Sân bay quốc tế Nội Bài – Wikipedia tiếng Việt

Or you want a quick look: Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sân bay quốc tế Nội Bài (IATA: HAN, ICAO: VVNB), tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tiếng Anh: Noi Bai International Airport là cảng hàng không quốc tế lớn nhất của miền Bắc Việt Nam, phục vụ chính cho Thủ đô Hà Nội và vùng lân cận, thay thế cho sân bay Gia Lâm cũ. Sân bay Nội Bài là trung tâm hoạt động chính cho Vietnam Airlines, VietJet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways và trước kia có Indochina Airlines, Air Mekong.

Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 35 km theo tuyến đường bộ về phía Tây Bắc. Khoảng cách này đã được rút ngắn còn 27 km khi cầu Nhật Tân và tuyến đường nối đầu cầu này với Nội Bài được hoàn thành trong năm 2015, ngoài ra còn có thể đi theo quốc lộ 3 dẫn từ cầu Chương Dương đến ngã 3 giao cắt với quốc lộ 2 để vào sân bay.[2] Sân bay quốc tế Nội Bài còn nằm gần các thành phố như Vĩnh Yên, Bắc Ninh.

[external_link_head]

Nhà ga hành khách T1 do chính các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế, mang đậm bản sắc dân tộc, như một cổng trời chào đón khách thập phương đến với Thủ đô và được đánh giá cao về mặt thẩm mĩ, từng đạt giải nhất kiến trúc Việt Nam, tuy trong thực tế xây dựng chỉ thực hiện được một phần của dự án. Nhà ga hành khách T2 do Nhật Bản thiết kế và thi công, với nguồn vốn xây dựng từ nguồn vốn ODA Nhật Bản, được khánh thành vào đầu năm 2015. Sân bay có 2 tháp chỉ huy, trong đó có 1 tháp cao 90 mét. Đây là tháp chỉ huy không lưu cao nhất Đông Dương. Hiện tại đây là Sân bay lưu có lượng hành khách lớn thứ hai Việt Nam, chỉ sau sân bay Tân Sơn Nhất.

Sân bay do Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), một cơ quan của Bộ Giao thông Vận tải, quản lý.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sân bay quốc tế Nội Bài, nguyên là một căn cứ không quân của Không quân Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam còn gọi là sân bay Đa Phúc, đã được cải tạo để phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự.

Ngày 28 tháng 2 năm 1977, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ra quyết định thành lập Sân bay quốc tế Nội Bài ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ngày 2 tháng 1 nǎm 1978, sân bay chính thức mở cửa hoạt động và đón chuyến bay quốc tế đầu tiên hạ cánh.

Năm 1995 nhà ga hành khách T1 được xây dựng và tới tháng 10 năm 2001 thì khánh thành.

Ngày 29 tháng 12 năm 2013, nhà ga T1 hoàn tất xây dựng thêm sảnh E và mở cửa, nối liền với sảnh A, giúp sân bay giảm tải lưu lượng hành khách.

Ngày 25 tháng 12 năm 2014, nhà khách VIP và nhà ga T2 được khánh thành. Nhà ga T2 chính thức trở thành nhà ga phục vụ các chuyến bay quốc tế và nhà ga T1 cũ được chuyển đổi chuyên phục vụ các chuyến bay nội địa.

Ngày 4 tháng 1 năm 2015, nhà ga quốc tế T2 được khánh thành cùng thời điểm với cầu Nhật Tân.

Hạ tầng kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Tiêu chuẩn kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 9 năm 2005, sân bay quốc tế Nội Bài đã được tổ chức TÜV NORD CERT (Đức) trao chứng chỉ ISO 9001:2000.

Năng lực[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cất hạ cánh

Sân bay có hai đường băng để cất cánh và hạ cánh cách nhau 250 m và tàu bay không thể cất hạ cánh cùng một thời điểm trên cả hai đường băng: đường 1A dài 3.200 m, đường 1B dài 3.800 m. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (tên viết tắt bằng tiếng Anh là ICAO), công suất tối đa của đường hạ - cất cánh sân bay Nội Bài hiện tại chỉ đạt 10 triệu hành khách/năm.

