Nghị luận về tự giác trong học tập (9 mẫu)

Or you want a quick look: Dàn ý nghị luận tinh thần tự giác trong học tập

Văn mẫu lớp 8: Nghị luận về tinh thần tự giác trong học tập của học sinh gồm dàn ý, cùng 9 bài văn mẫu, giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, tích lũy vốn từ để viết văn nghị luận xã hội ngày càng hay hơn.

Tinh thần tự giác trong học tập rất quan trọng, hình thành thói quen tốt để hướng tới thành công trong cuộc sống sau này. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để có thêm nhiều ý tưởng mới:

[external_link_head]

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tự giác trong học tập của học sinh hiện nay.

Dàn ý nghị luận tinh thần tự giác trong học tập

I. Mở bài

  • Giới thiệu chung vấn đề cần nêu: tinh thần tự giác trong học tập.

II. Thân bài

1. Giải thích

  • Tự giác có nghĩa là tự mình nhận thức về trách nhiệm, tự mình làm những công việc cần làm mà không cần ai nhắc nhở.
  • Tự giác trong học tập là tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất, tự mình xây dựng kế hoạch học tập, tự mình xác định mục đích học tập dựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô giáo.

2. Bình luận và chứng minh

* Biểu hiện:

  • Học sinh có ý thức tự giác trong học tập lúc nào cũng chủ động trong nhiệm vụ học tập.
  • Họ luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như: học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ…
  • Người tự giác trong học tập luôn là người năng động, sáng tạo, tích cực trong công việc của tập thể.

* Nguyên nhân:

  • Kiến thức được học ở trường lớp chỉ là một phần rất nhỏ của kho tàng tri thức nhân loại.
  • Quá trình học tập của con người ở trường lớp cũng chỉ diễn ra một giai đoạn trong đời người. Nghĩa là, con người cần phải tự mình nỗ lực để tiếp nhận và chiếm lĩnh nhiều hơn nữa tri thức, kéo dài lâu hơn nữa quá trình học tập, làm tăng lên cơ hội thành công trong cuộc sống. Và không có cái gì khác có thể giúp con người thực hiện được điều đó tốt nhất ngoài ý thức tự giác học tập.
  • Học hành là nhiệm vụ gian khó. Việc tiếp thu kiến thức và nắm vững kiến thức không phải là dễ dàng. Bởi vậy, phải luôn biết tự giác học tập, tự lựa chọn tri thức nâng cao cần thiết và phù hợp với bản thân.

* Tác dụng:

  • Tự giác trong học tập giúp bạn chủ động, sáng tạo hơn và không ngừng tiến bộ trên con đường học thức.
  • Tự mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này.
  • Tự giác trong học tập còn thể hiện tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ và những phẩm chất tốt đẹp khác của con người.
  • Tự giác trong học tập, bạn sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến và giúp đỡ. Bởi chính ý thức tự giác của bạn sẽ trở thành động lực để người khác noi theo. Người khác sẽ luôn đặt niềm tin tưởng vào bạn, xem bạn là chỗ dựa vững chắc, là cơ sở của thành công.

* Trách nhiệm học sinh:

  • Trước hết, học sinh phải có ý thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò của việc học đối với cuộc sống con người
  • Tiếp đến là thực hiện việc học một cách nghiêm túc và hiệu quả.
  • Hãy xây dựng cho bạn một kế hoạch học tập phù hợp.

* Mở rộng vấn đề:

  • Phê phán những kẻ lười biếng, không có ước mơ, khát vọng

III. Kết bài

  • Khẳng định vai trò của tinh thần tự giác trong học tập.

Nghị luận về tinh thần tự giác trong học tập - Mẫu 1

Tinh thần tự giác trong học tập vô cùng quan trọng, nếu không tự giác học tập, không có ý chí vững vàng, chúng ta sẽ bỏ dở giữa chừng. Bởi thế, nếu lười biếng trong học tập nhất định chúng ta sẽ thất bại, trở thành người tầm thường trong cuộc sống.

Việc học ở trường lớp chỉ là một phần của quá trình học tập của con người. Học từ cuộc sống mới mang lại cho con người hiểu biết lớn. Nếu không biết tự giác trong học tập sẽ không thể hiểu biết thế giới, thành thạo công việc và thành công được.

Học hành là nhiệm vụ gian khó. Việc tiếp thu kiến thức và nắm vững kiến thức không phải là dễ dàng. Bởi thế, phải luôn biết tự giác. Tự giác học tập giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn, thử thách, vượt qua thất bại, củng cố niềm tin và tiến tới thành công trong công việc.

Không ai chịu trách nhiệm về cuộc đời của bạn ngoài chính bạn. Tự giác trong học tập giúp bạn không ngừng tiến bộ. Cha mẹ, thầy cô ngoài việc giáo dục bạn còn phải lo bao nhiêu công việc khác, không ai có thể ở bên cạnh bạn để nhắc nhở bạn học tập mọi lúc mọi nơi. Tự nhắc nhở mình học tập và tự rèn luyện là yếu tố quan trọng để phát triển bản thân.

