Tiểu Luận Thực Hành Tham Vấn | Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: LỜI MỞ ĐẦU

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Bài tập tình huống trong tham vấn
  • Ví dụ về tham vấn cá nhân
  • Ca tham vấn tâm lý
  • Tình huống tham vấn gia đình
  • Tình huống tham vấn học đường
  • Tiểu luận tham vấn cá nhân
  • Các tình huống  vấn tâm lý học sinh
  • Bài tập tình huống tham vấn học đường
 
 
 
 
 
 
 
Tiểu Luận Thực Hành Tham Vấn

Tiểu Luận Thực Hành Tham Vấn

LỜI MỞ ĐẦU

Con người không sống trong cô lập mà sống trong gia đình. Gia đình là một trong những nguồn hạnh phúc nhất cho đại đa số nhân loại đồng thời cũng là lý do chính khiến con người ta đau khổ và tìm đến tham vấn. Từ đầu thế kỷ XX, các nhà tiên phong trong lĩnh vực tham vấn gia đình đã nhận ra tầm ảnh hưởng và quan trọng trong mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong gia đình, và vì vậy khi vấn đề nảy sinh, sự hợp tác giữa các thành viên là nhân tố quan trọng nhất giúp ích cho việc giải quyết các vấn đề của cá nhân cũng như các vấn đề của gia đình. Ví dụ như, trong một gia đình có bà mẹ chồng và cô con dâu thù ghét nhau, người chồng bất hạnh ở giữa chịu trận. Tùy theo ai là người đi tham vấn, bà mẹ chồng, cô con dâu hay anh chồng, mỗi người sẽ có một mô tả khác nhau về vấn đề của mình. Trong những trường hợp như thế này, tham vấn cá nhân mặc dù hữu ích nhưng không thể hiệu quả bằng tham vấn gia đình, đây chính là phương pháp tạo ra môi trường an toàn và khách quan để mọi thành viên trong gia đình có thể lắng nghe nhau, lắng nghe chính mình và cùng nhà tham vấn dò tìm giải pháp. Chính vì lý do trên, em đã lựa chọn chủ đề tham vấn gia đình để làm bài tiểu luận kết thúc môn học của mình .Bài viết được hoàn thành dưới sự giảng dạy và hướng dẫn của giảng viên Tiêu Thị Minh Hường. Vì năng lực sinh viên có hạn nên bài viết còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, sửa đổi, bổ sung của cô để bài viết được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

II. PHẦN NỘI DUNG

2.1 Khái quát chung về tham vấn


2.1.1. Kiến thức về tham vấn
- Khái niệm tham vấn: Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý trong đó nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình.

- Mục đích của tham vấn:
+ Thúc đẩy sự nhận biết của thân chủ về cảm xúc, hành vi và những trải nghiệm của bản thân.
+ Thúc đẩy việc ra quyết định của thân chủ một cách đúng đắn thông qua cảm xúc, hành vi và giải pháp.
+ Giúp thân chủ triển khai hành động và tăng cường chức năng xã hội của cá nhân.
- Ý nghĩa:
+ Giúp các nhân và gia đình giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực, giúp họ trở nên sáng suốt hơn, có lý trí hơn để nhìn nhận vấn đề và hoàn cảnh thực tại, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhất với điều kiện của mình.
+ Không những giúp cá nhân và gia đình giả quyết vấn đề kịp thời mà còn giúp họ phòng ngừa những hành vi tiêu cực có thể bột phát trong tình huống khủng hoảng.
+ Hướng tới việc giúp cá nhân tang cường kỹ năng sống, biết cách nhìn nhận vấn đề, tự tin vào chính mình, giúp thân chủ khơi dậy tiềm năng và sức mạnh đang tồn tại.
+ Tăng cường khả năng thích nghi xã hội của cá nhân và gia đình.
- Phân loại thân vấn: có nhiều cách phân loại tham vấn
+ Căn cứ theo nhóm đối tượng được tham vấn
• Tham vấn cá nhân
• Tham vấn gia đình
• Tham vấn nhóm
+ Căn cứ theo hình thức can thiệp tham vấn
• Tham vấn trực tiếp
• Tham vấn gián tiếp
- Tiến trình tham vấn: theo E.D Neukrug có 6 bước hoạt động
+ Bước 1: xây dựng mối quan hệ
+ Bước 2: xác định vấn đề ban đầu
+ Bước 3: hiểu sâu vấn đề hơn và xác định mục tiêu

+ Bước 4: thực hiện kế hoạch
+ Bước 5: kêt thúc
+ Bước 6: theo dõi
- Một số lý thuyết và cách tiếp cận trong tham vấn
+ Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
+ Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của Erik Erikson

+ Cách tiếp cận phân tâm
+ Cách tiếp cận lấy thân chủ làm trọng tâm
+ Cách tiếp cận Gestalt
+ Cách tiếp cận hành vi
+ Cách tiếp cận nhận thức
2.1.2. Các kỹ năng trong tham vấn.
a, Các kỹ năng trong tham vấn cá nhân.
1. Kỹ năng giao tiếp không lời:
-Đó là nói tới việc sử dụng thái độ, nét mặt, cử chỉ, hành vi để giao tiếp với
thân chủ.
- G. Egan đề xuất những hành vi giao tiếp không lời nên có trong tham vấn
như:
+ Giao tiếp bằng mắt hợp lý.
+ Tư thế ngồi đối diện với thân chủ.
+ Thái độ cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ
+ Tư thế ngả về phía trước một chút.
+Phong cách thư giãn, thoải mái.
2. Kỹ năng lắng nghe:
- Lắng nghe trong tham vấn, ngoài việc thu thập thông tin trong quá trình trợ giúp, còn là công cụ quan trọng cho việc tạo nên môi trường tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, hay sự khích lệ thân chủ tìm thấy giá trị. Do vậy G. Egan cho rằng lắng nghe trong tham vấn là lắng nghe tích cực, đòi hỏi sự tập trung chú ý để nghe những gì thân chủ nói bằng lời và cả không lời, những gì họ quan tâm.
3. Kỹ năng hỏi
- Hỏi trong tham vấn là hoạt động đa chức năng xuyên suốt trong quá trình tham vấn. Ngoài chức năng thu thập thông tin, kỹ năng này còn giúp thân chủ nhận thức cảm xúc, suy nghĩ, hành vi cũng như tiềm năng của bản thân.
- Các loại câu hỏi thường sử dụng trong tham vấn:
+ Câu hỏi đóng/ mở.
+ Câu hỏi hướng tới cảm xúc suy nghĩ hành vi.
+ Câu hỏi hướng tới khai phá vấn đề.
+ Câu hỏi tăng năng lực tập trung vào giải pháp
+ Câu hỏi trực tiếp/ gián tiếp
+ Câu hỏi tại sao/ vì sao
4. Kỹ năng phản hồi
- Phản hồi trong tham vấn là hành vi gửi lại những thông tin tiếp nhận từ thân chủ, hướng tới mục đích và ý nghĩa khác nhau trong tham vấn. Nói cách khác, phản hồi trong tham vấn là việc truyền tải lại những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của thân chủ nhằm kiểm tra thông tin và thể hiện sự quan tâm chú ý, đồng thời khích lệ thân chủ nhận thức rõ hơn về cảm xúc, suy nghĩ của bản thân từ đó thay đổi.
- Các hình thức chính của phản hồi trong tham vấn:

+ Phản hồi nội dung
+ Phản hồi cảm xúc.
5. Kỹ năng thấu hiểu
- Thấu hiểu trong tham vấn là sự đặt mình vào thân chủ để cảm nhận sâu sắc những cảm xúc của người kia trên cơ sở đặt mình vào họ để nhìn nhận thế giới theo lăng kính của họ.
6. Kỹ năng tóm lược

- Tóm lược trong tham vấn là việc tập hợp lại một cách khái quát, ngắn gọn các thông tin mà thân chủ đã trình bày, những sự kiện đã diễn ra trong buổi nói chuyện hay trong toàn bộ tiến trình giúp đỡ.
7. Kỹ năng khuyến khích làm rõ ý
- Khuyến khích là nhắc lại một vài từ chính của thân chủ và đưa ra những phản hồi ngắn bằng những cử chỉ, câu từ để khích lệ thân chủ tiếp tục nói rõ hơn.
8. Kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề.
- Kỹ năng này còn được gọi là kỹ năng thách thức hay kỹ năng đối chất. Đây là sự đáp ứng bằng lời của nhà tham vấn để mô tả hay chỉ ra sự khác biệt trong thông điệp bằng lời, suy nghĩ cảm xúc hành vi của thân chủ nhằm hướng thân chủ tới điều họ nhận thức được.
9. Kỹ năng xử lý im lặng
- Xử lý im lặng không phải nhà tham vấn vội vàng với những câu hỏi hay những lời giải thích mà hãy giữ một khoảng im lặng nhất định. Cùng họ im lặng và sau đó đưa ra phản hồi về sự im lặng đó. Nhà tham vấn quan sát thái độ, cử chỉ, hành vi của họ khi họ im lặng.
10.Kỹ năng khai thác cảm xúc, suy ngĩ và hành viiêu cực của đối tượng
- Một trong những mục tiêu của tham vấn là tạo ra những thay đổi tích cực với hành vi, suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của đối tượng. Muốn vậy nhà tham vấn cần giúp đối tượng nhận biết được họ đang suy nghĩ như thế nào, cảm xúc gì và hành vi ra sao.
11.Kỹ năng chia sẻ bản thân
- Trong tham vấn đôi khi việc chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân của nhà tham vấn với thân chủ có tác dụng khích lệ họ thổ lộ những thông tin của họ với nhà tham vấn, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng kỹ năng này.
12.Kỹ năng cung cấp thông tin
- Đây là cách thức nhà tham vấn đưa ra những thông tin hữu ích cho giải quyết vấn đề nhưng thân chủ chưa biết tới. Những thông tin sẽ giúp thân chủ có thêm kiến thức và họ trở nên tự tin hơn trong giải quyết vấn đề.

13.Kỹ năng giao nhiệm vụ về nhà
- Đây là kỹ năng tham vấn hướng đối tượng tới một công việc, hành động mới. Hoạt động giao nhiệm vụ về nhà thường được thực hiện cuối buổi hoặc cuối ca tham vấn
b, Các kỹ năng trong tham vấn gia đình
1. Kỹ năng hướng dẫn vẽ cây phả hệ:

- Cây phả hệ là sơ đồ hóa lịch sử gia đình. Nó bao gồm thông tin về tình trạng gia đình như: hôn nhân, ly hôn, chết, sự kiện khác liên quan
- Sử dụng cây phả hệ là cách mà nhà tham vấn ghi lại thông tin, đồng thời còn là công cụ để phân tích, đánh giá sự giao tiếp giữa các thánh viên và
vấn đề trong gia đình.
2. Kỹ năng lắng nghe và quan sát các thành viên trong gia đình.
- Đối với tham vấn gia đình, nhà tham vấn một lúc phải làm việc với ít nhất từ hai người trở lên, do vậy đòi hỏi nhà tham vấn cần phải quan sát bao quát điệu bộ, cử chỉ, hành vi của tất cả mọi người.
3. Kỹ năng thấu hiểu với các thành viên trong gia đình
- Nhà tham vấn cần phải thấu hiểu với cảm xúc suy nghĩ của tất cả mọi thành viên, chứ không phải với một người.
4. Kỹ năng giao nhiệm vụ cho các thành viên.
- Nhà tham vấn giao nhiệm vụ về nhà nhằm thay đổi hành vi, thái độ, chia sẻ cảm xúc suy nghĩ của các thành viên khác trong gia đình với nhau khi họ giao tiếp.
5. Kỹ năng điều phối sự tham gia của các thành viên
- Kỹ năng điều phối sẽ giúp các thành viên tạo nên những cảm xúc tích cực ở nhau, nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực hơn là đổ vỡ.
- Nhà tham vấn đóng vai trò là người trung gian, giải hòa, không thiên vị bất kỳ ai và được khởi xướng bằng câu hỏi, hành vi khích lệ sự tham gia của mọi thành viên, sự di chuyển chú ý từ người này sang người khác.

6. Kỹ năng đặt câu hỏi xoay vòng.
- Đây là loại câu hỏi đặt ra cho một thành viên trong gia đình để xem họ có suy nghĩ hay cảm nhận gì về suy nghĩ hay cảm nhận của thành viên khác khi họ chia sẻ hoặc trình bày trong buổi tham vấn.
7. Kỹ năng làm mẫu
- Là kỹ thuật mà nhà tham vấn sử dụng để làm mẫu hoặc giúp đối tượng làm mẫu qua việc sắm vai những hành vi cử chỉ của cha mẹ hay con cái trong gia đình nhằm giúp họ hiểu thành viên khác trong gia đình mình một cách chính xác.
8. Kỹ năng làm việc với những thành viên tỏ ra không hợp tác.
- Khi một thành viên tỏ ra không hợp tác, thì lúc này nhà tham vấn cần giúp họ thấy được họ có vai trò quan trọng đối với việc giả quyết vấn đề, thậm chí họ có hể là đầu mối cho việc khai thông những bế tắc trong gia
đình
9. Kỹ năng hướng dẫn sử dụng mệnh đề tôi
- Đó là cách giao tiếp khi người nói bắt đầu bằng từ Tôi- xưng hô ngôi thứ nhất của bản thân người đó, sau đó mới đến cảm nhận của người đó hay hành vi của ai đó
2.1.3. Gía trị và thái độ trong tham vấn.
 Gía trị trong tham vấn
 Thái độ cần có của nhà tham vấn/ Sinh viên. a,Những thái độ cần có của nhà tham vấn chuyên nghiệp

