Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt (20 mẫu) |Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: I. Dàn ý Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Dẫn chứng về thói quen tốt
  • Viết đoạn văn nghị luận về thói quen tốt
  • Thức trạng của thói quen xấu
  • Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn luận về thói quen xấu
  • Dàn ý nghị luận về thói quen xấu
  • Dàn ý viết đoạn văn nghị luận về một thói quen tốt đẹp của người việt nam
  • Ý nghĩa của thói quen tốt
  • Dẫn chứng về thói quen xấu
 
Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt

Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt

Traloitructuyen.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt

Dàn ý Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: thói quen xấu và thói quen tốt.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thói quen xấu: những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của con người. Thói quen xấu lâu dần ảnh hưởng đến tính cách, khiến người có nhiều thói quen xấu ngày càng phát triển theo hướng tiêu cực.

Thói quen tốt: những hành động, việc làm mang tính tích cực đến sức khỏe, lối sống, tri thức của con người. Mỗi người cần rèn luyện cho bản thân những thói quen tốt dù là nhỏ nhất để giúp bản thân mình phát triển theo hướng tích cực hơn.

→ Mỗi con người cần rèn luyện cho bản thân mình những thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu ra khỏi cuộc sống, xã hội.

b. Phân tích

- Biểu hiện và ý nghĩa của thói quen tốt:

Biểu hiện của thói quen tốt: ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc, sống ngăn nắp, gọn gàng, sống và làm việc theo thời gian biểu, sắp xếp công việc của mình một cách hợp lí.

Ý nghĩa của thói quen tốt: người sống với những thói quen tốt sẽ hình thành tính kỉ luật, sự ngăn nắp, cuộc sống luôn sạch đẹp, hạn chế được những mệt mỏi, lo toan.

- Biểu hiện và tác hại của thói quen xấu:

Biểu hiện của thói quen xấu: ăn uống linh tinh, ngủ không đủ giấc, đồ đạc bừa bãi, vứt đồ tuy tiện, sống và làm việc theo cảm hứng, không có sự sắp xếp cuộc sống, uống rượu, hút thuốc,…

Tác hại của thói quen xấu: thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, bên cạnh đó, nó làm hình ảnh của ta xấu dần đi trong mắt người khác, lâu dần dẫn đến sa sút bản thân,…

c. Liên hệ bản thân

Để rèn luyện được thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu, trước hết mỗi người cần lên cho bản thân mình một thời gian biểu hợp lí, rèn luyện cho bản thân mình những lối sống lành mạnh, tích cực, cố gắng, trau dồi, phát triển bản thân mình theo chiều hướng tích cực.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: thói quen xấu và thói quen tốt; đồng thời liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: thói quen xấu và thói quen tốt. (Học sinh hình thành mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Thói quen xấu: những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, lối sống của con người như: thức khuya, ăn uống không đúng giờ, hút thuốc,…

Thói quen tốt: những hành động, việc làm mang tính tích cực đến sức khỏe, lối sống, tri thức của con người dù là nhỏ nhất như: dậy sớm, tập thể dục, đọc sách,…

→ Mỗi con người cần rèn luyện cho bản thân mình những thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu ra khỏi cuộc sống, xã hội.

b. Phân tích

Khi con người từ bỏ được những thói quen xấu và tập sống theo những thói quen tốt, chúng ta sẽ khiến bản thân mình tốt hơn, trước hết là trong suy nghĩ, rồi đến sức khỏe và cả tri thức cũng được trau dồi.

Mỗi con người khi rèn luyện cho bản thân mình thói quen tốt dù là nhỏ nhoi cũng góp phần khiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Thói quen xấu làm cho bản thân mỗi người phát triển theo hướng tiêu cực, lâu dần trở thành người xấu, gây nên nhiều tệ nạn cho xã hội.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng những con người sống với thói quen tốt và giúp ích cho xã hội làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, được nhiều người biết đến.

d. Mở rộng

Để rèn luyện được thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu, trước hết mỗi người cần lên cho bản thân mình một thời gian biểu hợp lí, rèn luyện cho bản thân mình những lối sống lành mạnh, tích cực, cố gắng phát triển bản thân mình theo chiều hướng tích cực.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (thói quen xấu và thói quen tốt) và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt

Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 1

Muốn trở thành người có nhân cách tốt đẹp và thành công trong cuộc sống, con người phải rèn luyện được những thói quen tốt, loại bỏ được những thói quen xấu. Nhất là đối với học sinh ngày nay, việc rèn luyện thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu là hết sức quan trọng, hết sức cần thiết.

Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau. Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt. Qua thói quen có thể thấy được cá tính, văn hóa, hoàn cảnh,… của con người.

Thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích nhưng lại khó hình thành hơn thói quen xấu. Con người cần ý thức thật rõ những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu để có phương hướng cụ thể rèn luyện bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn.

Có thể nhìn thấy rất rõ, đã số học sinh ngày nay đều có những thói quen tốt hết sức đáng mừng. Phần lớn học sinh tự biết rèn luyện mình theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội, tuân thủ các nguyên tắc ứng xử chung hướng đến hoàn thiện một nhân cách tốt đẹp, trở thành người hữu ích đống góp sức mình xây dựng xã hội văn minh, đất nước cường thịnh.

Thói quen tốt được các bạn thể hiện rất đẹp đẽ và đáng khen ngợi như lễ phép với thầy cô, học hành chăm chỉ, thực hiện điều Bác Hồ dạy, luôn thương yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô và giúp đỡ bạn bè,… Những thói quen ấy cần được phát huy, gìn giữ nó cho tốt đẹp và càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có nhiều học sinh còn có nhiều thói quen xấu, gây tác động tiêu cực đến việc học tập và rèn luyện đạo đức, nhân cách của học sinh ở trường học. Những thói quen xấu âm thầm làm hư hỏng các học sinh như: nói tục chửi thề, vô lễ với thầy cô giáo, gian lận trong thi cử, tác phong thiếu nghiêm túc,…

Thói quen xấu ban đầu rất mỏng manh, dễ thay đổi. Nếu phát hiện và thay đổi từ ban đầu sẽ hết sức dễ dàng. Thế nhưng, nếu để lâu ngày, ăn sâu vào suy nghĩ thì thật kho thay đổi. Những thói quen xấu ấy nếu không được ý thức và thay đổi dần dần sẽ trở thành hành vi ứng xử và bản chất của con người. Người có nhiều thói quen xấu sẽ có hành động gây hại đến người khác. Những người như thế thường rất dẽ vi phạm pháp luật, gánh chịu những hậu quả nặng nề chỉ do thói quen xấu khó bỏ của mình.

Trong cuộc sống này, luôn có những cái tốt và cái xấu. Và những học sinh tốt thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng, tin tưởng. Còn học sinh xấu thì sẽ bị mọi người khinh thường, chán ghét, không tin cậy họ và sớm muộn gì sa ngã vào tệ nạn xã hội.