Tự giác trong học tập thể hiện tính tự lập, một phẩm chất cần có ở con người. Ai biết tự lập làm việc sẽ được mọi người yêu mến, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ. Ai lười biếng, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác sẽ bị mọi người khinh thường, chỉ trích.

Tự giác trong học tập sẽ thành công. Không tự giác nhất định sẽ thất bại.

Nghị luận về tinh thần tự giác trong học tập - Mẫu 2

Học tập chính là việc mà ai trong đời cũng phải từng trải qua. Học tập tốt sẽ giúp chúng ta có được một tương lai đầy tươi sáng. Nhưng phải học tập thế nào mới đúng cách và hiệu quả là do chính bản thân mỗi người quyết định. Tự giác trong học tập là cách tốt nhất giúp ta không ngừng tiến bộ. Muốn thành công trong học tập thì phải học tập một cách tự giác.

Tự giác trong học tập là tự mình thực hiện nghiêm túc và hiệu quả nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở. Người có ý thức tự giác trong học tập là người luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ. Họ luôn chủ động, sáng tạo trong công việc học tập. Họ cũng là người biết xây dựng kế hoạch học tập và kiên trì thực hiện kế hoạch ấy.

Ngày ngày đến lớp ta luôn phải miệt mài với sách vở. Về nhà phải làm bài tập, học thêm. Tất cả minh chứng cho việc học tập là một sự gian nan và khổ cực nhất. Con người phải kiên trì thì mới có được thành công. Cũng như thế, ta học được sự kiên trì thì cũng học được cách tự giác. Tự giác trong những việc thường ngày, tự giác trong việc học tập, tự giác trong những việc mình có thể.

Thường ngày, trước khi đến lớp, đã có ai ba mẹ từng phải soạn tập, gọi dậy, ủi đồ, cột tóc, tất cả đều được chỉnh chu từ bàn tay của ba mẹ chưa? Tại sao ta lại không thể tự chúng? Khi ta tự giác trong những việc thường ngày được, thì việc tự giác trong học tập cũng là một việc rất giản đơn.

Học sinh ngày nay, chúng ta sinh trong thời kì đất nước hòa bình, điều kiện ổn định và đến trường rất dễ dàng. Nên vì thế, ta trở nên phụ thuộc vào chính ba mẹ ,thầy cô hơn bao giờ hết. Ngay chính bản thân em cũng vậy. Nhưng cũng đã đến lúc ta phải phụ thuộc vào chính sức lực của bản thân mà học tập và sống. Cũng đã đến lúc ta phải đưa ra một cách thức để học tập thật hiệu quả. Vì khi đưa vào sức lực của bản thân, ta mới biết mình cần gì và mình tốt chỗ nào. Đã đến lúc tự ta phải học mà không cần lời nhắc nhở của ba mẹ, hay giáo viên.

[external_link offset=1]

Chẳng phải ai cũng đều cảm thấy khó chịu khi cứ bị nhắc đi học bài, đến trường thì cảm thấy khó chịu khi cứ bị nhắc làm bài. Vậy tại sao ta không tự hỏi, nếu ta có ý thức tự giác trong học tập thì có phải tốt hơn không, tâm trạng sẽ vui vẻ và tinh thần sẽ khá hơn chứ? Đâu ai muốn tối ngày bị la bị mắng? Đâu ai muốn bị giáo viên ghét hay bị ba mẹ cọc cằn vì sự chủ quan và phụ thuộc.

Hãy dùng chính năng lực trí tuệ mà mình có để học tập một cách hiệu quả nhất. Nhưng nếu muốn như thế, thì phải hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của bản thân về việc học tập. Vì chỉ có như vậy việc ta tự giác trong học tập mới có ý nghĩa!

Tự giác là việc làm đơn giản nhưng cũng rất phức tạp. Đơn giản là khi con người ta thật sự biết sửa sai và hiểu được ta cần gì và phải làm gì! Phức tạp là khi ta không hiểu được mình cần làm gì và tại sao phải vậy, hay là khi ta không thật sự hiểu bản thân cần làm những gì.

Theo những gì em thấy, thì việc tự giác trong học tập của các học sinh ngày nay rất hiếm! Hầu hết các bạn đều dựa dẫm vào ba mẹ, thầy cô, bạn bè. Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Nhưng thử hỏi đất nước phải phát triển thế nào thì trẻ em và học sinh mới có nền đảng vững chắc mà phát huy sự cố gắng. Và học sinh phải như thế nào, trẻ em phải ra sao để sau này có được sự vững vàng mà trở thành những người lãnh đạo cả đất nước. Nếu muốn như thế, trước hết phải có được sự tự giác của bản thân!

Hãy cùng nhau học cách tự giác học tập. Vì chỉ có tự giác, không dẫm dựa vào ai thì bạn mới dũng cảm hành động. Học từ trong sách vở, ở nhà trường, học ở trong cuộc sống hàng ngày. Chính tri thức, và không một thức nào khác, là nguồn sức mạnh đưa bạn đến thành công trong cuộc sống này.