- Quan tâm đến người khác và sẵn lòng giúp đỡ: Việc nhà tham vấn quan tâm đến người khác, đặc biệt là những người đang bị tổn thương hoặc yếu ớt là vô cùng quan trọng. Nếu không thực sự quan tâm đến lợi ích của thân chủ, nhà tham vấn sẽ rất khó thông cảm với họ và giúp đỡ họ đạt được những mục tiêu đặt ra và sống có ích hơn. Quan tâm đến thân chủ và vấn đề của thân chủ vừa là một phẩm chất cần có của nhà tham vấn đồng thời cũng là phương châm hành động của tham vấn chuyên nghiệp. Khi thân chủ đến với nhà tham vấn là mong muốn được giúp đỡ, được chia xẻ, được hỗ trợ giải pháp để giải quyến vấn đề vướng mắc, nhà tham vấn phải sẵn lòng giúp đỡ họ. Tuy nhiên, sự giúp đỡ này không thuần tuý chỉ là trách nhiệm, không phải là sự ban ơn mà phải xuất phát từ tình cảm con
người, đạo đức nghề nghiệp và lòng nhiệt tình.
- Tôn trọng thân chủ: Tôn trọng nghĩa là cảm thấy hoặc thể hiện sự coi trọng hoặc sự quý mến, nhìn nhận, đánh giá và đối xử với nhau với tư cách là con người bình  đẳng. Một con người có phẩm chất, có nhân cách là ở họ có lòng tự trọng, nhân phẩm và danh dự. Tuy nhiên, cũng có những con người do những lỗi lầm mắc phải họ có thể trở thành tội phạm, người có hành vi lệch chuẩn, vi phạm chuẩn
mực đạo đức. Dù họ là bất kỳ ai đi chăng nữa, nhưng là đối tượng của tham vấn, chúng ta phải luôn nhìn nhận họ là một con người, nghĩa là tôn trọng họ. Không phải vì họ có hành vi sai trái (sử dụng ma tuý, hành nghề mại dâm, đua đòi ăn chơi) mà chúng ta có thành kiến với họ. Tôn trọng thân chủ còn bao hàm cả sự tôn trọng vấn đề và suy nghĩ của họ. Chỉ khi nào thân chủ cảm thấy được tôn
trọng họ sẽ nhiệt tình hợp tác với nhà tham vấn, nói một cách tự nhiên và thoải mái về những suy nghĩ và cảm xúc riêng tư của họ. Tôn trọng thân chủ cũng có nghĩa là không bao giờ tạo ra một cách cố ý các tình huống làm thân chủ phải phụ thuộc vào nhà tham vấn.
- Nhiệt tình trong công việc: Để tạo ra một không khí tin tưởng, nhà tham vấn phải thể hiện thái độ nhiệt tình và thân thiện với thân chủ, không phân biệt độ tuổi, giới tính và trình độ giáo dục của họ. Thái độ nhiệt tình có thể thể hiện bằng lời hoặc không bằng lời nói. Sự nhiệt tình xuất phát từ mong muốn của nhà tham vấn trong quá trình giúp đỡ thân chủ. Dù trong hoàn cảnh nào, nhà tham vấn cũng không nề hà, quản ngại khó khăn hay từ chối giúp đỡ thân chủ. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý nhà tham vấn không nên nhiệt tình một cách thái quá có thể dẫn đến sự nóng vội, chủ quan hoặc gây sự hiểu lầm cho thân chủ.
- Chấp nhận: Với tư cách là nhà tham vấn, nhiệm vụ là chấp nhận thân chủ như chính bản thân họ chứ không phải là nghĩ họ nên như thế nào. Thái độ chấp nhận thân chủ được thể hiện rất rõ ở sự quan tâm, sự lắng nghe những vấn đề của thân chủ. Chấp nhận còn bao hàm cả việc đương đầu với những khó khăn, thách thức từ phía thân chủ, nhưng không phải là sự nhún nhường thụ động.
- Quan tâm đến nhu cầu của thân chủ. Nhà tham vấn đòi hỏi phải có lòng vị tha, biết đặt nhu cầu và lợi ích thân chủ lên trên lợi ích của bản thân. Nhu cầu của thân chủ có thể về vật chất, có thể về tinh thần nhưng trong tham vấn nó được thể hiện ở nhu cầu giải quyết vấn đề về tâm lý là chủ yếu. Có những nhu cầu không được đáp ứng trực tiếp bởi hoạt động tham vấn, nhưng không phải vì thế mà
chúng ta từ chối, bỏ qua. Chúng ta không nên cho rằng những nhu cầu kiểu như thế là không chính đáng. Bởi lẽ, mọi nhu cầu của thân chủ đều phải được tôn trọng và quan tâm, nhưng có những nhu cầu mà việc đáp ứng nó đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều nguồn lực. Một ca tham vấn thành công đòi hỏi phải có sự kết hợp vận dụng linh hoạt nhiều kỹ năng. Năng lực nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức
cùng với thái độ tham vấn đúng đắn sẽ là những yếu tố quyết định đến sự thành công của tham vấn chuyên nghiệp. Đối tượng tác động của tham vấn rất đa dạng về trình độ học vấn, vị trí xã hội, nghề nghiệp, địa bàn sinh sống. Vấn đề của thân chủ thì cực kỳ phong phú và ở mức độ phức tạp khác nhau. Nhà tham vấn không phải là chuyên gia của mọi lĩnh vực. Không thể đem kinh nghiệm của cuộc sống
và sự uyên bác về nhận thức để cho đối tượng lời khuyên, sự chỉ dẫn mà chuyên gia thực sự của mỗi ca tham vấn chính là thân chủ. Thân chủ là người hiểu rõ nhất vấn đề của mình, tâm trạng của bản thân và sự giúp đỡ của nhà tham vấn là giúp cho thân chủ hiểu ra được điều đó. Hay nói một cách khác thân chủ đến với tham vấn để tìm chuyên gia bên trong chính mình. Vì vậy, bên cạnh những thái độ mang tính nguyên tắc trên, nhà tham vấn chuyên nghiệp cần lưu ý: Không nên  đưa ra lời khuyên hoặc dạy bảo, giáo dục xáo rỗng; không nên áp đặt quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá của mình đối với thân chủ; không nên có thái độ phê phán hoặc định kiến với thân chủ.

READ  Bài tiểu luận môn quản trị doanh nghiệp |Traloitructuyen.com


2.2. Phân tích sâu về tham vấn gia đình.


2.2.1.Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của tham vấn gia đình

a) Khái niệm
- Dưới góc độ pháp luật, gia đình là một thiết chế xã hội trên cơ sở của các thành viên khác giới thông qua hôn nhân để thực hiên các chức năng: sinh học, kinh tế, xã hội và tình cảm. Các thành viên có ràng buộc có tính pháp luật được nhà nước thừa nhận và bảo vệ
- Dưới góc độ xã hội gia đình gồm một nhóm người liên kết với nhau bởi mối quan hệ máu mủ, họ hàng. Gia đình tồn taijgia đình hạt nhân và gia đình mở  rộng.
- Yếu tố di truyền và yếu tố tâm lý xã hội có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển các thành viên trong đó yếu tố tâm lý xã hội có vai trò quyết định
=> Khái niệm tham vấn gia đình là quá trình tương tác của nhà tham vấn với các thành viên trong gia đình nhằm giúp họ giải quyết những vấn
b, Mục đích
- Giúp các thành viên trong gia đình thay đổi cách ứng xử tiêu cực, cải đề của cá nhân và toàn gia đình. Xem xét cách nhìn nhận vấn đề , nguyên nhân và tìm cách giải quyết
- thiện bầu không khí trong gia đình
- Giúp họ giao tiếp với nhau 1 cách rõ ràng hơn
- Tạo cơ hội đẻ họ chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ
- Hỗ trọ các thành viên sử dụng các kỹ năng để cùng nhau ứng phó với các vấn
đề trong gia đình
c, Ý nghĩa

- Tham vấn gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng, giải quyết vấn đề tồn tại đang gặp phải , cải thiện vấn đề của cá nhân
- Giúp cá nhân phát triển toàn diện, phát huy tiềm năng của mình, giảm thiểu hành vi tiêu cực và chống đối xã hội
2.2.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong tham vấn gia đình
- Đảm bảo mối quan hệ tôn trọng trong gia đình

