Tiểu luận Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn sự vận dụng vào lĩnh vực thẩm định, ra quyết định đầu tư dự án |Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: Quy định về thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Thẩm định 1 dự an đầu tư cụ thể
  • Luận văn tốt nghiệp thẩm định dự án đầu tư
  • Luận văn dự an đầu tư
  • Ví dụ về thẩm định dự an đầu tư
  • Tiểu luận Thiết lập dự an đầu tư
  • Lập và thẩm định dự án đầu tư
  • Tiểu luận môn Quản trị dự AN đầu tư
  • Tiêu luận cho vay theo dự án đầu tư
 
Tiểu luận Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn sự vận dụng vào lĩnh vực thẩm định, ra quyết định đầu tư dự án

Tiểu luận Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn sự vận dụng vào lĩnh vực thẩm định, ra quyết định đầu tư dự án

Quy định về thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

1. Dự án đầu tư xây dựng là gì?

Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng là gì được căn cứ theo quy định tại Khoản 15 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014 có giải thích  như sau:

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp những đề xuất liên quan đến việc sử dụng vốn để thực hiện hoạt động xây dựng để xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì và nâng cao chất lượng công trình hay sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn, cũng như chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án cần được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hay Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Trong đó, hoạt động xây dựng sẽ gồm các công việc theo quy định tại Khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 gồm:

- Khảo sát xây dựng;

- Thiết kế xây dựng;

- Lập quy hoạch xây dựng;

- Thi công xây dựng;

- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Giám sát xây dựng;

- Quản lý dự án;

- Lựa chọn nhà thầu;

- Nghiệm thu công trình xây dựng và bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì;

- Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

2. Các loại dự án đầu tư xây dựng

Hiện nay, có rất nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình khác nhau tùy theo các tiêu chí phân loại và các quy định đối với từng nhóm dự án công trình xây dựng cũng có quy trình, thủ tục, quản lý, cách thức thực hiện riêng biệt.

Trong đó, về cơ bản cách phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định dựa theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP – Nghị định quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:

- Phân loại theo quy mô, tính chất và loại công trình chính của dự án:

+ Dự án quan trọng quốc gia;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm A;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm C.

Mỗi nhóm dự án sẽ có những tiêu chí cụ thể về quy mô, tính chất và loại công trình chính được quy định chi tiết tại Phụ lục số 1 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Loại dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ  yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng:

+ Dự án đầu tư công trình xây dựng sử dụng vào mục đích tôn giáo;

+ Dự án đầu tư công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa và nâng cấp có tổng mức đầu tư từ dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

- Phân loại dự án đầu tư xây dựng dựa theo loại nguồn vốn sử dụng:

+ Dự án đầu tư xây dựng có vốn ngoài ngân sách;

+ Dự án đầu tư xây dựng có sử dụng nguồn vốn khác;

+ Dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách của nhà nước.

Ngoài ra, nhiều người phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình theo từng hạng mục như: lập dự án đầu tư xây dựng chung cư và nhà xưởng cho thuê, nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, nhà cao tầng, văn phòng cho thuê, trường học, lò gạch, nhà xưởng, nhà máy, trạm dừng chân, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, bệnh viện, nghĩa trang…

3. Quy định về áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài trong quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nghị định số 15/2021/NĐ-CP nêu rõ quy định về áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài (gọi chung là tiêu chuẩn nước ngoài); tiêu chuẩn cơ sở; vật liệu và công nghệ mới trong hoạt động xây dựng.

Theo đó, việc lựa chọn, áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn cơ sở phải tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, trong thuyết minh thiết kế xây dựng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có), phải có đánh giá về tính tương thích, đồng bộ và sự tuân thủ với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và ưu tiên sử dụng các tiêu chuẩn nước ngoài đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi.

Khi áp dụng tiêu chuẩn cơ sở thì phải có thuyết minh về sự tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tính tương thích, đồng bộ với các tiêu chuẩn có liên quan. Việc công bố các tiêu chuẩn cơ sở phải tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy trình được quy định tại các pháp luật khác có liên quan.

Việc sử dụng vật liệu, công nghệ mới lần đầu được áp dụng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tương thích với các tiêu chuẩn có liên quan; đảm bảo tính khả thi, sự bền vững, an toàn và hiệu quả.

4. Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nghị định quy định đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư lựa chọn hình thức quản lý dự án quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.

Cụ thể, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực) trên cơ sở số lượng, tiến độ thực hiện các dự án cùng một chuyên ngành, cùng một hướng tuyến, trong một khu vực hành chính hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ vốn.

READ  Tiểu luận: CÁC QUY LUẬT cơ bản của tư DUY |Traloitructuyen.com

Trong trường hợp không áp dụng hình thức quản lý dự án theo quy định trên, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án hoặc chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án.