READ  Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài - Lê Văn Duyệt

Nghị luận về tinh thần tự giác trong học tập - Mẫu 3

Học tập là nhiệm vụ rất là quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Học là chìa khóa đưa ta đến thành trong cuộc sống. Nếu bạn lười học thì sẽ chuốc lấy thất bại.

Trong học tập, tự học là cách tốt nhất để đạt được kết quả tốt. Và khi nói đến vấn đề này thì phải hiểu ý nghĩa thế nào là ý thức tự giác học tập và tầm quan trọng của việc học ngày nay. Tự giác trong học tập là khi mình đã bắt đầu vào việc học thì mình phải cố gắng hoàn thành bài, tự mình hoàn thành việc được giao mà không cần ai phải nhắc nhở hoài. Tự giác không phải kỹ năng bẩm sinh cũng không phải là có sẵn. Những hành vi tự giác phụ thuộc vào gia đình bạn bè môi trường ta đang sống.

Ý thức tự giác sẽ không có hoài nếu không chịu rèn luyện và không bị ảnh hưởng bởi tác nhân xấu. Rèn luyện ý thức tự giác là một nhiệm vụ trong cuộc sống của mỗi người nó là kết quả đưa ta đến thành công. Vai trò của học tập cũng rất quan trọng nếu bây giờ lười biếng không chịu cố gắng rèn luyện tính tự giác cho bản thân thì tương lai sau này sẽ thất bại.

Thời gian là vàng là bạc những người lãng phí thời gian là kẻ điên rồ. Bây giờ không nghĩ cho tương lai một chút mà lười biếng trong việc học tập ở hiện tại thì sau này sẽ gặp nhiều khó khăn. Đừng nghĩ việc học là một cái gì đó quá khó khăn mà hãy nghĩ nó đơn giản việc học là một nhiệm vụ trong cuộc sống nếu bạn không làm bạn sẽ thua người khác.

Thế hệ ngày nay ý thức học tập kém hơn so với thế hệ trước. Không phải là do tiếp thu trí thức ít mà là do học sinh bây giờ ít quan tâm đến việc học, xem thường việc học. Học sinh trốn học, bỏ học khá phổ biến ở các trường học bởi vì học cảm thấy chán nản. Không có động lực, không có mục tiêu. Và họ không biết đi học để làm gì. Bây giờ học sinh học để lấy điểm học để lên lớp chứ không phải vì học cho tương lai sau này. Ý thức học tập thiếu sẽ dẫn đến kết quả học tập yếu kém.

Không học tập sẽ không thành người tốt. Không phấn đấu bây giờ sẽ không thành công. Mà một người vô học sẽ bị mọi người xa lánh, xã hội chê bai.

Tri thức làm đẹp con người. Thử nghĩ đi sẽ như thế nào nếu không có tri thức. Vì thế hãy say mê học tập hãy có ý thức tự giác học tập không chờ ai nhắc nhở chắc chắn sẽ đưa ta đến thành công.

Nghị luận về tinh thần tự giác trong học tập - Mẫu 4

Học tập không bao giờ là dễ dàng đối với mỗi người. Con đường học tập rất dài và đầy những gian nan. Để có thể đi trên con đường đó thì chúng ta phải cố gắng học thật tốt. Có ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện nó trở thành một thói quen không thể bỏ của bản thân. Để có thể làm được việc đó thì cần phải hiểu rõ trình độ học tập và trách nhiệm của bản thân trong học tập.

Tự giác trong học tập là tự mình tiến hành công việc học tập và rèn luyện mà không đợi người khác nhắc nhở hay giúp đỡ. Muốn xây dựng tính tự giác, ta phải lập một thời khóa biểu học tập thời gian hợp lý và rõ ràng. Cần siêng năng học tập, làm đầy đủ những yêu cầu thầy cô đưa ra, soạn bài mới trước khi đến lớp. Tăng cường đọc nhiều sách và kiên trì nghiên cứu học tập để có thể hiểu biết thêm.

Không chỉ trong học tập mà ngay cả công việc hay đời sống hàng ngày cũng rất cần ý thức tự giác. Đối với học sinh chúng ta, tự giác học vô cùng quan trọng. Tự giác cũng là một trong những bậc thang dẫn đến thành công. Nếu ta biết tự giác trong học tập thì sẽ luôn được thầy cô và cha mẹ quý mến. Siêng năng cần cù làm theo lịch học và vui chơi của bản thân đặt ra. Hãy tự giác ngay bây giờ, đừng để chần chừ sang ngày mai và rồi ngày kia và ngày kia nữa, vẫn mãi không thể làm được.

Ngày nay, ý thức tự giác của học sinh đang ngày càng giảm sút bởi những thứ như mạng xã hội hay trò chơi điện tử đang dần lấy đi tuổi trẻ và làm sao lãng việc học của học sinh. Phụ huynh và giáo viên cũng góp phần rất quan trọng cho tính tự giác của trẻ nhỏ. Học sinh cũng không nên học quá nhiều và cũng không nên chơi quá nhiều, vì vậy cần phải lập một kế hoạch giữa chơi và học hợp lý và kiên trì làm theo mỗi ngày.