- Nhà tham vấn cần kiên trì trợ giúp gia đình.
- Tập trung vào tác động tới mối quan hệ của mọi người trong gia đình hơn là vấn đề cụ thể của cá nhân nào đó.
- Sự can thiệp của nhà tham vấn cần có mục đích và kế hoạch rõ dàng, những nhiệm vụ được giao cho cá nhân và gia đình cần cụ thể.
- Nhà tham vấn cần tạo điều kiện cho gia đình tiếp cận được với nguồn lực trong cộng đồng.
2.2.3. Một số mô hình can thiệp gia đình
- Mô hình can thiệp cấu trúc gia đình
- Mô hình học tập xã hội
- Mô hình can thiệp tập trung vào giải pháp
- Mô hình can thiệp hệ thống gia đình
2.2.5. Quy trình tham vấn trong gia đình:
Có 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1: tiếp xúc ban đầu – tạo lập mối quan hệ
+ Trong buổi đầu làm việc nhà tham vấn nên giới thiệu về bản thân và giúp các
thành viên tự giới thiệu nhãng thông tin cơ bản về mình.
+ Nêu rõ mục đích của buổi tham vấn
+ Thống nhất với các thành viên về những nội dung cần thiết của buổi tham vấn
+ Nên tạo bầu không khí thoải mái, cởi mở
+ Sau đó nên tìm hiểu nguyên nhân mà họ đến gặp nhà tham vấn.
- Giai đoạn 2: giai đoạn triển khai – giai đoạn trung gian
+ Thu thập thông tin - xác định vấn đề
• Khuyến khích gia đình xác định mối quan tâm chung
• Xác định các mối quan hệ, kiểu giao tiếp trong gia đình
• Khai thác những cảm xúc suy nghĩ của các thành viên
• Xác định mỗi thành viên có thể tham gia vào quá trình giải quyết như thế
nào
+ Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch
• Xác định mục tiêu cần đạt được là gì

• Công việc sẽ thực hiện và trình tự thực hiện công việc
• Nhiệm vụ của các thành viên là gì
• Triển khai công việc
• Rà soát lại tiến trình thực hiện công việc và động viên khích lệ các thành
viên.
- Giai đoạn 3: giai đoạn kết thúc
+ Cần lượng giá lại quá trình hỗ trợ, sự thay đổi của các thành viên

+ Sử dụng kỹ năng tóm lược là chủ đạo.
+ Khi vấn đề đã được giải quyết, các thành viên đã tỏ ra hợp tác, giao tiếp thoải
mái ==> Kết thúc ca.
+ Ca tham vấn không đi đến kết quả, nhà tham vấn cần chuyển giao cho nhà tham
vấn khác.


2.3. Vận dụng thực hành tham vấn gia đình.


2.3.1. Mô tả tình huống.
Nguyễn Thị Hoa sinh năm 2000 trong một gia đình có 3 anh chị, gia đình em thuộc dạng khó khăn tại địa phương. Bố em đi làm xa một năm về 1 lần, mẹ em cũng đi làm công nhân ở công ty gần nhà sáng đi tối về nên thời gian gần gũi em hầu như là rất ít. Dưới em còn 2 em nữa, 1 em đang học lớp 3, một em đang học lớp 7. Năm em học lớp 11 vì có thai với bạn trai nên em phải bỏ học để lấy chồng. Vì em có thai trước lại trong độ tuổi còn quá trẻ như thế nên em bị rất nhiều điều tiếng từ mọi người xung quanh. Đám cưới diễn ra đơn giản hết mức có thể, gia đình chồng em cũng không yêu thương gì em, chỉ vì em có thai nên họ mới đồng ý cưới. Em làm vợ làm mẹ khi tuổi đời còn quá trẻ, chồng em thì vẫn
còn quá trẻ con do hai người bằng tuổi nên vẫn mài chơi không giúp đỡ được em.
Vì chưa có kinh nghiệm cũng không được mẹ chỉ bảo để sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân nên nhiều khi em không biết phải làm sao cho đúng, cho phải. Cộng thêm việc mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu, con còn quá nhỏ khiến em rất căng thẳng và gặp khủng hoảng trong cuộc sống hàng ngày. Thấy hoàn cảnh gia đình mỗi người một hướng như vậy nên bố chồng em đã quyết định dẫn cả nhà đến trung tâm tham vấn để nhờ giúp đỡ.
2.3.2. . Qúa trình tham vấn.
a, Giai đoạn 1: tiếp xúc ban đầu – tạo lập mối quan hệ
Tại phòng tham vấn.
- Ntv: Mời anh chị và cháu ngồi.( Kỹ năng giao tiếp ngôn gữ và phi ngôn ngữ:
Vui vẻ và niềm nở chào đón gia đình thân chủ, việc này sẽ giúp mọi người cảm thấy yên tâm hơn, từ đó tạo được không khí cở mở, nhiệt tình để dễ dàng cho việc trao đổi. Thuận lợi khi thực hiện kỹ năng này đó là có không gian và địa điểm phù hợp. Khó khăn là hai bên còn clah lẫm chưa biết gì về nhau nhiều nên khó tránh khỏi cảm giác đề phòng, lo lắng)
- Mẹ TC: Cảm ơn em.
- Ntv: Anh chị và cháu uống nước ạ. Trước tiên chúng ta làm quen trước nhé. Em xin tự giới thiệu em là Duyên, nhân viên tham vấn của trung tâm A. Còn anh chị và cháu đây ạ.( Kỹ năng đặt câu hỏi xoay vòng: nhằm thu thập thông tin cơ bản liên quan đến các thành viên trong gia đình, dễ dàng hơn trong xưng hô và hỗ trợ thân chủ. Thuận lợi: gia đình đều vui vẻ chia sẻ. Khó khăn: việc chia sẻ thông tin chưa được đầy đủ cho lắm)
- Mẹ TC: Tôi là Ngân mẹ của cháu.
- Bố TC: Tôi là Hùng, bố Linh.

- Ntv: Anh chị nhà ở đâu, sang đây có vất vả lắm không ạ?
- Mẹ TC: Gia đình tôi ở Khâm Thiên, sang đây cũng không xa lắm ạ, vì chúng tôi có xe riêng.
- Ntv: Ồ, vậy ạ. Thế anh chị năm nay bao nhiêu tuổi rồi ạ, hiện đang làm việc hay công tác ở đâu?
- Mẹ TC: Tôi và chồng tôi năm nay đã ngoài 40, cũng không phải công tác gì chỉ là buôn bán một chút thôi.
- Ntv: Anh chị có mấy cháu ạ.