Ông bà xưa có câu “gieo nhân nào thì gặp quả nấy”. Học sinh có nhiều thói xấu cần nhanh chóng khắc phục và tạo ra cho mình nhiều thói quen tốt và không ngừng phát huy cái tốt của mình. Thầy cô hãy động viên, giáo dục tốt, cha mẹ hãy nên là tấm gương tốt cho con cái học tập và làm theo. Đó có lẽ là cách giáo dục tốt nhất.

Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 2

Thói quen tốt dẫn ta đến thành công. Thói quen xấu đưa ta đến thất bại. Không có gì tồi tệ và đáng buồn hơn những thói quen xấu có ở con người. Không những nó làm cho ta ngày càng xấu đi, ngăn cản ta đi đến thành công mà còn dẫn ta đến những sai lầm không đáng có. Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp.

Thói quen xấu là những thói quen không tốt, những hành vi thiếu văn hóa, thiếu lịch sự. Chúng là những yếu tố hình thành tính cách con người ta sau này. Chính vì thế ta phải từ bỏ chúng từ bây giờ. Tuy nhiên, ngoài những thói quen xấu ấy, ta còn có những thói quen tốt, giúp ta cải thiện bản thân.

Một vài thói hư tật xấu có ở con người mà chúng ta vẫn thường thấy như lòng đố kị, thói ích kỉ, tật lười biếng, sống dựa dẫm, nói xấu sau lưng người khác, ăn cắp vặt, phá hoại tài sản của người khác, sự vô cảm,….Trong đó, căn bệnh vô cảm của con người là thói hư tật xấu đáng sợ nhất. Chúng ta có thể đã chữa trị được hầu hết thói xấu xa; nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra liều thuốc cho thói xấu tồi tệ nhất, sự vô cảm của con người.

Thói quen xấu là ngọn nguồn của mọi sai lầm. Nó ban đầu chỉ là sợi chỉ mỏng manh nhưng sau đó là sợi dây xích chắc chắn trói buộc cuộc đời ta. Thói quen xấu thường được biểu hiện rõ ràng, từ những việc làm xấu nhỏ nhất như xưng hô thiếu lịch sự, thiếu ý thức học tập,…. cho đến những việc lớn như trộm cắp hay hút chích. Những thói quen ấy rất khó bỏ, ảnh hưởng xấu đến tương lai và nhân cách ta sau này.

Những thói xấu ấy nên được thay thế bằng những thói quen tốt. Hãy bắt đầu bằng việc tự giác học tập, làm việc nhà, tập thể dục vào mỗi sáng…. Chúng không những cải thiện tính cách của ta mà còn cho ta nhiều lợi ích khác.

Thói quen tốt là chìa khóa đưa ta đến thành công. Trước khi có thể trở nên tài giỏi ở một lĩnh vực thì ta phải có nhân cách tốt. Một người vô văn hóa, thiếu đạo đức không thể trở thành người tài giỏi. Và ta phải rèn luyện nhân cách của mình từ những thói quen hằng ngày. Thất bại chỉ là thành công tạm thời bị trì hoãn, chừng nào lòng can đảm còn tôi luyện cho khát vọng. Thói quen kiên định chính là thói quen chiến thắng.

Nguyên nhân mà ta có nhiều thói quen xấu hơn thói quen tốt là vì điều xấu có sức cám dỗ mãnh liệt, khó kìm hãm. Chúng thường nghe rất thú vị và hấp dẫn, nhưng lại mang đến hậu quả nặng nề, thậm chí là đánh đổi lấy mạng sống của chính ta. Tất cả hành động của con người bắt nguồn từ một hoặc nhiều lý do trong những lý do sau: tình cờ, bản tính, bắt ép, thói quen, lý trí, đam mê, và dục vọng.

Hiện nay, mỗi khi ra đường, ta có thể nghe được những lời chửi rủa văng tục ở mọi nơi, ngay cả những nơi mà chúng không nên xuất hiện, điển hình là trường học. Chính những điều nãy đã khiến ta đánh mất nét đẹp văn hóa, thanh lịch trong giao tiếp, ứng xử hằng ngày.

Ngoài những thói quen xấu trong giao tiếp, ta cũng thấy những bài viết về nạn trộm cắp đầy rẫy trên những trang báo, mạng xã hội,… Những vụ trộm cắp ấy xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhưng nổi bật lại là ở những học sinh cấp 2, cấp 3. Thông thường, nguyên nhân là để thỏa mãn như cầu cá nhân. Họ không được giáo dục, rèn luyện đến nơi đến chốn, thiếu ý thức, để rồi tự hủy hoại nhân cách của mình bằng những hành vi ấy. Tương lai của ta lại bị hủy hoại bởi chính bàn tay của mình trong chớp mắt. Thật đáng buồn.

Những thói quen ta hình thành trong thời thơ ấu không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt. Thói quen tốt sẽ đưa ta đến thành công. Thói quen xấu lại lôi kéo ta vào tương lai mịt mù, đầy tăm tối. Hãy giữ lấy sự tỉnh táo, bình tĩnh và kiên nhẫn chống lại cái xấu, đưa xã hội loài người bước về phía trước, hướng đến một thế giới tốt đẹp hơn. Để thay đổi thói quen, không còn cách nào tốt hơn là hãy lập một quyết định lý trí, rồi thực hiện hành vi mới một cách quyết liệt.

READ  Top 3 bài nghị luận văn học Chiều tối siêu hay

Trong cuộc sống ai cũng muốn mình sẽ là người thành công nhưng những phẩm chất của người thành công không tự nhiên mà có. Nó phải được rèn luyện qua một quá trình, từ những thói quen hàng ngày của con người. Ngạn ngữ có câu: Gieo thói quen, gặt tính cách. Để có được những phẩm chất tốt, chúng ta phải bắt đầu từ những thói quen tốt. Đó là lí do của bài học hôm nay: Rèn luyện thói quen tốt.

Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 3

Khi đất nước đang ngày càng phát triển và hòa nhập với kinh tế thế giới thì có rất nhiều cơ hội đặt ra. Cần phải biết nắm bắt thời cơ cũng như điều kiện thuận lợi để phát triển mình. Tuy nhiên bên cạnh đó có rất nhiều thách thức còn tồn tại, ủ mầm cần được phát hiện và triệt tiêu. Một trong những thách thức đó chính là thói hư tật xấu.

Thói hư tật xấu ở thời đại nào, xã hội nào cũng có nhưng khi nhu cầu của con người ngày càng cao, kinh tế phát triển thì dường như nó càng lây lan mạnh hơn. Thói hư tật xấu chính là những thói quen không tốt, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự. Tất cả sẽ tạo thành thói quen và dần dần hình thành tính cách không tốt của bản thân người đó. Thói hư tật xấu chỉ là một từ ngữ gói gọn rất nhiều hành vi không đúng, vi phạm xã hội, vi phạm nhân phẩm.

