực hiện các giao dịch nhanh chóng và dễ dàng, nó cũng tạo ra những vấn đề về tính riêng tư của khách hàng và mức độ an toàn trực tuyến.

 

 

2.1.2. Siêu thị mua sắm trực tuyến

        Các siêu thị mua sắm trực tuyến giới thiệu với người tiêu dùng khả năng chọn lựa rộng rãi về các sản phẩm và dịch vụ. Chúng tạo sự tiện lợi hơn cho người dùng so với khi tìm kiếm và mua sắm ở các cửa hiệu trực tiếp đơn lẻ. Chẳng hạn, người tiêu dùng có thể tìm thấy sản phẩm từ rất nhiều nhà cung cấp, và thay vì phải thực hiện vài lần mua sắm riêng lẻ, họ có thể sử dụng công nghệ giỏ mua sắm của siêu thị để mua các món hàng từ nhiều cửa hiệu trong cùng 1 giao dịch. Thường thì, các siêu thị mua sắm trực tuyến này hoạt động như một cổng mua sắm, định hướng lưu thông đến các cửa hiệu bán lẻ hàng đầu về một sản phẩm nào đó.

       Một ví dụ về siêu thị mua sắm hàng đầu là Mall.com, mà đặc trưng là có rất nhiều nhà bán lẻ không trực tuyến, những nhà cung cấp mà bạn gặp ở các trụ sở bằng gạch tại địa phương, như Jcrew, The Gap (www.gap.com), The Sport Authority, và Sharper Image. Những siêu thị trực tuyến khác là Shopnow.com và www.DealShop.com.

2.2.         Mô hình đấu giá

Trên web có rất nhiều loại địa chỉ đấu giá, cộng với các địa chỉ mà tìm kiếm trên các địa chỉ đấu giá khác để tìm ra giá thấp nhất cho một món hàng. Thông thường, các trang đấu giá hoạt động như một diễn đàn, ở đó người dùng internet có thể đóng vai là người bán hoặc người đấu giá. Là người bán, bạn có thể gởi một món hàng mà bạn muốn bán, giá tối thiểu bạn đòi hỏi để bán món hàng của bạn, và hạn chót để đóng một phiên đấu giá. Một số địa chỉ cho phép bạn thêm các đặc trưng như là một bức ảnh hay là mô tả về điều kiện của món hàng. Là người đấu giá, bạn có thể tìm kiếm trên trang những món hàng mà bạn đang cần, xem các hoạt động đấu giá và đặt một giá nào đó, thường là được thiết kế tăng dần. Một số địa chỉ cho phép bạn đưa ra giá đấu cao nhất và một hệ thống tự động sẽ tiếp tục đấu giá cho bạn. Công nghệ đấu giá được giải thích sâu hơn qua các đặc tính của eBay.

Mô hình đấu giá ngược cho phép người mua thiết lập một giá, mà người bán cạnh tranh với nhau để phù hợp, hay thậm chí đánh bại. Một ví dụ về địa chỉ đấu giá ngược là LiquidPrice.com, nó xử lý giá bạn đặt ra trong vòng 2 ngày. Một tùy chọn là người nhanh hơn sẽ thắng, khi người mua cho một giá đặt trước. Giá đặt trước là giá thấp nhất mà người bán sẽ chấp nhận. Người bán có thể thiết lập giá đặt trước cao hơn giá đấu tối thiểu. Nếu không có giá nào đến được giá đặt trước thì coi như phiên đấu giá thất bại. Nếu người bán thiết lập một giá đặt trước ở LiquidPrice.com, người bán sẽ nhận được một loạt các giá đấu trong vòng 6 giờ sau khi gởi, theo tùy chọn nhanh hơn, nếu một giá đấu thành công được lập, người mua và người bán phải cam kết với nhau.

Mặc dù, các địa chỉ đấu giá thường đòi hỏi tỷ lệ huê hồng từ phía người bán, những trang này chỉ là một diễn đàn giữa người mua và người bán mà thôi. Khi một phiên đấu giá kết thúc thành công, cả người mua và người bán đều được thông báo, và phương thức chi trả và giao hàng sẽ được thực hiện bởi 2 phía. Hầu hết các trang đấu giá đều không liên quan đến việc chi trả và giao hàng, nhưng họ sẽ làm nếu dịch vụ chi trả và phân phối có thể được dùng để mang lại doanh thu và lợi nhuận.

Đấu giá còn được áp dụng bởi các trang web B2B (business to business- doanh nghiệp với nhau). Trong các đấu giá này, người mua và người bán là các công ty. Các công ty sử dụng đấu giá trực tuyến để bán các hàng vượt quá sức chứa của kho và tìm đến các khách hàng mới và nhạy cảm với giá. Ba ví dụ về địa chỉ đấu giá B2B là DoveBid (www.dovebid.com), WorldCall Exchange (www.worldcallexchange.com) và U- Bid – It.com.

eBay và mô hình đấu giá:

Đấu giá trực tuyến đã trở thành một phương thức thành công rất lớn trong thương mại điện tử. Công ty hàng đầu trong lĩnh vực này là eBay. eBay là một trong những doanh nghiệp điện tử có lời nhất. Nhà đấu giá trực tuyến thành công có gốc rễ từ món hàng mới lạ 50 năm tuổi - nhà chế tạo kẹo Pez. Palm Omidyar, một nhà thu thập say mê các loại kẹo Pez, nảy ra ý tưởng mua bán chúng trên internet. Khi cô bày tỏ ý tưởng này với bạn trai của mình, Pierre Omidyar (bây giờ là chồng cô), anh lập tức tham gia vào ý tưởng kinh doanh đấu giá qua mạng, 1 ý tưởng sớm trở nên nổi tiếng. Vào năm 1995, Omidyars tạo ra một công ty, gọi là AuctionWeb. Công ty sau đó được đổi tên thành eBay và từ đó trở nên nhà đấu giá trực tuyến hàng đầu, với 4 triệu phiên đấu giá được thực hiện và 450,000 món hàng mới được thêm vào mỗi ngày.

Trên eBay, người ta có thể mua và bán mọi thứ. Công ty thu thập một phí xét duyệt, cộng với một tỉ lệ % doanh số. Phí xét duyệt dựa vào số lượng hiển thị bạn muốn món hàng của bạn nhận được, một mức phí cao được đòi hỏi nếu bạn muốn nằm trong các đấu giá nổi bật trong 1 loại sản phẩm nào đó, và thậm chí mức phí sẽ cao hơn nếu bạn muốn được liệt kê trong trang nhà của eBay dưới mục Các món hàng tiêu biểu. Danh sách được hiển thị trên trang nhà theo giai đoạn. Một tùy chọn thu hút sự chú ý khác là trình bày các sản phẩm liệt kê dưới dạng chữ đậm (có phí tính thêm).

eBay sử dụng 1 CSDL để quản lý hàng triệu đấu giá mà nó cung cấp. CSDL này phát triển động khi người mua và người bán nhập vào các thông tin cá nhân và thông tin về sản phẩm. Người bán nhập vào 1 sản phẩm để đấu giá, cung cấp các mô tả về sản phẩm, từ khóa, giá ban đầu, ngày đóng phiên đấu giá và các thông tin cá nhân. Dữ liệu này được dùng để tạo ra hồ sơ sản phẩm được xem bởi người mua tiềm năng.

Tiến trình đấu giá bắt đầu khi người bán gởi các mô tả về món hàng cần bán và điền vào các thông tin đăng ký phù hợp. Người bán phải mô tả một giá mở đấu tối thiểu. Nếu khách hàng tiềm năng cảm thấy giá này là quá cao, món hàng có thể sẽ không nhận được giá đấu nào hết. Trong nhiều trường hợp, một giá bảo toàn (reserve price) được thiết lập. Người bán có thể thiết lập giá mở thấp hơn giá bảo toàn để tạo ra hoạt động đấu giá

Nếu 1 giá đấu thành công, người bán và người mua thương lượng về chi tiết giao hàng, bảo hành, và các chi tiết khác. eBay phục vụ như một liên lạc viên giữa các phía, nó là một giao diện mà ở đó người mua và người bán có thể tiến hành kinh doanh. eBay không duy trì một nhà kho vật lý tốn chi phí, cũng như không xử lý việc giao hàng, hay các dịch vụ khác mà các doanh nghiệp khác như Amazon và các nhà bán lẻ khác phải cung cấp

eBay tạo ra một số hoạt động kinh doanh sử dụng địa chỉ này như là phương tiện bán sản phẩm. Các doanh nghịệp này phụ thuộc vào eBay để tồn tại và hoạt động. Bởi vi thời gian nghỉ có thể là phí tổn đối với 1 doanh nghiệp trực tuyến, các công ty như eBay đầu tư vào hệ thống tính tóan sẳn sàng cao và hệ thống luôn sẳn sàng.