Để có thể tự giác thì trước tiên là nên hiểu ý nghĩa của việc học rồi mới có thể tự học. Hậu quả của việc không làm theo kế hoạch và không tự giác học đó chính là học sinh không thể sáng tạo trong việc học dẫn đến tình trạng học thuộc nhưng không hiểu bài giảng, cảm thấy nhàm chán khi học và kết quả học tập giảm sút, thất bại trong học tập.

Nếu chúng ta có ý thức tự giác học tập thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của bản thân. Tự học giúp cho chúng ta có thể mở rộng tương lai của chính mình.

Nghị luận về tinh thần tự giác trong học tập - Mẫu 5

Có ai đó đã từng nói rằng: “Cái ta biết chỉ là giọt nước. Cái ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”. Việc học tập không bao giờ là kết thúc. Bởi thế mà nhà bác học học Charles Robert Darwin từng khẳng định: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Nhưng muốn học tập một cách hiệu quả, chúng ta cần phải có tinh thần tự giác trong học tập.

Đầu tiên, tự giác trong học tập là tự mình thực hiện tốt công việc học tập mà không đợi ai nhắc nhở, khuyên bảo. Ngoài ra, tự giác trong học tập còn là luôn chủ động và sáng tạo trong học tập, tự mình tiếp nhận, nghiên cứu và hoàn thiện tri thức mà mình đã được học tập ở trường theo kế hoạch mà mình đã đặt ra.

Học tập là một quá trình dài, nó không chỉ kết thúc sau khi chúng ta không còn ngồi trên ghế nhà trường nữa. Chính vì vậy, ý thức tự giác học tập không chỉ cần có ở học sinh, mà còn ở mọi người còn đang muốn thành công.

Học tập mang lại cho học sinh rất nhiều lợi ích to lớn. Trước hết là nó cung cấp nguồn tri thức vô tận, kết nối bản thân và thế giới, giúp con người thành công trong cuộc sống. Không học tập thì không thể làm được điều gì lớn lao. Nhờ tự giác học tập mà con người có thể vượt xa những gì bắt buộc phải học. Con người vươn lên hiểu biết và kết nối mình với thế giới rộng lớn, tìm kiếm nhiều hơn những cơ hội để thành công.

Tri thức của nhân loại là mênh mông, con người không thể nào tiếp nhận hết. Nhưng thời gian học tập lại quá ngắn ngủi. Chính vì vậy nếu biết tự giác học tập, tự bồi dưỡng những kiến thức mình cần có thì sẽ đạt được sự tiến bộ và thành công hơn người khác được. Chính ý thức tự giác trong học tập là động lực thôi thúc con người làm việc để thành công.

Một người biết tự giác học tập chắc chắn sẽ luôn chủ động, tích cực trong mọi nhiệm vụ. Chủ động vượt qua khó khăn, đạt kết quả học tập tốt và luôn tràn đầy niềm tin tưởng. Bởi khi tự giác trong học tập ta sẽ chủ động tiếp cận và lựa chọn những tri thức cần thiết và phù hợp với bản thân. Việc tiếp nhận tri thức ấy cũng trở nên dễ dàng hơn. Càng có nhiều tri thức, con người càng tự tin và mạnh mẽ.

Học sinh có ý thức tự giác trong học tập sẽ luôn không ngừng tiến bộ. Giống như đại dương luôn được tiếp nước từ trăm nghìn dòng sông không bao giờ vơi cạn. Ngược lại nếu quá trình đó dừng lại, con người sẽ lạc hậu và bị phủ nhận trong cuộc sống này. Người có ý thức tự giác sẽ luôn được những người xung quanh (thầy cô, bạn bè) ngưỡng mộ. Họ trở thành tấm gương sáng để cho mọi người noi theo.

Vậy, học sinh cần làm gì để có được ý thức tự giác trong học tập? Trước hết cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Quyết liệt thực hiện ý thức tự giác trong học tập. Luôn đặt ra kế hoạch học tập cụ thể, đúng đắn và phù hợp với năng lực bản thân. Đồng thời kiên trì thực hiện kế hoạch học tập ấy đến cùng. Xác định rõ ràng mục đích trong học tập, năng động, sáng tạo hướng đến tương lai. Ở trên lớp, chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi bài đầy đủ. Tích cực suy nghĩ, thảo luận và phát biểu xây dựng bài. Phấn đấu hiểu và thuộc bài ngay trên lớp. Giúp đỡ bạn bè cùng nhau tiến bộ. Khi ở nhà: tích cực làm bài luyện tập, đọc sách, tự làm các bài thực hành, thực tế quan sát cuộc sống

Bên cạnh những học sinh có ý thức tự giác, vẫn còn không ít những trường hợp học sinh không có ý thức tự giác trong học tập. Họ lười biếng, trốn tránh việc học, kết quả học tập yếu kém khiến thầy cô lo lắng, cha mẹ buồn lòng. Những người như thế thật đáng chê trách. Hãy rèn luyện ý thức tự giác trong học tập là trách nhiệm của mỗi học sinh. Chỉ có tinh thần tự giác mới giúp học sinh học tập không biết mệt mỏi, hướng đến tương lai tươi sáng.