Biểu hiện của thói hư tật xấu không hề hiếm trong xã hội hiện nay. Chúng ta có thể thấy rất nhiều khi đi trên đường, trong nhà trường, nơi công sở…Có thể kể đến một số biểu hiện cụ thể như: trộm cắp, hút thuốc lá, chích ma túy, chơi bời, vô văn hóa, thiếu lịch sự với bố mẹ và những người xung quanh. Những hình vi này từ mức thấp nhất sẽ dần hình thành nên thói quen khó bỏ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển xã hội cũng như nhân cách của con người đó.

Hằng ngày chúng ta vẫn thường nghe những câu văng tục, chửi thề ngay khi đi trên đường. Có thể họ không chửi ai cụ thể, chỉ là câu cửa miệng nhưng đây là điều không nên, vì nó làm mất đi sự thanh lịch và nét đẹp văn hóa giao tiếp.

Gần dây nạn trộm cắp đang diễn ra khá phức tạp ở lứa tuổi còn rất trẻ. Chắc chắn bạn đã từng gặp nhiều em học sinh cấp 2, cấp 3 bị công an xã gọi đến làm việc vì tội trộm cắp tài sản để tiêu xài cũng như thỏa mãn một số nhu cầu cá nhân. Đáng nhẽ ra lứa tuổi này cần được giáo dục và rèn luyện đến nơi đến chốn, ý thức của các em cần phải hiểu biết nhưng các em đã tự hủy hoại đi nhân phẩm bằng những hành vi xấu như thế này.

Không chỉ dừng lại ở đó, các em vì quá trẻ nên rất dễ bị những người lớn tuổi hơn, ranh ma hơn dụ dỗ làm những việc sai trái. Từ việc trộm cắp vặt, các em đã bị lôi kéo vào đường dây cướp giật có tổ chức. Các em bị sa vào vũng bùn, ở đó các em thành những kẻ đầu đường xó chợ, trắng trợn cướp bóc, rồi chích hút…Tất cả những hành vi đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu mà có thề các em vẫn ước chừng được trước.

Tương lai của các em, nhân phẩm của các em sẽ chẳng mấy chốc bị hủy hoại trong bàn tay của chính mình. Điều này thật đáng buồn biết bao.

Thói hư tật xấu trong xã hội hiện nay diễn ra với tốc độ chóng mặt, rất khó kiểm soát. Nếu không kịp thời ngăn chặn tình trạng trên thì chắc chắn rằng xã hội này ngày càng loạn lạc. Cơ quan chức năng, chính quyền cần có biện pháp cụ thể vừa răn đe, vừa khuyên nhủ để đưa các em trở về với cuộc sống thường ngày, hòa nhập cộng đồng.

Để ngăn chặn, làm hạn chế những thói hư tật xấu ảnh hưởng không tốt đến xã hội và bản thân bạn thì đòi hỏi nhận thức của mỗi người cần được nâng cao. Đây chính là điều tiên quyết có thể giúp bạn vượt qua những cám dỗ đề hòa nhập xã hội, hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn.

Thế hệ trẻ hiện nay cần nhận thức rõ được thói hư tật xấu sẽ có sức công phá lớn như thế nào để tránh và không sa vào. Đó chính là ý thức và bản lĩnh của mỗi người.

Như vậy thói hư tật xấu ngày càng diễn ra phức tạp trong xã hội. Bởi vậy yêu cầu mọi người cần phải có sự kiên nhẫn chống lại cái xấu, rèn luyện bản thân mình ngày càng tốt đẹp hơn.

Nghị luận về thói quen tốt

  • Mở bài:

Trong cuộc sống ai cũng muốn mình sẽ là người thành công nhưng những phẩm chất của người thành công không tự nhiên mà có. Nó phải được rèn luyện qua một quá trình, từ những thói quen hàng ngày của con người. Ngạn ngữ có câu: Gieo thói quen, gặt tính cách. Để có được những phẩm chất tốt, chúng ta phải bắt đầu từ những thói quen tốt.

  • Thân bài:

Thói quen là những nếp sống, phương pháp làm việc được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống và công tác lâu dần thành quen, khó thay đổi. Có hai loại thói quen: thói quen xấu và thói quen tốt .

Thói quen tốt là những thói quen mang lại nhiều lợi ích cho con người. Thói quen xấu là những thói quen gây ra nhiều tác hại cho con người.

 

Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau. Qua thói quen có thể thấy được cá tính, văn hóa, hoàn cảnh,… của con người.

Thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích nhưng lại khó hình thành hơn thói quen xấu. Bởi vậy, chung ta cần ý thức thật rõ những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu để có phương hướng cụ thể rèn luyện bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn. Mỗi chúng ta cần có ý thức tránh xa thói quen xấu, hình thành thói quen tốt. Đó cũng là nội dung của hoạt động tiếp theo.

Xem thêm:  Lịch sự, tế nhị là gì? Rèn luyện tính lịch sự, tế nhị như thế nào?

Không ai sinh ra đã có ngay các thói quen tốt đẹp. Để hình thành nó, chúng ta cần nhận thức được lợi ích của thói quen, để từ đó có động lực rèn luyện. Cố gắng mỗi ngày một chút, đều đặn, chăm chỉ thực hiện hành vi để hình thành thói quen (Gieo hành vi, gặt thói quen)

Bền bỉ, kiên trì, không ngã lòng, đến một lúc nào đó chúng ta không còn thấy khó khăn với việc rèn luyện thói quen mà thói quen sẽ mang lại niềm vui, sự hào hứng cho chúng ta. (VD: mới tập thể dục thấy rất mệt nhưng tập quen sẽ thấy rất khỏe và rất vui).

 

Thói quen dù tốt hay xấu không tự nhiên sinh ra mà nó là hệ quả tất yếu của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi người trong cuộc sống hằng ngày. Nếu ai lơ là, chểnh mảng, bàng quan mà không chú ý rèn luyện từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất thì qua ngày, qua tháng, những biểu hiện của thói quen xấu cứ mỗi ngày dày thêm, tăng thêm.

Ngược lại, người nào luôn cẩn thận, chịu khó, chăm chỉ, siêng năng và chú tâm tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi công việc, biết kiềm chế những trò chơi vô bổ, những thú vui tầm thường, thành tâm tiếp thu những điều hay lẽ phải, những giá trị bổ ích trong cuộc sống thì nhất định người đó sẽ ngày càng trưởng thành, tiến bộ.

Xem thêm:  Nghị luận về ý nghĩa của lối sống giản dị

Là một học sinh đang ngồi dưới mái trường, các em nên cố gắng phấn đấu hình thành những thói quen lành mạnh, tốt đẹp, có lợi cho việc rèn luyện tri thức và tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội sau này.

  • Kết luận:

Chúng ta cần nỗ lực rèn luyện thói quen tốt để trở thành người thành công, còn nếu không thành công thì cũng sẽ thành nhân, đóng góp được nhiều điều hữu ích cho cộng đồng, cho xã hội.