Hệ thống sẳng sàng cao cố gắng tối thiểu hóa thời gian nghỉ; hệ thống luôn sẳn sàng cố gắng loại trừ nó hoàn toàn. Một điều quan trọng đối với những công nghệ này là những hệ thống có khả năng chịu lỗi sử dụng sự dư thừa. Mọi phần cứng quan trọng – bộ xử lý, dĩa và các kênh truyền thông – được sao lưu ở 1 hay nhiều cấp độ, vì vậy, khi gặp lỗi, hệ thống chỉ đơn giản là thay đổi các phần hư hỏng bằng các phần đã sao lưu. Hệ thống vẫn hoạt động trong khi phần bị lỗi được sửa hoặc thay thế. Điều này cũng đúng đối với dữ liệu: Bởi vì các công ty không thể chấp nhận mất dữ liệu kinh doanh, dữ liệu còn được duy trì một cách dư thừa. Tandem (www.tandem.com) và Stratus (www.stratus.com) đã xây dựng những hệ thống tính toán sẳn sàng cao và luôn sẵn sàng.

Ảnh hưởng của eBay lên thương mại điện tử là rất lớn. Những người sáng lập của nó đã chọn một mô hình kinh doanh giới hạn việc truy xuất không trực tuyến, và bằng internet, đã có thể mang nó đến với màn hình máy tính của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Mô hình kinh doanh này đã dần mang lại lợi nhuận trên web. Tuần báo Business nói rằng “Việc đấu giá và đóng lại các tương tác giữa người mua và người bán tạo ra 1 ý thức cộng đồng – một điều gần như là nghiện và giữ họ quay trở lại”. Bằng việc thực hiện các chiến lược tiếp thị truyền thống và giữ cho tiến trình đơn giản, eBay đã cung cấp một giải pháp thay thế thành công cho thương mại điện tử theo kiểu cửa hiệu.

2.3.         Mô hình cổng giao tiếp

Các địa chỉ cổng giao tiếp cho khách hàng cơ hội để tìm gần như mọi thứ ở cùng một nơi. Chúng thường cung cấp tin tức, thể thao, dự báo thời tiết, cũng như khả năng tìm kiếm trên web. Khi mọi người nghe đến từ” cổng giao tiếp”, họ thường nghĩ đến công cụ tìm tin. Công cụ tìm tin là cổng theo chiều ngang (horizontal portals), hay là cổng tổng hợp các thông tin trên một phạm vi rộng các chủ đề. Loại cổng khác thì chi tiết hơn, cung cấp một lượng lớn thông tin thuộc về một lĩnh vực quan tâm mà thôi, các cổng đó được gọi là cổng dọc (vertical portals).

Mua sắm trực tuyến là một chức năng thêm phổ biến cho các cổng chính. Các địa chỉ như là Hotbot.com, About.com, Altavista.com và Yahoo.com cung cấp cho người dùng 1 trang mua sắm, trang này liên kết với hàng ngàn địa chỉ mua bán với rất nhiều sản phẩm.

Cổng giao tiếp liên kết người tiêu dùng với các người bán trực tuyến, các siêu thị mua sắm trực tuyến và các địa chỉ đấu giá mang lại một số thuận lợi. Các cổng này giúp người dùng thu thập thông tin về một món hàng mà họ tìm kiếm và cho phép người dùng duyệt qua các cửa hiệu một cách độc lập, không giống như một số siêu thị mua sắm trực tuyến khác. Yahoo cho phép người dùng duyệt qua nhiều địa chỉ trong khi duy trì sự tiện lợi trong chi trả qua tài khoản Yahoo.

About.com cho các người sử dụng của nó được sử dụng GuideSite, 1 dịch vụ hoạt động như người hướng dẫn mua sắm cá nhân cho người dùng. Mỗi “hướng dẫn viên” của About.com chuyên về một kiểu sản phẩm nào đó, và liên tục được cập nhật và có thể truy xuất qua mail để người dùng có thể hỏi hoặc góp ý về sản phẩm.

Người tiêu dùng phải biết khi nào thì nên sử dụng cổng giao tiếp để mua sắm trực tiếp. Mỗi cổng giao tiếp sắp xếp các tiến trình mua sắm trực tiếp của nó khác nhau một chút. Một số cổng giao tiếp tính phí người bán để có các đường liên kết; một số khác lại không. Chẳng hạn, Goto.com tính tiền người bán trên số lần nhấp vào của người tiêu dùng. Các địa chỉ khác, như About.com và Altavista.com chẳng hạn, thì không tính phí người bán khi xuất hiện ở một vị trí nào đó trên trang của họ, nhưng để dành phía trên của trang và các vịt trí chính yếu cho các khách hàng có trả tiền.

Yahoo! Và mô hình cổng giao tiếp:

Yahoo là một cổng ngang với rất nhiều kết nối đến các địa chỉ và các thể loại theo chủ đề. Nó còn cung cấp cho người dùng khả năng sử dụng giỏ mua hàng. Qua Yahoo, người tiêu dùng có thể kết nối tới một số cửa hiệu trực tuyến, thêm các món hàng vào giỏ mua hàng Yahoo của họ khi mua sắm. Khi người dùng đã đăng ký với Yahoo, họ có thể bẳt đầu tìm kiếm các sản phẩm. Sau khi chọn ra một sản phẩm và 1 người bán, người sử dụng có thể chọn lựa việc bỏ nó vào giỏ mua hàng hoặc cho vào 1 danh sách các món ao ước. Danh sách các món hàng ao ước là một trang web cá nhân, nó tổng hợp và lưu trữ các món hàng mà bạn muốn mua vào một lúc nào đó sau này. Nó còn có thể được dùng để xây dựng một danh sách giáng sinh hay một đăng ký cho đám cưới.

Để tham dự vào việc mua sắm của Yahoo, người dùng nhấp vào mục Shopping ở đầu của trang nhà Yahoo. Từ đó, người dùng có thể tìm kiếm một sản phẩm bằng cách chọn loại, gõ vào một từ khóa tìm kiếm hoặc viếng thăm một trong các cửa hiệu nổi bật trong Featured Stores. Các tính năng khác có trong trang này là đăng ký quà tặng, Hot Products, What’s Selling Now và hệ thống thưởng điểm của Yahoo. Đăng ký vào mục quà tặng hay hệ thống thưởng  là một tiến trình đơn giản, được hoàn tất bằng việc nhấp vào SignIn và tạo ra một tên đăng nhập và mật khẩu.

READ  2 mẫu BÀI TIỂU LUẬN: VẤN ĐỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY |Traloitructuyen.com

Khi người tiêu dùng sẳn sàng để tính tiền, họ có thể mua tất cả các món qua Yahoo, thay vì phải mua ở từng cửa hiệu. Điều này đơn giản hóa tiến trình mua sắm bằng việc giới hạn số lần đăng ký và điền vào phiếu mà khách hàng phải thực hiện.

Việc mua sắm trên Yahoo chỉ là một trong nhiều mục khác. Một khách hàng đến địa chỉ này có thể tìm kiếm bất kỳ sản phẩm nào. Để cải tiến chất lượng của khả năng tìm kiếm trên web, Yahoo liên kết với công cụ tìm tin Google.com. Khi những người lướt web nhập vào một từ khóa, sử dụng công nghệ tìm kiếm Google, họ nhận được một danh sách các liên kết dựa trên mức độ phổ biến của mỗi site; các liên kết web được trả về theo thứ tự giảm dần dựa vào số người liên kết tới mỗi site.

Các cổng giao dịch ngang hàng đầu khác gồm có Ask Jeeves (www.ask.com) và AltaVista (www.av.com). Ask Jeeves sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên để hiểu câu hỏi của khách hàng và phát sinh câu trả lời. Điều này giúp người sử dụng công cụ tìm tin nhập vào câu truy vấn dưới dạng câu tiếng Anh đơn giản – những công cụ tìm tin khác thường dựa trên từ khóa được nhập bởi người sử dụng. Ask Jeeves hỏi các công cụ tìm tin chính để cung cấp cho người dùng các liên kết đến các địa chỉ có liên quan đến câu hỏi của họ. AltaVista liên kết tới tất cả các khu vực trên web và cung cấp truy xuất internet miễn phí, dịch vụ mua sắm, các cơ hội liên kết, và các bản tin nóng. Các công cụ tìm tin khác bao gồm www.google.com, www.metacrawler.com, www.dogpile.com, và www.gomez.com

Việc sử dụng mô hình kinh doanh đặt giá của bạn đã đem lại danh tiếng cho Priceline.com. Nhờ hệ thống của nó, bạn có thể đặt giá cho vé máy bay, phòng khách sạn, xe cho thuê và vật thế chấp. Cơ chế kinh doanh sáng tạo của nó, được gọi là hệ thống tâp hợp yêu cầu, là một công cụ mua sắm, nhằm đem các giá đã đặt của khách hàng đến với các đối tác của Priceline, để họ xem có thể chấp nhận được giá yêu cầu đó hay không ? Nhiều kinh doanh điện tử sử dụng công cụ thông minh để mở rộng địa chỉ web của họ. Các công cụ thông minh là các chương trình dò tìm và sắp xếp một số lượng lớn dữ liệu và trả lời báo cáo dựa trên dữ liệu đó. Các công cụ mua sắm thường được sử dụng để truy tìm dữ liệu chứa trong 1 CSDL hay trên web để tìm câu trả lời cho 1 câu hỏi nào đó.