- Bố TC: Chúng tôi chỉ có mình nó thôi.
- Ntv: Vậy chắc cháu tên là Linh phải không nào?
- TC: Dạ, vâng ạ.
- Ntv: Linh năm nay bao nhiêu tuổi rồi?
- TC: Cháu 15 tuổi ạ.
- Ntv: 15 tuổi nghĩa là đang học lớp 10 phải không nào?
- TC: Dạ vâng đúng rồi ạ.
- Ntv: Việc học tập ở trên lớp có gì khó khăn không cháu?
- TC: Dạ, không ạ.
- Ntv: Anh chị khéo quá, có cô con gái vừa xinh đẹp lại giỏi giang như thế này.
- Mẹ TC: Khéo gì em ơi, chị đang bực mình và khổ tâm lắm đây, con với chả
cái.
- Bố TC: Mẹ nó có gì từ từ nói, đây không phải nhà mình hay ngoài chợ đâu.
- Ntv: Chị uống chút nước đi ạ. Không biết em có thể hỗ trợ được gì không ạ?( Kỹ năng lắng nghe, quan sát, và đặt câu hỏi: Mục đích có những đánh giá ban đầu về các thông tin mà các thành viên chia sẻ, quan sát được thái độ, mối quan hệ của các thành viên với nhau cũng như tính cách của họ ra sao để có phương thức trao đổi cho phù hợp. Thuận lợi: Mọi người hợp tác chia sẻ thông tin và bộc
lộ đúng cảm xúc của mình. Khó khăn: tâm trạng các thành viên đang không được ổn định cho lắm nên khó kiềm chế cảm xúc)
- Mẹ TC: Chị khổ lắm em ơi. Hằng ngày hai vợ chồng ngược xuôi buôn bán kiếm tiền cho nó ăn học bằng bạn bằng bè, ấy vậy mà nó lại bôi tro chát chấu vào mặt bố mẹ nó, chửa hoang với bạn cùng lớp em ơi, bây giờ mặt mũi anh chị biết để vào đâu, tương lai của nó sẽ ra sao khi đang đi học mà đã vác một cái bụng bầu rồi. huhu...
- Ntv: Dạ, em mong chị hãy bình tĩnh ạ, nghe chị chia sẻ em cũng đã hình dung ra được một phần nào đó câu chuyện của gia đình mình là cháu Linh đang có thai ở độ tuổi vị thành niên. Thế anh chị đã cho cháu đi khám ở đâu chưa ạ? ( Kỹ  năng tóm lược: mục đích đưa ra vấn đề mà gia đình đang gặp phải và cho họ xác nhận lại xem nhà tham vấn hiểu vấn đề như vậy có đúng không. Thuận lợi: Nhà tham vấn nhờ vào việc lắng nghe, quan sát cộng với ghi chép nên đã hình dung
ra được phần nào vấn đề của gia đình. Khó khăn: vì mọi người mới đang bắt đầu chia sẻ nên việc tóm lược này vẫn chưa được đầy đủ và đúng vấn đề)
- Bố TC: Chúng tôi đã cho cháu đi khám ở bệnh viện tư, vì có chút xấu hổ, lại ngại phải ngồi đợi.
- Ntv: Thế bác sỹ kết luận ra sao ạ? thai được bao nhiêu tuần tuổi rồi, sức khỏe của hai mẹ con như thế nào ạ?

READ  Tiểu luận giai cấp và vấn đề giai cấp ở vn hiện nay. - | XEMTAILIEU

- Bố TC: Bác sỹ bảo được 7 tuần 4 ngày rồi cô ạ. Hai mẹ con đều có sức khỏe ổn định ạ.
- Ntv: Thế gia đình bạn trai của Linh đã biết chuyện chưa, họ có ý kiến gì không ạ? ( Kỹ năng đặt câu hỏi nhằm khai thác thông tin, suy nghĩ của hai bên gia đình, từ đó dần dần suy nghĩ và định hướng một số cách giải quyết)
- Bố TC: Họ nói không biết đây có phải máu mủ của họ không, mà nếu là có họ cũng không nhận, vì sợ làm lỡ giở tương lai của thằng đó.
- Ntv: Thế bạn trai Linh không có ý kiến gì ạ.
- Mẹ TC: Thằng đó thì có ý kiến gì được, thân nó còn chưa lo nổi đang ăn bám bố mẹ, bố mẹ bảo sao nó nghe vậy, chỉ có con mình ngu nên bây giờ phải chịu
em ạ.
- Ntv: Thế gia đình mình có suy nghĩ gì về vấn đề này ạ. Cô muốn nghe ý kiến của Linh trước nhé? ( Kỹ năng khai thác cảm xúc, suy nghĩ của các thành viên trong gia đình để hiểu hơn họ đang suy nghĩ như thế nào để có cách trao đổi cho phù hợp. Thuận lợi: Bố mẹ Linh tâm lý đã có phần đỡ kích động hơn, Linh cũng thật lòng chia sẻ. Khó khăn: vì là buổi đầu tiên làm việc với gia đình, đặc biệt Linh đang hoang mang nên nhiều lúc chính bản thân Linh đang suy nghĩ và mong muốn gì chính cháu cũng không biết chính xác)
- Linh: Cháu cũng không biết ạ, cháu rất thích trẻ con, cháu muốn sinh em bé ra, nhưng bản thân cháu lại chưa làm ra tiền, mà cũng chưa có kinh nghiệm và chuẩn bị tâm lý làm mẹ, cháu cũng không thể cho con mình một gia đình trọn vẹn, nên bây giờ cháu thực sự rất hoang mang, lo lắng và đau khổ và gét họ lắm ạ.
- Ntv: Cô có thể hiểu cảm giác bây giờ của cháu, một cô bé mới lớn, hồn nhiên yêu đời mà nay lại vướng phải sự tình ngang trái, cô biết cháu đang rất hoang mang, lo sợ, đau khổ, nhưng cô cũng nhận thấy rằng cháu là một cô gái mạnh mẽ, giám yêu giám hận, và có chính kiến riêng của mình.( Kỹ năng thấu hiểu: để Linh cảm thấy mình đang được cảm thông, thấu hiểu, từ đó sẽ tháo bỏ rào cản và
khoảng cách để chia sẻ nhiều hơn. Thuận lợi: nhìn vào sắc mặt và biểu cảm của Linh cũng như câu chuyện mà cháu chia sẻ nhà tham vấn đặt mình vào hoàn cảnh của cháu có thể hiểu được phần nào những lo lắng, băn khoăn, nỗi niềm của Linh, tuy nhiên vì là người ngoài cuộc nên việc sử dụng kỹ năng này vẫn không được triệt để)
- TC: thực ra thì cháu cũng không hiểu sao mình lại có thai cô ạ,vì lần đó Hải đến nhà chơi,lúc đó 1 mình cháu ở nhà . Hải ôm cháu và sau đó Hải và cháu ..,đó là lần đầu tiên cô ạ. Cháu không nghĩ là 1 lần ma đã có thai được nên sau đó cũng không để ý gì, nên...nhiều lúc cháu thấy bế tắc ,xấu hổ khi trong lớp mình luôn là học sinh ngoan, học tốt, được thầy cô và bạn bè yêu quý, nhưng nay những ấn
tượng đẹp đó của cháu với mọi người đều sụp đổ,có đôi lúc cháu không muốn sống nữa cô ạ !
Ntv : ( đặt tay lên vai thân chủ ) cháu không được nghĩ tiêu cực như vậy,mọi chuyện rồi sẽ qua cháu à,mọi người trong gia đình vẫn luôn yêu thương cháu và điều quan trọng là khi mình ngã ở đâu mình sẽ đứng lên ở đó ,điều đó sẽ giúp cháu mạnh mẽ và trưởng thành hơn rất nhiều.( Kỹ năng giao tiếp không lời: một cái đặt nhẹ tay lên vai thân chủ cũng làm thân chủ cảm thấy ấm áp hơn, được động viên nhiều hơn)
- TC: Cháu cảm ơn cô,cháu sẽ cố gắng ạ.!
- Ntv: Vậy còn suy nghĩ của anh chị thì như thế nào ạ? ( Đặt câu hỏi xoay vòng: dể mọi người ai cũng được chia sẻ cảm xúc suy nghĩ của mình từ đó những thành viên khác cũng có cơ hội lắng nghe và thấu hiểu nhau hơn)
- Mẹ TC: Tôi bây giờ cũng tâm trạng rối bời lắm, không suy nghĩ được nhiều. Có lúc định sang nhà thằng đó chửi một trận cho hả, nhưng nghĩ mình làm vậy sợ tổn thương con bé, cũng có lúc tôi có ý định ép nhà bên kia chịu trách nhiệm với hai mẹ con nó, nhưng nghĩ chịu trách nhiệm thì sao chứ, tất cả chỉ là ép buộc rồi  họ có thương con gái mình không. Thôi thì nhà tôi cung không phải là loại khó
khăn gì, hai vợ chồng tôi vẫn đủ sức nuôi hai mẹ con nó, nhưng thiết nghĩ, nó mới 15 tuổi đã phải làm mẹ đơn thân thì tương lai sau này của nó sẽ ra sao, còn phá bỏ đứa bé thì cũng sợ sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này em ạ.
- Ntv: Còn anh thì sao?
- Bố TC: Tôi cũng không biết nên làm sao cho phải tất cả cũng tại ngày thường hai vợ chồng tôi bận đi làm, ít thời gian quan tâm cháu nó, nghĩ cháu nó còn nhỏ,  nên cũng không giáo dục mấy kiến thức về sinh sản, rồi giới tính hay quan hệ tình dục cô ạ.
- TC: Con xin lỗi bố mẹ, con sai rồi, con sẽ không bao giờ phạm phải sai lầm này nữa đâu
-Ntv: vâng, hiện tại điều quan trọng của chúng ta bây giờ không phải truy cứu trách nhiệm thuộc về ai mà là cùng nhau tìm hướng giải quyết vấn đề phải không nào. Em thấy anh chị đều đã suy nghĩ đến các giải pháp để giải quyết vấn đề, tuy nhiên bây giờ anh chị và cháu đây vẫn đang rất xúc động, nên em muốn chúng ta sẽ dành vấn đề này cho buổi sau thảo luận được không ạ? ( Kỹ năng điều phối:
nhằm tránh không khí bị trùng xuống, mọi người lại tự trách móc bản thân, đau khổ)
- Bố TC: Cô nói phải.
- Ntv: Vậy bây giờ để phục vụ cho việc tìm ra giải pháp giúp cho cháu Linh, em muốn anh chị và cháu khi về nhà sẽ cùng nhau đưa ra những mặt lợi - hại của từng giải pháp, ai sẽ là người thực hiện, nguồn lực ra sao được không ạ? ( Kỹ năng giao nhiệm vụ về nhà cho các thành viên: Để mọi người tự thân vẫn động và suy nghĩ giải quyết vấn đề của mình, nhà tham vấn không làm thay, làm hộ mà chỉ định hướng cho họ. Thuận lợi các thành viên đều nhất trí và cố gắng thực hiện. Khó khăn: vì không ở cùng nhà nên khi các thành viên suy nghĩ giải pháp nhân viên tham vấn không trực tiếp ở đó hỗ trợ họ được)
- Mẹ TC: được em ạ.