Dàn ý Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu

Dàn ý Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu - Bài mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: thói hư tật xấu.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thói hư tật xấu: là những thói quen không tốt, những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của con người. Thói hư tật xấu là mặt trái của xã hội, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự.

b. Phân tích

Thói hư tật xấu được biểu hiện cụ thể như: trộm cắp, hút thuốc lá, chích ma túy, chơi bời, vô văn hóa, thiếu lịch sự với bố mẹ và những người xung quanh, chửi tục,…

Thói hư tật xấu khiến con người đánh mất đi những bản chất vốn có của mình, đi theo những điều sai trái không được xã hội công nhận và đánh mất nhiều cơ hội quý giá. Nặng nề hơn nữa là bị xã hội kì thị,…

Mỗi người hãy tự có ý thức rèn luyện bản thân, tránh xa thói hư tật xấu, xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh, tốt đẹp.

c. Dẫn chứng

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người lỡ sa vào thói hư tật xấu đánh mất đi bản thân mình để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh những người có thói hư tật xấu vẫn còn nhiều người tốt bụng, biết yêu thương, sống có lí tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp. Lại có những người sống và cống hiến hết mình cho đất nước, cho xã hội… những người này xứng đáng được tuyên dương và ca ngợi.

3. Kết bài

Khái quát lại tác hại của thói hư tật xấu đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

Dàn ý Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu - Bài mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: thói hư tật xấu.

(Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Thói hư tật xấu: là những thói quen không tốt, mặt trái của xã hội, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự.

b. Phân tích

• Biểu hiện của thói hư tật xấu

Chúng ta có thể thấy rất nhiều khi đi trên đường, trong nhà trường, nơi công sở… Có thể kể đến một số biểu hiện cụ thể như: trộm cắp, hút thuốc lá, chích ma túy, chơi bời, vô văn hóa, thiếu lịch sự với bố mẹ và những người xung quanh, chửi tục,…

• Tác hại của thói hư tật xấu

Khiến con người đánh mất đi những bản chất vốn có của mình, đi theo những điều sai trái không được xã hội công nhận.

Đánh mất bản thân, đánh mất nhiều cơ hội quý giá.

Bị xã hội kì thị,…

c. Dẫn chứng

Học sinh tự lấy dẫn chứng để làm minh chứng cho những thói hư tật xâu trong bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

Gợi ý: hiện tượng mạng Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng,…

d. Phản biện

Trong xã hội, bên cạnh những người có thói hư tật xấu vẫn còn nhiều người tốt bụng, biết yêu thương, sống có lí tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp,… những người này xứng đáng được tuyên dương và ca ngợi.

3. Kết bài

Khái quát lại tác hại của thói hư tật xấu đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

Dàn ý Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu - Bài mẫu 3 (Nghiện Internet)

1. Mở bài

Trong cuộc sống, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà con người hình thành cho mình những thói quen, trong đó có thói quen tốt và cũng không ít những thói quen xấu cần phê phán.

Một trong những thói quen xấu cần phê phán trong giới trẻ hiện nay là nghiện Internet.

2. Thân bài

*Khái niệm “thói hư tật xấu” và tật nghiện Internet.

“Thói” là lối, cách sống, cách hoạt động không tốt được lặp lại lâu ngày thành quen. “Tật” là thói quen xấu, khó sửa. “Thói hư tật xấu” là cách sông, cách hành động sai lầm được lặp đi lặp lại thành thói quen khó sửa.

Tật nghiện Internet là việc lên mạng Internet để làm những việc vô bổ, thậm chí gây tổn hại đến cuộc sống về mọi mặt. Tật nghiện Internet đã trở thành một thói quen, một niềm ham mê đến lú lẫn, mất hết lý trí.

* Nhận diện thực tế:

- Điều kiện hình thành thói quen xấu:

+ Sự bùng nổ của dịch vụ Internet: ở thành phố, hiếm có một đường phố nào không có một vài cửa hàng dịch vụ Internet có vài chục máy tính được nối mạng với những thông tin quảng cáo hấp dẫn như “đường truyền tốc độ cao”, “giá rẻ”, “game mới”...

+ Ngay cả ở các vùng nông thôn, dịch vụ Internet cũng trở nên rất phổ biến. Mật độ các cửa hàng không dày đặc như ở thành phố sông muốn tìm không phải là việc khó khăn.

+ Đối tượng khách hàng của dịch vụ này rất đa dạng, trong đó phần lớn là thanh niên, học sinh của các cấp học THCS, THPT đến sinh viên các trường cao đẳng; đại học.

 Văn mẫu Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu

Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu mẫu 1

Xã hội ngày càng nổi cộm lên những vấn đề vô cùng phức tạp và rắc rối. Một trong những nguyên nhân chính của những rắc rối đó là do thói hư tập xấu của con người. Thói hư tật xấu là những thói quen không tốt, mặt trái của xã hội, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự như: nói tục chửi bậy, hút thuốc lá, uống rượu bia, mê tín dị đoan,… thói hư tất xấu có từ lâu đời, nó đã và đang gây ra những ảnh hưởng to lớn cho xã hội ngày nay. Thói hư tật xấu của con người có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không thể không nhắc đến là do môi trường xung quanh ảnh hưởng từ lúc còn nhỏ đến lúc hình thành nhân cách. Nó khiến ta đánh mất đi những bản chất vốn có của mình, đi theo những điều sai trái không được xã hội công nhận, đánh mất nhiều cơ hội quý giá và nặng nề hơn là bị xã hội kì thị,… Tuy nhiên, ta không thể phủ định rằng trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người có thói hư tật xấu vẫn còn nhiều người tốt bụng, biết yêu thương, sống có lí tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp,… những người này xứng đáng được tuyên dương và ca ngợi. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, trước hết chúng ta cần rèn luyện cho bản thân một lối sống lành mạnh, tích cực, luôn hướng đến và làm theo những điều tốt đẹp của cuộc sống, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh. Chúng ta chỉ được sống một lần duy nhất, hãy sống một cuộc sống thật trọn vẹn, lan tỏa những thông điệp tích cực và làm theo những điều hay lẽ phải. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết phấn đấu vươn lên, ta sẽ được đền đáp xứng đáng.

READ  Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu - Bài làm 2

Con người sinh ra không ai là hoàn hảo cả. Ai cũng có những khuyết điểm của riêng mình. Nhưng sửa chữa và khắc phục những khuyết điểm ấy như thế nào lại là do ý chí, suy nghĩ của mỗi người. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người tự dấn thân mình vào những thói hư tật xấu.

Vậy, “thói hư tật xấu” là gì? Thói hư tật xấu chính là những thói quen không tốt, mặt trái của xã hội, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự. Thói hư tật xấu được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: nghiện thuốc lá, ngủ nướng, ở bẩn,… đây là những hành vi đáng bị phê phán.