Tiến trình mua ở Priceline.com rất đơn giản. Chẳng hạn, khi tìm kiếm 1 chuyến bay nội địa, đầu tiên bạn nhập vào địa điểm khởi hành, đích đến, giá đặt và số vé bạn muốn mua. Sau đó, bạn chọn ngày đi và sân bay ở trong hoặc gần thành phố xuất phát hoặc đích đến. Bạn càng linh động với các sắp xếp chuyến đi của bạn, bạn càng có nhiều cơ hội có vé máy bay với giá mong muốn

Công cụ của Priceline.com giới thiệu giá đặt của bạn với các hãng hàng không và thử thương lượng một mức phí thấp hơn giá đặt của khách hàng. Nếu giá đặt được chấp nhận, Priceline.com có được khỏan chênh lệch giá đặt của khách hàng và giá thực sự. Tỉ lệ phần trăm ghi kê giá thay đổi theo giá được chấp nhận bởi hãng hàng không. Đối với các chuyến bay nội địa, toàn bộ tiến trình mất khoảng 1 giờ đồng hồ

Priceline.com là một ví dụ khác về cách mà internet và web làm thay đổi sâu sắc cách thức tiến hành kinh doanh. Trong trường hợp của hàng không, hàng trăm ngàn chỗ trên máy bay còn trống mỗi ngày. Priceline.com giúp cho các hãng hàng không bán các chỗ ngồi đó. Bằng cách tiện lợi hóa việc bán các chỗ dư thừa với một mức giảm giá, Priceline.com giúp các hãng hàng không nhận ra doanh thu tăng thêm và giúp khách hàng tiết kiệm tiền

Du hành ở phút chót là mắc. Các hãng hàng không và các chỗ ngồi thường được định giá ở mức cao. Với Priceline.com và các dịch vụ tương tự, bạn có thể thường xuyên đi lại với giá được giảm nhiều so với giá bán lẻ. Tuy nhiên, chờ đợi cho đến phút cuối cùng cũng là một sự mạo hiểm, vì không có gì đảm bảo là sẽ có chỗ ngồi còn trống.

2.4.         Mô hình định giá động

          Trong quá khứ, những người săn giá phải tìm kiếm các món hời bằng cách ghé thăm nhiều nhà bán lẻ và bán sỉ ở địa phương. Trong phần này, ta mô tả sâu hơn về các cách định giá sáng tạo được dùng để thực hiện công việc. Phần nhiều các phương pháp này không thể dùng được nếu không có Internet. Một số công ty cho phép khách hàng định giá mà họ sẵn lòng trả cho 1 chuyến du lịch, mua nhà, mua xe hay cho 1 món hàng tiêu dùng.

          Việc mua với số lượng lớn thường kéo giá xuống, và hiện nay có những trang web cho phép bạn mua hàng giá thấp bằng cách liên kết với các người mua hàng khác để mua sản phẩm với số lượng lớn. Một chiến lược giá cả khác được sử dụng bởi nhiều nhà kinh doanh trực tuyến là cung cấp sản phẩm và dịch vụ miễn phí. Bằng cách hình thành các đối tác chiến lược và bán quảng cáo, nhiều công ty có thể cung cấp sản phẩm với mức giá được giảm rất nhiều, và thường là miễn phí. Trao đổi và giảm giá là những cách khác mà các công ty dùng để giữ giá thấp ở trên Internet.

 Trang web còn cải tiến khả năng của khách hàng trong việc so sánh giá giữa các nhà cung cấp. Những trang như Deja.com và bottomdollar.com tổng hợp thông tin giá cả trên một phạm vị rộng các sản phẩm được bán trên web.

Ví dụ website BottomDollar.com giúp người dùng tìm giá thấp nhất:

BottomDollar.com sử dụng công nghệ công cụ thông minh để tìm kiếm web và tìm các sản phẩm bạn cần với giá tốt nhất. Một khách hàng có thể dùng BottomDollar.com để tìm 1 sản phẩm hoặc duyệt qua nhiều loại sản phẩm khác nhau trên trang. Dịch vụ tìm kiếm trong danh mục của hơn 1000 nhà bán lẻ để tìm kiếm sản phẩm bạn muốn. Việc tìm kiếm thường trong vòng chưa đầy 1 phút. Thử tưởng tượng việc bạn tự tìm kiếm trong 1000 cửa hiệu khác nhau, từng cái một.

Các công cụ mua sắm và các đơn vị thông minh đang thay đổi cách thức người ta mua sắm. Thay vì đi trực tiếp đến các cửa hàng với các thương hiệu nổi tiếng, khách hàng sẽ sử dụng các dịch vụ như BottomDollar.com để có được mức giá tốt nhất có thể. Tình huống này tạo áp lực lên các nhà bán lẻ trực tuyến buộc họ phải giữ giá  ở mức cạnh tranh.

Các địa chỉ so sánh giá tương tự bao gồm Dealtime.com, Deja.com và MySimon.com. DealTime (www.dealtime.com) chọn các người bán dựa vào mức độ mật độ khách hàng, độ tin cậy và sự xét duyệt. Deja.com là một website nhiều mặt cung cấp việc mua sắm, các nhóm thảo luận, đánh giá khách hàng, và mua sắm có so sánh. Người sử dụng dịch vụ có thể viết các nhận định của họ trong từng lĩnh vực để thảo luận và xem xét. MySimon (www.mysimon.com) thì cung cấp việc tìm kiếm so sánh giá cả từ một số lượng nhỏ các nhà bán lẻ nổi tiếng.

  • Mô hình khách hàng định giá

Mô hình kinh doanh “đặt giá của bạn” tăng khả năng của người dùng bằng cách cho phép họ nói giá mà họ sẳn lòng trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này đã hình thành đối tác với các nhà lãnh  đạo các nền công nghiệp khác nhau, như : du lịch, cho vay, bán lẻ,… Những nhà lãnh đạo công nghiệp này nhận được giá cả mong muốn của khách hàng từ các doanh nghiệp, thường hoạt động như đơn vị trung gian, và quyết định có bán hay không các sản phẩm hay dịch vụ theo giá khách hàng muốn. Nếu được chấp nhận, khách hàng bắt buộc phải mua sản phẩm.

Mô hình khách hàng tự đặt giá (Name-Your-Price Model):

- Priceline.com: là người đầu tiên và giữ bằng sáng chế ra mô hình đặt giá của bạn. Mô hình này cho khách hàng khả năng đưa ra giá cho các chuyến du lịch, và điểm số cho các sản phẩm hay dịch vụ khác.

- Ticketsnow.com: Tìm ra vé giá thấp nhất cho 1 buổi hòa nhạc hoặc chiếu phim thì thường khó khăn, địa chỉ này cho mọi người khả năng đấu giá để có được giá thấp hơn cho vé của họ.

- Allbooks4less.com: sách bài tập thường là mắc, địa chỉ này cho phép mọi người đặt giá cho các sách bài tập.

  • Mô hình so sánh giá cả

Mô hình so sánh giá cả cho phép người dùng bỏ phiếu cho nhiều người bán và tìm ra một sản phẩm hay dịch vụ mong muốn của BottomDollar.com. Những trang này thường tạo ra doanh thu nhờ đối tác với những người bán nào đó. Bạn cần phải cẩn thận khi sử dụng những dịch vụ này, vì bạn có thể không cần thiết có được giá tốt nhất trên toàn bộ web.

Mô hình giá cả so sánh (Comparison-Pricing Model):

- www.deja.com : Deja.com sử dụng mô hình giá cả so sánh để bán sản phẩm qua trang web của nó. Địa chỉ còn chứa các nhóm tin tức trên 1 phạm vi lớn các chủ đề.

- www.pricewatch.com : Những người quan tâm đến việc lắp ráp một máy tính hay nâng cấp hệ thống hiện tại của họ sẽ tìm thấy giá thấp nhất về các thiết bị máy tính trên địa chỉ web so sánh giá.

- www.bottomdollar.com: Bottomdollar.com là một trong những địa chỉ đầu tiên cung cấp dịch vụ so sánh giá. Địa chỉ sẽ tìm giá thấp hơn trong 1 phạm vi rộng các sản phẩm bán lẻ, bao gồm các hàng điện tử gia dụng, phần mềm, sách, thiết bị quay phim, đồ chơi và các thứ khác.