Cũng giống như câu tục ngữ: “Có chí thì nên” - hãy cố gắng nêu cao tinh thần tự giác của bản thân để có thể vươn tới thành công một cách nhanh nhất.

Nghị luận về tinh thần tự giác trong học tập - Mẫu 6

Ông cha ta có câu: “Người không học như ngọc không mài”. Quả vậy, việc học tập có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Đặc biệt nhất là ý thức tự giác học tập.

READ  Các chuyên đề ngữ văn 9-Nghị luận văn học ngữ văn 9

Đầu tiên, học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Có rất nhiều hình thức học tập như học ở trên lớp, học thêm, học từ thầy cô, học từ bạn bè… Còn Tự giác có nghĩa là tự mình nhận thức về trách nhiệm, tự mình làm những công việc cần làm mà không cần ai nhắc nhở. Như vậy tự giác học tập là tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất, tự mình xây dựng kế hoạch học tập, tự mình xác định mục đích học tập dựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô giáo.

Một học sinh có tinh thần tự giác học tập được biểu hiện cụ thể qua hành động. Học sinh có ý thức tự giác trong học tập lúc nào cũng chủ động trong nhiệm vụ học tập. Họ luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như: học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ… Người tự giác trong học tập luôn là người năng động, sáng tạo, tích cực trong công việc của tập thể. Người có tinh thần tự giác trong học tập còn có thể tự học - tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.

Có thể kể đến một tấm gương vô cùng tiêu biểu về tinh thần tự học. Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người đã tự mình học hỏi để rồi có được một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa các nước. Cũng như am hiểu thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga… Kế thừa tinh thần đó của Bác, trong xã hội hiện tại, có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tự mình học hỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có được kết quả cao trong học tập… Người luôn ý thức việc học không chỉ đối với học sinh, mà học tập là cả một quá trình suốt đời.

Cần phải có tinh thần tự giác trong học tập vì khối lượng kiến thức của nhân loại giống như một đại dương mênh mông vô tận. Mà những kiến thức học được ở trường lớp chỉ là một phần rất nhỏ của kho tàng tri thức nhân loại. Con người cũng chỉ học tập ở trường lớp cũng chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, chúng ta cần phải tận dụng tối đa khoảng thời gian đó, tự giác học tập để nâng cao tri thức, rút ngắn khoảng cách đến với thành công. Học tập không phải là con đường duy nhất, nhưng lại là con đường ngắn nhất. Bởi vậy, chúng ta cần biết tự giác học tập.

Một người biết tự giác trong học tập sẽ giúp bản thân trở thành một người chủ động, sáng tạo và càng ngày càng tiến bộ trên con đường học thức. Tư mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này. Khi biết tự giác học tập sẽ rèn luyện cho bản thân khả năng tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ và những phẩm chất tốt đẹp khác của con người. Nếu bạn luôn tự giác sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến và giúp đỡ. Bởi bạn chính là tấm gương để người khác noi theo.

Tôi - một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ luôn ý thức được trách nhiệm học tập của bản thân. Từ đó, tôi luôn cố gắng rèn luyện cho mình tinh thần tự giác trong học tập bằng cách xây dựng cho mình một kế hoạch tự học hiệu quả và nghiêm túc thực hiện.

Như vậy, tinh thần tự giác trong học tập có ý nghĩa rất lớn trong quá trình học tập của mỗi người. Hãy luôn ý thức để bản thân có được ý thức tự giác học tập. Chắc chắn con đường vươn tới thành công sẽ không còn xa xôi nữa.

Nghị luận về tinh thần tự giác trong học tập - Mẫu 7

Muốn thành công không có con đường nào khác ngoài con đường học tập. Vậy nên, ý thức tự giác trong học tập rất cần cho đời sống, nhất là đối với học sinh.

Ý thức trong học tập là biết tự giác và nhận thức rằng học tập là một điều tốt, có ích lợi cho cá nhân và xã hội. Nó thể hiện qua hành động và việc làm khi ta đang rỗi rảnh và khi đang có thời gian đáng ra ta phải nghỉ ngơi thì lại lấy bài ra để học, ôn lại sao cho thuộc bài.

[external_link offset=2]

So với thế hệ trước đây thì thái độ học tập của học sinh ngày nay đang dần trở nên yếu kém hơn. Điều đó được thể hiện qua lượng tri thức ta tiếp thu hằng ngày và sự chú ý nghe giảng bài của học sinh. Việc học sinh không tự giác làm bài trước khi đến lớp. Trong lớp học, học sinh không tập trung trong mà làm việc riêng như nói chuyện nhiều, ăn vụng, quay cóp, xem tài liệu, làm mất trật tự trường lớp. Đặc biệt, các vụ học sinh đánh nhau ngày càng gia tăng, nhiều em phải bị nhà trường buộc thôi học vì đánh nhau.