- Ntv: Còn Linh, đừng suy nghĩ nhiều nữa nhé, nhiệm vụ quan trọng bây giờ của cháu là phải luôn ổn định tâm lý, tìm cho mình các giải pháp thư giãn tâm lý và ăn uống đầy đủ vào cho có sức khỏe nhé, như cháu là hơi gầy đó.
- TC: Dạ, vâng ạ
- Mẹ TC: Thế thôi chúng tôi về đã, cảm ơn cô Duyên nhé, chiều thứ 4 tuần sau chúng tôi lại sang vậy.
- Ntv: Dạ, anh chị và cháu về cẩn thận ạ
Tiễn mọi người ra khỏi phòng....

Các tình huống tư vấn tâm lý học đường

1. Tình huống tư vấn tâm lý học đường cho học sinh tiểu học

Vấn đề học sinh gặp phải: Ít nói, sống độc lập

Học sinh A sinh ra là một đứa trẻ ngoan ngoãn, đến năm lớp 2 ba mẹ ly thân em phải về nhà sống với mẹ cùng ông bà ngoại. Một thời gian do kiếm tiền mẹ phải đi làm ăn xa nên em phải sống với ông bà. Từ đó em sống khép kín, ít trò chuyện, sống độc lập và hay chơi một mình. Đôi mắt buồn hiu và dường như các hoạt động ngoài giờ em tham gia chỉ cho có mặt, không nhiệt tình

Các hình thức tư vấn:

- Hẹn gặp em cuối buổi học tại phòng truyền thống Đội để trò chuyện tâm sự với em về những vấn đề em gặp phải.

- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em sống khép kín, hay chơi một mình và ít hoạt động giao lưu với bạn bè.

+ Học sinh trả lời: Vì về nhà em không có ai chơi, ông bà thì đã già cũng không bày được cho em học, em không có ai để tâm sự, nói chuyện. Đến giờ ăn cơm, học bài và tắm thì ông bà chỉ gọi và nhắc nhở rồi làm theo.

- Giáo viên tư vấn cho em: Chia sẻ những mất mát, thiếu thốn về tình cảm mà em phải đối mặt. Trở thành người anh, người bạn tốt và nói chuyện với em khi em cần giúp đỡ. Cho em tham gia vào nhóm học tập tại khu dân cư, bố trí các anh chị lớp trên giúp đỡ.

- Bố trí Giáo viên hoặc Đoàn viên thanh niên giúp đỡ em trong các hoạt động học tập và ngoài giờ lên lớp.

- Phân công em tham gia vào các công việc nhó, tổ vào các đội măng non, sao đỏ, cờ đỏ và giao nhiệm vụ để em hoàn thành cùng accs nhóm bạn qua đó giúp em tự tin hơn trong giao tiếp.

- Phân công các bạn cùng nhóm để giúp đỡ trong mỗi tiết học tổ chức tham gia các hoạt động tập thể để giúp con tự tin và mạnh dạn hơn, biết phân biệt và bảo vệ bản thân nhiều hơn.

- Xin số điện thoại của ba mẹ để gọi điện an ủi cho em hoặc gặp riêng ông bà để chia sẻ cho ông bà về tình trạng tại trường. Mong ông bà khuyên răn, tạo niềm tin cho cháu một môi trường tâm lý thoải mái khi đến trường và về nhà.

2. Tư vấn tâm lý học đường cho học sinh rụt rè, ngại giao tiếp

Biểu hiện: Qua quan sát, tìm hiểu thấy học sinh rụt rè, không tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Chán nản, không thích học tập.

Qua thu thập thông tin từ giáo viên, học sinh, gia đình thì nhận thấy học sinh X mồ côi cả cha lẫn mẹ, ở với bà nội đã ngoài 80 tuổi. Thiếu hụt tình cảm gia đình, ít được quan tâm chăm sóc như những học sinh khác.

Diễn biến buổi tư vấn

+ GV: (Mời học sinh vào phòng) X đấy à. Vào đây ngồi đi em. (Kỹ năng thiết lập mối quan hệ.)

+ HS: Dạ em chào thầy ạ.

+ GV: Dạo này em thế nào? Sức khỏe vẫn tốt chứ? (KN thiết lập mối quan hệ; KN đặt câu hỏi)

+ HS: Dạ. Em vẫn bình thường thầy ạ.

+ GV: Thầy thấy dạo này X hơi gầy đó nhé. Em nên ăn uống cho đầy đủ để giữ gìn sức khỏe nha. (KN quan sát; KN thấu cảm)

+ HS: Dạ vâng ạ.

+ GV: Lúc nãy trong giờ tập múa bài hát chủ điểm, thầy quan sát và có thấy em tham gia chưa được nhiệt tình. Và dường như không thích làm theo các bạn. Có phải những động tác của bài hát làm em không thích à? (KN quan sát)

+ HS: Dạ không phải vậy đâu thầy. Những động tác thầy dạy em rất thích ạ. Nhưng vì mệt mỏi và buồn chán nên không thích thôi ạ.