Thói hư tật xấu xảy ra ở nhiều nơi, nhiều thời gian với những biểu hiện khác nhau, trong đó, chúng ta có thể thấy rất nhiều khi đi trên đường, trong nhà trường, nơi công sở… Có thể kể đến một số biểu hiện cụ thể như: trộm cắp, hút thuốc lá, chích ma túy, chơi bời, vô văn hóa, thiếu lịch sự với bố mẹ và những người xung quanh, chửi tục,… Vậy những thói hư tật xấu có tác hại gì đến con người. Trước hết, nó khiến con người đánh mất đi những bản chất vốn có của mình, đi theo những điều sai trái không được xã hội công nhận. Bên cạnh đó, con người sẽ đánh mất bản thân, đánh mất nhiều cơ hội quý giá. Và một tác hại có thể nhìn rõ đó là những người có thói hưu tật xấu sẽ bị xã hội kì thị,…

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người có thói hư tật xấu vẫn còn nhiều người tốt bụng, biết yêu thương, sống có lí tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp. Lại có những người sớm nhật ra những khuyết điểm của bản thân, có ý thức sửa chữa, khắc phục để hoàn thiện chính mình,… những người này xứng đáng được tuyên dương và ca ngợi.

Ai rồi cũng phải khôn lớn, ai rồi cũng trở thành người trưởng thành. Chúng ta hãy trở thành những con người biết phát triển bản thân mình, hướng đến những điều tốt đẹp để khiến cho xã hội này ngày càng văn minh hơn.

Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu - Bài mẫu 3

Khi đất nước đang ngày càng phát triển và hòa nhập với kinh tế thế giới thì có rất nhiều cơ hội đặt ra. Cần phải biết nắm bắt thời cơ cũng như điều kiện thuận lợi để phát triển mình. Tuy nhiên bên cạnh đó có rất nhiều thách thức còn tồn tại, ủ mầm cần được phát hiện và triệt tiêu. Một trong những thách thức đó chính là thói hư tật xấu.

Thói hư tật xấu ở thời đại nào, xã hội nào cũng có những khi nhu cầu của con người ngày càng cao, kinh tế phát triển thì dường như nó càng lây lan mạnh hơn. Thói hư tật xấu chính là những thói quen không tốt, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự. Tất cả sẽ tạo thành thói quen và dần dần hình thành tính cách không tốt của bản thân người đó. Thói hư tật xấu chỉ là một từ ngữ gói gọn rất nhiều hành vi không đúng, vi phạm xã hội, vi phạm nhân phẩm.

Biểu hiện của thói hư tật xấu không hề hiếm trong xã hội hiện nay. Chúng ta có thể thấy rất nhiều khi đi trên đường, trong nhà trường, nơi công sở…Có thể kể đến một số biểu hiện cụ thể như: trộm cắp, hút thuốc lá, chích ma túy, chơi bời, vô văn hóa, thiếu lịch sự với bố mẹ và những người xung quanh. Những hình vi này từ mức thấp nhất sẽ dần hình thành nên thói quen khó bỏ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển xã hội cũng như nhân cách của con người đó.

Hằng ngày chúng ta vẫn thường nghe những câu văng tục, chửi thề ngay khi đi trên đường. Có thể họ không chửi ai cụ thể, chỉ là câu cửa miệng nhưng đây là điều không nên, vì nó làm mất đi sự thanh lịch và nét đẹp văn hóa giao tiếp.

Gần đây nạn trộm cắp đang diễn ra khá phức tạp ở lứa tuổi còn rất trẻ. Chắc chắn bạn đã từng gặp nhiều em học sinh cấp 2, cấp 3 bị công an xã gọi đến làm việc vì tội trộm cắp tài sản để tiêu xài cũng như thỏa mãn một số nhu cầu cá nhân. Đáng nhẽ ra lứa tuổi này cần được giáo dục và rèn luyện đến nơi đến chốn, ý thức của các em cần phải hiểu biết nhưng các em đã tự hủy hoại đi nhân phẩm bằng những hành vi xấu như thế này.

Không chỉ dừng lại ở đó, các em vì quá trẻ nên rất dễ bị những người lớn tuổi hơn, ranh ma hơn dụ dỗ làm những việc sai trái. Từ việc trộm cắp vặt, các em đã bị lôi kéo vào đường dây cướp giật có tổ chức. Các em bị sa vào vũng bùn, ở đó các em thành những kẻ đầu đường xó chợ, trắng trợn cướp bóc, rồi chích hút…Tất cả những hành vi đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu mà có thể các em vẫn ước chừng được trước.

Tương lai của các em, nhân phẩm của các em sẽ chẳng mấy chốc bị hủy hoại trong bàn tay của chính mình. Điều này thật đáng buồn biết bao.

Thói hư tật xấu trong xã hội hiện nay diễn ra với tốc độ chóng mặt, rất khó kiểm soát. Nếu không kịp thời ngăn chặn tình trạng trên thì chắc chắn rằng xã hội này ngày càng loạn lạc. Cơ quan chức năng, chính quyền cần có biện pháp cụ thể vừa răn đe, vừa khuyên nhủ để đưa các em trở về với cuộc sống thường ngày, hòa nhập cộng đồng.

Để ngăn chặn, làm hạn chế những thói hư tật xấu ảnh hưởng không tốt đến xã hội và bản thân bạn thì đòi hỏi nhận thức của mỗi người cần được nâng cao. Đây chính là điều tiên quyết có thể giúp bạn vượt qua những cám dỗ đề hòa nhập xã hội, hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn.

Thế hệ trẻ hiện nay cần nhận thức rõ được thói hư tật xấu sẽ có sức công phá lớn như thế nào để tránh và không sa vào. Đó chính là ý thức và bản lĩnh của mỗi người.

Như vậy thói hư tật xấu ngày càng diễn ra phức tạp trong xã hội. Bởi vậy yêu cầu mọi người cần phải có sự kiên nhẫn chống lại cái xấu, rèn luyện bản thân mình ngày càng tốt đẹp hơn.

Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu - Bài mẫu 4

Trên các phương tiện truyền thông luôn liệt kê rất nhiều thói hư tật xấu cần phải sửa đổi của con người ngày nay. Thói hư tật xấu vẫn luôn là chủ muôn thủa để con người nói về và bàn tán.

Thói hư tật xấu là tính cách không tốt đã thành nếp. Nói cách dễ hiểu hơn thói hư tất xấu là tất cả các thói quen, tính cách của con người, tập thể ảnh hưởng đến người khác, tập thể khác hay thậm chí là văn hóa và xã hội. Thói hư thật xấu không dành cho một độ tuổi mà con người nào cũng có thể dính vào một thói hư tật xấu nhất định.