Nhà ga T1

Khu vực nhà ga T1 có 3 sân đỗ máy bay A1, A2, A3 với tổng diện tích +84888672676 m², nhà ga gồm 4 tầng và 1 tầng hầm với tổng diện tích +84888672676 m² và công suất khoảng 6 triệu hành khách/năm, được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ hàng không và phi hàng không.

Sân đỗ bao gồm 10 cầu hành khách. Cầu 1, 2, 4, 5, 6, 7, 9 được trang bị ống lồng, còn lại cầu 3, 8, 10 là cầu cứng.

Ngày 29 tháng 12 năm 2013, sân bay Nội Bài chính thức khai trương mở cửa sảnh E nhà ga T1. Nó được kết nối với sảnh A thông qua một hành lang kín kéo dài, giúp giảm tải phần nào cho sân bay. Công trình có 5 cổng đi và 2 cổng đến, diện tích sàn tổng cộng là +84888672676 m², với 3 tầng và 1 tầng lửng. Tầng 1 là tầng dành cho khách nội địa đi và đến, là khu vực đảo trả hành lý, cũng là nơi chuyển hành lý đi. Tầng 2 là khu nội địa, check-in, dịch vụ, phòng khách VIP. Tầng 3 là khu văn phòng kỹ thuật. Sảnh E trang bị 38 quầy làm thủ tục cho khách và có hệ thống an ninh kiểm soát. Pacific Airlines là hãng đầu tiên khai thác với 18 chuyến/ngày. Trong tương lai, sảnh E sẽ được kết nối với nhà ga T2.

READ  Công Thức Tính Nhanh Diện Tích Parabol, Thầy Tặng Cú Đêm >>Công Thức Tính – Lingocard.vn
[external_link offset=1]

Trong 3 năm gần đây, nhà ga T1 bị dột khi trời mưa to. Chưa có kết luận chính thức từ cơ quan có thẩm quyền về nguyên nhân dột là do khâu thiết kế, thi công hay sử dụng.[3]

Nhà ga T2

Quang cảnh bãi đỗ máy bay và cầu ra máy bay của nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài.

Ngày 4 tháng 1 năm 2015, Bộ Giao thông vận tải đã khánh thành Nhà ga hành khách T2 – Cảng HKQT Nội Bài. Nhà ga T2 gồm 4 tầng với diện tích mặt bằng khoảng +84888672676 m², với tổng mức đầu tư gần +84888672676 tỷ đồng (sau 3 năm xây dựng 04/12/2011–04/01/2015). Vốn vay ODA của Nhật Bản, công suất phục vụ 10 triệu hành khách mỗi năm. Ngày cao điểm sẽ phục vụ tới +84888672676 hành khách với 230 lượt cất hạ cánh. Nhà ga được thiết kế theo mô hình dạng cánh, hài hòa với thiên nhiên, tận dụng tối đa ánh sáng thiên nhiên để tiết kiệm năng lượng, sẽ được đầu tư theo hướng hiện đại với trang thiết bị hoàn toàn đủ tiêu chuẩn quốc tế.[4]

Lưu lượng hành khách

Năm 2008, sân bay này đã phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách và dự kiến đạt 20 triệu lượt hành khách vào năm 2025.[4] Năm 2010, Nội Bài đã phục vụ 9,5 triệu lượt hành khách, trung bình mỗi ngày có 230 lượt chuyến cất hạ cánh, so với mức 370 lượt chuyến mỗi ngày của sân bay Tân Sơn Nhất.[4] Tuy nhiên, đến năm 2016, sân bay Nội Bài đã phục vụ 20 triệu lượt hành khách, và sẽ quá tải trong ba năm nữa.

