Nghị luận về việc giữ chữ tín trong cuộc sống

Or you want a quick look:

[Văn nghị luận 9] Những bài văn nghị luận hay bàn về việc giữ tín trong cuộc sống, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giữ chữ tín, giữ lời hứa với mọi người xung quanh.

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ chữ tín trong cuộc sống.

[external_link_head]

***

Sống biết giữ chữ tín nhất định sẽ thành công

Con người sống thành công không thể không biết giữ chữ tín. Đối với người xưa, “tín” là một trong năm đức tính cần phải có để cấu thành một nhân cách hoàn chỉnh. Những đức tính ấy được cụ thể hóa thành: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Trong thời đại coi trọng chữ tín, lời nói là phải có sự tin tưởng tuyệt đối. Một khi chữ tín không được tôn trọng, mọi gía trị của con người cũng bị phủ nhận, không còn ý nghĩa gì nữa.

Tín là một trong những phẩm chất quan trọng trong Nho giáo. Tín có nghĩa là niềm tin, là giữ điều hẹn ước, làm đúng theo lời nói, cư xử đáng tin cậy. Biết giữ chữ tín là coi tọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng.

Khổng Tử nói: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã”. Có nghĩa là người mà không giữ chữ tín thì không biết có thể thành người được không? Chữ tín cũng quan trọng giống như sinh mệnh thứ hai của con người. Người có đức tín thì lời nói của người ấy phù hợp với hành vi, nói sao làm vậy, để tạo niềm tin nơi người khác. Trong Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, đức Tín tuy đứng ở hàng thứ năm nhưng lại rất quan trọng bởi vì hỗ trợ cho cả bốn đức trên. Đức tín là mấu chốt cho mọi người tín nhiệm vào. Người không có đức tín (không tạo được niềm tin) cũng thành người vô dụng.

Con người nếu không biết giữ chữ tín thì sẽ không có nhân nghĩa. Sống không biết giữ chữ tín làm con người sẽ đề phòng lẫn nhau, dẫn đến việc coi nhau như kẻ địch, quan hệ giữa người với người sẽ trở nên căng thẳng. Biết giữ chữ tín là bắc cầu nối giữa con người với con người, là nền tảng, cơ sở để con người sống chân thành với nhau.

Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy tiền nhiệm của người khác đối với mình đoàn kết dễ dàng hợp tác. Chính niềm tin tưởng sẽ tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Tinh thần đoàn kết, tin cậy, tín nhiệm để dễ dàng hợp tác hơn trong công việc. Những công việc được diễn biến suôn sẻ hơn. Chứ tín chính là tài sản vô giá trong sự hợp tác giữa các công ty.

Sống biết giữ chữ tín là sống đúng với đạo lí làm người, đứng với truyền thống dân tộc với rất coi trọng và đề cao đức tín của con người để hướng đến xây dựng một xã hội bằng niềm tin hài hòa.

Người sống biết giữa chữ tín luôn được người khác tin tưởng, yêu thương và kính trọng. Họ thường trở thành chỗ dựa vững chắc cho người khác. Họ luôn nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.

Không có gì khiến người ta tin tưởng bằng việc giữ chữ tín. Mọi văn tự có thể sẽ là vô nghĩa nếu con người bỏ chữ tín, không thực hiện nó.

Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi chúng ta cần phải thực hiện tốt chức trách và trách nhiệm của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong các mối quan hệ với mọi người (nói và làm luôn luôn phải song hành cùng nhau).

Giữ lời hứa chỉ là một trong những biểu hiện rõ nhất mà ai cũng có thể nhận thấy được của giữ chữ tín. Bản chất, giữ chữ tín không chỉ là giữ lời hứa mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa (chất lượng, hiệu quả và sự tin cậy của mọi người…) trong công việc, quan hệ xã hội và quan hệ hợp tác kinh doanh.

Không bao giờ thất hứa hay hứa suông, hứa mà không làm. Nói phải đi đôi với làm. Dù trong hoàn cảnh nào cũng biết tôn trọng và thực hiện đức tín, không phản bội lại niềm tin tưởng của người khác. Không vì lợi ích cá nhân mà sống lừa dối, giả tạo.