Thói hư tật xấu ở lứa tuổi trẻ em, ví dụ như vô lễ với người lớn tuổi, khóc hay ăn vạ đòi bằng được điều gì đó nếu không đạt được. Với lứa tuổi sinh viên, học sinh thói xấu cụ thể nhất là thói lười biếng, không chịu học tập, dễ sa vào tai tệ nạn như hút thuốc, trộm cướp… Người trung tuổi có thể nghiện bài bạc, lô đề… Thói hư tật xấu cũng có thể chia ra theo môi trường. Môi trường ở gia đình họ hàng ví dụ như con cái không quan tâm, báo hiếu cha mẹ. Môi trường nhà trường có thể thói không ngoan ngoãn lễ phép, học chống đối của học trò. Môi trường công sở, thói đi muộn, nói xấu nhau trong giờ, không tận tâm làm việc. Môi trường thiên nhiên như vứt rác bừa bãi… Tất cả mọi nơi, mọi hoàn cảnh đều có những thói hư tật xấu nhất định. Thói hư tật xấu ấy có thể chỉ ảnh hưởng đến bản thân nhưng phần lớn lại ảnh đến người khác cần loại bỏ một cách triệt để. Chúng ta có thể phân tích một thói hư tật xấu là nghiện thuốc lá. Theo như một số liệu, nước ta nằm trong top những nước sử dụng thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi. Ngoài gây tác hại cho bản thân, hút thuốc còn gây tác hại cho người xung quanh. Người vợ khi hít nhiều khói thuốc sẽ có khả năng bị ung thư không kém người hút thuốc, con cái sinh ra dễ bị mắc các bệnh, sức đề kháng yếu, nguy hiểm hơn có thể là bị chậm phát triển hoặc ung thư… Tàn thuốc có thể vô tình làm bỏng trẻ em hoặc gây cháy nổ. Vậy hút thuốc có hại cho chính bản thân và những người xung quanh thì có nên hay không ?

Để kể về thói hư tật xấu trong xã hội thì nhiều vô kể, vậy nó xuất phát từ đâu? Con người luôn muốn thỏa mãn cho bản thân (sự lười biếng, ham muốn không tốt…) nhưng vô tình gây họa cho người khác, sự vật khác mà không hay biết hoặc thậm chí là mặc kệ. Thói hư tật xấu sinh ra từ sự ích kỷ của con người hoặc do suy nghĩ chưa chính chắn mà hành động thiếu suy nghĩ.

Thói hư tật xấu gây ra hậu quả lớn làm cho xã hội chậm phát triển, một số là giảm sút sức khỏe, ôi nhiễm môi trường… Điều ấy không ai mong muốn. Hành động tuy nhỏ nhưng lại gây ra góp nên hậu quả lớn, vậy mọi người cần làm gì? Vì thói hư tật xấu là tính cách không tốt đã thành nếp. Khi bắt đầu làm điều gì đó chúng ta cảm thấy sai lầm thì không nên lặp lại. Mọi thứ cần có sự suy nghĩ chính chắn để hành động.

Hãy suy nghĩ cho bản thân, gia đình, bạn bè, tập thể giảm triệt để những thói hư tật xấu không tốt. Chúng ta xứng đáng có một thế giới văn minh.

Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu - Bài làm 5

Thói hư tật xấu là điều không thể tránh khỏi trong xã hội loài người. Điều quan trọng là chúng ta nhận thức về chúng như thế nào và làm gì để thay đổi chúng?

Ở mỗi khía cạnh chúng lại có những ảnh hưởng tiêu cực khác nhau đến đời sống con người, ở đây, xin được bàn về một thói tật thường hay gặp ở người Việt Nam mà như nhà nghiên cứu Vương Tri Nhân trong một lần trả lời phỏng vấn phóng viên báo Tiền phong đã đề cập: “Thói xấu nhất của người Việt Nam là sợ nói về thói xấu của mình”. Suy xét thói xấu này để thấy được một thói xấu có ảnh hưởng lớn như thế nào trong việc kìm hãm sự phát triển của con người và xã hội, nhất là một xã hội hiện đại ngày nay.

Thói hư tật xấu là những biểu hiện tiêu cực trong lối sống, suy nghĩ, hành động của con người. Con người không thể hoàn thiện, “mười phân vẹn mười”, nhưng vấn đề là những thói tật của họ ở mức độ nào, có thể tạm chấp nhận, có thể tha thứ, có ảnh hưởng nhiều đến những người xung quanh cũng như trong xã hội hay không? Thói xấu là như vậy, nhưng thừa nhận thói xấu của mình để thay đổi lại là điều không phải ai cũng làm được, bởi vì người ta rất sợ phải nghe người khác nói về cái xấu của mình, dù là nó ở mức độ nào, có đúng hay không? Sợ người khác nói về cái xấu của mình tất biểu hiện của một tính cách nhút nhát, không tự tin vào bản thân cũng như những gì mình đã làm. Đó còn là biểu hiện của một người không có tinh thần cầu thị, luôn chỉ biết chấp nhận hiện tại, mà không thể vượt thoát ra khỏi chính mình và những nhược điểm của mình để hoàn thiện bản thân.

Xưa nay những lời nói hoa mĩ, bay bổng, ngọt ngào bao giờ cùng dễ lọt tai. Những lời nói thật mà là những sự thật mất lòng thì giống như trái đắng, khó để có thể thấy ngon lành được. Thế nên người ta vẫn tránh và cảm thấy khó chịu khi phải nghe chúng. Người Việt Nam quan niệm, nói ra thói xấu của mình là “vạch áo cho người xem lưng”. Tất nhiên cùng phải bàn đến việc nói trong trường hợp nào và với tinh thần như thế nào nhưng không thể vì thế mà “lờ” đi những khuyết điểm của bản thân và người khác. Thói xấu là những cái đáng bị phê phán; phê phán về cái xấu là một diều cần thiết. Lỗ Tấn cách đây cả thế kỉ từng quất ngọn roi phê phán vào lòng tự ái của người Trung Hoa để thức tỉnh một dân tộc còn đang ngái ngủ trước nguy cơ lạc hậu và mất nước. Lỗ Tấn đã dám nhắc đến những cái mà ông gọi là “quốc dân tỉnh”, để mong là một bác sĩ chữa bệnh tinh thần cho con người. Gô-gôn, Pu-skin, Sê-khốp nói đến một “kiếp người nhỏ bé” trong xã hội Nga thể kỉ XIX, chỉ biết sống với những toan tính, ước mơ nhỏ nhoi, chui vào trong cái bao của riêng mình, sống cuộc đời thừa, vô nghĩa lí. Ngay trong lịch sử Việt Nam thời kì cận đại cũng từng có hai nhà chính trị, hai nhân vật lịch sử quan trọng đã tự viết sách phê bình đường lối chính trị của mình là nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu (Tự phán) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Văn Cừ (Tự chi trích). Nhưng tự phê phán và tự trào tính cách của dân tộc thì phải nói đến một nhân vật nổi danh trên trường văn học và báo chí là Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936) ở đầu thế kỉ XX, Khi viết bài cho tờ báo quốc ngữ ra đời sớm nhất ở Bắc Kì "Đăng cổ tùng báo" dưới bút danh Đào Thị Loan ông đã viết những bài phê phán mạnh mẽ những thói hư tật xấu như tục đốt vàng mã, thói hư danh, nạn cờ bạc... Đến khi trở thành chủ bút tờ “Đông Dương tạp chí” trong hai năm 1913 và 1914, ông mở chuyên mục mang tên “Xét tật mình”, Lại còn phải nhắc đến các học giả khi bàn về phong hỏa đất nước cũng như lưu tâm đến những mặt hạn chế, thói xấu của người Việt Nam đồng thời góp phần giải thích cái thân phận thấp kém của một quốc gia vừa bị mất nước, vừa thấp kém lạc hậu thời bấy giờ. Nhũng đánh giá của Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh thật nghiêm khắc, Các nhà hoạt động chính trị cũng không hề né tránh, Những bài viết của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh, Lương Văn Can... có tác dụng thức tỉnh hướng vào khát vọng phục hưng dân tộc. Ngay Nguyễn Ái Quốc, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc cũng từng nói thẳng với những đồng chí trẻ trong những lớp đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu về những thói tệ như sĩ diện, giấu dốt, thích làm quan của người mình. Vì sĩ diện, vì giấu dốt mà rất sợ khi nói về khuyết điểm của mình cũng như khi người khác nói về chúng.