  • Mô hình giá cả theo nhu cầu

Trang web cho phép khách hàng đòi hỏi các dịch vụ tốt hơn, nhanh hơn với giá rẻ hơn. Nó còn cho phép người mua xem hàng trong các nhóm lớn để có được giảm giá theo nhóm. Ý tưởng đằng sau mô hình kinh doanh giá theo nhu cầu đó là càng nhiều người mua 1 sản phẩm trong 1 lần mua sắm, thì giá cả trên mỗi người sẽ càng giảm. Việc bán sản phẩm một cách riêng lẻ có thể là mắc vì người bán phải định giá một sản phẩm để bao gồm cả giá bán và chi phí toàn bộ, sao cho vẫn tạo ra lợi nhuận. Khi khách hàng mua số lượng lớn, chi phí này được chia sẻ với các sản phẩm khác và biên giới lợi nhuận sẽ tăng lên. Mercata (www.mercata.com) bán các sản phẩm gia dụng, điện tử, máy tính và thiết bị ngoại vi sử dụng mô hình định giá theo nhu cầu. MobShop (www.mobshop.com) cung cấp các dịch vụ có thể so sánh. Bởi vì giá cả và sản phẩm khác biệt giữa nơi này và nơi khác, hoặc trong cùng một địa chỉ, nên khách hàng cần ghé thăm một vài địa chỉ trước khi mua hàng.

Mô hình giá theo nhu cầu (Demand-Sensitive Pricing Model) :

- www.mercata.com : Một trong những người tiên phong của mô hình mua theo nhóm trên internet, địa chỉ này sẽ giảm giá khi số lượng hàng bán cho 1 nhóm tăng lên.

- www.mobshop.com : Một đối thủ cạnh tranh của Mercata, Mobshop còn giảm giá hơn nữa khi việc mua theo nhóm tăng lên.

- www.shop2gether.com : Địa chỉ này cho khách hàng cơ hội mua sản phẩm với giá thấp hơn băng việc mua theo nhóm.

  • Mô hình trao đổi

Một phương pháp phổ biến khác để tiến hành kinh doanh qua mạng là trao đổi, hay đưa ra một món này để đổi lấy một món khác. Ubarter.com là một địa chỉ cho phép các cá nhân và các công ty muốn bán một sản phẩm gởi món hàng lên danh sách. Người bán tạo ra các món hàng ban đầu với 1 ý định trao đổi để đi đến thỏa thuận cuối cùng với người mua. Có rất nhiều sản phẩm và dịch vụ sẳn sàng để trao đổi. Nếu một doanh nghiệp tìm kiếm người để bán hết các sản phẩm quá định mức, iSolve (www.isolve.com) có thể giúp họ bán chúng. Các sản phẩm có thể được bán trực tiếp hay trên một nền tảng trao đổi. Các khách hàng tiềm năng gởi các giá mà họ muốn cho người bán, để họ lượng giá có nên bán hay không. Các thỏa thuận thường là một phần trao đổi và một phần tiền mặt. Ví dụ về các món hàng thường được trao đổi là các món quá sức chứa của kho, sản xuất thừa và các tài sản không cần thiết.

Mô hình trao đổi (Bartering Model)

- www.ubarter.com: Địa chỉ này làm cho các giao dịch B2B thuận lợi hơn nhờ cho phép các thành viên mua bán các tài sản qua địa chỉ ubarter.com.

- www.bigvine.com: Địa chỉ này cho phép các doanh nghiệp bán ảo bất kỳ sản phẩm nào để có được các đồng tiền Trade. Các đồng tiền Trade này có thể được dùng để mua các sản phẩm khác trên địa chỉ web của Bigvine.

- www.bartertrust.com: Các bộ phận, thiết bị của xe hơi, quảng cáo, các dụng cụ văn phòng và sản phẩm bán lẻ là những sản phẩm có thể mua bán trên trang này.

  • Giảm giá

 Giảm giá có thể giúp để thu hút khách hàng đến địa chỉ của bạn, Nhiều công ty cung cấp “giá thấp quanh năm” và các khuyến mãi để giữ khách hàng quay lại. eBate.com là một địa chỉ mua sắm, nơi mà khách hàng nhận được giảm giá cho mọi lần mua. eBate.com hình thành đối tác với các nhà bán sỉ và lẻ mà đưa ra giảm giá ; công ty chuyển các tỷ lệ chiết khấu đến các khách hàng dưới dạng giảm giá. Bằng việc thêm giá trị cho các lần viếng thăm của khách hàng, eBate xây dựng sự thỏa mãn và trung thành của khách hàng. eBate có được một phần tích lũy.

eCentives.com cung cấp một dịch vụ tương tự. Trong suốt tiến trình đăng ký eCentive, khách hàng được yêu cầu mô tả mối quan tâm, sở thích, nhu cầu của họ… Thông tin này cho phép eCentives.com điều chỉnh các khỏan giảm giá và khuyến mãi sản phẩm trực tiếp tới người dùng. Địa chỉ này cũng hình thành đối tác với các nhà cung cấp, những người sẽ đưa ra các khoản giảm giá và khuyến mãi trên trang.

Mô hình giảm giá (Rebates):

- www.ebates.com : Địa chỉ này cung cấp các giảm giá trực tuyến cho các sản phẩm rao bán trên trang.

- www.ecentives.com : Địa chỉ này là một đối thủ cạnh tranh với ebate và cho phép người tiêu dùng có các khoản giảm giá và khuyến mãi khi mua hàng qua website của eCentive.

  • Miễn phí sản phẩm và dịch vụ

Nhiều công ty đang hình thành mô hình kinh doanh xoay quanh dòng doanh thu hướng quảng cáo. Mạng truyền hình, đài phát thanh, tạp chí, và phương tiện in ấn sử dụng quảng cáo là nguồn kinh phí cho hoạt động của họ và tạo ra lợi nhuận. Các địa chỉ được nói đến trong phần này cung cấp sản phẩm miễn phí trên Web. Nhiều địa chỉ còn hình thành đối tác với các công ty để trao đổi sản phẩm và dịch vụ lấy không gian quảng cáo và ngược lại.

Hollywood Stock Exchange (www.hsx.com) là một địa chỉ trò chơi miễn phí, nơi mà khách viếng thăm trở thành những người bán cổ phiếu. Người bán có thể theo dõi giá trị phim của họ, giá trị trái phiếu và cổ phiếu âm nhạc khi chúng lên xuống. Trương mục mạnh nhất sẽ được tặng giải thưởng. Mặc dù không có tiền thực được mua bán, nhưng giải thưởng là thực. Công ty có thể cung cấp dịch vụ của nó miễn phí là nhờ bán quảng cáo cho các nhà tài trợ.

iWon.com là một địa chỉ cổng giao tiếp, nó thưởng cho người dùng các điểm xổ số khi họ duyệt qua nội dung của trang. iWon.com có diện mạo của một công cụ tìm tin truyền thống, đưa ra các kết nối đến trang tin tức, thể thao, thời tiết, và các chủ đề khác. Tuy nhiên, người sử dụng đăng ký và lướt qua trang có thể được chọn cho các phần thưởng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, và hàng năm. Mọi quảng cáo và liên kết có 1 giá trị điểm, và khi điểm tích lũy lại thì cơ hội đoạt giải của họ cũng tăng lên. iWon.com cung cấp các cuộc thi miễn phí của nó nhờ vào doanh thu quảng cáo và đối tác.

Freelotto.com còn cung cấp các cuộc thi miễn phí được hỗ trợ bởi doanh thu quảng cáo. Sau khi đăng ký với Freelotto.com, bạn có thể nhập vào 1 con số miễn phí. Freelotto thưởng 10 người với các giải thưởng trị giá hàng triệu đôla tiền mặt qua hệ thống xổ số trực tuyến. Tuy nhiên, bạn phải ghé thăm trang web của nhà tài trợ mới có lối vào cuộc thi Freelotto.com mỗi ngày. Doanh thu của Freelotto có được từ các nhà tài trợ này.

Freemerchant.com cung cấp một chỗ thuê miễn phí, một công cụ xây dựng

Cửa hiệu điện tử miễn phí, một giỏ hàng, các công cụ theo dõi lưu thông miễn phí, công cụ đấu giá miễn phí và tất cả các yếu tố cần thiết để vận hành một cửa hiệu hay một điểm đấu giá trực tuyến. Freemerchant.com kiếm tiền từ các đối tác chiến lược của nó và các tham chiếu. Các đối tác của Freemerchant.com là các công ty có thể giúp cho các doanh nghiệp nhỏ tạo sự hiện diện trên web. Các đối tác này cung cấp dịch vụ miễn phí để đổi lấy quảng cáo.

Ở Startsampling.com, bạn có thể kiếm các giải thưởng nhờ thử và phê bình các sản phẩm. Địa chỉ này cho phép bạn yêu cầu các mẫu thử miễn phí từ công ty trên toàn quốc. Các địa chỉ web cung cấp các dịch vụ tương tự là free-programs.com, freestuffcenter.com và emazing.com.

Dịch vụ và sản phẩm miễn phí (Free Products & Services):

- 2000freebies.com: Công cụ tìm tin cung cấp cho khách hàng các kết nối tới hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ miễn phí trên web.

- www.killerfreebies.com: Killerfreebies.com cung cấp các kết nối tới phần mềm, quần áo, đồ cưới, máy chủ và rất nhiều sản phẩm, dịch vụ miễn phí khác.

- www.startsampling.com: StartSampling sẽ gởi cho các thành viên những mẫu thử sản phẩm miễn phí, ngược lại khách hàng phải điền vào bảng câu hỏi ngắn. Người ta còn có thể thắng các giải miễn phí bằng cách tham gia vào các cuộc thi và các câu đố.

  • Mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng B2C

Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C- Business to customer) là một trong những hình thức thương mại điện tử rất phổ biến

  • Khái quát về thương mại điện tử B2C

Các hoạt động B2B đòi hỏi giữa các thành viên có sự tin tưởng lẫn nhau rất cao và phải có quan hệ chính thức, trong khi đối với giao dịch B2C, điều này không cần thiết. Hơn nữa, các giao dịch B2B đòi hỏi phải có các dịch vụ kinh doanh đi kèm, như hỗ trợ hoặc tài trợ hậu cần. Bán hàng trực tuyến của công ty cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng là phương thức quan trọng của B2C. Chúng ta cũng cẫn làm rõ sự khác nhau giữa các công ty bán các sản phẩm được gọi là sản phẩm “cứng” vận chuyển theo cách truyền thống tới khách hàng và các công ty bán sản phẩm “mềm” hay sản phẩm số hóa”, như thông tin, có thể dễ dàng truyền đi qua các website hoặc các cửa hàng “tải” sản phẩm về máy tính của họ.

Một đặc tính rõ rệt nhất của thương mại điện tử B2C là khả năng thiết lập mối quan hệ trực tiếp với khách hàng mà không có sự tham gia của khâu trung gian như nhà phân phối, bán buôn hoặc môi giới. Trong giai đoạn đầu phát triển thương mại điện tử, các hãng bán lẻ nổi tiếng không tham gia mạnh vào thị trường thương mại điện tử B2C. Các trang web của họ thường sử dụng như một phần mềm brochure và thiếu tính tương tác. Mục tiêu chính của các trang web lúc bấy giờ là thu hút khách hàng tới các cửa hàng thực. Các kênh bán hàng trực tuyến và kênh bán hàng truyền thống cùng với kênh bán hàng qua điện thoại sẽ được quản lý chung thống nhất để cung cấp giá trị cho khách hàng đồng thời tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận của công ty.

  • Quy mô của thương mại điện tử B2C trên thế giới

Quy mô của thị trường thương mại điện tử trực tuyến là bao nhiêu và nó sẽ tăng trưởng như thế nào? Có nhiều nguồn thống kê về doanh thu thương mại điện tử B2C và dự báo tương lai, mỗi nguồn có con số khác nhau. Lý do là các nguồn này có định nghĩa khác nhau về thương mại điện tử- ví dụ khi tính số liệu hạ tầng internet trong khi nhiều nhà nghiên cứu khác chỉ tính chi phí giao dịch thông qua internet. Một vấn đề nữa là phân loại internet, các sản phẩm chính được bán qua internet là quần áo, quà tặng, sách, thực phẩm và máy tính. Những sản phẩm có doanh số tăng là các sản phẩm và dịch vụ được số hóa như phần mềm, âm nhạc, hình ảnh, trò chơi trực tuyến và các dịch vụ tài chính và bảo hiểm cho khách hàng.

 

Loại giao dịch

1999

2000

2002

Mua một sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến

28%

36%

62%

Thực hiện hoạt động ngân hàng trực tuyến

17%

20%

37%

Bảng 2.5.1. Tỷ lệ tham gia mua hàng và giao dịch ngân hàng của những người dùng

Nguồn: Tpsos- Reid, Tháng 2/2003

          Những năm gần đây, số lượng các giao dịch B2C tăng lên nhanh chóng. Người sử dụng internet dần làm quen với việc mua hàng trực tuyến. Tỷ lệ người sử dụng internet có tham gia giao dịch bán lẻ tăng nhanh, đến năm 2002 đạt 62% . Cùng với xu hướng chung là số người sử dụng internet tăng liên tục.

 

Khu vực

Số người sử dụng internet

Tỷ lệ truy cập (% dân số)

% trên thế giới

2000

Tháng 7/ 2004

Tăng trưởng (2000- 2004)

Châu Phi

4.514.400

12.253.300

171,4%

1,4

1,5

Châu Á

114.303.000

255.621.793

123,6%

7,1

32,0

Châu Âu

103.096.093

222.212.768

115,5%

30,4

27,9

Trung Đông

5.272.300

16.831.400

219,2%

6,5

2,1

Bắc Mỹ

108.096.800

223.771.187

107.0%

68,8

28,1

Mỹ latinh và Carbie

18.068.919

51.771.187

183,3%

9,4

6,4

Châu Đại Dương

7.619.500

15.981.452

109,7%

49,1

2,0

Việt Nam

360.971.012

797.853.636

121,0%

12,5

100,0

Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng của số người sử dụng internet trên thế giới

          Doanh thu từ thương mại điện tử B2C cũng tăng với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, so với thương mại điện tử B2B, thương mại điện tử B2C vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ bé. Và so sánh giữa các khu vực trên thế giới, thương mại điện tử B2C vẫn tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ và Tây Âu là nơi có nền kinh tế rất phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, internet ở trình độ cao, đây cũng là hai nơi có tỷ lệ người sử dụng internet/ dân số cao nhất thế giới

          Ở Mỹ, thương mại điện tử B2C cũng tăng với tốc độ nhanh chóng (năm 2003 tăng trưởng 142%), nhưng so với thương mại điện tử B2B , doanh thu từ bán lẻ cũng rất thấp.

  • Bài học từ các doanh nghiệp thành công

          Hầu hết các doanh nghiệp thành công trong thương mại điện tử B2C đều là những doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và mức giá hấp dẫn, cộng thêm là các dịch vụ cho khách hàng có chất lượng cao. Theo đó, rõ ràng giữa các kênh bán hàng trực tiếp và các kênh bán hàng truyền thống không có sự khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thực hiện thương mại điện tử có thể cung cấp thêm các dịch vụ khác mà thương mại truyền thống không có điều kiện và khả năng. Bài này chúng ta sẽ nghiên cứu các loại hình dịch vụ đó.

Bên cạnh đó, các công ty khi triển khai hoạt động thương mại điện tử B2C cũng cần lưu ý đến lý do khách hàng tham gia thương mại điện tử B2C. Có rất nhiều lý do giải thích việc khách hàng mua hàng trực tuyến. Trên thực tế, lý do khách hàng tham gia mua hàng trực tuyến có thể thấy trong hình. Biểu đồ cho thấy tiết kiệm thời gian, khả năng tìm kiếm các sản phẩm ở diện rộng, khả năng so sánh giá cả các loại hàng hóa là những lý do chủ yếu giải thích nguyên nhân tại sao khách hàng tham gia mua hàng trực tuyến.

  • Mô hình thương mại điện tử B2C từ phía khách hàng

Để hiểu được bản chất của thương mại điện tử B2C, trước tiên chúng ta nghiên cứu diễn biến các hoạt động của khách hàng thực hiện khi mua hàng. Tất nhiên, với các loại hàng hóa khác nhau thì các hoạt động cũng khác nhau. Khách hàng khi mua ô tô, xe máy sẽ cân nhắc nhiều hơn khi mua một hộp sữa. Nhưng quá trình  của các bước mua hàng về cơ bản là giống nhau với mọi sản phẩm.

Quá trình bắt đầu bằng các bước tiền mua hàng, sau đó là mua hàng và cuối cùng là các bước hậu mua hàng (xem hình)

Quá trình tiền mua hàng bao gồm các hoạt động tìm kiếm thông tin và phát hiện các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng và lựa chọn sản phẩm từ nhóm sản phẩm xác định trên cơ sở các tiêu chí so sánh.

Quá trình mua hàng mô tả dòng các thông tin và các tài liệu có liên quan đến việc mua hàng và thương lượng giữa khách hàng và người bán về những điều khoản cụ thể, như giá cả, điều kiện mua hàng và cơ chế thanh toán và tiếp đến là việc khách hàng thực hiện thanh toán.

READ  Tiểu luận: Quản Trị Chiến Lược Của Công Ty Sữa VINAMILK | Traloitructuyen.com

Hình 4.2. Quá trình mua hàng của khách hàng

Trong thương mại điện tử B2C, khách hàng được phục vụ tốt hơn và thuận tiện hơn khi mua hàng. Một số người bị thu hút khi chỉ cần mất một vài phút” lướt” trên các trang web là hàng hóa sẽ được giao về tận nhà mình trong khi một số bị ảnh hưởng bởi nhiều dịch vụ hỗ trợ khi mua hàng trực tuyến: So sánh giá cả, sản phẩm và các điều kiện mua hàng.

  • Mô hình thương mại điện tử B2C từ phía công ty

          Quản lý đơn hàng trong thương mại điện tử B2C

Quản lý (thực hiện) đơn hàng không chỉ đơn thuần là việc cung cấp những gì họ yêu cầu theo đúng thời điểm phù hợp mà còn cả cung cấp các dịch vụ khách hàng có liên quan. Ví dụ, khách hàng phải có được cả hướng dẫn cách thức lắp ráp và hướng dẫn sử dụng đối với một thiết bị mới. Điều này có thể thực hiện bằng cách kèm một tài liệu hướng dẫn sử dụng với sản phẩm, hoặc cung cấp các hướng dẫn này trên trang web. Bên cạnh đó, nếu khách hàng không hài lòng, thì công ty cũng phải sẵn sàng nhận lại hàng hóa và bồi hoàn tiền cho khách hàng. Như vậy, quản lý đơn hàng trong thương mại điện tử B2C về cơ bản là các hoạt động của “back office” có liên quan mật thiết với các hoạt động của “front office”.

