Loại switch nào phù hợp với bạn nhất khi chọn bàn phím cơ?

Or you want a quick look: Switch – Linh hồn của một chiếc bàn phím cơ

Switch – Linh hồn của một chiếc bàn phím cơ

Nói về switch chúng ta có rất nhiều thương hiệu khác nhau. Từ tiêu chuẩn công nghiệp của switch bàn phím cơ hiện đại như Cherry MX sản xuất tại Đức hay những loại switch clone Cherry MX giá cả phải chăng hơn như Razer, Steelseries, Kailh (Kaihua), Gateron, TTC,... hay loại "switch nhà trồng" nghe rất bình dân nhưng giá lại há hốc mồm như Topre được sử dụng trên bàn phím Realforce - thương hiệu của tập đoàn Topre Nhật Bản và Happy Hacking Keyboard (HHKB). Tất cả chúng đều có một tên gọi chung là switch - công tắc, với nhóm Cherry MX, Kailh, Gateron,... là nhóm công tắc cơ học (Mechanical Switch) và Topre là nhóm công tắc cảm ứng điện dung (Electrostatic Capacity Switch).

[external_link_head]

Vậy chọn loại switch nào hợp với bạn nhất?

Có rất nhiều loại switch khác nhau cho các bàn phím cơ khác nhau. Một số hãng dùng hàng nhà trồng là Realforce với switch Topre, Razer với switch cơ học Razer, switch quang học Razer, Steelseries với switch Steelseries QX2,... vậy nên sẽ có rất nhiều lại switch khác nhau mà mình không thể giải thích hết cho các bạn vì rất dài và rối. Vậy nên mình sẽ tóm gọn lại các loại switch trong một số nhóm sau nhé:

  • Clicky và có Tactile.

  • Không Clicky và có Tactile.

  • Linear và không Clicky.

  • Switch Low-profile.

  • Nhóm switch Topre: Soft-Tactile là khái niệm chỉ switch Topre có mà thôi.

Loại switch nào phù hợp với bạn nhất khi chọn bàn phím cơ?

Nhóm switch Tactile và có Clicky

Đây là nhóm switch phát ra tiếng click mỗi khi bạn nhấn phím. Tiếng click này báo hiệu phím đã nhận tín hiệu.

Đây là switch cho phản hồi về tay tốt nhất khi tactile bump lớn, tạo phản hồi lên cả tay và tai. Và đây cũng có thể xem là loại switch cho cảm giác cơ và hoài cổ nhất trong nhóm switch Tactile.

Tuy nhiên đánh đổi là những tiếng click khó chịu mà những người xung quanh của bạn phải "trải nghiệm" mỗi khi bạn tận hưởng chiếc bàn phím cơ của mình.

Nhóm switch này phù hợp với gõ văn bản thuần túy hoặc chơi các game cần nhấn phím với một thứ tự thật chuẩn xác. Đại diện gồm:

  • Cherry MX Blue.

  • Kailh Blue.

  • Razer Green.

  • Razer Opto-Mechanical Clicky switch (Razer Purple).

  • Logitech GX Blue.

  • Gateron Blue

  • Optical Blue

  • Akko Blue

Loại switch nào phù hợp với bạn nhất khi chọn bàn phím cơ?

Nhóm switch Tactile và không Clicky

Đây là nhóm switch trung tính, không quá sướng khi gõ như nhóm clicky và không được êm như nhóm linear khi bạn cần phải vượt qua một cái bump nho nhỏ phản hồi lên tay mình.

[external_link offset=1]

Nhóm switch này thường phù hợp với những bạn làm việc tại các văn phòng cần một chút sự yên tĩnh. Bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được cảm giác phản hồi lên tay từ switch nhưng không phát ra tiếng clicky gây cảm giác khó chịu cho những người xung quanh.

Bù lại với sự yên tĩnh, bạn phải đánh đổi một phần cảm giác gõ sướng tay và chiếc bàn phím cơ sử dụng nhóm switch này sẽ yên tĩnh hơn một chút.

Nhóm switch này phù hợp cả chơi game lẫn gõ văn bản, tuy nhiên đây vẫn là nhóm switch phù hợp với gõ văn bản hơn. Đại diện tiêu biểu gồm có:

  • Cherry MX Brown.

  • Glorious Panda.

  • Kailh Brown.

  • Razer Orange.

  • Logitech Romer-G Tactile.

  • Logitech GX Brown

  • Gateron Brown

  • Gateron Yellow

  • Akko Orange

Loại switch nào phù hợp với bạn nhất khi chọn bàn phím cơ?

Nhóm switch Linear, không clicky

Đây là nhóm switch thiên về cảm giác gõ floating, ít cảm giác cơ, ít cảm giác tay nhất và cũng ít ồn ào nhất trong các switch hệ cơ học (Cherry MX Silent Red còn êm hơn nữa). Từ linear trong tiếng Anh có nghĩa là chuyển động tịnh tiến - chuyển động lên và xuống mà không hề có vật cản như bump trên nhóm switch Tactile và Clicky.