READ  Hướng dẫn cách trình bày tiểu luận trong word chuẩn nhất

+ GV: Vậy em mệt mỏi vì điều gì? Có thể nói cho thầy biết được không? ( KN đặt câu hỏi; KN lắng nghe)

+ HS: Từ khi mẹ em mất đi em buồn lắm ạ. Em cảm thấy mình không được như các bạn.

+ GV: Thầy hiểu được những mất mát của em và những gì em đang chịu đựng. Thầy rất thương và đồng cảm với em. Nhưng em ạ, ai cũng sẽ có những khó khăn trong cuộc sống và phải vượt qua nó. Nếu em cứ buồn như vậy thì cũng sẽ không thay đổi được hiện thực, mà còn làm cho những người thân của em, ông bàn của em phải lo lắng cho em hơn nữa. (KN Thấu cảm)

+ HS: Vậy giờ em phải làm gì hả thầy?

+ GV: Bây giờ việc đầu tiên là em cần ổn định lại tâm lý để học tập thật tốt. Bên cạnh đó em nên tích cực tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của liên đội để hòa cùng niềm vui với các bạn. Và về nhà em nên giúp đỡ những việc mà mình có thể làm được để bà ngoại em vui lòng. Có khó khăn gì em cứ nói cho thầy biết nha. Thầy luôn bên cạnh em mà. Bên em còn có bạn bè, gia đình nữa. (KN phản hồi; KN thấu cảm)

+ HS: Dạ.

+ GV: Thầy biết trước đây em là một học sinh nổi bật của trường, lớp về tất cả các mặt. Thời gian qua những sự việc xảy ra đã làm em sa sút đi một chút. Nhưng không sao, cô biết em sẽ cố gắng vượt qua và lấy lại được những gì mình đã có. Thầy tin là em sẽ làm được và làm rất tốt. Hãy cố gắng lên nhé. (KN thấu cảm)

+ HS: Dạ thưa thầy ạ. Em cảm ơn thầy đã động viên em. Em hứa sẽ cố gắng trong học tập và các hoạt động để không làm phụ lòng của cô và gia đình.

+ GV: Được rồi, nghe em hứa như vậy cô rất vui. Giờ em về nhà ăn uống và nghỉ ngơi đi để mai còn đi học nhé. (KN phản hồi)

+ HS: Dạ. Em chào thầy ạ.

+ Những kỹ năng được sử dụng trong kịch bản:

- Kỹ năng thiết lập mối quan hệ: GV đã tạo sự thân thiết bằng ánh mắt, cử chỉ, hành động, và những câu hỏi để tạo mối quan hệ với học sinh. Giúp học sinh thoải mái, gợi mở trong quá trình nói chuyện.

- Kỹ năng quan sát: Gv đã quan sát biểu cảm củ học sinh, thái độ, ánh mắt khi nói chuyện. Quan sát khi tham gia hoạt động tập thể.

- Kỹ năng lắng nghe: Gợi mở cho học sinh để học sinh bày tỏ khó khăn và nỗi buồn mà mình gặp phải.

- Kỹ năng đặt câu hỏi: Nêu ra các câu hỏi gợi mở dể học sinh trình bày khó khăn của mình và tìm cách giải quyết.

- Kỹ năng phản hồi: Dùng lời nói để khuyên giải, thay đổi cách suy nghĩ của học sinh về sự mất mát của bản thân.

- Kỹ năng thấu cảm: Đây là Kĩ năng xuyên suốt trong quá trình tư vấn. Giáo viên đã lắng nghe học sinh, im lặng để phân tích vấn đề và phản hồi cho học sinh. Có những cử chỉ, hành vi thân thiết và đồng cảm với hoàn cảnh của học sinh.

3. Tư vấn tâm lý học đường trường hợp học sinh bị bắt nạt

Thu thập thông tin

- Cách thức thu thập thông tin

  • Điều tra: Các bạn học sinh cùng lớp, cùng xóm, các em học sinh lớp dưới, qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên lớp dưới.
  • Quan sát: Các hành vi cụ thể: ở trên lớp: giờ ra chơi, ra về ở những nơi em Đặng Thị Lan có mặt.

- Thông tin thu thập được

  • Thông tin về nguyên nhân

+ Bản thân: Thích bạo lực, thích ra oai, thể hiện mình là người lớn hơn.

+ Gia đình: Ba mẹ đi làm ăn xa, không có thời gian gần gũi, quan tâm, hay đánh đập.

  • Biểu hiện hành vi bắt nạt các em lớp dưới của học sinh: Thường xuyên xin tiền, dọa nạt, đánh đập.

Các bước thực hiện tư vấn

1. Thiết lập quan hệ: Gặp gỡ, tìm hiểu qua gia đình, giáo viên chủ nhiệm, bạn bè khác học trong lớp,…

2. Đánh giá: Đưa ra nhận định về vấn đề học sinh này gặp phải ở mức nào (khổ tâm, nhiễu tâm)

3. Tìm hiểu và lựa chọn giải pháp: Tư vấn cho học sinh.

4. Thực hiện:

- Tư vấn cho học sinh về hành vi bắt nạt các bạn ở lớp dưới là hành vi sai lệch.

- Nói cho học sinh biết được đó là hành vi sai trái và chưa đúng.

- Cần giúp học sinh có những hành động để giúp đỡ các bạn yếu hơn, nhỏ bé hơn và gặp khó khăn trong cuộc sống đó mới là hành vi tốt và đáng khen để hướng học sinh đến với những giá trị tốt đẹp hơn.

- Tuyên dương và động viên em trong những sự việc cụ thể hơn để em cố gắng hơn nữa trong học tập và cuộc sống.

5. Kết thúc: Hứa hẹn và động viên học sinh để học sinh có động lực trong học tập và các hành vi tốt.

6. Xác định kết quả tư vấn cho học sinh.

- Giúp học sinh nhận biết những dấu hiệu bất thường về hành vi của bản thân.

- Tiếp nhận, đánh giá những nhân tố tác động đến hành vi học sinh đang gặp phải để có hướng giải quyết đúng.

4. Những câu hỏi về tâm lý học đường

Những câu hỏi về tâm lý học đường thường gặp

Câu 1: Em đang rất lo lắng. Em với người ấy đã yêu nhau gần 2 năm. Chưa vượt giới hạn nhưng khoảng cách giờ đây rất mong manh. Em rất sợ, nếu lỡ xảy ra thì em sẽ hối hận cả đời, có lỗi với bố mẹ. Nếu yêu tiếp mà tình trạng như vậy thì ngày đó sẽ không xa mà chia tay thì với em rất khó. Em phải làm thế nào để tình yêu của em với chàng vẫn đẹp mà không lo vượt giới hạn ạ? Bình thường thì em vẫn hay nói với anh ấy về vấn đề này vì cả 2 còn đi học. Nhưng khi bên nhau thì bọn en không kiểm soát nổi bản thân, đặc biệt là anh ấy.