Quá trình thực hiện đơn hàng trong TMĐT bao gồm nhiều hoạt động, có những hoạt động thực hiện cùng lúc, có những hoạt động đòi hỏi phải thực hiện từng bước. Các hoạt động đó như sau:

  • Đảm bảo việc thanh toán của khách hàng
  • Kiểm tra hàng hóa có trong kho
  • Chuyển hàng
  • Bảo hiểm
  • Sản xuất
  • Các dịch vụ của nhà máy
  • Mua và công tác kho vận
  • Hoàn trả
  • Hai hoạt động khác cũng liên quan đến quá trình thực hiện đơn hàng của công ty là: Dự báo nhu cầu và Kế toán. Quá trình thực hiện đơn hàng đối với từng sản phẩm hoặc từng công ty là khác nhau. Trong một số trường hợp có các hoạt động khác xuất hiện tùy theo bối cảnh

 

  • Các công cụ hỗ trợ khách hàng khi mua hàng trực tuyến

Trong thương mại điện tử, khách hàng có nhiều công cụ hỗ trợ khi ra quyết định mua hàng và trong suốt quá trình mua hàng. Khách hàng cần phải cân nhắc mua những sản phẩm dịch vụ gì, từ công ty nào, trang web nào (có thể là trang web của người sản xuất, nhà phân phối hoặc hãng bán lẻ) và sử dụng những dịch vụ nào. Một số trang web hỗ trợ khách hàng trong việc so sánh giá cả, đánh giá chất lượng dịch vụ, độ tin cậy và các nhân tố khác. Đó là các cổng mua hàng, robot mua hàng, các trang web xếp hạng kinh doanh, các trang xác minh độ tin cậy và các dạng hỗ trợ mua hàng khác.

 

  • Cổng mua hàng(shopping portal)

          Nhiều cổng mua hàng cung cấp các dịch vụ tư vấn hoặc xếp hạng các sản phẩm hoặc xếp hạng công ty bán lẻ. Một số khác cung cấp các công cụ tương tác cho phép khách hàng  thực hiện so sánh dựa trên các tiêu chí riêng của họ. Một số cổng mua hàng khác chỉ cung cấp các đường dẫn để khách hàng tự lựa chọn và cân nhắc.

          Cổng mua hàng có thể là cổng hỗn hợp hoặc cổng đơn. “Cổng hỗn hợp” là cổng có nhiều đường dẫn tới các người bán khác nhau cung cấp các loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ như: Gomez Advisors(Gomez.com) và activebuyerguide.com. Nhiều công cụ tìm kiếm (search engines)và thư mục (dicrectories)cũng cung cấp các trang web hỗ trợ so sánh khi mua,ví dụ như: shopping.altavista.com, shopping.yahoo.com, eshop.msn.com.vnaol.com/shopping. Ở các trang đó thường có đường dẫn từ trang chủ của các công cụ tìm kiếm và các trang này thu tiền từ việc chuyển trực tiếp khác hàng tới trang web liên kết (affiliate). Một số trang web có thể cung cấp các công cụ so sánh để hỗ trợ việc xác định mức giá hợp lý cho khách hàng.

            “Cổng mua hàng đơn” chuyên môn hóa vào một sản phẩm cụ thể, cung cấp thông tin và đường dẫn cho việc mua những sản phẩm và dịch vụ như ô tô, đồ chơi, máy tính, du lịch…..Ví dụ như: bsilly.com chuyên cung cấp các sản phẩm trẻ em và zdnet.com/ computershopper hay shopper.cnet.com chuyên cho các sản phẩm máy tính các loại. 

 

  • Robot mua hàng(shopbot)

      Người sử dụng thương mại điện tử và internet thành thạo có thể tìm được những trang web bán hàng họ ưa thích. Nhưng bằng cách nào họ có thể tìm được những trang web khác bán những sản phẩm tương tự với mức giá hấp dẫn hơn hoặc có những dịch vụ chất lượng cao hơn? Các robot mua hàng (shopping bot-shopbot) sẽ giúp khách hàng làm điều này. Các shopbot sẽ rà soát trên các trang web bán hàng khác nhau theo các tiêu chí do người sử dụng đặt ra. Mỗi shopbot sử dụng các phương pháp tìm kiếm khác nhau. Ví dụ, mysimon.com tìm kiếm trên internet thông tin giá cả tốt nhất cho hàng ngàn sản phẩm thông dụng. Một số shopbot khác tập trung vào một sản phẩm cụ thể. Ví dụ như AutoBytel.com,  Autovantage.com và Carpoint.com hỗ trợ mua ô tô….

 

 

  • Các trang web xếp hạng kinh doanh

           Bizrate.comGomez.comlà 2 trang web chính hỗ trợ việc xếp hạng những người bán lẻ và các sản phẩm bán trực tuyến dựa trên các tiêu chí khác nhau. Ở Gomez.com, người bán hàng có thể thay đổi trọng số (mức độ quan trọng)của từng chỉ tiêu khi so sánh các ngân hàng trực tuyến, các hãng bán lẻ hàng đầu,….Bizrate.com có hệ thống các khách hàng thông tin về các người bán hàng khác nhau và sử dụng các thông tin này khi dánh giá xếp hạng các hãng bán lẻ.

  • Các trang web xác minh độ tin cậy

          Có nhiều công ty hỗ trợ việc đánh giá và xác minh mức độ tin cậy của các công ty bán lẻ trên mạng. Dấu TRUSTe xuất hiện ở dưới cùng các trang web của các công ty bán lẻ. Các công ty này phải trả tiền cho TRUSTe khi sử dụng dấu hiệu này. Các thành viên của TRUST echo rằng khách hàng tin tưởng dấu hiệu TRUSTe là một minh chứng bảo đảm trang web hoặc công ty có trang web đó đáng tin cậy về tín dụng, chính sách bảo mật, an ninh và các thủ tục thực hiện đơn hàng. Do vậy, nếu khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau thì họ sẽ chọn trang web nào có độ tin cậy cao nhất.

  • Các loại công cụ hỗ trợ khách hàng khác

Có nhiều loại trung gian khác nhau trong môi trường  thương mại điện tử cung cấp dịch vụ hỗ trợ người mua, người bán, hoặc cả hai trong quá trình mua bán. Ví dụ như dịch vụ trung gian bên thứ 3.Vì cả người bán và người mua đều không nhìn thấy và không biết nhau nên thông thường họ có nhu cầu cần một bên thứ ba đảm bảo việc chuyển giao tiền hàng.Giống như các cổng mua hàng, các trang web cung cấp dịch vụ pháp lý như hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin hoặc cung cấp các dịch vụ khác. Các trang web đó cũng có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán. Trong thương mại truyền thống, hầu hết khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, thẻ tín dụng hoặc séc cá nhân. Trong thương mại điện tử, tiền mặt không thể sử dụng được,trong khi khách hàng lo ngại việc cung cấp thông tin về thẻ tín dụng qua Internet. Do vậy, nhiều công nghệ đã phát triển để hỗ trợ thanh toán trực tuyến như tiền điện tử, các phương pháp kiểm tra tín dụng hợp lý, công nghệ ví tiền điện tử và nhiều hệ thống thanh toán có sự tham gia của bên thứ ba…Các dịch vụ này được nghiên cứu cụ thể trong chương 12.

              Các loại công cụ hỗ trợ khách hàng như cộng đồng khách hàng sẽ cung cấp các thông tin, ý kiến và tư vấn về sản phẩm và về người bán. Ví dụ như Epinions.com cung cấp các thông tin và tư vấn khác nhau cho hàng ngàn sản phẩm.

 

  • Mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B
    • Khái quát về thương mại điện tử B2B

Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (Business to Business- B2B) là một loại hình giao dịch phổ biến nhất trong tất cả các loại giao dịch thương mại. Thương mại điện tử B2B là các giao dịch được thực hiện bằng sử dụng phương tiện điện tử qua Internet, Intranet và Extranet, được thực hiện giữa các thành viên của chuỗi quản lý cung cấp hàng hóa/ dịch vụ, hay giữa các đơn vị kinh doanh với bất kỳ một đối tác kinh doanh khác.

            Đơn vị kinh doanh ở đây có thể là bất kỳ một tổ chức nào: Tổ chức tư hay công, tổ chức kinh doanh thu lợi nhuận hay phi lợi nhuận.

Đặc điểm chính của thương mại điện tử là các công ty cố gắng tự động hóa quá trình giao dịch trao đổi và hoàn thiện quá trình này.