Trong cuộc sống, vẫn còn nhiều người không coi trọng chữ tín. Họ sống ích kỉ, giả dối,lợi dụng lòng tin của người khác để trốn tránh trách nhiệm hoặc thu lợi về mình. Lúc nào họ cũng sẵn sàng lừa lọc, làm những việc đáng khinh mà không biết xấu hổ.. Những kẻ như thế thật đáng bị lên án và trừng trị.

READ  Viết Văn Bản Nghị Luận Về Bao Bì Ni Lông Và Cách Giải Quyết, Suy Nghĩ Về Việc Sử Dụng Bao Bì Ni Lông

Sống phải biết giữ chữ tín. Biết giữ chữ tín là sống đúng với đọa lí làm người, là chiếc chìa khóa mở rộng cánh của đi đến thành công.

Đừng bao giờ hứa hẹn nhiều hơn những gì bạn có thể thực hiện được. hãy sống chân thành, coi trọng chữ tín, yêu thương và tôn trọng con người. Chỉ có sự chân thật mới giúp con người tin tưởng và mạnh mẽ hơn, gắn kết con người lại với nhau tạo nên một xã hội hiền hòa, công bằng và văn minh.

[external_link offset=1]

Tầm quan trọng của việc giữ chữ tín trong cuộc sống

Sự giả dối luôn mang lại những tổn hại to lớn đối với cuộc sống. Một khi niềm tin vơi cạn thì mọi lời nói hay, mọi hành động tốt đẹp cũng trở thành vô nghĩa.người xưa rất coi trọng chữ tín trong đời sống của mình. Nó được xem là một trong năm đức tình (nhân – lễ – nghĩa – trí – tín) cần có ở mỗi con người.

Khổng Tử, một người thầy vĩ đại đã từng nói: “Vô tín nhi bất lập” (người không có chữ tín không thể có chỗ đứng ở trên đời). Quả thực, biết giữ chữ tín là việc vô cùng quan trọng đối với sự thành công của mỗi con người. Có người xem chữ tín là phẩm chất hàng đầu, cần phải có trước tiên, nó cũng quan trọng như sinh mệnh của mỗi con người.

Tín có nghĩa là chữ tín, là sự tin tưởng, lòng tin tưởng vững chắc vào một cái gì đó. Tín có nghĩa là sự tin cậy lẫn nhau, không thất hứa, luôn thực hiện đúng những gì mình đã hứa.

Người biết giữ chữ tín luôn biết trọng lễ nghĩa, thực hiện nghiêm khắc những gì mình đã hứa, dám chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm và luôn khiến người khác hài lòng, tin tưởng.

Sống biết giữ chữ tín là sống đúng với đạo lí truyền thống của dân tộc ta. Đó là một phẩm chát tốt đẹp được gìn giữ và trân trọng qua biết bao thế hệ và ngày càn được tỏa sáng hơn.

Cuộc sống rất cần có chữ tín. Ai cũng biết trọng danh dự, luôn giữ chữ tín trong công việc và trong lời nói thì xã hội sẽ ổn định, cái xấu, cái ác bị loại bỏ, niềm tin tưởng tăng lên. Chữ tín gắn kết con người lại với nhau cùng hướng đến những lợi ích tốt đẹp nhất.

Sống và làm việc có uy tín sẽ khiến người khác vô cùng tin tưởng, phấn đấu cùng ta làm việc và hướng đến kết quả tốt đẹp nhất. Nếu không biết giữ chữ tín, không những công việc bị đổ vỡ mà tình người cũng mất theo. Mọi lợi ích bắt đầu từ sự tin tưởng lẫn nhau.

Sống biết giữ chữ tín thể hiện một nhân cách cao cả, một lối sống trọng tình trọng nghĩa. Đó cũng là cách sống mà biết bao con người đã lựa chọn để có thể thành công trong cuộc sống này.