Kế hoạch mở rộng

Cùng với đó, Chính phủ cũng đang lên kế hoạch mở rộng nhà ga T1 và T2 trước năm 2020, đồng thời xem xét để xây dựng thêm nhà ga T3 và T4 sau năm 2020, đưa Nội Bài trở thành một trong những trạm trung chuyển hàng không lớn nhất Đông Nam Á.

Theo quy hoạch chung đến năm 2010, nhà ga T2 có công suất là 10 triệu lượt khách mỗi năm sẽ đi vào hoạt động đưa Sân bay quốc tế Nội Bài đạt công suất 16-25 triệu hành khách năm, (thực tế năm 2016 đã đạt 20 triệu lượt khách); có sân bay dự bị là Sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng). Công suất toàn bộ khi nhà ga được nâng cấp sau năm 2025 là 50 triệu lượt khách mỗi năm, sau năm 2050 là 100 triệu lượt khách mỗi năm, trở thành một trong những cửa ngõ trung tâm trong khu vực Đông Nam Á và châu Á.

Hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hiện có 5 hãng hàng không nội địa và 22 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến sân bay quốc tế Nội Bài, và nhiều hãng hàng không quốc tế cũng đang xem xét mở mạng bay đến đây như Czech Airlines, Jet Airway, Finnair cuối cùng là Air Astana.
  • Phí sân bay cho các chuyến bay quốc tế là 16 USD. Sân bay có hai đường băng song song, trong đó đường băng hướng 11L/29R dài 3.200 m rộng 45m, đường băng 11R/29R dài 3.800m rộng 45m, sân bay có thể phục vụ các chuyến bay của nhiều loại máy bay, thích ứng với cả những loại máy bay thân rộng bay tầm xa như Boeing 747, Boeing +84888672676/300, Airbus A+84888672676/500/600, Airbus A+84888672676/300, Boeing 767, McDonnell Douglas MD-11 và máy bay chở khách lớn nhất thế giới là Airbus A380 cho đến những phi cơ tầm trung như Airbus A318/319/320/321, ATR-72, Boeing 787 Dreamliner.

Các hãng hàng không và điểm đến[sửa | sửa mã nguồn]

Vận chuyển hành khách[sửa | sửa mã nguồn]

Hãng hàng không Các điểm đến Nhà ga
Aeroflot Moscow–Sheremetyevo 2
AirAsia Kuala Lumpur–Quốc tế 2
Air Busan Busan 2
Air China Bắc Kinh–Thủ đô 2
Air Macau Macau 2
Air Seoul Seoul–Incheon 2
All Nippon Airways Tokyo–Narita 2
Asiana Airlines Seoul 2
Austrian Airlines Manila (Chỉ chuyến bay hồi hương) 2
Bamboo Airways Buôn Ma Thuột, Cần Thơ, Chu Lai, Đà lạt, Đà Nẵng, Đồng Hới, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, Pleiku, Quy Nhơn, Rạch Giá, Thành phố Hồ Chí Minh, Tuy Hòa, Vinh 1
Bamboo Airways Cao Hùng, Munich, Prague, Seoul, Đài Bắc-Đào Viên

