Tính bán kính đường tròn – Công thức tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác và bài tập có lời giải |Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: Các bước

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Công thức tính bán kính đường tròn (C)
  • Công thức tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác
  • Công thức tính đường kính hình tròn
  • Công thức tính chu vi hình tròn
  • công thức tính bán kính hình tròn (địa lý)
  • Cộng thức tính bán kính hình tròn lớp 3
  • Bán kính hình tròn
  • đường kính, bán kính
 
Công thức tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác và bài tập có lời giải

Công thức tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác và bài tập có lời giải

 

Công thức tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác là kiến thức quan trọng và thường có trong đề thi THPT quốc gia. Mà đây là kiến thức nâng cao, nên còn rất nhiều em đang gặp khó khăn không biết cách tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác. Do vậy, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp kiến thức lý thuyết, công thức, cách tính và cho một số bài tập về bán kính đường tròn nội tiếp tam giác để các em dễ hiểu.

  • Chứng minh công thức tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác
  • Công thức tính bán kính đường tròn nội tiếp tứ giác
  • Đường tròn nội tiếp tam giác vuông
  • Bán kính đường tròn nội tiếp tam giác là gì
  • Bán kính đường tròn nội tiếp là gì

Tính bán kính đường tròn

Bán kính đường tròn là khoảng cách từ tâm đường tròn tới đường tròn đó. Đường kính đường tròn là khoảng cách xuyên qua đường tròn, và có độ dài gấp đôi bán kính.[1] Bạn thường phải tính toán bán kính đường tròn dựa vào các kích thước cho trước. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tính bán kính đường tròn khi bạn biết đường kính đường tròn, chu vi đường tròn, và diện tích hình tròn. Bài viết cũng sẽ chỉ cho bạn một cách nâng cao để tìm tâm và bán kính đường tròn khi biết tọa độ ba điểm trên đường tròn đó.

Các bước

Tính Bán kính khi biết Đường kính

  1. Nhớ lại thế nào là đường kính. Đường kính của đường tròn là độ dài đoạn thẳng đi qua tâm đường tròn và cắt đường tròn tại hai điểm. Đường kính là đoạn thẳng dài nhất xuyên qua hình tròn, và chia hình tròn thành hai nửa bằng nhau. Độ dài đường kính cũng gấp đôi bán kính. Công thức đường kính là D = 2r, trong đó “D” là viết tắt của đường kính, và “r” là viết tắt của bán kính. Công thức tương tự đối với bán kính là r = D/2.
  2. Chia độ dài đường kính cho 2 để tìm độ dài bán kính. Nếu bạn có dữ liệu về độ dài đường kính, hãy chia nó cho 2 để tìm độ dài bán kính.
    • Ví dụ, nếu độ dài đường kính của đường tròn là 4, độ dài bán kính sẽ là 4/2, hay bằng 2.
READ  Danh sách các quốc gia Đông Nam Á – Wikipedia tiếng Việt

Tính Bán kính khi biết Chu vi

  1. Nhớ lại công thức tính chu vi đường tròn. Chu vi đường tròn là độ dài đường tròn đó. Một cách khác để mường tượng, chu vi đường tròn là độ dài đoạn thẳng bạn có được khi bạn cắt hình tròn và duỗi thẳng đường tròn ra. Công thức tính chu vi đường tròn là C = 2πr, với “r” là bán kính, và π là hằng số pi, hoặc 3,14159... Công thức tính bán kính trên cơ sở chu vi sẽ là r = C/2π.[2]
    • Thông thường, sẽ không có vấn đề gì nếu bạn làm tròn số pi tới chữ số hàng phần trăm (3,14), nhưng hãy hỏi thầy cô giáo của bạn trước để biết xem bạn cần làm tròn tới chữ số ở vị trí nào.[3]
  2. Tính bán kính từ chu vi. Để tính bán kính từ chu vi, hãy chia chu vi cho 2π, hoặc 6,28.
    • Ví dụ, nếu chu vi đường tròn là 15, bán kính sẽ là r = 15/2π, hay bằng 2,39.