Nguyên nhân xuất phát từ việc xã hội ngày càng phát triển, có quá nhiều “cám dỗ” dành cho giới trẻ như game, các trạng mạng xã hội: Facebook, Twice, Messenger... đã ảnh hưởng ít nhiều đến năng lực và kết quả học tập của các học sinh ngày nay. Nhiều thầy và cô giáo không có đạo đức tốt, luôn la mắng, nói tục, chửi bới các em học sinh khi học sinh là không làm đúng theo ta muốn của mình. Hậu quả là kết quả học tập của các em ngày càng sa sút, việc học trở nên đáng sợ và các học sinh có cảm giác chán nản khi đến lớp.

Rất ít ai thành công mà bỏ bê việc học. Ta thường nghe người khác nói về thành thích của mình và tất cả đề nhờ học tập để đạt kết quả. Vậy nên muốn thành công thì từ bây giờ ta phải kiên trì học tập. Tự giác trong học tập giúp bạn chủ động, sáng tạo hơn và không ngừng tiến bộ trên con đường học thức. Ngoài ra, tự mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này. Đồng thời nó còn thể hiện tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ và những phẩm chất tốt đẹp khác của con người.

Mỗi người, đặc biệt là học sinh - những chủ nhân tương lai của đất cần cố gắng rèn luyện tinh thần tự giác trong học tập: “Học, học nữa, học mãi” (Lê-nin).

Nghị luận về tinh thần tự giác trong học tập - Mẫu 8

“Cái ta biết chỉ là giọt nước. Cái ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”. Tri thức là vô tận. Sự học sẽ không bao giờ kết thúc. Bởi thế mà nhà bác học học Charles Robert Darwin từng mạnh mẽ khẳng định: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Muốn thành công trong học tập không có cách nào tốt hơn là tự giác học tập, tự giác tìm tòi, khám phá và tiếp nhận. Tự giác trong học tập là cơ sở của mọi thành công sau này.

Tự giác trong học tập là tự mình thực hiện tốt công việc học tập mà không đợi ai nhắc nhở, khuyên bảo. Tự giác trong học tập còn là luôn chủ động và sáng tạo trong học tập, tự mình tiếp nhận, nghiên cứu và hoàn thiện tri thức mà mình đã được học tập ở trường theo kế hoạch mà mình đã đặt ra.

Không có gì quan trọng bằng việc học đối với con người. Học tập là một nhiệm vụ gian khó và dài lâu. Nó bắt đầu từ lúc chúng ta được sinh ra và chỉ kết thúc khi chúng ta rời khỏi cuộc sống này.

Học tập mang lại cho học sinh rất nhiều lợi ích to lớn. Trước hết là nó cung cấp nguồn tri thức vô tận, kết nối bản thân và thế giới, giúp con người thành công trong cuộc sống. Không học tập thì không thể làm được điều gì lớn lao. Nhờ tự giác học tập mà con người có thể vượt xa những gì bắt buộc phải học. Con người vươn lên hiểu biết và kết nối mình với thế giới rộng lớn, tìm kiếm nhiều hơn những cơ hội để thành công.

Muốn chiếm lĩnh được tri thức, tự rèn luyện, tự trưởng thành thì con người phải học tập. Tri thức thì vô tận còn sự tồn tại của con người thì ngắn ngủi. Chúng ta không bao giờ có thể học hết được những gì có trong cuộc sống này. Trong khi, mỗi con người đều cần có rất nhiều kiến thức để sống và làm việc thành công còn những gì được giảng dạy ở trường học là quá ít ỏi. Nếu không biết tự giác học tập, tự bồi dưỡng những kiến thức mình cần có thì không thể tiến bộ và thành công hơn người khác được. Chính ý thức tự giác trong học tập là động lực thôi thúc con người làm việc để thành công

Người tự giác học tập sẽ luôn chủ động, tích cực trong mọi nhiệm vụ học tập. Chủ động vượt qua khó khăn, đạt kết quả học tập tốt và luôn tràn đầy niềm tin tưởng. Bởi khi tự giác trong học tập ta sẽ chủ động tiếp cận và lựa chọn những tri thức cần thiết và phù hợp với bản thân. Cái gì phù hợp đều khiến ta thích thú. Việc tiếp nhận tri thức ấy cũng trở nên dễ dàng hơn. Càng có nhiều tri thức, con người càng tự tin và mạnh mẽ. Đúng như Lênin đã nói: “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức, người đó có sức mạnh”.

Học sinh có ý thức tự giác trong học tập sẽ luôn không ngừng tiến bộ. Người xưa từng nói rằng việc học cũng giống như con thuyền đi trên nước, không tiến lên tất sẽ lùi lại. Học tập mọi lúc, mọi nơi giúp ta không ngừng tích lũy tri thức. Như đại dương luôn được tiếp nước từ trăm nghìn dòng sông không bao giờ vơi cạn. tri thức con người cũng cần bồi đắp từng ngày để không ngừng nhiều thêm. Nếu quá trình ấy dùng lại, con người sẽ lạc hậu và bị phủ nhận trong cuộc sống này.

Người Nga thường nói: “Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người”. Người có ý thức tự giác trong học tập luôn được bạn bè tin tưởng, thầy cô yêu mến, ba mẹ vui lòng. Bởi tự giác trong học tập ta sẽ luôn đạt được thành tích tốt đẹp. Bản thân ta trở thành tấm gương sáng cho bạn bè noi theo. Mỗi thành tích của học sinh là kết quả giáo dục từ thầy cô và cha mẹ. Và đó cũng là kết tinh những giá trị tích cực, vững bền của cả xã hội.