Thuê chuyến: Ibaraki, Đài Nam
2
Bangkok Airways Chiang Mai 2
Cathay Dragon Hong Kong 2
Cathay Pacific Hong Kong 2
Cebu Pacific Manila 2
China Airlines Đài Bắc-Đào Viên 2
China Eastern Airlines Côn Minh, Nanning 2
China Southern Airlines Bắc kinh-Đại Hưng, Trường Sa, Quảng Châu, Thâm Quyến 2
Chongqing Airlines Trùng Khánh 2
Corsair Saint-Denis Roland Garros Airport (Chỉ những chuyến bay đặc biệt) 2
Eastar Jet Seoul 2
EVA Air Đài Bắc-Đào Viên 2
Emirates Dubai 2
GX Airlines Lạc Dương, Nam Ninh 2
Công ty Cổ phần Hàng không Hải Âu Hạ Long 1
Hong Kong Airlines Hong Kong 2
IndiGo Kolkata 2
Japan Airlines Tokyo–Narita 2
Jeju Air Seoul 2
Pacific Airlines Đà Lạt, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh 1
Pacific Airlines Quảng Châu, Hồng Kông 2
Jin Air Seoul 2
Kenya Airways Hồng Kông (Ngừng bay) 2
Korean Air Seoul 2
Lao Airlines Luang Prabang, Vientiane 2
LOT Polish Airlines Sân bay quốc tế Warsaw Chopin ( chấm dứt) 2
Lufthansa Frankfurt 2
Malaysia Airlines Kuala Lumpur 2
Malindo Air Kuala Lumpur 2
Mandarin Airlines Đài Trung 2
Philippine Airlines Manila 2
Qatar Airways Doha 2
Scoot Singapore 2
Shenzhen Airlines Quảng Châu, Thâm Quyến 2
Sichuan Airlines Thành Đô 2
SilkAir Singapore 2
Singapore Airlines Singapore 2
South African Airways Johannesburg (Chỉ những chuyến bay đặc biệt) 2
Thai AirAsia Bangkok–Don Mueang, Chiang Mai 2
Thai Airways Bangkok-Suvarnabhumi 2
Thai Lion Air Bangkok–Don Mueang 2
Turkish Airlines Istanbul 2
T'way Air Busan, Daegu, Seoul 2
VietJet Air Buôn Ma Thuột, Cần Thơ, Chu Lai, Đà Lạt, Đà Nẵng, Đồng Hới, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, Pleiku, Quy Nhơn, Tuy Hòa 1
VietJet Air Bali, Bangkok–Suvarnabhumi, Busan, Cao Hùng, Delhi, Đài Trung, Đài Bắc-Đào Viên, Fukuoka, Kagoshima, Mumbai, Nagoya, Osaka–Kansai, Seoul–Incheon, Siem Reap, Singapore, Tokyo–Narita, Yangon

Thuê chuyến: Yangyang
2
Vietnam Airlines Buôn Ma Thuột, Cần Thơ, Chu Lai, Đà Lạt, Đà Nẵng, Đồng Hới, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, Pleiku, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Vinh 1
Vietnam Airlines Bangkok–Suvarnabhumi, Bắc Kinh–Thủ đô, Busan, Thành Đô, Frankfurt, Fukuoka, Quảng Châu, Hải Khẩu, Hồng Kông, Cao Hùng, Kuala Lumpur, London–Heathrow, Luang Prabang, Ma Cao, Moscow–Sheremetyevo, Nagoya, Osaka–Kansai, Paris–Charles de Gaulle, Phnom Penh, Seoul–Incheon, Thượng Hải–Phố Đông, Thâm Quyến, Siem Reap, Singapore, Sydney, Đài Bắc–Đào Viên, Tokyo–Haneda, Tokyo–Narita, Toronto, Vancouver, Vientiane, Yangon

Thuê chuyến: Trùng Khánh, Đại Liên, Matsuyama, Ibaraki, Ninh Ba
2
Vietnam Airlines

vận hành bởi VASCO
Điện Biên Phủ, Đồng Hới, Vinh 1
Vietravel Airlines Huế, Phú Quốc (bay charter theo tour) 1
READ  [TaiMienPhi.Vn] Công thức tính diện tích hình thoi, chu vi hình thoi, cách tính, có ví