Nhờ cơ chế chuyển động tịnh tiến, bạn hoàn toàn có thể chủ động giảm tiếng ồn bằng cách gõ lướt không chạm đáy. Tuy nhiên đánh đổi ở đây là cảm giác gõ sướng tay và sướng tai của nhóm switch Clicky và bù lại bạn có thể spam phím, gõ phím với tốc độ cực nhanh mà nhóm Clicky và Tactile không thể nào sánh được.

Đây là nhóm switch phù hợp với chơi game hơn tất cả loại switch kể trên và cho tốc độ gõ văn bản cực nhanh khi bạn quen tay. Một số đại diện có thể kể đến gồm:

  • Cherry MX Red (lực nhấn 45g).

  • Cherry MX Black (lực nhấn 60g).

  • Cherry MX Speed (Silver, lực nhấn 45g hành trình ngắn).

  • Kailh Red (lực nhấn 45g).

  • Kailh Black (lực nhấn 60g).

  • Razer Yellow.

  • Razer Opto-Mechanical Linear.

  • Steelseries QX2 Red.

  • Logitech Romer-G Linear.

  • Logitech GX Red

  • Razer Analog Optical

  • Gateron Red

  • Optical Red

  • OmniPoint

  • Akko Pink

Loại switch nào phù hợp với bạn nhất khi chọn bàn phím cơ?

Nhóm switch silent

Từ Silent trong tiếng Anh có nghĩa là yên tĩnh và nhóm switch này có tính chất đúng như Silent.

Thường đây là nhóm switch linear (Red và black switch) nhưng được thêm vào một damper (đệm) giúp giảm âm thanh khi switch chạm đáy phát ra. Hoặc với switch Topre, loại này êm hoàn toàn chủ yếu do cấu tạo đặc biệt với các màng cao su thay thế cho lò xo và chạm đáy là tiếp xúc giữa cao su và mạch PCB thay cho nhựa và nhựa nên ít âm thanh hơn. Thậm chí switch Topre khi tối ưu chân keycap kèm một số giảm chấn nhỏ nữa làm cho bàn phím sử dụng switch này không phát ra âm thanh luôn.

Nếu bạn có nhu cầu đặc biệt về hạn chế tiếng ồn hoặc bạn thường xuyên làm việc trong một phòng chung, bạn chắc chắn không muốn làm phiền người xung quanh khi cày đêm nên đây là nhóm switch thích hợp nhất cho bạn. Đặc biệt là khi nhà bạn có con nhỏ.

Một số đại diện tiêu biểu bạn có thể tham khảo là:

  • Cherry MX Silent Red (Pink switch, 45g).

  • Topre Silent 55g.

    [external_link offset=2]
  • Topre Silent Variable (bao gồm lực nhấn 30g, 45g, 55g được bố trí theo tùy khu vực trên bàn phím).

Loại switch nào phù hợp với bạn nhất khi chọn bàn phím cơ?

Nhóm switch Low-profile

Đây là nhóm switch đặc biệt mới đến từ Cherry MX. Nhóm switch này ngoài low profile còn giúp cho bàn phím cơ mỏng hơn, gọn gàng hơn và lịch sự hơn so với các bàn phím cơ truyền thống.

Không chỉ rút gọn về chiều cao, các switch Low profile còn nhạy hơn nhờ cho switch nhận lệnh sớm hơn cũng như hành trình phím được rút ngắn từ 4mm xuống 3.2mm cho độ phản hồi cũng như tốc độ gõ phím nhanh hơn.

Nếu bạn là một nhân viên văn phòng, một coder và một gamer, loại switch này rất hợp với bạn bởi tốc độ phản hồi nhanh cũng như cho phép chiếc bàn phím cơ của bạn nhìn rất sexy và gọn gàng, gần như đồng nghiệp của bạn nhìn sơ qua không hề biết bàn phím của bạn đang gõ là bàn phím cơ đâu.

Đây là nhóm switch có thể nói là phù hợp với tất cả mọi người, là một loại switch cực kì phù hợp với beginner. Hiện tại chỉ mới có Cherry MX ứng dụng loại switch này rộng rãi nên mình chỉ có một cái tên ở danh sách dưới đây thôi:

  • Cherry MX Low profile Red.

  • Topre Short-Throw (loại này rất khó tìm).

Loại switch nào phù hợp với bạn nhất khi chọn bàn phím cơ?

Switch Topre

Đây là nhóm switch độc đáo nhất, lạ nhất khi chúng không hẳn là switch cơ học cũng như không hẳn là một bàn phím cao su thông thường. Về cảm giác nhấn thì Topre khá giống bàn phím cao su nhưng nhẹ nhàng hơn với cảm giác Soft-Tactile lạ lẫm khi nhấn xuống mượt mà và thả tay ra phím nảy lên rất nhanh và dứt khoát.

Đây cũng là nhóm switch có cấu tạo phức tạp nhất nên mình sẽ để link tìm hiểu về switch Topre ở dưới nhé. Nói chung đây là loại switch contactless nghĩa là không có tiếp điểm để nhận tín hiệu. Tín hiệu được nhận hoàn toàn do thay đổi điện dung giữa các điện cực của switch và việc xử lý tín hiệu của controller trên mạch.