READ  TOP 17 bài nghị luận về tôn sư trọng đạo hay nhất

Phê phán thói xấu sợ nói về thói xấu của mình trong mồi con người nghĩa là ta đã dám nhìn thẳng vào gương để tự soi mình, vạch ra nhưng thói hư tật xấu của bản thân mình từ đó mới mong có thể khắc phục được chúng. Tự phê phán có thể coi là một thứ vũ khí để tu thân. Điều này làm ta ý thức sâu sắc hơn việc dũng cảm nhìn nhận ra những yếu kém sẽ mang lại sức vươn lên mạnh mẽ cho một dân tộc. Đất nước đang ngày càng phát triển để hội nhập cùng thế giới. Công cuộc đổi mới được khởi động bằng nguyên lí: "Hãy nhìn thẳng vào sự thật" hoàn toàn cần thiết và phù hợp với tinh thần tự phê phán, nhìn nhận một cách đúng đắn các thói hư tật xấu và cố gắng thay đổi chúng. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những thói hư tật xấu một cách biện chứng trong tính cách của mỗi con người cũng như dân tộc, tránh phiến diện và tuyệt đối hóa. Suy rộng ra, phải trở về nguyên lí: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” - con người sinh ra, về căn bản đều là tốt cả. Những cái xấu, những cái đi ngược với thiện tính của con người không thuộc về những tính cách của một dân tộc mà chủ yếu chỉ là biểu hiện của những con người trong một hoàn cảnh cụ thể đã để mất cái "thiện căn" của mình, Biết nhận thức cái xấu, biết tự phê phán là có tinh thần cầu thị là một thái độ khôn ngoan không chỉ với một cá nhân, một cộng tồng mà có thể của cả một dân tộc. Và đó cũng là ý niệm cốt lõi của hai chữ "giáo dục" trong bài thơ "Nửa đêm" của Hồ Chí Minh:

"Ngủ thời ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"

Tự phê phán thói hư tật xấu là điều cần thiết đối với tất cả mọi người. Thế hệ trẻ cần phải là người ý thức được điều này một cách sâu sắc, cố gắng khẳng định mình đồng thời cũng nhận thức được những thói xấu của mình và có thái độ thiện chí, cầu thị trong việc tiếp nhận ý kiến góp ý của người khác, đó chính là điều cần thiết đối với con người hiện đại.

Nhà văn Nga Sê-khôp đã từng nói: Một con người sẽ tốt hơn nếu ta nói cho anh ta biết anh ta là người thế nào... Hãy để người Việt Nam được đến với thế giới trong một hình ảnh ngày càng đẹp đẽ và hoàn thiện hơn.

Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu - Bài làm 6

Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều tập quán, thói quen tốt còn có những tập quán, thói quen xấu có hại cho con người và xã hội. Những thói quen xấu có sức quyến rũ ghê gớm như chơi cờ bạc, hút thuốc lá, nghiện ma túy hoặc sách, băng, đĩa có nội dung độc hại, nếu ta không kiên định tự chủ, dần dần sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ. Ta gọi chung các thói xấu trên là tệ nạn xã hội.

Đối với bất kì một quốc gia nào thì tệ nạn xã hội cũng là một hiểm họa trước mắt và lâu dài, cần phải ra tay trừ bỏ. Vì những tác hại khôn lường của nó, chúng ta hãy kiên quyết nói: “Không!”.

Tại sao chúng ta lại phải nói “Không!” với các tệ nạn xã hội?

Cờ bạc, thuốc lá, ma túy… là thói hư tật xấu gây ra những tác hại ghê gớm với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống… Đây là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.

Ban đầu, chúng đến một cách ngẫn nhiên, tình cờ. Tuổi trẻ thường ham vui, ham lạ, đó là chỗ yếu để tệ nạn tấn công. Đám con trai mười lăm, mười bảy, vài lần nhìn các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ rất lãng tử, sành điệu, thấy hay hay, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút chích, khích bác vài câu chạm tự ái “nam nhi”. Ừ thì thử cho biết với đời, nhằm nhò gì, chuyện vặt! Một lần, hai lần…, rồi đến một lúc nào đó, không có không chịu được. Thiếu nó, ta cảm thấy bồn chồn, chống chếnh, buồn và lại tìm đến nó như tìm đến một sự giải thoát, một nguồn vui. Ví dụ, đã tập tành hút thuốc lá, hít heroin thì từ “thích” đến “nghiện” chẳng bao xa.

Mỗi khi cơn nghiện ập đến, nó hành hạ thân xác đến mức khó có thể chịu đựng nổi. Muốn có thuốc để thỏa mãn cơn nghiện thì phải có tiền. Không có tiền thì phải xoay sở mọi cách. Thế là trước thì lấy đồ nhà đem cầm, đem bán, sau thì đi lừa đảo, ăn trộm, ăn cắp, cướp giật, thậm chí giết người… Hỏi làm sao có thế tránh khỏi con đường tội lỗi ?!.

Như vậy là thói xấu đã biến ta thành nô lệ của nó. Nó là ông chủ vô hình nhưng khắc nghiệt, tàn bạo, chi phối toàn bộ tư tưởng, tình cảm và hành động của ta.

Tác hại của các tệ nạn là vô cùng ghê gớm. Một khi đã nhiễm phải tệ nạn lâu ngày thì rất khó từ bỏ. Chúng ta thử bàn đến tác hại của từng loại một.

Thứ nhất là cờ bạc. Người xưa đã đúc kết: “Cờ bạc là bác thằng bần. Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm”.

Đúng thế, cờ bạc cũng là một loại ma túy mà người nào trót sa chân vào thì khó lòng thoát khỏi. Người đánh bạc có thể ngồi lì ở chiếu bạc từ sáng đến tối, ngày này sang ngày khác, quên ăn, quên ngủ, quên cả làm việc, học tập. Khi thua, cay cú quyết gỡ, càng gỡ lại càng thua.