READ  Nghị luận về lòng dũng cảm (15 mẫu)

Trước hết là có ý thức phấn đấu trong học tập và học tập tự giác. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Quyết liệt thực hiện ý thức tự giác trong học tập. Luôn đặt ra kế hoạch học tập cụ thể, đúng đắn và phù hợp với năng lực bản thân. Đồng thời kiên trì thực hiện kế hoạch học tập ấy đến cùng. Xác định rõ ràng mục đích trong học tập, năng động, sáng tạo hướng đến tương lai.

Ở trên lớp, chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi bài đầy đủ. Tích cực suy nghĩ, thảo luận và phát biểu xây dựng bài. Phấn đấu hiểu và thuộc bài ngay trên lớp. Giúp đỡ bạn bè cùng nhau tiến bộ. Khi ở nhà: tích cực làm bài luyện tập, đọc sách, tự làm các bài thực hành, thực tế quan sát cuộc sống.

Bên cạnh những học sinh có ý thức tự giác trong học tập, họ không ngừng tiến bộ, đạt thành tích cao trở thành niềm tự hào của bạn bè, thầy cô và cha mẹ, vẫn còn có nhiều học sinh không có ý thức tự giác trong học tập. Họ lười biếng, trốn tránh việc học, kết quả học tập yếu kém khiến thầy cô lo lắng, cha mẹ buồn lòng. Những người như thế thật đáng chê trách.

Rèn luyện ý thức tự giác trong học tập là trách nhiệm của mỗi học sinh. Chỉ có tinh thần tự giác mới giúp học sinh học tập không biết mệt mỏi, hướng đến tương lai tươi sáng.

Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Việc học tuy khó khăn nhưng nếu kiên trì và tự giác trong học tập, nhất định đạt đến thành công.

Nghị luận về tinh thần tự giác trong học tập - Mẫu 9

Học tập là một nhiệm vụ gian nan và dài lâu. Nếu không tự giác học tập, không có ý chí vững vàng, chúng ta sẽ bỏ dở giữa chừng. Bởi thế, nếu lười biếng trong học tập nhất định chúng ta sẽ thất bại, trở thành người tầm thường trong cuộc sống.

Tự giác có nghĩa là tự mình nhận thức về trách nhiệm, tự mình làm những công việc cần làm mà không cần ai nhắc nhở. Tự giác trong học tập là tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất, tự mình xây dựng kế hoạch học tập, tự mình xác định mục đích học tập dựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô giáo.

Học sinh có ý thức tự giác trong học tập lúc nào cũng chủ động trong nhiệm vụ học tập. Họ luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như: học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ. Người tự giác trong học tập luôn là người năng động, sáng tạo, tích cực trong công việc của tập thể.

Kiến thức được học ở trường lớp chỉ là một phần rất nhỏ của kho tàng tri thức nhân loại. Đó là những kiến thức căn bản, cần thiết cho sự tồn tại của con người, giúp con người có thể hòa hợp với cuộc sống và tìm kiếm thành công ở một mức độ nhất định. Quá trình học tập của con người ở trường lớp cũng chỉ diễn ra một giai đoạn trong đời người. Nghĩa là, con người cần phải tự mình nỗ lực để tiếp nhận và chiếm lĩnh nhiều hơn nữa tri thức, kéo dài lâu hơn nữa quá trình học tập, làm tăng lên cơ hội thành công trong cuộc sống. Và không có cái gì khác có thể giúp con người thực hiện được điều đó tốt nhất ngoài ý thức tự giác học tập.

Học hành là nhiệm vụ gian khó. Việc tiếp thu kiến thức và nắm vững kiến thức không phải là dễ dàng. Học tập còn là một hoạt động tự nguyện. Quá trình học tập có mang lại thành quả gì hay không là chính do sự nỗ lực ở mỗi con người. Không phải tri thức nào cũng cần thiết và hữu ích cho tất cả mọi người. Hãy luôn sống có mục đích, có lý tưởng, hoài bão lớn lao. Bằng việc học, hãy bồi đắp và biến ước mơ thành hiện thực. Bởi thế, không có lí do gì để ta phải dựa dẫm hay phụ thuộc vào những gì mà ta không cần. Điều quan trọng là phải luôn biết tự giác học tập, tự lựa chọn tri thức nâng cao cần thiết và phù hợp với bản thân.

Không ai chịu trách nhiệm về cuộc đời của bạn ngoài chính bạn. bạn sẽ thành công hay thất bại ở tương lai là chính do cách bạn chuẩn bị ở ngày hôm nay. Hãy biết rằng “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức người đó có sức mạnh” (Lê-nin). Và tri thức chỉ thực sự phát huy sức mạnh chỉ khi bạn kết nối chúng với nhau ở mức độ đủ lớn để thực hiện sức mạnh của nó. Tự giác trong học tập giúp bạn chủ động, sáng tạo hơn và không ngừng tiến bộ trên con đường học thức.