Vận chuyển hàng hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Hãng hàng khôngCác điểm đến
AirBridgeCargoAnchorage, Hồng Kông, Moscow–Sheremetyevo, Đài Bắc–Đào Viên
Asiana CargoTrùng Khánh, Seoul–Incheon, Singapore[5]
CargoluxHồng Kông, Kuwait, Luxembourg
Cardig AirJakarta–Soekarno–Hatta, Thâm Quyến[6]
Cathay Pacific CargoDhaka, Hồng Kông, Penang, Singapore
China Airlines CargoSingapore, Đài Bắc–Đào Viên
China Southern CargoQuảng Châu, Thành phố Hồ Chí Minh
Emirates SkyCargo[7]Dubai–Al Maktoum
Etihad Cargo[8]Abu Dhabi, Anchorage, Chittagong
EVA Air CargoBangkok–Suvarnabhumi, Frankfurt, Singapore, Đài Bắc–Đào Viên
FedEx ExpressQuảng Châu, Thành phố Hồ Chí Minh
Hong Kong Air CargoHồng Kông
Korean Air CargoDelhi,[9] Dhaka, Navoi, Seoul–Incheon
K-Mile Air[10]Bangkok–Suvarnabhumi, Hồng Kông
MASCargoKuala Lumpur
Qatar Airways[11]Doha
SpiceJetDelhi[12]
Turkish AirlinesDelhi, Istanbul–Atatürk, Tehran–Imam Khomeini

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Số lượt hành khách[4]

(đơn vị: triệu)

2008 8
2009
2010 9,5
2011
2012 11,3
2013 13
2014 14
2015 17,2
2016 20,6
2017 23
2018 25,9
2019 29
Chuyến bay nội địa
Vị trí Điểm đến Tần suất

(hàng tuần)
1 Thành phố Hồ Chí Minh 795
2 Đà Nẵng 155
3 Nha Trang 99
4 Cần Thơ 75
5 Đà Lạt 77
6 Buôn Ma Thuột 39
7 Quy Nhơn 40
8 Vinh 36
9 Huế 39
10 Pleiku 33
11 Chu Lai 18
12 Tuy Hòa 17
13 Đồng Hới 14
14 Điện Biên Phủ 14
15 Phú Quốc 135
16 Côn Đảo 17
17 Rạch Giá 7

Quy hoạch đường cất hạ cánh số 3[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Quyết định số 590/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài-thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020 và định hướng sau năm 2020[13] ngày 20 tháng 8 năm 2008, ngoài các hạng mục quy hoạch tầm nhìn tới 2020 mà hiện nay cơ bản đã hoàn thành như bổ sung đường cất hạ cánh thứ 2 (đường băng 1B) dài 3800 m, hệ thống đường lăn, nhà khách VIP, nhà ga quốc tế T2, còn có những hạng mục khác nhằm đáp ứng tiêu chuẩn sân bay cấp 4F theo phân cấp của ICAO. Đặc biệt trong đó là việc xây dựng mới đường cất hạ cánh thứ 3 (đường băng số 2A) kích thước 4000 x 60 m; và các nhà ga hành khách T3, T4.

Ngày 14 tháng 7 năm 2015 Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về phương án xây dựng đường cất, hạ cánh thứ 3 tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Theo Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh, việc xây dựng thêm đường cất hạ cánh số 3 này nhằm để đảm bảo tổng công suất thông qua cảng sau năm 2020 đạt 50 triệu hành khách/năm theo đúng quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 590 của Thủ tướng Chính phủ.[14] Trong báo cáo này, Cục Hàng không Việt Nam đưa ra ba phương án:

  1. Phương án 1 xây dựng đường cất hạ cánh số 3 cùng các công trình kỹ thuật như nhà ga hành khách, sân đỗ, đường lăn và các công trình phụ trợ về phía Nam của cảng hiện nay, cách đường cất hạ cánh số 1A là 1.700m, cách đường cất hạ cánh 1B là 1.950m, đảm bảo phương án hai đường hoạt động song song độc lập là 1A với đường số 3 (hoặc 1B với đường số 3). Ước tính tổng mức đầu tư +84888672676 tỷ đồng, trong đó công tác giải phóng mặt bằng lên tới gần +84888672676 tỷ đồng.[15] Đây là phương án phù hợp nhất với quyết định số 590/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ.
  2. Phương án 2 xây dựng đường cất hạ cánh số 3 về phía Bắc và khu vực nhà ga, sân đỗ tàu bay đồng bộ phía Tây của Cảng Nội Bài, cách đường số 1B (11R-29L) 1.035m, cách đường cất hạ cánh 1A 785m, thuộc địa phận các xã Quang Tiến, Mai Đình, Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội (đảm bảo hoạt động song song, độc lập với đường số 1B). Sân bay Nội Bài sẽ có 2 đường băng cho phép cất hạ cánh đồng thời, còn đường cất hạ cánh 1A được chuyển thành đường lăn. Tổng kinh phí đầu tư ước tính khoảng +84888672676 tỷ đồng.
  3. Phương án 3 xây dựng đường cất hạ cánh số 3 về phía Bắc có vị trí tương tự như phương án 2, nhưng cấu hình khu bay được xác định gồm ba đường cất hạ cánh, trong đó có hai đường cất hạ cánh hoạt động song song độc lập là 1B với đường thứ 3. Đường 1A hoạt động song song phụ thuộc với hai đường còn lại. Ở phương án này, khu vực nhà ga hành khách sẽ được xây dựng ở vị trí tiếp giáp phía Bắc đường Võ Văn Kiệt, phía Đông của cảng Nội Bài. Hệ thống sảnh chờ bố trí giữa đường cất hạ cánh 1A và đường thứ 3.[14] Tổng kinh phí +84888672676 tỷ đồng.

Trong ba phương án nói trên, Cục Hàng không xác định phương án 2 là tối ưu.

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Sân bay quốc tế của Hà Nội được Skytrax xếp hạng trong nhóm 100 những sân bay tốt nhất thế giới vào vị trí 86/100[16]. Có được những thành công như vậy là nhờ vào sự cải tiến dịch vụ của cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Cụ thể hơn, hành khách đi máy bay sẽ được sử dung hàng loạt dịch vụ tiện ích tại các nhà ga hành khách như cây nước uống miễn phí, kiosk Internet, xe shuttle bus miễn phí phục vụ khách nối chuyến, xe điện miễn phí phục vụ hành khách khuyết tật, các điểm sạc pin điện thoại miễn phí... Trong đó nổi bật nhất là việc khai thác nhà ga T2 vào năm 2015 và được coi là "nhà ga lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam, đã cải thiện cơ bản về hạ tầng với CHK quốc tế Nội Bài".[17][18]

Công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại sân bay[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 21/1/2020, đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế dự phòng làm trưởng đoàn và lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội, đã kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài.

Sân bay có 4 máy kiểm tra thân nhiệt, trong đó 2 máy ở khu vực quốc tế đến và 2 máy ở khu vực quốc tế đi. Đồng thời, 2 máy kiểm tra thân nhiệt dự phòng để thay thế khi các máy trục trặc.

Từ 5/2/2020, nhà ga T1 Nội Bài sẽ lắp đặt thêm máy đo thân nhiệt, hoạt động 24/7, để kiểm soát hành khách đi trên các chặng bay nội địa, đảm bảo không lọt hành khách nào có dấu hiệu sốt; bố phòng cách ly để sử dụng khi cần thiết.

Theo Phó giám đốc cảng hàng không quốc tế Nội Bài Nguyễn Huy Dương, mặc dù trong tình hình dịch bệnh song lượng hành khách qua cảng vẫn khá cao với gần +84888672676 hành khách, hơn 600 chuyến bay cất hạ cánh mỗi ngày. Hiện các chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc đại lục đã tạm dừng hoạt động, song việc kiểm soát dịch bệnh tiêm phổi vẫn được tăng cường.

Toàn bộ nhân viên sân bay Nội Bài đều đeo khẩu trang trong thời gian làm việc, một số bộ phận bắt buộc đeo găng tay bảo hộ. Khoảng +84888672676% hành khách đến sân bay sử dụng khẩu trang.