           Thương mại điện tử B2B được thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán hoặc thông qua một đối tác kinh doanh trực tiếp thứ ba. Đối tác trung gian này có thể là tổ chức, là người hoặc một hệ thống điện tử.

          Đặc điểm chung  của các hoạt động B2B nằm trong chuỗi cung cấp của công ty sản xuất hoặc thương mại.

           Thương mại điện tử B2B giúp cho quá trình giao dịch trong chuỗi cung cấp  hiệu quả hơn do việc đem lại ít sự thay đổi, hoặc thay đổi hoàn hảo hơn và loại trừ những người trung gian.

         TMĐT B2B có 2 loại giao dịch cơ bản: Mua hàng ngay lập tức(Spot buying)và mua hàng chiến lược (strategic sourcing).

        Spot buying đề cập tới mua hàng hóa và dịch vụ theo giá thị trường, mức giá được xác định bởi cung và cầu trên thị trường biến động. Người mua và người bán thường không biết nhau. Mua bán chứng khoán và mua bán hàng hóa là ví dụ của Spot buying. Ngược lại Strategic sourcing liên quan tới hợp đồng dài hạn và luôn dựa vào thỏa thuận giữa người mua và người bán. Spot buying có thể có nhiều giá trị kinh tế hơn nếu được hỗ trợ bởi sàn giao dịch của bên thứ ba, trong đó strategic sourcing có hiệu quả hơn thông qua quá trình quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa.

  • Đối tượng tham gia và các thông tin giao dịch trong TMĐT B2B

     Đối tượng tham gia vào thương mại điện tử B2B

Bên bán hàng;

Bên mua hàng;

Trung gian: Nhà cung cấp dịch vụ thứ ba cung cấp dịch vụ như sàn giao dịch hay dịch vụ quản lý chuỗi cung cấp;

Cổng giao dịch: Cổng đặt giá và thỏa thuận giá như đấu giá, đấu thầu;

Dịch vụ thanh toán: Cung cấp giải pháp chuyển tiền từ người mua đến người bán;

Người cung cấp hậu cần: Đóng gói, lưu trữ, vận chuyển và các giải pháp hậu cần khác cần thiết phục vụ cho quá trình hoàn thành giao dịch.

Mạng Internet, Intranet hay Extranet;

Giao thức giao dịch: EDI hay XML

Dịch vụ khác như dịch vụ an ninh, tìm kiếm, môi giới người bán và người mua.

Quá trình hợp tác trong nội bộ : kết nối với hệ thống ERP, cơ sở dữ liệu. Các thông tin giao dịch trong thương mại điện tử B2B

Sản phẩm: Giá, đặc tính sản phẩm, bán hàng.

Khách hàng: Tình trạng bán hàng và dự báo.

Nhà cung cấp: các loại sản phẩm, thời gian chờ và bán hàng.

Quá trình sản xuất: Công suất sản xuất, mức độ thống nhất trong sản xuất.

Vận chuyển.

Tồn kho: Lượng tồn kho, chi phí thực hiện tồn kho, địa điểm.

Chuỗi cung cấp: Những đối tác chính, vai trò của đối tác và trách nhiệm của đối tác, lịch trình.

Đối thủ cạnh tranh: So sánh đối thủ cạnh tranh, sản phẩm cạnh tranh, thị phần thị trường.

Bán hàng và tiếp thị: khuếch  trương, nơi bán hàng.

Quá trình cung cấp hàng hóa và thực hiện: Mô tả quá trình, đo hiệu quả thực hiện, chất lượng, thời gian phân phối, sự hài lòng khách hàng.

 

  • Các phương thức thương mại điện tử B2B

   Phương thức lấy công ty làm trung tâm (một đối với nhiều, nhiều đối với một). Trong mô hình này, một công ty sẽ hoặc là làm tất cả các hoạt động bán hàng (một đối với nhiều- hay bên bán hàng) hay một công ty sẽ thực hiện toàn bộ hành vi mua hàng (bên mua hàng). Công ty tự kiểm soát toàn bộ hệ thống thông tin. Một vài phiên mua hàng và bán hàng được thực hiện ở đây.

    Phương thức nhiều người bán/mua với nhiều người bán/mua. Phương thức này thực hiện ở sàn giao dịch điện tử, nơi mà nhiều người mua và nhiều người bán gặp nhau và trao đổi thông qua hệ thống điện tử với nhau. Có các loại sàn giao dịch điện tử khác nhau như cộng đồng giao dịch, sàn giao dịch thương mại và sàn giao dịch.

   Ngoài ra còn có phương thức thuwogn mại điện tử khác như thương mại hợp tác (C-commerce), sự hội nhập của các thành viên trong chuỗi cung cấp.

Phương thức lấy công ty làm trung tâm

Bên bán hàng xây dựng trang web, kênh bán hàng riêng biệt thông qua mạng Extranet cho đối tác khách hàng là doanh nghiệp. Người bán hàng ở đây có thể là doanh nghiệp sản xuất bán hàng cho nhà bán buôn, bán lẻ hoặc đối tác kinh doanh lớn.Người bán hàng cũng có thể là nhà phân phối bán hàng cho người bán buôn, người bán lẻ và đối tác kinh doanh. Cả hai cách đều đề cập tới một người bán hàng và nhiều khách hàng tiềm năng.Trong phương thức này cả người tiêu dung cuối cùng và người tiêu dung là doanh nghiệp đều sử dụng cùng một thị trường.Phương thức tảo đổi giao dịch hàng hóa của B2B cũng giống như của B2C.

 Phương thức giao dịch hàng hóa cho loại hình thương mại điện tử B2B cơ bản giống với B2C, điểm khác biệt cơ bản nằm ở trong quá trình giao dịch. Ví  dụ, Trong thương mại điện tử  B2B, khách hàng lớn có thể nhận được ca-ta-log về sản phẩm và giá cả theo yêu cầu của khách hàng này.Thông thường doanh nghiệp thường tách bạch giữa đơn đặt hàng trong giao dịch B2B và đơn đặt hàng trogn giao dịch B2C. Một lý do của sự tách bạch này là do quá trinh đáp ứng mặt hàng đó. Có ba phương thức bán hàng trực tuyến trong phương thức lấy công ty làm trung tâm: bán hàng từ ca-ta-log điện tử, bán theo kiểu đấu giá và bán trực tiếp theo mối quan hệ một-một.

Bán hàng trực tiếp từ ca-ta-log

Có thể sử dụng một ca-ta-log chung cho tất cá khách hàng hoặc cá nhân hóa từng ca-ta-log cho từng loại khách hàng khác nhau.

Cách thức này sẽ không thuận tiện cho khách hàng lớn và khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp vì thông tin đặt hàng của người mua hàng được lưu trữ trong máy chủ của nhà cung cấp và nó cũng không dễ dàng tương thích được với hệ thống thông tin chung của người mua.Bán hàng trực tiếp từ ca-ta-log là cách thức người bán hàng cung cấp cho người mua giỏ mua hàng đã được cá thể hóa,giỏ mua hàng này giúp lưu trữ thông tin đặt hàng, thông tin mà được hợp nhất với thông tin của người mua hàng. Điều này đặc biệt quan trong khi người mua hàng tham quan một vài trang web trong một hoặc nhiều khu vực bán hàng. Rất nhiều người bán hàng cung cấp các trang khác nhau và ca-ta-log khác nhau cho khách hàng chính của họ.

Bán hàng trực tuyến có tác dụng giảm chí đơn đặt hàng và chi phí giấy tờ, tăng quay vòng đơn đặt hàng, giảm lỗi trong quá trình đặt hàng và định dạng sản phẩm, giảm chi phí tìm kiếm cho người mua hàng(chi phí tìm người bán hàng, chi phí so sánh giá cả), giảm chi phí tìm kiếm cho người bán hàng (chi phí quảng cáo), giảm chi phí quản lý hậu cần, tăng khả năng cá thể hóa sản phẩm và tăng khả năng đưa ra các mức giá khác nhau cho những khách hàng khác nhau (thông qua cá nhân hóa hoặc làm theo yêu cầu của khách hàng).

Hạn chế của bán hàng từ ca-ta-log là người bán hàng có thể gặp phải xung  đột trong kênh phân phối này với hệ thống kênh phân phối hiện tại. Hạn chế khác là, nếu hệ thống truyền dữ liệu điện tử (EDI) truyền thống được sử dụng, chi phí cho khách hàng sẽ cao.Cuối cùng là số lượng đối tác kinh doanh trực tuyến phải đủ lớn thì mới cân bằng được hệ thống.

Đấu giá trong TMĐT B2B

Đấu giá tiến là cách thức hàng hóa được trưng bày trên trang đấu giá để bán. Đấu giá tiến làm tăng doanh thu, tạo ra các kênh bán hàng mới củng cố và mở rộng bán hàng trực tuyến.

