Kinh nghiệm thành lập Công ty in ấn thành công với 3 bước

Or you want a quick look: Kinh nghiệm thành lập công ty in ấn thành công chỉ trong 3 bước

Làm sao để mở một công ty kinh doanh lĩnh vực in ấn thành công? Quy trình chuẩn bị hồ sơ, thủ tục và những kinh nghiệm thành lập công ty in ấn được đúc kết trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn trên. Cùng tham khảo để rút ra yếu tố quan trọng quyết định sự thành công khi khởi nghiệp kinh doanh dịch vụ in ấn nhé!

Kinh nghiệm thành lập công ty in ấn thành công chỉ trong 3 bước

Nếu bạn đang muốn thành lập công ty in ấn thì hãy lưu ý đến kinh nghiệm mở công ty in ấn thành công với quy trình chỉ trong 3 bước sau:

[external_link_head]

[external_link offset=1]

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin và tài liệu của công ty

  • Doanh nghiệp cần chọn loại hình công ty phù hợp với doanh nghiệp mình nhất để xây dựng. Các loại hình phổ biến hiện nay gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,  doah nghiệp hợp danh hoặc tư nhân. Hãy cân nhắc tình hình phát triển, tính chất cụ thể rồi chọn hình thức của công ty. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp ).
  • Người đại diện theo pháp luật cho công ty in ấn có thể là giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc của công ty. Người đại diện phải có đủ năng lực, kinh nghiệm, và không thuộc các đối tượng hạn chế của pháp luật. (Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật ).
  • Địa chỉ của công ty in ấn cũng cần phải chú ý là tuân theo quy định của pháp luật, không đặt địa chỉ ở nhà chung cư, khu tập thể, ở những nơi không cho phép đặt công ty. Phải sử dụng địa chỉ thật, chính xác, không dùng địa chỉ giả hay địa chỉ không tồn tại trên lãnh thổ của Việt Nam. (Tham khảo ngay: Cách đặt địa chỉ công ty ).
  • Vốn điều lệ là một trong những vấn đề doanh nghiệp in ấn cần kê khai khi đăng ký thành lập công ty. Hãy kê khai vốn điều lệ phù hợp với quy định ngành nghề và điều kiện của công ty. (Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì ? ).
  • Trường hợp có quy định vốn pháp định thì doanh nghiệp phải tiến hành đóng vốn pháp định theo quy định. (Tham khảo thêm: Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định ).
  • Ngành nghề kinh doanh khi mở công ty in ấn cũng rất là quan trọng. Bởi doanh nghiệp cần chọn ngành nghề kinh doanh có mã ngành phù hợp để có thể tiến hành đăng ký kinh doanh hợp lệ. (Tham khảo thêm: Quy định về ngành nghề kinh doanh ).
  • Ngoài ra, đối với những ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện thì doanh nghiệp không cần quá băn khoăn. (Tham khảo thêm: Quy định về ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện ).
  • Khi mở doanh nghiệp in ấn thì điều cần quan tâm chính là đặt tên cho cho công ty. Tên công ty có cấu trúc đầy đủ, bao gồm loại hình và tên riêng. Loại hình thì có thể trùng lặp nhưng tên riêng thì không được giống hay trùng lặp với bất cứ công ty nào đã đăng ký trước đó. Tên riêng có thể sử dụng từ viết tắt, tên nước ngoài. (Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty ).
READ  Khám phá tuổi 1991 mệnh gì? cung gì? hợp màu sắc gì và hướng nào?

Bước 2: Soạn thảo các thủ tục, hồ sơ cần thiết để mở công ty

  • Một trong những kinh nghiệm thành lập công ty in ấn quan trọng hàng đầu đó là kinh nghiệm về làm hồ sơ và thủ tục để xin giấy phép thành lập công ty. Doanh nghiệp cần chuẩn bị:
  1. Hộ chiếu bản sao, chứng minh nhân dân  bản sao, thẻ căn cước bản sao hoặc giấy chứng nhận đăng ký công ty bản sao.
  2. Thông tin đi kèm với danh sách đầy đủ các thành viên, cổ đông trong công ty.
  3. Điều lệ của doanh nghiệp in ấn.
  4. Giấy đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký cho doanh nghiệp in ấn.

>>> Ủy quyền cho Nam Việt Luật ngay nếu chủ doanh nghiệp không trực tiếp thực hiện.

[external_link offset=2]
  • Doanh nghiệp in ấn nộp hồ sơ đầy đủ lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở KH & ĐT.

Bước 3: Hoàn tất thủ tục sau khi mở công ty in ấn

  • Nếu trường hợp doanh nghiệp in ấn cần người làm sổ sách cho công ty mà chưa thuê được kế toán viên thì có thể tham khảo dịch vụ kế toán của Nam Việt Luật.
  • Khắc con dấu và công bố mẫu dấu của công ty in ấn cần tiến hành khi đã có mã số thuế.
  • Doanh nghiệp in ấn sau khi đã có giấy phép mở công ty hợp pháp thì phải tiến hành công bố thông tin công ty. Đây là kinh nghiệm thành lập công ty in ấn quan trọng mà bạn không được bỏ qua. Bởi vì nếu không công bố việc đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày, thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính.
  • Ngoài ra, cần thực hiện góp vốn vào công ty in ấn trong thời gian 90 ngày kể từ ngày thành lập công ty . (Tham khảo chi tiết hơn tại: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp ).
  • Thực hiện kê khai thuế, đăng ký chữ ký số với cơ quan quản lý để nộp thuế online. Ngoài ra, các loại thuế mà doanh nghiệp in ấn cần đóng sau khi thành lập sẽ gồm thuế môn bài, thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp cũng cần mang theo chứng minh nhân dân, con dấu và giấy phép đăng ký công ty in ấn đến ngân hàng để mở tài khoản giao dịch cho công ty. Rồi báo số tài khoản cho Sở KH & ĐT.
READ  Luminol – chất chỉ điểm vết máu dù hiện trường lau dọn sạch sẽ

Hy vọng những kinh nghiệm thành lập công ty in ấn trên đây sẽ hữu ích với bạn trong tiến trình mở công ty. Nếu còn điều gì thắc mắc cần hỗ trợ liên quan để thủ tục thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ in ấn, hãy liên hệ trực tiếp cho Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết![external_footer]

See more articles in the category: Wiki

Leave a Reply