Còn đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hoặc vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án được quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.

Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Đối với dự án PPP, hình thức quản lý dự án được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện cụ thể của dự án và thỏa thuận tại hợp đồng dự án.

5. Quy định về thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Căn cứ vào Nghị định Số: 15/2021/NĐ-CP về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định một số nội dung như sau:

- Thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng 

Căn cứ tại Điều 10. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng quy định:

“1. Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đầu tư; việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư công, dự án PPP được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

2. Sau khi dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Như vậy, Sau khi dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật có liên quan và thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định.

- Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ

Tại Điều 16. Thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ quy định như sau:

– Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công

+ Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định về công nghệ đối với dự án quan trọng quốc gia;

+ Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì thẩm định về công nghệ đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do bộ, cơ quan trung ương quản lý quyết định chủ trương đầu tư;

+ Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chủ trì thẩm định về công nghệ đối với dự án do Hội đồng nhân dân các cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do địa phương quản lý quyết định chủ trương đầu tư.

– Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công:

+ Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến về công nghệ, các cơ quan, tổ chức có liên quan đối với dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A, nhóm B do người đứng đầu cơ quan trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủyquyền quyết định đầu tư; dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên; dự án do Bộ quyết định đầu tư;

+ Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về khoa học, công nghệ, các cơ quan, tổ chức có liên quan có ý kiến về công nghệ đối với dự án còn lại không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

– Đối với dự án sử dụng vốn khác:

+ Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan, tổ chức liên quan có ý kiến về công nghệ đối với dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủtrương đầu tư; dự án nhóm A; dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng cấp đặc biệt, cấp I hoặc được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên;

+ Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ, cơ quan, tổ chức liên quan có ý kiến về công nghệ đối với dự án còn lại không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

+ Đối với dự án PPP, Hội đồng thẩm định hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP tổ chức thẩm định về công nghệ khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Như vậy, có thể thấy Thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ quy định về các trường hợp khác nhau thì thẩm quyền thẩm định dự án sẽ khác nhau và tuân thủ theo vài trình tự, thủ tục đã được quy định.

READ  Báo cáo Tiểu luận Nguyên lý kế toán |Traloitructuyen.com

Phương pháp thẩm định dự án đầu tư

 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư thường được tiến hành thông qua 5 phương pháp chính bao gồm: Phương pháp thẩm định trình tự; Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu; Phương pháp phân tích độ nhạy; Phương pháp dự báo; Phương pháp triệt tiêu rủi ro. Mỗi phương pháp thể hiện một cách thức tiếp cận riêng, hàm chứa phương thức vận dụng riêng.

Thẩm định giá Thành Đô CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

3.1. Phương pháp thẩm định trình tự.

Thẩm định dự án theo trình tự được tiến hành theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.

– Thẩm định tổng quát: Là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp & hợp lý của dự án. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát về dự án, các vấn đề chủ yếu của dự án, mục tiêu, các giải pháp chủ yếu, những lợi ích cơ bản. Từ đó hình dung ra quy mô, tầm cỡ của dự án, dự án liên quan đến đơn vị nào, bộ phận nào, ngành nào, bộ phận nào là chính… Thẩm định tổng quát là cơ sở, căn cứ để tiến hành các bước thẩm định tiếp theo.

– Thẩm định chi tiết: Được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Việc thẩm định này được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết cho từng nội dung cụ thể của dự án, từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến việc thẩm định thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính, kinh tế xã hội của dự án. Yêu cầu của việc thẩm định chi tiết là theo từng nội dung đầu tư bắt buộc phải có ý kiến nhận xét, kết luận, đồng ý, không đồng ý, nêu rõ những gì cần phải bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên, mức độ tập trung khác nhau đối với từng nội dung tùy thuộc vào đặc điểm của dự án & tình hình thực tế khi tiến hành thẩm định.

a, Ưu điểm:

  • Đơn giản, dễ thực hiện.
  • Có cái nhìn tổng quan về dự án cần thẩm định.
  • Có thể loại bỏ dự án mà không cần đi vào các nội dung tiếp theo.

b, Nhược điểm:

  • Dễ áp dụng dập khuôn máy móc.

Điều kiện áp dụng: Thẩm định các điều kiện pháp lý, thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật, thẩm định tổ chức quản lý, thẩm định tài chính, thẩm định kinh tế xã hội của dự án.

3.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu.

So sánh, đối chiếu các nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, các định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ trong nước & quốc tế, kinh nghiệm thực tế, từ đó phân tích & so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Phương pháp này được tiến hành theo một số các chỉ tiêu như sau:

– Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.

– Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.

– Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi.