Tính Bán kính khi biết Diện tích

  1. Nhớ lại công thức tính diện tích hình tròn. Diện tích hình tròn được xác định theo công thức A = πr2. Nếu ta viết lại công thức theo r, nó sẽ trở thành: r = √(A/π) (“r bằng căn bậc hai của thương số của Diện tích và số pi”).
  2. Thay giá trị diện tích vào công thức. Ví dụ, diện tích của hình tròn là 21; khi lắp giá trị đó vào công thức, ta được: r = √(21/π).
  3. Chia diện tích cho số π (3,14).
    • 21 / 3,14 = 6,69.
  4. Dùng máy tính để tìm ra căn bậc hai của 6,69. Kết quả sẽ cho ra độ dài bán kính của đường tròn.
    • Với ví dụ của chúng ta, giá trị √6,69 = 2,59, là bán kính đường tròn.

Tính Bán kính khi biết Tọa độ của Ba điểm trên Đường tròn

  1. Hiểu rằng ba điểm có thể xác định được một đường tròn. Ba điểm bất kỳ trên một mặt phẳng tọa độ sẽ xác định được đường tròn đi qua ba điểm đó. Tâm đường tròn có thể nằm trong hoặc nằm ngoài hình tam giác tạo bởi ba điểm, phụ thuộc vào vị trí của các điểm đó, và được gọi là “tâm đường tròn ngoại tiếp” của hình tam giác. Bán kính đường tròn được gọi là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác. Bạn có thể tính được bán kính khi biết tọa độ (x,y) của ba điểm bất kỳ nói trên.
    • Ví dụ, hãy giả sử ba điểm nằm trên đường tròn có tọa độ lần lượt là: P1 = (3,4), P2 = (6, 8), and P3 = (-1, 2).
  2. Sử dụng công thức tính khoảng cách để tính độ dài ba cạnh tam giác, gọi lần lượt các cạnh là a, b, và c. Công thức tính khoảng cách giữa hai điểm trên một mặt phẳng có tọa độ các điểm (x1, y1) và (x2, y2) là: khoảng cách = √(( x2 - x1)2 + (y2 - y1)2). Thay giá trị tọa độ vào công thức để tìm độ dài các cạnh tam giác.
  3. Tính độ dài của cạnh a, kéo dài từ điểm P1 tới điểm P2. Trong ví dụ của chúng ta, tọa độ của P1 là (3,4) và P2 là (6,8), vậy độ dài cạnh a = √((6 - 3)2 + (8 - 4)2).
    • a = √(32 + 42)
    • a = √(9 + 16)
    • a = √25
    • a = 5
  4. Lặp lại quá trình để tìm độ dài của cạnh b, kéo dài từ điểm P2 tới điểm P3. Trong ví dụ của chúng ta, tọa độ của P2 là (6,8) và P3 là (-1,2), vậy độ dài cạnh b là: b =√((-1 - 6)2 + (2 - 8)2).
    • b= √(-72 + -62)
    • b = √(49 + 36)
    • b = √85
    • b = 9,23
  5. Lặp lại quá trình để tìm độ dài của cạnh c, kéo dài từ điểm P3 tới điểm P1. Tọa độ của P3 là (-1,2) và P1 là (3,4), vậy độ dài cạnh c là: c =√((3 - -1)2 + (4 - 2)2).
    • c= √(42 + 22)
    • c = √(16 + 4)
    • c = √20
    • c = 4,47
  6. Giờ hãy thêm số đo các cạnh vào công thức để tìm độ dài bán kính đường tròn ngoại tiếp, (abc)/(√(a + b + c)(b + c - a)(c + a - b)(a + b - c)).[6] Kết quả sẽ là bán kính đường tròn cần tìm!
    • Với tam giác của chúng ta, a = 5, b = 9,23 and c = 4,47. Vậy công thức tính bán kính sẽ như sau: r = (5 * 9,23 * 4,47)/(√(5 + 4,47 + 9,23)(4,47 + 9,23 - 5)(9,23 + 5 - 4,47)(5 + 4,47 – 9,23)).
  7. Bắt đầu bằng việc nhân độ dài ba cạnh với nhau để tìm tử số của phân số. Sau đó lắp vào công thức.
    • (a * b * c) = (5 * 9,23 * 4,47) = 206,29
    • r = (206,29)/(√(5 + 4,47 + 9,23)(4,47 + 9,23 - 5)(9,23 + 5 - 4,47)(5 + 4,47 – 9,23))
  8. Cộng cả các giá trị trong ngoặc nữa. Sau đó hãy đưa chúng vào công thức.
    • (a + b + c) = (5 + 4,47 + 9,23) = 18,7
    • (b + c - a) = (4,47 + 9,23 - 5) = 8,7
    • (c + a - b) = (9,23 + 5 - 4,47) = 9,76
    • (a + b - c) = (5 + 4,47 – 9,23) = 0,24
    • r = (206,29)/(√(18,7)(8,7)(9,76)(0,24))
  9. Nhân các giá trị ở mẫu số với nhau.
    • (18.7)(8.7)(9.76)(0.24) = 381,01
    • r = 206,29/√381,01
  10. Tính căn bậc hai của kết quả để tìm mẫu số của phân số.
    • √381,01 = 19,51
    • r = 206,29/19,52
  11. Giờ thì hãy chia tử số cho mẫu số để tìm bán kính đường tròn!
    • r = 10,57
READ  Hình bát giác đều? Cách tính diện tích hình bát giác đều, góc bằng bao nhiêu