Cha mẹ, thầy cô và những người có trách nhiệm với bạn ngoài việc giáo dục bạn còn phải lo bao nhiêu công việc khác. Không ai có thể ở bên cạnh để nhắc nhở bạn học tập mọi lúc mọi nơi. Tự mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này.

Tự giác trong học tập còn thể hiện tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ và những phẩm chất tốt đẹp khác của con người. Có thể thấy rằng kiến thức sẽ làm đẹp con người. Từ sự tự giác của bản thân làm nảy nở và kiện toàn hầu hết các phẩm chất cao quý khác có ở con người. Càng học tập bạn càng nhận rõ đúng sai, phải trái, càng nhận rõ trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội và đất nước. Từ đó, không ngại ngần đem sức mình xây dựng sự nghiệp, đóng góp phát triển cuộc sống chung của con người.

Tự giác trong học tập, bạn sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến và giúp đỡ. Bởi chính ý thức tự giác của bạn sẽ trở thành động lực để người khác noi theo. Người khác sẽ luôn đặt niềm tin tưởng vào bạn, xem bạn là chỗ dựa vững chắc, là cơ sở của thành công.

Đối với học sinh, đầu tiên chúng ta cần phải có ý thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò của việc học đối với cuộc sống con người. Không được đi học là thiệt thòi lớn của con người. Nhưng có cơ hội để học tập mà không chịu học tập đến nơi đến chốn là phụ lòng biết bao nhiêu người. Đi học mà than khổ là chưa biết quý trọng tri thức, chưa có tinh thần tự giác. Phải biết rằng nỗi khổ nhọc trong việc học chỉ là tạm thời, nỗi khổ đau vì không chịu học sẽ là mãi mãi. Tiếp đến là thực hiện việc học một cách nghiêm túc và hiệu quả. Luôn đi học đúng giờ, mỗi ngày đến lớp là một ngày vui. Luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở. Không những thế, phải năng động, sáng tạo, khám phá không ngừng để làm tăng lên vốn hiểu biết của mình. Hãy xây dựng cho bạn một kế hoạch học tập phù hợp và tham khảo ý kiến người lớn về kế hoạch ấy. Bởi học tập mà không có một kế hoạch cụ thể giống như việc bạn đi vào khu rừng mà không có la bàn chỉ hướng. Bạn sẽ mau chóng lạc vào khu rừng tri thức, không biết nên học cái gì và học như thế nào. Việc mất mục tiêu định hướng trong học tập còn nguy hại hơn là không học tập. Nó sẽ khiến ta mất nhiều sức lực mà chẳng thu về lợi ích nào. Luôn rèn luyện và bồi dưỡng ước mơ, khát vọng, sống có lý tưởng, hoài bão lớn lao, gắn mình với gia đình, xã hội và đất nước. Bạn nên nhớ rằng việc học không chỉ cho tương lai của chính bạn mà còn học vì gia đình bạn, đất nước bạn. Khát vọng như con tàu đưa bạn đến mọi nơi trên trái đất này. Ngoài ra cần phải biết vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo - những người đã chăm lo và đồng hành cùng ta học tập biết bao ngày tháng. Lắng nghe những lời dạy bảo quý báu để trưởng thành, làm người tốt đẹp, hữu ích trong cuộc sống. Chỉ khi trở thành người hữu ích, trở thành người thành công, bạn mới thực sự cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc đời này, cảm thấy những nỗ lực của bạn trong học tập là không hề uổng phí. Tiếp đến học sinh cần luôn thực hiện tốt nhất trách nhiệm của mình đối với trường học, lớp học. Hãy giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ bởi bạn bè là người cùng bạn đi hết quãng đời học sinh và tiếp tục gặp gỡ trong cuộc sống. Bạn cũng có thể học tập từ bạn bè những điều hay mà bản thân bạn có thể chưa biết.

Chúng ta đã từng thấy có rất nhiều người biết tự giác trong học tập và thành công trong cuộc sống. Họ trở thành tấm gương sáng ngời để mọi người tự hào, học tập và noi theo. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người không có ý thức tự giác trong học tập. Họ đến lớp chỉ vì bị gia đình ép buộc. Họ học đối phó, chán nản, không chịu tiếp nhận bài học và không thực hiện các yêu cầu luyện tập của thầy cô. Ở nhà, họ chỉ biết vui chơi, ít khi quan tâm đến sách vở, không lắng nghe lời khuyên bảo của người lớn. họ xem thường việc học, xem thường tri thức, sống ích kỉ, không có ước mơ, khát vọng. Bởi thế mà, kết quả học tập thường yếu kém. Những người như thế thật đáng chê trách.

Người xưa từng khuyên: “Nhỏ mà không lo học tập, lớn lên chẳng làm được điều gì lớn lao”. Không những không làm được gì lớn lao mà cả bản thân cũng chẳng lo được. Bởi thế, ngay từ hôm nay, mỗi học sinh phải biết tự giác học tập, nỗ lực không ngừng để trưởng thành hơn.[external_footer]

See more articles in the category: Nghị luận

Leave a Reply