– Các chỉ tiêu tổng hợp như: cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư…

– Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý… của ngành theo định mức kinh tế – kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.

– Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư.

– Các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của nhà nước, của ngành đối với từng loại hình doanh nghiệp.

a, Ưu điểm:

  • Đây là phương pháp phổ biến, đáp ứng tốt các yêu cầu thẩm định nên được sử dụng nhiều trong thực tế.
  • Giúp cho việc đánh giá tính hợp lý & chính xác về các chỉ tiêu của dự án. Từ đó rút ra kết luận chính xác về dự án, là cơ sở để ra quyết định đầu tư.

b, Nhược điểm:

  • Nhược điểm đầu tiên chính nằm ở hệ thống các chỉ tiêu để làm cơ sở so sánh & đối chiếu. Việc xác định hệ thống các chỉ tiêu này với một dự án cụ thể đòi hòi trình độ thẩm định cao & có khá nhiều kinh nghiệm thực tế. Hơn nữa, hệ thống chỉ tiêu này không thể sử dụng một cách máy móc mà phải được điều chỉnh linh hoạt & phù hợp với từng dự án cụ thể.
  • Quy trình thẩm định phải tính toán phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao.

Điều kiện áp dụng:

  • Phương pháp thẩm định này áp dụng cho các dự án mang nặng tính kỹ thuật, có các số liệu cụ thể phục vụ cho việc tính toán.
  • Áp dụng đối với thẩm định khía cạnh pháp lý, kỹ thuật, tài chính.

3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy

Phương pháp này được dùng để đánh giá được độ an toàn và kiểm tra tính vững chắc của các kết quả tính toán trước sự biến đổi của các yếu tố khách quan có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, cần phải tiến hành phân tích độ nhạy của dự án.

Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố liên quan.

Phân tích độ nhạy giúp chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với những yếu tố nào, hay nói cách khác, yếu tố nào gây lên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án.

Các phương pháp phân tích độ nhạy:

– Phương pháp 1: Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm tìm ra yếu tố gây lên sự nhạy cảm lớn của chỉ tiêu hiệu quả xem xét.

– Phương pháp 2: Phân tích ảnh hưởng của đồng thời nhiều yếu tố đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính để đánh giá mức độ an toàn của dự án.

– Phương pháp 3: Cho các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn thị trường mà nhà đầu tư & nhà quản lý dự án chấp nhận được.

– Phương pháp 4: Sử dụng độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên để phân tích độ nhạy.

a, Ưu điểm:

  • Cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao.
  • Xác định được hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Phương pháp này thường được dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án khi có những tình huống bất lợi có thể xảy ra. Sau đó, khảo sát sự thay đổi hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như NPV (giá trị hiện tại ròng), IRR (hệ số hoàn vốn nội bộ), T (thời gian thu hồi vốn), khả năng hòa vốn… Từ đó đưa ra kết luận về tính vững chắc & ổn định của dự án, làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp quản lý & phòng ngừa những rủi ro nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án.
  • Dự kiến được những tình huống bất trắc trong tương lai có thể xảy ra.
  • Giúp việc xử lý số liệu dễ dàng hơn chỉ đơn giản bằng cách thay đổi một biến số vào một thời điểm.
  • Không đòi hỏi ước tính xác suất.
  • Tập trung vào 1 hoặc 2 biến.
  • Biết rõ nguồn lực nào là quan trọng khi tham gia vào quá trình sản xuất.
  • Trong trường hợp nguồn lực có hạn, phương pháp này giúp chủ đầu tư biết lựa chọn đầu tư cho yếu tô nào ở mức độ nào nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
READ  Tiểu Luận Tình Huống Quản Lý Nhà Nước Ngạch Chuyên Viên Mới Nhất

b, Nhược điểm:

  • Điểm bắt đầu độ nhạy là những giả định.
  • Chỉ xem xét từng tham số trong khi kết quả lại chịu tác động của nhiều tham số cùng một lúc. Nếu sử dụng thay đổi nhiều tham số cùng lúc thì lại khó khăn trong việc giả định sự thay đổi do bản thân các tham số cũng có những mối liên hệ với nhau.
  • Không có xác suất của kết quả cuối cùng.
  • Giới hạn trong sự tương tác của các biến.
  • Khó khăn đối với chuỗi quyết định.

Vận dụng trong thực tế:

  • Phương pháp này thường dùng trong các dự án lớn, phức tạp & các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan. Đây là một phương pháp hiện đại được áp dụng trong đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư.
  • Chỉ đánh giá khi đã có kết quả dự báo làm cơ sở.

4.4. Phương pháp dự báo

Phương pháp dự báo xuất phát từ đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động mang tính chất lâu dài từ giai đoạn chuẩn bị đến khi đưa vào vận hành kết quả đầu tư, do đó cần phải tiến hành dự báo.