Lòng tin bắt nguồn từ một xã hội hướng đến cái thiện mà ở đó chữ tín phải trở thành kim chỉ nam trong các quan hệ ứng xử ở mọi lĩnh vực. Có lòng tin là có tất cả, mất lòng tin thì có khi trắng tay vì chẳng mấy ai còn muốn đến với ta.

Người không biết trọng chữ tín, luôn ích kỉ, vụ lợi cá nhân sẽ không được người khác tin tưởng, yêu thương và giúp đỡ. Họ thường bị mọi người chê trách và xa lánh dẫn đến thất bại trong cuộc sống. Những người như thế thật đáng chê trách.

Muốn giữ gìn và phát huy chữ tín trong công việc và trong đời sống, trước hết là phải sống chân thực, ngay thẳng. Bởi khi sống trung thực và ngay thẳng ta mới biết coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình. Cuộc sống muốn nhận về lòng tin thì phải cho đi lòng tin. Ta tin tưởng ở mọi người tất sẽ được mọi người tin tưởng. Lòng tin tưởng không thể đánh đổi bằng tiền bạc. Nó chỉ có được khi ta tin vào chính nó mà thôi.

Sống phải biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau. Chính lười hứa gây được ở người ta sự tin tưởng. Nhưng người ta chỉ thật sự tin tưởng khi lời hứa đó được thực hiện. Bởi thế, đừng bao giwof thất hứu và đừng hứu nếu mình khồng làm được. Lời một khi nói ra thì có trời đất chứng giám, cho nên, đừng vì tùy hứng mà lỡ thất tín với người khác. Chúng ta cần phải noi gương người xưa, coi trọng chữ tín, như thế mới có thể khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn. Dành được niềm tin của người khác đã khó nhưng giữ được niềm tin ấy còn khó hơn nhiều lần.

READ  Nghị luận về quyền trẻ em

Khổng Tử từng dạy: “Ở nhà phải hiếu thuận với cha mẹ, ra ngoài tôn kính người hơn tuổi, cẩn thận giữ điều tín, gần gũi thân cận với người nhân đức, được như vậy mà còn dư sức thì học tập tri thức nữa”. Điều tín là phẩm chất mà người hết sức giữ gìn. Sống không có chữ tín thì sự tồn tại cũng trở nên vô nghĩa, dẫu có cố gắng cũng chẳng làm được điều gì lớn lao.

Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, biết giữ đúng lời hứa và luôn đúng hẹn. Thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình là đã biết giữ chữ tín đối với mọi người. Nếu làm được nhiều điều tốt đẹp hơn trách nhiệm của mình thì chữ tín ấy càng được khẳng định.

trong cuộc sống, có nhiều người không coi trọng chữ tín. Họ thường nói nhiều, hứa hẹn nhiều nhưng không thực hiện. Họ sống bằng cuộc đời lừa dối, lợi dụng lòng tin của mọi người để mưu lợi cho bản thân, không xem trọng tình nghĩa. Họ chà đạp lên nhân cách, nhân phẩm và lòng tự trọng của người khác. Bởi thế, họ thường mọi người khinh ghét, xa lánh. Những người như thế thật đáng chê trách.

Trên đời này có gì cao quý bằng chữ tín. Nó là sợi chỉ kết nối con người lại với nhau, tin tưởng lẫn nhau cùng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tín nghĩa là một nhân cách đáng quý của con người mà chúng ta có dùng tiền cũng không mua được. Đường đường chính chính làm người thì nên làm việc một cách rõ ràng rành mạch. Đừng bao giờ để người khác mất lòng tin vào ta hay hoài nghi ở ta điều gì. Bởi khi người khác tin ta, đó chính là giá trị của ta trong lòng người đó.

Người xưa nói: “Thất tín là thất bại lớn nhất của đời người”. Bởi khi không còn chữ tín thì niềm tin cũng mất, tình cảm cũng tiêu tan, không còn có điều gì tốt đẹp còn tồn tại nữa trong mối quan hệ giữ người và người. Lúc đó chỉ còn là sự hoài nghi, thù ghét lẫn nhau mà thôi.

