Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Wikipedia tiếng Việt

Or you want a quick look: Dãy hoạt động hóa học của kim loại[sửa | sửa mã nguồn]

Dải hoạt động hóa học của kim loại gồm dãy các kim loại được sắp xếp theo thứ tự, thứ tự này phụ thuộc vào mức độ hoạt động của kim loại (tức là khả năng tham gia phản ứng hóa học với chất khác). Dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng từ phương pháp thực nghiệm.

Dãy hoạt động hóa học của kim loại[sửa | sửa mã nguồn]

Dãy Điện Hoá Của Kim Loại[sửa | sửa mã nguồn]

Dãy Hoạt Động Hoá Học Của Kim Loại[sửa | sửa mã nguồn]

(Được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học của kim loại)

[external_link_head]

Đi từ dưới lên trên cùng của bảng kim loại:

  • Khả năng phản ứng tăng;
  • Khả năng cho electron (bị oxy hóa) dễ dàng hơn để tạo thành các ion dương;
  • Ăn mòn hoặc xỉn màu dễ hơn;
  • Cần nhiều năng lượng hơn (và các phương pháp khác nhau) để được tách chúng từ các hợp chất của chúng;
  • Trở thành chất khử mạnh hơn.

Ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Khả năng phản ứng với nước[sửa | sửa mã nguồn]

Kim loại kiềm và một số kim loại kiềm thổ (như Ca, Ba) tác dụng với nước tạo ra base (hoặc hydroxide lưỡng tính) và giải phóng khí H2 ở điều kiện bình thường.

READ  3 Mg + N2 → Mg3N2 – Balanced equation

Ví dụ[sửa | sửa mã nguồn]

Chú ý[sửa | sửa mã nguồn]

Nhôm tác dụng được với nước do lớp oxit Al2O3 bên ngoài ngăn cản nhôm tác dụng với nước.

Magnesi phản ứng chậm với nước.

Ở nhiệt độ thường, sắt không tác dụng với nước, nhưng ở nhiệt độ cao thì phản ứng thế với nước tạo ra oxit sắt và giải phóng khí hydro. Nếu nhiệt độ dưới 570oC thì oxit sắt đó là oxit sắt từ (Fe3O4 hay FeO.Fe2O3) còn trên 570oC thì oxit đó là FeO.

[external_link offset=1]

Tác dụng với oxi[sửa | sửa mã nguồn]

Kim loại mạnh tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường. Do đó các kim loại này thường ở dạng hợp chất ngoài không gian

Kim loại trung bình và đồng phản ứng với oxi ở nhiệt độ cao. Một số kim loại để lâu ngoài không khí tạo thành hợp chất oxit làm mất dần đi tính chất ban đầu, ví dụ như để sắt ngoài không khí ẩm lâu ngày tạo thành Fe2O3 (Sắt (III) oxit) rất giòn và dễ gãy, người ta gọi hiện tượng này là gỉ sét.

Kim loại yếu còn lại khó tham gia phản ứng với oxi (như vàng, bạc, platin). Người ta thường dùng lửa để thử xem vàng có phải là vàng thật không, nếu sau khi đốt mà vàng vẫn giữ được màu sắc như ban đầu thì là vàng thật, còn nếu bị thay đổi về màu sắc thì đó là vàng giả (có thể là đồng thau).

Chú ý[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng tham gia phản ứng với oxi ở nhiệt độ cao từ màu đỏ gạch chuyển sang màu đen của đồng (II) oxit. Ở nhiệt độ cao hơn (updatingoC) thì một phần CuO ở lớp bên trong bị oxy hóa Cu thành Cu2O màu đỏ.

READ  Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 – Balanced equation

Phản ứng với dung dịch axit[sửa | sửa mã nguồn]

Kim loại mạnh và trung bình tác dụng với dung dịch axit (trừ Pb) tạo ra muối và giải phóng khí hydro. Do đó trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng một số kim loại như Zn, Al, Fe tác dụng với axit clohidric hoặc axit sunfuric loãng để điều chế khí H2. Nhưng trong axit HNO3 đặc, nguội hay H2SO4 đặc, nguội thì Fe, Al và Cr bị thụ động hóa.

Kim loại yếu không thể phản ứng với axit loãng nhưng một số kim loại (như Cu, Ag) có thể phản ứng với axit đặc (H2SO4 đặc, nóng hoặc HNO3 đặc hay loãng) tạo ra dung dịch muối mới nhưng không giải phóng khí hydro mà thay vào đó là khí sunfurơ (hoặc khí NO2 hay khí NO).

Chú ý[sửa | sửa mã nguồn]

Kim loại tác dụng với axit sunfuric loãng thì tạo ra muối có số oxy hóa thấp nhưng còn tác dụng với axit sunfuric, axit nitric đặc, nóng hay axit nitrơ đặc thì sẽ tạo ra muối có số oxy hóa cao.

Sắt tác dụng với axit nitric loãng thu được khí NO hay N2O hay khí nitơ hay NH4NO3 còn tác dụng với axit nitric rất loãng, lạnh sẽ giải phóng khí hydro.

Nhôm tác dụng với axit nitric rất loãng sẽ tạo ra dung dịch nhôm nitrat và amoni nitrat. Nhôm tác dụng với axit sunfuric đặc nóng thì thu được khí sunfurơ hay một số trường hợp khác thì sinh ra lưu huỳnh hoặc khí hydro sulfide.

Khả năng đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối[sửa | sửa mã nguồn]

Kim loại từ magnesi trở về sau khi tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn thì kim loại yếu hơn bị đẩy ra khỏi dung dịch muối.

READ  [LỜI GIẢI] Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên? – Tự Học 365
[external_link offset=2]

Khả năng phản ứng với khí CO hoặc khí hydro[sửa | sửa mã nguồn]

Khí CO hoặc khí hydro có thể khử các oxit của kim loại trung bình và kim loại yếu (từ Zn trở vào) tạo ra kim loại và khí CO2 hoặc nước.

Ví dụ[sửa | sửa mã nguồn]

Chú ý[sửa | sửa mã nguồn]

Tính chất quan trọng của nhôm là tính khử mạnh. Nhôm có khả năng phản ứng dễ dàng với các phi kim như khí clo, lưu huỳnh, oxi... Nhôm khử được oxit kim loại tạo ra kim loại và nhôm oxit (phản ứng nhiệt nhôm).

Đối với Fe2O3 thì khí CO/ hydro khử thành Fe3O4 rồi khử thành FeO cuối cùng mới tạo ra Fe.

Ở nhiệt độ cao, cacbon còn khử được một số oxit kim loại như PbO, ZnO, CuO... thành các kim loại như Pb, Zn, Cu.... Vì vậy trong luyện kim người ta sử dụng tính chất này của cacbon để điều chế kim loại.

Khả năng bị nhiệt phân hủy[sửa | sửa mã nguồn]

Khi nung nóng các base hydroxide không tan trong nước ta được oxit của kim loại đó và có hơi nước thoát ra.

Chú ý[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng (II) hydroxide tan dễ dàng trong dung dịch amonia tạo ra dung dịch xanh lam thẫm gọi là nước Svayde [Cu(NH3)4](OH)2.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kim loại
  • Phi kim
  • Nguyên tố hóa học

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chuyên đề Kim loại Hóa học 9 - Huỳnh Văn Út. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hóa học 9. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
  • Hóa học 12 (nâng cao). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[external_footer]
See more articles in the category: Hóa học

Leave a Reply