Định nghĩa đường tròn nội tiếp tam giác

Đường tròn nội tiếp tam giác là đường tròn tiếp xúc với 3 cạnh của tam giác đó (hoặc có thể gọi là tam giác ngoại tiếp đường tròn)

Tính chất đường tròn nội tiếp tam giác gồm:

  • Tâm đường tròn nội tiếp tam giác chính là giao điểm của 3 đường phân giác
  • Trong tam giác đều, tâm của đường tròn nội tiếp và đường tròn ngoại tiếp trùng nhau

Công thức tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác

Công thức tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác bằng diện tích tam giác chia cho nửa chu vi

cong thuc tinh ban kinh duong tron noi tiep tam giac

Trong đó: r là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác

                 S là diện tích tam giác

                 p là nửa chu vi tam giác

Công thức tính nửa chu vi tam giác là:

[external_link offset=1]

P = (a + b + c )/2

Công thức tính diện tích tam giác là

S = p.r

Bài tập tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác có lời giải chi tiết

Bài tập 1: Cho tam giác MNP biết MN = 8cm, MP = 9cm, NP = 11cm. Hỏi bán kính đường tròn nội tiếp tam giác MNP bằng bao nhiêu?

Lời giải

Nửa chu vi tam giác MNP là:

cong thuc tinh ban kinh duong tron noi tiep tam giac 5

Theo hê – rông, diện tích tam giác MNP là:

cong thuc tinh ban kinh duong tron noi tiep tam giac bt1
cong thuc tinh ban kinh duong tron noi tiep tam giac bt1-2
cong thuc tinh ban kinh duong tron noi tiep tam giac bt1-4

Bán kính đường tròn nội tiếp tam giác MNP là:

cong thuc tinh ban kinh duong tron noi tiep tam giac bt1-5

Bài tập 2: Cho tam giác MNP đều cạnh 2a, Hỏi bán kính đường tròn nội tiếp tam giác MNP bằng bao nhiêu?

Lời giải

READ  Công thức tính diện tích hình vuông, chu vi hình vuông chính xác - Thegioididong.com

Diện tích tam giác đều MNP là:

S = ½ MN.MP.sinM

   = ½ .2a.2a.sin60o

[external_link offset=2]

   = a2√3

Nửa chu vi tam giác MNP là:

cong thuc tinh ban kinh duong tron noi tiep tam giac bt2

Bán kính đường tròn nội tiếp tam giác MNP là:

Bài tập 3: Cho tam giác ABC biết AB = 12cm, AC = 13cm, CD = 15cm. Tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC

Lời giải

Nửa chu vi tam giác ABC là:

cong thuc tinh ban kinh duong tron noi tiep tam giac bt3

Diện tích tam giác ABC là:

cong thuc tinh ban kinh duong tron noi tiep tam giac bt3

Bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC là:

cong thuc tinh ban kinh duong tron noi tiep tam giac bt3 2

Như vậy, trên đây là toàn bộ kiến thức về cách tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ công thức, có thể dễ dàng giải những bài toán từ cơ bản đến nâng cao, và đạt điểm tối đa môn Toán nhé.

Một số từ khóa tìm kiếm liên quan:

  • Chứng minh công thức tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác
  • Công thức tính bán kính đường tròn nội tiếp tứ giác
  • Đường tròn nội tiếp tam giác vuông
  • Bán kính đường tròn nội tiếp tam giác là gì
  • Bán kính đường tròn nội tiếp là gì

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Công thức tính bán kính đường tròn (C)
  • Công thức tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác
  • Công thức tính đường kính hình tròn
  • Công thức tính chu vi hình tròn
  • công thức tính bán kính hình tròn (địa lý)
  • Cộng thức tính bán kính hình tròn lớp 3
  • Bán kính hình tròn
  • đường kính, bán kính
See more articles in the category: Diện tích