Lúc đầu thì gán đồng hồ, xe đạp, xe máy; sau thì bán nhà, bán đất… và bán cả danh dự, sự nghiệp của mình. Đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi ảo tưởng xe hơi, nhà lầu. Nếu thắng thì chiêu đãi bạn bè, ăn chơi phóng túng, vung tiền không tiếc tay để được nghe những lời tâng bốc dối trá, để chứng tỏ “vai vế” trong giới giang hồ. Nhiều kẻ biết rõ là cờ gian bạc lận nhưng vẫn mê muội lao đầu vào, tự nguyện làm “nai” cho lũ “thợ săn” xẻ thịt. Dân gian có câu: “Đánh đề ra đê mà ở” là thế. Để khuyên mọi người tránh xa cờ bạc, tục ngữ – ca dao cũng đưa ra bài học thấm thía: “Của làm ra cất trên giác. Của cờ bạc để ngoài sân. Của phù vân để ngoài ngõ”. Bởi thực tế không ai giàu có bền lâu nhờ cờ bạc.

Thứ hai là tệ nghiện thuốc lá. Các nhà nghiên cứu y học đã đưa ra nhận xét có tính chất cảnh báo: “Khói thuốc là ‘sát thủ’ thể khí đối với sức khỏe của con người”.

Người ta đến với thuốc lá thường do nhiều nguyên nhân: do hiếu kì, tò mò, thích bắt chước hình ảnh của một thần tượng nào đó trong đời hoặc trên phim ảnh, hoặc muốn khẳng định đã lớn trước mặt bạn bè. Đó thường là những cú “hích” xui nhiều chàng trai mới lớn đốt điếu thuốc đầu tiên trong đời. Hơn bốn ngàn thứ hóa chất độc hại trong khói thuốc sẽ tàn phá không chừa bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Những căn bệnh ghê gớm như ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch, nhũn não, liệt run… phần lớn người nghiện thuốc lá mắc phải. Mỗi điếu thuốc sẽ là một mồi lửa đốt “miếng da lừa” tuổi thọ của bạn cháy nhanh hơn.

Nghiện thuốc lá cũng đồng nghĩa với việc người hút tự cắt giảm thu nhập của mình. Mỗi ngày hút nửa bao, một bao. Thuốc rẻ tiền thì cũng mất cả trăm ngàn một tháng; thuốc “xịn” thì phải tiền triệu. Hãy thử làm phép nhân để xem người nghiện một tháng, một năm, một đời đốt hết bao nhiêu tiền ra khói? Một con số thống kê gần đây cho biết Việt Nam có tỉ lệ người nghiện thuốc lá khá cao so với khu vực và toàn thế giới. Mỗi năm, thuốc lá ngốn hết hàng ngàn tỉ đồng. Quả là con số chứa đựng một hiểm họa đáng sợ!

Thứ ba là tác hại của ma túy, gồm thuốc phiện, cần sa, heroin và nhiều loại thuốc kích thích khác. Khác với ngày xưa, người nghiện thường là một số trung niên có tiền, có vai vế trong xã hội. Người nghiện ma túy ngày nay phần lớn lại ở độ tuổi thanh niên đang phát triển thể lực và trí lực để chuẩn bị tạo dựng tương lai cho cá nhân và đóng góp trí tuệ, tài năng cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Lúc đầu cũng có thể chỉ vì những lời khích bác của bạn bè và để thỏa mãn tính tò mò mà thử chơi cho biết với suy nghĩ là một, hai lần thì không thể nghiện được. Nhưng chỉ cần thế thôi là bạn đã trao tính mạng của mình vào tay thần chết. Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Nghiện rồi thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ. Nghiện nhẹ thì một ngày hết độ dăm chục, một trăm. Nghiện nặng thì năm bảy trăm ngàn. Vậy làm gì ra tiền để thỏa mãn cơn nghiện? Những kẻ nghiện ngập có thể làm tất cả. Từ chôm đồ nhà đến chôm đồ hàng xóm. Rồi lừa cả bố mẹ, anh em, vợ con cũng chẳng từ. Không ít kẻ lúc lên cơn vật vã, nã tiền không được, điên cuồng giết cả người thân. Một xâu chuỗi tệ nạn xã hội khác kéo theo tệ nghiện ngập: ăn trộm, ăn cắp, giết người cướp của,… và kinh khủng hơn cả là nguy cơ bệnh SIDA, dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV mà hiện nay cả thế giới đang mất biết bao công sức, tiền của để tập trung giải quyết đại dịch này. Chính vì vậy, khi đã nghiện ma túy là mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc gia đình, sự nghiệp.

Thứ tư là văn hóa phẩm độc hại (sách có nội dung xấu, băng, đĩa hình đồi trụy…). Tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, từ đó nảy sinh những ham muốn bản năng, phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích. Nếu làm theo những điều bậy bạ thì sẽ dẫn đến sự suy đồi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng tới uy tín bản thân, gia đình và có thể dẫn đến vi phạm pháp luật.

Đó là sự thực. Một sự thực hiển nhiên đau lòng mà chúng ta chứng kiến hằng ngày. Hiện nay, có một số thanh thiếu niên, học sinh hư hỏng, không lo tu chí học hành mà đua đòi ăn chơi sa đọa, rủ nhau tham gia vào những trò cờ bạc đỏ đen, hút chích ma túy, xem phim có nội dung xấu, chuyền tay đọc cũng cuốn sách độc hại. Rồi đàn đúm đánh lộn, đua xe gây rối an ninh trật tự công cộng, gây ra tai nạn giao thông… Tất cả những thói xấu đó nhanh chóng đẩy họ vào vực thẳm tội lỗi.

Thói quen xấu là người bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. Trong mỗi con người, thường có cả hai mặt tốt và xấu. Lối sống buông thả là mảnh đất màu mỡ cho những thói quen xấu nảy nở và phát triển.

Ngày xưa, ông cha ta đã dạy: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Có thể coi những tệ nạn trên là “mực”, gần nó sẽ bị vấy bẩn. Vì vậy, chúng ta cần phải tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu để trước hết là bảo vệ phẩm cách được trong sáng, sau đó là góp phần bảo vệ gia đình, xã hội, bảo vệ truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Khi đã lỡ mắc thói xấu phải quyết tâm từ bỏ nó, để làm lại cuộc đời.

Như trên đã phân tích, tập quán xấu, thói quen xấu có ma lực cuốn hút con người. Bởi vậy, để không bị biến thành nạn nhân của nó, mỗi người phải tự rèn luyện, tu dưỡng không ngừng trong học tập, trong lao động và phải nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội. Bạn bè phải khuyên bảo nhau biết kiềm chế trước những thú vui không lành mạnh và chung tay góp sức đẩy lùi, tiến tới đấu tranh tiêu diệt tệ nạn để cuộc sống ngày càng trong sạch, tốt đẹp hơn.

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Dẫn chứng về thói quen tốt
  • Viết đoạn văn nghị luận về thói quen tốt
  • Thức trạng của thói quen xấu
  • Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn luận về thói quen xấu
  • Dàn ý nghị luận về thói quen xấu
  • Dàn ý viết đoạn văn nghị luận về một thói quen tốt đẹp của người việt nam
  • Ý nghĩa của thói quen tốt
  • Dẫn chứng về thói quen xấu

 

See more articles in the category: Nghị luận

Leave a Reply