          Đấu giá tiến cho phép doanh nghiệp có thể thu xếp đối với hàng bị trả lại,mỗi hàng lỗi thời hoặc khối lượng hàng thừa nhanh chóng, dễ dàng. Bên cạnh đó, đấu giá tiến cũng làm tăng khả năng trang web đó được xem. Đấu giá tiến làm cho người xem phải sử dụng nhiều thời gian hơn trong web để xem và xem nhiều trang hơn so với những người không tham gia đấu giá. Đồng thời đấu giá tiến cũng duy trì thành viên và thu hút thành viên. Tất cả các giao dịch đấu giá đều làm tăng cường số lượng khách hàng đăng ký.

 Các hình thức đấu giá tiến có thể là: bán từ trang web của chính doanh nghiệp (ví dụ tradeXchange.com) hoặc bán từ trang web của người trung gian (ví dụ ebay.com). Sử dụng đấu giá trực tiếp trên trang web sẽ tăng chi phí đầu tư cho hạ tầng cơ sở,chi phí hoạt động và chi phí dy trì trang web đấu giá. Tuy nhiên nó sẽ làm giảm chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện đấu giá. Đối với trường hợp sử dụng trang web trung gian, doanh nghiệp không phải trả thêm chi phí về phần cứng, phần mềm hoặc nhân sự. Sở hữu và kiểm soát thông tin về đấu giá như: kiểm soát lượng người truy nhập web, xem web và dữ liệu về người đăng ký, tự đưa ra các tiêu chí cho đánh giá. Đặc biệt là thời gian tiếp cận thị trường nhanh.

Đấu thầu điện tử (E-procurement)

Đấu thầu điện tử trong B2B là phương thức người mua hàng sử dụng để mua hàng cho doanh nghiệp. Đó là việc tự động hóa và tổ chức lại các chức năng lặp đi lặp của quá trình mua hàng,chuyên viên thực hiện mua hàng sẽ có thể tập trung vào việc mua hàng một cách chiến lược nhằm đạt được các mục đích tăng năng suất của đơn vị mua hàng, cho phép người đặt hàng mua hàng từ máy tính mà không cần phải qua phòng mua hàng và làm giảm giá mua hàng thông qua giảm bớt các khâu mua hàng.Đấu thầu điện tử cũng cho phép giảm lượng mua hàng từ những người bán hàng mà không theo hợp đồng, hoàn thiện dòng  thông tin và quản lý thong tin, hoàn thiện quá trình thanh toán. Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể sắp xếp lại quá trình mua hàng sao cho nhanh gọn và đơn giản, giảm chi phí hành chính trên một đơn đặt hàng, tăng khả năng tìm kiếm nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ nhanh hơn, rẻ hơn. Đấu thầu điện tử cho phép doanh nghiệp kết hợp quá trình mua hàng với việc quản lý ngân quỹ một cách hiệu quả và hợp lý giảm bớt lỗi của con người trong quá trình mua và vận chuyển.

 Đấu thầu điện tử (E-procurement) là một biện pháp thực sự đơn giản trong sử dụng. Chi phí mua phần mềm và đầu tư cơ sở hạ tầng khác cho nguyên vật liệu điện tử ở mức hợp lý.

  • Thương mại điện tử trong doanh nghiệp

Mạng Intranet chính là cơ sở quan trọng phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Mạng Intranet góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng trong việc chia sẻ kiến thức và đóng vai trò cổng giao dịch của doanh nghiệp cho các loại kiến thức này. Hệ thống cho phép truy cập từ xa thông tin, cung cấp sự an toàn và được xây dựng ở một mức chi phí hợp lý. Thương mại điện tử trong doanh nghiệp bao gồm:

TMĐT giữa doanh nghiệp và người lao động(Business to Employee- B2E)

Người lao động đặt hàng và nguyên liệu cần thiết cho kinh doanh của học thông qua hệ thống đặt hàng điện tử.

Nhiều công ty có cửa hàng chung bán sản phẩm của công ty cho người lao động với một mức giá có khuyến mại. Người lao động sử dụng mạng Intranet để đặt hàng, cửa hàng sẽ đóng gói và phân phối sản phẩm đó tới người lao động tại nơi làm việc hoặc tại nhà của họ. Khoản thanh toán sẽ được trừ vào lương.

Doanh nghiệp đưa thông tin lên mạng Intranet

Người lao động có thể mua bảo hiểm giá rẻ, du lịch trọn gói

Cho phép người lao động quản lý phúc lợi, tham dự lớp học,…thông qua môi trường điện tử.

Thương mại điện tử giữa các bộ phận chức năng hay một bộ phận chức năng(c-commerce).

Các doanh nghiệp lớn bao gồm các bộ phận chức năng riêng biệt, hoặc các đơn vị kinh doanh, hoặc các đơn vị “bán” hoặc ”mua” nguyên vật liệu, sản phẩm và dịch vụ của nhau. Các giao dịch này thường dễ dàng được tự động hóa và được thực hiện thông qua Intranet.

Các tổ chức lớn thường có một mạng lưới mua bán hàng hóa, thông thường được sở hữu một phần hoặc toàn phẩn bởi doanh nghiệp. Trong trường hợp như vậy một mạng lưới đặc biệt được thành lập  để hỗ trợ giao tiếp, hợp tác và thực hiện giao dịch. Loại thương mại điện tử trong nội bộ doanh nghiệp này được thực hiện bởi người bán hàng tự động hay nhà sản xuất trang thiết bị.

Marketing điện tử nội bộ

Rất nhiều doanh nghiệp lớn quảng cáo trên mạng nội bộ qua đó người lao động có thể mua và bán sản phẩm và dịch vụ cho nhau.

Cổng giao dịch trong doanh nghiệp

Cổng giao dịch (enterprise portal) là điểm truy cập đơn, được cá thể hóa thông qua trình duyệt web vào hệ thống thông tin bên trong hoặc bên ngoài công ty. Cổng thông tin doanh nghiệp là con đường duy nhất để truy cập vào thông tin của công ty.Cổng này cố gắng giải quyết lượng thông tin chằng chéo thông qua công nghệ Intranet để tìm kiếm và truy cập vào những thông tin liên quan từ hệ thống công nghệ thông tin IT và Internet thông qua sử dụng công cụ tìm kiếm cao hơn và công nghệ sắp xếp. Cổng này xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một  cách để phân biệt là nhìn vào nội dung, lượng thông tin có thể thay đổi từ nhỏ tới lớn tùy theo lượng độc giả

 Cổng phát hành thông tin nhằm vào độc giả đa dạng cùng với sở thích đa dạng.Cổng này liên quan tương đối ít tới cá thể hóa nội dung thông tin ngoại trừ tìm kiếm trực tuyến và một vài khả năng tương tác,những khả năng phổ biến của web.

Cổng giao dịch thương mại đưa ra  lượng nội dung hẹp nhưng cho đối tượng độc giả đa dạng, cổng giao dịch thương mại phổ biến hiện nay là cho cộng đồng ảo.Mặc dù họ đưa ra phương pháp cá thể hóa giao diện cho người dung, nhưng họ vẫn có xu hướng phục vụ cho lượng độc giả lớn và đưa ra những nội dung tương đối đơn giản (ví dụ như My yahoo và Excite)

Cổng cá nhân dựa vào lượng thông tin sàng lọc cho từng cá nhân, nó đưa ra nội dung tương đối hẹp nhưng tập trung nhiều vào cá thể hóa và đặc biệt là tập trung vào một đối tượng độc giả.

Cổng doanh nghiệp phối hợp lượng thông tin nhiều nhưng với một lượng độc giả ít. Được gọi là doanh nghiệp hay cổng thông tin của doanh nghiệp. Những loại cổng này được xây dựng trên nền tảng ứng dụng của Intranet.Nội dung thông tin của cổng này nhiều hơn so với cổng giao dịch thương mại vì mức độ đa dạng hóa thông tin  sử dụng trong quá trình ra quyết định trong tổ chức. Cụ thể hơn, cổng giao dịch sẽ đưa lại việc truy cập một cách đơn giản, giúp cho người lao động, đối tác kinh doanh, khách hàng có thể tập trung giao dịch tại một môi trường ảo. Thông qua cổng này, mọi người có thể tự tạo ra một phương thức truy cập cụ thể cho mình với lượng thông tin nhiều, đa dạng và đồng thời có thể truy cập vào Intranet.

Ngược lại với việc cổng cung cấp thông tin và giao dịch thương mại như Yahoo.com, đây là một loại cổng duy nhất truy cập vào Internet, cổng thông tin trong doanh nghiệp cung cấp cách thức truy cạp đơn đến hệ thống thông tin và các ứng dụng có sẵn trên Internet, Intranet hoặc extranet.

 Rất nhiều các doanh nghiệp lớn đã ứng dụng cổng thông tin dạng này nhằm cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho những người quản lý bận rộn.

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Ví dụ về mô hình kinh doanh Canvas
  • Cách viết mô hình kinh doanh
  • Ví dụ về mô hình doanh thu bán hàng
  • 4 mô hình kinh doanh
  •  hình kinh doanh trong thương mại điện tử
  •  hình kinh doanh hệ thống
  • Phác thảo mô hình kinh doanh
  • Xây dựng mô hình kinh doanh

 

See more articles in the category: Tiểu luận

Leave a Reply