Như chúng ta đã biết ham muốn tình dục là một hiện tượng sinh lí bình thường ở mỗi người. Ở nam giới có thể khi không có yếu tố tình cảm nhưng họ vẫn có nhu cầu khi nhìn thấy những điểm nhạy cảm trên cơ thể đối phương. Còn nữ giới thì thường chỉ có ham muốn khi gần gũi người mình yêu thương, có tình cảm và tin tưởng ở họ. Tôi không biết rằng hai em đã quen, đã yêu nhau bao nhiêu lâu rồi, có đủ tin yêu để đi đến cuối đường hạnh phúc không hay đứt gánh giữa đường. Nếu Em yêu mà không đủ tỉnh táo để làm chủ bản thân mà xảy ra chuyện quan hệ nam nữ thì nó có thể làm “em sẽ hối hận cả đời, có lỗi với bố mẹ”. Em sẽ hối hận nếu trao thân cho người không đáng, em sẽ hối hận khi gặp người mới mà họ quá quan niệm về “màng trinh” em sẽ hối hận khi không biết phòng tránh để lại hậu quả đáng tiếc khi mang thai ngoài ý muốn hãy nạo phá thai để ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản sau này. Và đây cũng là điều sẽ làm bố mẹ em buồn lòng khi đối diện với em hay với hàng xóm láng giềng.

Những câu hỏi về tâm lý học đường

Em xác định yêu là cưới nhưng và “chia tay thì với em rất khó” nhưng đó có phải là điều mà bạn trai em cũng nghĩ tới. Đối với nhiều cậu trai “không cho quan hệ thì nói là không tin tưởng nhau, cho quan hệ rồi lại nói là dễ dãi”. Em nên hiểu một điều rằng cái gì dễ dạt được họ lại nhanh chán và tìm tới một mục tiêu mới hơn, còn cái gì càng khó đạt được thì người ta càng trân trọng nhiều. Dù hai em có lấy nhau và em có là người đầu tiên của cậu ấy thì đêm tân hôn có lẽ cậu ấy cũng sẽ không thật sự vui và hạnh phúc khi em đã không còn vẹn nguyên. Vậy nên khi yêu hãy giữ cho mình một chút bí ẩn, bí mật để luôn kích thích đối phương phải tò mò và càng dấn sâu vào mối quan hệ càng cảm thấy bị lôi cuốn. Khi xác định hướng tình yêu tới hôn nhân dài lâu thì hai em nên định hướng phát triển, tương lai và cùng nhau thực hiện thay vì chĩ nghĩ tới yêu thương, gần gũi, động chạm nhau. Thực tế đã chứng minh trong những điều kiện cụ thể, thuận lợi và tác động mạnh với cảm giác thì ham muốn tình dục cũng có thể vì đó tăng lên cao.

Để tình yêu của em luôn đẹp mà không vượt quá giới hạn thì bản thân em cần phải lý trí hơn, cương quyết hơn, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định mọi điều. Mỗi khi hai em gặp gỡ, hẹn hò ở bên nhau thì hãy đến những nơi công cộng, tránh không gian riêng biệt, tránh sự động chạm về cơ thể, tránh những câu chuyện nhạy cảm, hướng đôi bên vào hoạt động vui chơi lành mạnh. Bên cạnh đó em nên ăn mặc kín đáo khi đi chơi cùng bạn trai để không làm khơi dậy ham muốn tình dục. Không phải bất cứ ai nảy sinh ham muốn cũng phải thực hiện bằng được hành vi quan hệ tình dục. Em cũng nên chia sẻ những suy nghĩ, lo lắng của mình để bạn trai hiểu. Nếu bạn trai là người yêu em và luôn tâm niệm được hai từ trách nhiệm thì sẽ không có chuyện này xảy ra. Bản thân em cần phải chủ động né tránh, lý trí hơn bạn trai một chút. Chỉ như vậy, hai em mới có thể duy trì tình yêu đẹp và giữ cho nhau đến ngày cưới. Bản thân em và bạn trai cần có thêm những kiến thức về vấn đề này thậm chí cả những hậu quả của việc không làm chủ được cảm xúc dẫn đến những hậu quả ảnh hưởng đến tương lai cả hai người, khi đó các em sẽ thấy rõ hơn trách nhiệm của bản thân về việc này.

Câu 2: Một buổi tham vấn tâm lý thường mất bao lâu? Lịch học của em khá dày đặc, em có thể tranh thủ giờ ra chơi để đến phòng tham vấn học đường chia sẻ vấn đề của mình?

Tham vấn là một tiến trình lâu dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ phối hợp, mong muốn giải quyết vấn đề, mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Có những vấn đề được giải quyết sau một vài buổi tham vấn (mỗi buổi từ 30 - 60 phút), cũng có những vấn đề mất nhiều thời gian hơn, kéo dài vài tháng hoặc cả năm.

Việc bạn tranh thủ tìm đến phòng tham vấn trong giờ ra chơi, việc chia sẻ trong tâm trạng thấp thỏm lo âu “sắp đến giờ vào học” sẽ gây khó khăn cho chính bạn và Giáo viên tham vấn trong việc tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề. Vì vậy em nên thu xếp thời gian để em và giáo viên tham vần có thời gian được trao đổi chia sẽ em nhé.

Câu 3: Cho em hỏi là em và bạn gái yêu nhau một thời gian rồi, nhưng càng ngày cô ấy lại càng hay giận dỗi em. Lúc đầu thì em nghĩ là con gái bạn nào cũng vậy. Nhưng cô rất hay giận dỗi vì những chuyện nhỏ nhặt lung tung. Em chẳng hiểu nối nữa, có phải là con gái thì hay thế đúng không ạ? Nếu như thế thì làm thế nào để cô ấy dỗi hờn ít thôi ạ?

Con gái thì hay nhõng nhẽo, hờn dỗi cũng do là luôn muốn được quan tâm, chiều chuộng. Nhưng không đến nỗi hơi một tý là lại giận dỗi kể cả vì những chuyện nhỏ nhặt lung tung. Nếu bạn gái em đúng là như vậy thì cô ấy là một người hay tự ái, hơi một chút là suy nghĩ làm cho những việc đơn giản thành phức tạp. Nói chung đấy là con người rất nhạy cảm, hay để ý và dễ hiểu lầm ý của người khác. Vậy khi sống với người hay tự ái, nhạy cảm như vậy nhiều khi rất mệt mỏi.

Tuy nhiên, em cũng có thể cải thiện được tính tự ái, hay hờn giận của cô ấy bằng cách nói chuyện với cô ấy về những điều có thể gây hiểu lầm, giận dỗi để cô ấy hiểu rõ và điều chỉnh thái độ của mình. Em cũng nên trao đổi với cô ấy rằng cuộc sống đã có nhiều áp lực rồi, vậy mà cô ấy còn tạo thêm áp lực nữa thì rất khó có sự hòa hợp, yên ấm và nếu không cải thiện tính đó thì khi lấy nhau cuộc sống gia đình khó giữ được hạnh phúc do những áp lực mà cô ấy tự gây ra cho mình và những người xung quanh. Và một điều rất quan trọng mà cô ấy nên hiểu rằng hờn dỗi đôi khi là gia vị để giúp tình yêu đẹp hơn, lãng mạn hơn, nhưng gia vị đó nêm nếm không đúng lúc đúng chỗ có thể khiến tình yêu dần dần bị "mài mòn" em à.

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Bài tập tình huống trong tham vấn
  • Ví dụ về tham vấn cá nhân
  • Ca tham vấn tâm lý
  • Tình huống tham vấn gia đình
  • Tình huống tham vấn học đường
  • Tiểu luận tham vấn cá nhân
  • Các tình huống  vấn tâm lý học sinh
  • Bài tập tình huống tham vấn học đường
See more articles in the category: Tiểu luận