» Tham khảo thêm: Nghị luận về việc giữ lời hứa trong cuộc sống

Một số mẩu chuyện về sống giữ chữ tín

Mẩu chuyện thứ nhất: Câu chuyện về bó rau

"Ăn rau không chú ơi, ăn hộ mớ rau đi" - Một giọng khàn khàn, run run của một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã đàn ông, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy. Gã liếc xuống nhìn xuống những mớ rau rồi đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Rồi phóng xe nhanh. Hắn nghĩ, mình thương người thì ai thương mình. Tiếng vọng của bà cụ vẫn con đó.

Lại có một cô gái nghe bà cụ mời mua rau. Rau như thế thì heo cũng không thèm ăn, nói chi người. Tiếng chát chua phát ra từ miệng cô.

Rồi có một người đàn ông khác đi đến, nghe thấy thế, liền hỏi giá bán rau, và mua hết số rau của bà già, nhưng cũng không quên dặn rằng: cho tôi gửi, khi về sẽ ghé lấy.

Ít hôm sau, người đàn ông ghé lại chỗ bà cụ bán rau, thì người ta đang bàn tán về bà.

Anh hỏi có chuyện gì vậy, bà cụ bán rau đâu rồi?

Họ trả lời: Tội nghiệp bà cụ, già cả rồi, vậy mà hôm nọ có người mua rau rồi gửi lại, bà cố ngồi chờ để chủ đến lấy rau nhưng chẳng thấy họ đâu cả. Hôm đó trời trời lại mưa dữ dội suốt ngày, bà cụ cứ ngồi chờ đợi hoài trong giá rét. Vì lạnh quá bà già chịu không nổi, nên ngã bệnh và đã qua đời...

Câu truyện trên thật cảm thương về hoàn cảnh nghèo của bà. Đáng lẽ bà được nghỉ ngơi bồi dưỡng, sống trong cảnh an nhàn thư thái của tuổi già, cùng vui với con cái cháu chắt.

Câu truyện trên thật cảm kích về hành động của bà khi mời khách, chờ khách. Dù già, dù nghèo, dù mưa gió, nhưng không vì thế mà bà thất hứa, nuốt lời. Bà muốn được người khác tôn trọng, nên bà đã giữ lòng tự trọng. Và bằng mọi cách để giữ chữ tín.

Mẩu chuyện 2: Nai biết trọng chữ tín

[external_link offset=2]

Trong một khu rừng thẳm trên núi cao có một bầy nai cùng nhau chung sống, con số lên tới cũng cả trăm. Chúng đi theo những cánh đồng xanh mơn mởn, vừa ăn vừa đùa giỡn, chẳng mấy chốc tiến dần đến chốn thị thành có người ở.

READ  Phân tích Bài ca ngất ngưởng

Hôm ấy, nhà vua dẫn đầu một đoàn tùy tùng ra khỏi thành hướng về phía thôn dã săn bắn. Người ngựa khắp nơi, đoàn nai kinh hãi chạy tán loạn. Có một con nai đang mang thai bị bỏ lạc lại phía sau, không cách nào chạy kịp theo các bạn. Vừa đói lại vừa mệt, nó sinh hạ được hai con nai con.

Nai mẹ đem hai con nai con dấu vào một nơi kín đáo rồi vội vàng nghĩ tới chuyện kiếm ăn. Vì trong lòng đang khủng hoảng, nó bất cẩn sa xuống hố. Lo lắng cho hai đứa con, nai mẹ sốt ruột tìm đủ cách thoát ra khỏi hố nhưng không thoát được, nó bèn kêu khóc thảm thiết. Thợ săn nghe tiếng khóc, chạy đến xem thấy một con nai lớn, vui mừng vô cùng tính đem nai ra giết. Nai mẹ quỳ xuống, khấu đầu van xin, dáng điệu như muốn nói:

- Tôi vừa mới sinh được hai con nai con, lâu lắm rồi chưa có gì vào bụng, xin các ông làm phúc thả cho tôi ra một lúc thôi, để tôi về thăm các con và chỉ cho chúng nó chỗ nào có nước có cỏ, cho chúng nó có thể tự kiếm sống một mình, rồi sau đó trở lại chịu chết. Tôi thề không sai lời hẹn ước.