Các đơn vị sân bay và Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã xây dựng quy chế phối hợp, xử lý tình huống hành khách có dấu hiệu bị sốt trên máy bay, từ khâu đón khách, kiểm tra và cách ly; thu thập thông tin, yêu cầu khai báo y tế và phun thuốc khử trùng máy bay.

Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài bố trí một số điểm cấp phát miễn phí khẩu trang y tế dành cho hành khách (2 điểm cạnh thang máy - khu vực công cộng, khu C, nhà ga T1; 1 điểm tại khu A, quốc tế đến Nhà ga T2).

Từ ngày 10/7/2021, Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cung cấp dịch vụ test nhanh Covid-19 tại sân bay Nội Bài. Hành khách có thể đến đăng kí làm xét nghiệm từ 7h đến 17h mỗi ngàybắt đầu từ ngày 10/7/2021 tại khu vực trước quầy từ A28-A32 nhà ga quốc nội sân bay Nội Bài. Chi phí cho dịch vụ test nhanh Covid-19 tại sân bay Nội Bài được niêm yết theo mức công bố của Bộ Y tế là 238,000 đồng/lần, có kết quả sau 30 phút.[19]

Sân bay Nội Bài hạn chế người nhà đưa tiễn và khuyến cáo hành khách tự làm thủ tục[sửa | sửa mã nguồn]

Để không bị nhỡ chuyến bay, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài khuyến cáo hành khách đi các chuyến bay quốc tế nên đến sân bay trước 3 tiếng, khách đi chuyến bay trong nước nên đến trước 2 tiếng để chủ động làm thủ tục hàng không; đồng thời, khuyến khích hành khách không có hành lý ký gửi làm thủ tục chuyến bay online hoặc tại hệ thống ki ốt làm thủ tục tự động đặt tại các khu vực công cộng của nhà ga, để tránh ùn tắc tại các khu vực quầy thủ tục.

Với khu vực làm thủ tục chuyến bay tại Nhà ga T2 (phục vụ các chuyến bay quốc tế), Cảng hàng không quốc tế Nội Bài hạn chế người nhà đưa tiễn vào các khung giờ cao điểm trong ngày từ 8 đến 11h và từ 19 đến 23h, nhằm tránh ùn tắc tại các khu vực công cộng của nhà ga, tạo luồng di chuyển thông thoáng cho hành khách đi máy bay.

Cảng sẽ bố trí lực lượng an ninh để kiểm soát, phân tách hành khách và người đưa tiễn ngay tại 2 cửa D1 và D2 ra vào khu vực làm thủ tục. Như vậy, chỉ có hành khách đi máy bay, nhân viên nội bộ và các đối tượng được cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền mới được vào khu vực làm thủ tục hàng không; người nhà đi tiễn hành khách không được vào khu vực này.

Tình trạng ùn tắc cục bộ tại các khu vực cửa ra vào, gây khó khăn cho hành khách trong quá trình di chuyển, khó tiếp cận khu vực làm thủ tục lên máy bay, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn bay, tăng nguy cơ làm chậm chuyến bay, hạn chế năng lực khai thác của Cảng, ảnh hưởng trực tiếp đến hành khách. Vì vậy sẽ dần tạo thói quen cho hành khách thực hiện các quy định an toàn hàng không.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

  • [external_link offset=2]

    Toàn cảnh phía trước nhà ga T1

  • Đài không lưu sân bay Nội Bài trước khi được xây dựng mới

  • Khu vực check-in

  • Khu vực đi

  • Khu vực đến

  • Cầu thang vận chuyển chính giữa nhà ga

  • Quầy hàng lưu niệm bên trong sân bay

  • Cửa ra máy bay

  • Phong cảnh nhà khách sân bay Nội Bài

  • Đường băng sân bay Nội Bài

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sân bay quốc tế Đà Nẵng
  • Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
  • Danh sách các sân bay ở Việt Nam

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra có các dịch vụ taxi nội bài giá cả hợp lý

  • Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài trên trang của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam, cập nhật 18 tháng 7 năm 2012
[external_footer]
See more articles in the category: Diện tích