Đây là loại switch có độ chính xác rất cao và đi kèm với đó mức giá cũng hết hồn. Bạn có thể tham khảo một số lực nhấn mà loại switch có dưới đây: 

  • Topre 55g.

  • Topre 45g (chỉ có trên dòng RGB).

  • Topre Variable (bao gồm các lực nhấn 30g, 45g, 55g được bố trí tùy theo khu vực phím).

Vậy mình nên chọn loại switch nào?

Đây là một câu hỏi thật sự không khó. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn nhóm switch phù hợp cho nhu cầu và mình cũng đưa ra những loại switch phù hợp với bạn nhất.

Tôi là game thủ, tôi nên chọn switch gì?

Nếu bạn là một game thủ thì Blue switch, Red switch hoặc Low profile switch, Topre switch phù hợp với bạn nhất.

Ở đây mình phân ra làm 2 nhóm game thủ chính chơi những tựa game bắn súng (như Valorant, CSGO, PUBG, Overwatch,…) và game MOBA (Liên Minh, Dota 2,…) nhé.

Bạn là một game thủ chơi những tựa game bắn súng, low profile red và Red switch sẽ phù hợp với bạn hơn cả. Bạn cần những cú nhấn chuẩn xác, đanh gọn và thật nhanh để kết hợp cùng đôi tay thì đây là loại switch cho bạn phản hồi nhanh nhất.

Bạn là một game thủ chơi các tựa game MOBA, chiến thuật như AoE, Liên Minh và Dota 2 thì những cú nhấn chuẩn xác, những chuỗi phím đúng thứ tự có thể thay đổi cục diện của một trận đấu. Nói đến đây mình ngay lập tức khuyên bạn sử dụng một chiếc bàn phím cơ blue switch vì đây là loại switch cho phản hồi về tay nhiều nhất và rất thích hợp để bạn tập luyện các chuỗi combo theo thứ tự chính xác. Ngoài ra còn một loại switch khá đắt đỏ khác là Topre thường được sử dụng trên các sản phẩm bàn phím Realforce cũng rất phù hợp với bạn bởi đây là loại switch cực nhạy. Bạn chỉ cần nhấn vừa đến điểm nhận phím thôi là nhận lệnh ngay hoặc bạn cũng có thể tùy chỉnh độ nhạy trên từng phím với một số phiên bản Realforce cao cấp.

Loại switch nào phù hợp với bạn nhất khi chọn bàn phím cơ?
Siêu xạ thủ Uzi (Liên Minh Huyền Thoại) luôn đồng hành cùng một chiếc bàn phím cơ Filco khi thi đấu.
Loại switch nào phù hợp với bạn nhất khi chọn bàn phím cơ?
Người chơi đường trên Impact (cựu tuyển thủ SK Telecom - Liên Minh Huyền Thoại) sử dụng một chiếc bàn phím Realforce 87U khi thi đấu giải LCS Bắc Mĩ

Tôi là một lập trình viên, tôi là một nhân viên văn phòng, tôi là một nhà báo, tôi nên chọn switch gì?

Thật sự mình cũng khẳng định với bạn không hề có quy tắc nào để có thể chọn chính xác một loại switch nào cả. Cách tốt nhất và cũng nhanh nhất là hãy đến trải nghiệm tại các cửa hàng chuyên về bàn phím cơ để có thể đánh giá mức độ hợp tay nhất.

Nếu bạn không thể thử trực tiếp được, mình có một số mẹo nhỏ sau đây:

Nếu bạn là một người sợ ồn ào hoặc sợ tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến mọi người dùng quanh, bạn không nên chọn Blue switch. Tuy cảm giác gõ rất sướng tay nhưng âm thanh mà switch này tạo nên có thể khiến cho đồng nghiệp nao núng. Vì thế lời khuyên của mình là chọn những loại switch sau theo thứ tự từ âm thanh vừa đủ nghe đến êm nhất nhé: Glorious Panda, Brown switch, Red switch, low profile red switch, Black switch, Pink switch, Topre Switch.

Nếu bạn thường làm việc một mình và thích tận hưởng công việc gõ phím cường độ cao của mình, những chiếc bàn phím cơ sử dụng Blue switch cũng rất đáng thử nếu bạn không sợ âm thanh phát ra từ bàn phím cơ có thể ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Còn nếu bạn là một người làm việc với tính hiệu quả được thể hiện bằng số lượng con chữ thì cả Blue, Brown, Red, Black, Low profile, Topre, Glorious Panda đều đáng được thử qua. Chỉ là bạn thích loại nào nhất và nhu cầu sử dụng với bạn là như thế nào thôi.

Và như mình đã nói, bạn nên thử trực tiếp vẫn là tốt nhất. Nếu không thể, bạn hãy tham khảo những gợi ý phía trên kết hợp cùng nhân viên tư vấn ở cửa hàng để chọn được loại switch ưng ý và phù hợp với công việc của mình nhất nhé!

[external_footer]
See more articles in the category: Tốt nhất
READ  [TOP 5] Phần mềm dịch tiếng anh offline cho máy tính tốt nhất 2020