Phương pháp dự báo sử dụng các số liệu điều tra thống kê & vận dụng phương pháp dự báo thích hợp để thẩm định, kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, thiết bị, nguyên vật liệu và các đầu vào khác… ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án.

Các phương pháp dự báo:

  • Phương pháp sử dụng hệ số co giãn của cầu.
  • Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
  • Phương pháp định mức.
  • Phương pháp ngoại suy thống kê.
  • Phương pháp mô hình hồi quy tương quan.

a, Ưu điểm:

Làm tăng tính chính xác của các quyết định đánh giá tính khả thi của dự án trong quá trình thẩm định.

b, Nhược điểm:

  • Quy trình thẩm định dự án đầu tư theo phương pháp dự báo thiếu những căn cứ khoa học & hệ thống để dự báo.
  • Tốn thời gian & chi phí thực hiện cao: chi phí để tiến hành điều tra lấy số liệu thống kê, chi phí thuê chuyên gia phân tích.
  • Độ rủi ro cao: dự báo có thể không chính xác do thiếu thông tin hoặc do thay đổi bất thường của nền kinh tế.
  • Kết quả thẩm định dễ mang tính chủ quan của người dự báo.

Phương pháp dự báo thích hợp khi thẩm định khía cạnh thị trường, thẩm định công nghệ, thẩm định tài chính của dự án.

4.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Do dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai nên từ khi thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác, thời gian hoàn vốn thường rất dài và có nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Rủi ro được định nghĩa là một biến cố trong tương lai có khả năng xảy ra & sẽ ảnh hưởng đến dự án. Để đảm bảo dự án được hoàn thành và đi vào hoạt động hiệu quả, phải dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra để từ đó có biện pháp phòng ngừa & hạn chế tối đa tác động mà rủi ro đó gây ra, hoặc phân tán rủi roc ho các đối tác liên quan đến dự án.

Thông thường, rủi ro được phân ra làm hai giai đoạn:

Giai đoạn thực hiện dự án:

  • Rủi ro chậm tiến độ thi công.
  • Rủi ro vượt tổng mức đầu tư.
  • Rủi ro về cung cấp dịch vụ kỹ thuật – công nghệ không đúng tiến độ, chất lượng không đảm bảo.
  • Rủi ro về tài chính như thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ.
  • Rủi ro bất khả kháng như các rủi ro do điều kiện tự nhiên bất lợi, hoàn cảnh chính trị – xã hội khó khăn.

Giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động

  • Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào không đầy đủ, không đúng tiến độ.
  • Rủi ro về tài chính như thiếu vốn kinh doanh.
  • Rủi ro trong khâu quản lý dự án.
  • Rủi ro bất khả kháng như rủi ro về tài sản và con người như hỏa hoạn, lũ quét…

a, Ưu điểm:

  • Giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro thường gặp khi thực hiện đầu tư, nhờ đó nâng cao sự ổn định & chắc chắn của dự án.
  • Giúp hoàn thiện dự án & đảm bảo tính khả thi khi thực hiện dự án.
  • Là cơ sở để ngân hàng, các đơn vị tài trợ vốn… có được sự tin tưởng khi quyết định đầu tư vào dự án.

Nhược điểm:

  • Chưa nhận biết được hiết các rủi ro có thể xảy ra với dự án trước & sau khi đi vào hoạt động.
  • Do phải xem xét, kiểm tra và dự phòng khá nhiều tình huốn rủi ro trước khi thực hiện dự án nên sẽ rất mất thời gian tiến hành, tốn kém về chi phí & con người.

Phương pháp này áp dụng đối với những dự án xây dựng lớn, quan trọng, cần đảm bảo tính an toàn & hiệu quả đầu tư cao. Những dự án chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài: điều kiện thời tiết, giá nguyên vật liệu tăng…

Dự án có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lý và tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế – xã hội. Dự án là căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư quyết định bỏ vốn đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư là căn cứ để tổ chức tài chính đưa ra quyết định tài trợ, các cơ quan chức năng của nhà nước phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư. Do vậy, thẩm định dự án đầu tư là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dự án

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Thẩm định 1 dự an đầu tư cụ thể
  • Luận văn tốt nghiệp thẩm định dự án đầu tư
  • Luận văn dự an đầu tư
  • Ví dụ về thẩm định dự an đầu tư
  • Tiểu luận Thiết lập dự an đầu tư
  • Lập và thẩm định dự án đầu tư
  • Tiểu luận môn Quản trị dự AN đầu tư
  • Tiêu luận cho vay theo dự án đầu tư
See more articles in the category: Tiểu luận