Thợ săn thấy nai mẹ quỳ xuống với dáng điệu van nài như thế, vừa kinh dị vừa quái lạ, bèn nói:

- Làm người trong đời ai cũng tham sống sợ chết, huống chi mi là loài thú vật! Bây giờ mi đã đến tay ta, ta bắt được mi rồi, làm gì có chuyện thả mi ra?

Họ không hề có ý định thả nai mẹ về. Nai mẹ khóc nước mắt ướt cả mặt, liên tục khấu đầu cầu khẩn như muốn nói:

- Mạng sống của tôi hiện thời đang nằm trong tay các ông. Tôi không hề tiếc chút thân tàn này, chỉ thương xót hai đứa con thơ dại. Nếu các ông bằng lòng thả cho tôi về thì hai đứa con của tôi mới còn sống sót được, bằng không chúng nó chỉ còn có nước chết mà thôi!

Thợ săn thấy nai mẹ van nài với những tình cảm không khác gì loài người, họ không thể nào không cảm động nên cuối cùng thả cho nai mẹ ra đi.

Nai mẹ chạy về chỗ dấu mấy đứa con, vừa buồn vừa vui, chỉ cho chúng nói biết ở đâu có nước uống và ở đâu có cỏ ăn, xong rơi lệ mà nói:

- Lúc nãy mẹ ra ngoài, không cẩn thận nên bị rơi vào tay thợ săn, chút xíu nữa thì không về gặp các con được. Vì mẹ lo nghĩ cho các con nên xin họ thả cho ra trong chốc lát để về thăm các con. Các con thật là bất hạnh đáng thương! Từ nay các con sẽ không có mẹ săn sóc nữa. Mẹ hy vọng các con sẽ sống sung sướng sau này.

Nai mẹ nói tới đây, bỏ các con ở lại mà đi. Hai con nai con thấy mẹ đi rồi trở về, mừng rỡ vô cùng, bây giờ lại nghe mẹ nói sẽ đi nữa, bèn theo bén gót, vừa đi vừa kêu khóc. Nai mẹ quay đầu lại nói:

- Các con không thể nào theo mẹ được, nếu không mẹ con chúng ta sẽ bị giết hại cả nhà! Mẹ được về thăm các con một lúc như thế, có chết cũng cam lòng! Chúng ta nghiệp chướng sâu dày nên sinh ra làm súc sinh, nay còn gặp thảm trạng bị bắt bị giết. Mẹ chết đi rồi, mong các con lập nguyện vững chải là không bao giờ tái sinh làm thú vật nữa!

Nhưng nai con nào có nghe lời nai mẹ, nhất định theo mẹ cho đến chỗ có cái hố. Thợ săn thấy nai mẹ về, theo sau có hai chú nai con, trong lòng lại càng thấy bất nhẫn nên thả cho mấy mẹ con nhà nai về hết.

Họ bèn đem chuyện này lên tâu với nhà vua. Nhà vua cũng thấy loài nai mà biết trọng chữ tín còn hơn loài người, bèn hạ lệnh cấm săn bắn nai, cho nên từ đó bầy nai mới gọi bạn kết lũ mà sống tự do, đi lại chơi đùa tự tại trên những cánh đồng cỏ.

--------------------------------------------------------------------

Các bạn vừa tham khảo một số bài văn nghị luận bàn về việc giữ chữ tín trong cuộc sống kèm theo những mẩu chuyện hay và ý nghĩa về giữ chữ tín. Dựa trên việc tham khảo các bài văn mẫu, các bạn có thể mở rộng được tư duy về vấn đề cũng như có được nguồn ý tưởng, dẫn chứng phong phú bổ sung cho bài viết của mình được hay hơn. Chúc các bạn làm bài tốt !

Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn / Đọc Tài Liệu

Nghị luận về việc giữ chữ tín trong cuộc sống

Tâm Phương (Tổng hợp)[external_footer]

See more articles in the category: Nghị luận