Tiểu luận: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM |Traloitructuyen.com

Or you want a quick look:

Tiểu luận: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Tiểu luận: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Tiểu luận: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI VIỆT NAM GV Hướng Dẫn : TS. Lại Tiến Dĩnh HV: Thái Thanh Bình Lớp : K17 Ngân Hàng 1 ngày 2 năm 2007-2010 Chun đề : HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM I. Lý thuyết chung về hệ thống NHTM: 1. Định nghĩa NHTM: Luật các tổ chức tín dụng do Quốc Hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng12 năm 1997, định nghĩa: Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này còn định nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để họat động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Luật Ngân hàng Nhà Nước định nghĩa: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán. 2. Chức năng của NHTM: Nhìn chung, ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản: chức năng trung gian tài chính, chức năng tạo tiền và chức năng sản xuất: – Chức năng trung gian tài chính của NHTM: thực hiện chức năng này, NHTM đóng vai trò trung gian khi thực hiện các nghiệp vụ bao gồm nghiệp vụ cấp tín dụng, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán và nhiều hoạt động môi giới khác. Từ “trung gian” ở đây có thể hiểu theo hai ý nghĩa: + Trung gian giữa các khách hàng với nhau. Ví dụ: NHTM làm trung gian giữa người gửi tiền và người vay tiền, hay trung gian giữa người trả tiền và người nhận tiền, hoặc trung gian giữa người mua và người bán ngoại tệ….+ Trung gian giữa ngân hàng Trung ương và công chúng. Ngân hàng Trung ương ( ở Việt Nam gọi là Ngân hàng Nhà nước) không có giao dịch trực tiếp với công chúng mà chỉ giao dịch với các NHTM, trong khicác NHTM vừa giao dịch với ngân hàng Trung ương vừa giao dịch với công chúng. – Chức năng tạo tiền, là chức năng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển nền kinh tế. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) gọi tắt là IMF, khối tiền tệ của một quốc gia bao gồm: tiền giấy, tiền kim loại, và tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng. Còn tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi định kỳ không được xem là bộ phận của khối tiền tệ mà chỉ được xem là “chuẩn tiền”, vì tính chất kém thanh khoản của bộ phận này. Nhưng từ thập niên 1980 trở đi nhiều nhà kinh tế học bắt đầu xem “chuẩn tiền” là một thành phần của khốit iền tệ. Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới (World Bank) gần như chấp nhận quan điểm này nhưng còn ngần ngại nên phân biệt thành nhiều dạng khối tiền tệ như M1, M2, M3 và L, trong đó: . M1 = tiền mặt phát hành bao gồm tiền giấy và tiền kim loại cộngtiền gửi không kỳ hạn.. M2 = M1 + tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi định kỳ tại ngân hàng.. M3 = M2 + tất cả các loại tiền gửi ở các định chế tài chính khác.. L = M3 + các loại trái phiếu, thương phiếu và công cụ khác củathị trường tiền tệ. – Chức năng trung gian tài chính và chức năng tạo tiền là hai chức năng cơnbản của NHTM. Trong những năm gần đây, nhiều nhà quản trị ngân hàngcòn đề cập đến chức năng “sản xuất” của NHTM, bao gồm việc huy độngvà sử dụng các nguồn lực để tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cungcấp cho nền kinh tế. 3. Phân loại NHTM:  Dựa vào hình thức sở hữu:  Ngân hàng thương mại Nhà nước Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng liên doanh Chi nhánh ngân hàng nước ngoài  Dựa vào chiến lược kinh doanh:  Ngân hàng bán buôn Ngân hàng bán lẻ Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ  Dựa vào quan hệ tổ chức:  Ngân hàng hội sở Ngân hàng chi nhánh (cấp 1, cấp 2) Phòng giao dịch II. Các hoạt động chủ yếu của NHTM: 1. Hoạt động huy động vốn: NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau:– Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hìnhthức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.– Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khácđể huy độngvốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.– Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của cáctổ chức tín dụng nước ngoài.– Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng Nhà nước.– Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước. 2. Hoạt động cấp tín dụng: NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức sau: – Cho vay– Bảo lãnh– Chiết khấu– Cho thuê tài chính– Bao thanh toán– Tài trợ nhập khẩu– Tài trợ xuất khẩu– Cho vay thấu chi – Cho vay theo hạn mức tín dụng và hạn mức tín dụng dự phòng 3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạtđộng sau: – Cung cấp các phương tiện thanh toán– Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng– Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ– Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của ngân hàng Nhànước.– Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được ngân hàng Nhà nước chophép.– Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.– Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liênngân hàng trong nước.– Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được ngân hàng Nhà nước chophép. 4. Các hoạt động khác: – Góp vốn và mua cổ phần– Tham gia thị trường tiền tệ– Kinh doanh ngoại hối– Ủy thác và nhận ủy thác– Cung ứng dịch vụ bảo hiểm– Tư vấn tài chính– Bảo quản vật quý giá III. Thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam trong thời gian qua: Ở Việt Nam hiện nay, số lượng NHTM là quá nhiều, nhất là ngân hàng nhỏ vàdo đó cần hạn chế các NHTM nhỏ. Đáng chú ý là việc chính phủ nâng vốn điềulệ các NHTM phải trên 3.000 tỷ đồng. Mức vốn này có thể là điều kiện khôngcao đối với các ngân hàng quốc tế nhưng với các ngân hàng trong nước thì khócó thể với tới. Ngoài ra, các cổ đông sáng lập phải có vốn tự có là 500 tỷ đồngtrở lên và phải hoạt động ba năm liên tục có lãi. Những quy định như vậy là cựckỳ khắt khe đối với các NHTM Việt Nam. Thực tế cho thấy, các NHTM ViệtNam hiện đang hoạt động và các NHTM cổ phần mới được thành lập thì ngườita mới chỉ chú tâm vào việc tăng vốn mà không hề chú ý đến cải thiện quản trị,quản lý điều hành. Quản trị ngân hàng hầu như không được củng cố theo môhình NHTM hiện đại.
READ  Tiểu luận: Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam - Giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Ngay tại các NHTM nhà nước, tình trạng tăng vốn tự có từ ngân sách nhà nướccũng như tốn kém nhiều tiền từ ngân sách cho xử lý nợ tồn đọng nhưng hệthống quản trị rủi ro vẫn kém hiệu quả hoặc không hề cải thiện, chi phí hoạtđộng cao hơn các NHTM cổ phần. Thực tế cho thấy, việc tăng vốn dường nhưkhông đi đôi với cải thiện quản trị tốt đã làm cho thị giá cố phiếu của NHTM cổphần giảm sút nghiêm trọng trong thời gian qua. Nếu theo định hướng chính sách về thành lập NHTM mới là tăng vốn điều lệ thìtới đây Việt Nam sẽ toàn những NHTM lớ. Và cũng theo suy luận khi đó ViệtNam sẽ có hệ thống gồm toàn các “đại gia”. Tuy nhiên, từ cuộc khủng hoảngtín dụng ở Mỹ hiện nay cho thấy, vấn đề ngân hàng lớn nhiều khi lại đáng quanngại hơn ngân hàng nhỏ (chỉ xét khía cạnh về vốn). Theo thống kê về hành vitài chính, thông thường người ta cứ cho rằng các ngân hàng to thì khó có thể đổvỡ được, đây là điều sai lầm. Ngay quan điểm của một quan chức ngân hàngNhà nước Việt Nam cũng cho rằng, điều quan trọng đối với hoạt động ngânhàng là chất lượng chứ không phải quy mô vốn hay số lượng. Thực tế cho thấy đối với nền kinh tế số 1 thế giới là Mỹ, một loạt vụ sụp đổ vừa rồi cũng rơi vàonhững “gã khổng lồ” như: Lehman Brothers, Morgan Stanley….chứ không phảingân hàng nhỏ. Thông thường người ta cho rằng, càng nhiều NHTM lớn thì doanh nghiệp nhỏcó lợi do nguồn tài chính sẵn sàng. Tuy nhiên điều đó dường như sai lầm do cácNHTM lớn thường có quan điểm bảo thủ hơn các NHTM nhỏ và họ quan tâmđến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại Việt Nam trong điều kiện khó khăn hiệnany, các NHTM lớn nhất là NHTM nhà nước khi lãi suất trên thị trường liênngân hàng tăng cao, thì các ngân hàng này dường như chỉ tập trung cho vay liênngân hàng mà ngừng hẳn cho vay nền kinh tế. Từ diễn biến này có lẽ là nguyênnhân dẫn đến việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có thẻ tiếp cận các NHTMcổ phần nhỏ với lãi suất cho vay cao hoặc là phải đóng cửa như thực trạng hiệnnay. Việc nâng điều kiện vốn ban đầu làm khó trước tiên đến “người nhà”. Rõ ràngvới hàng rào kỹ thuật mới này, NHTM Việt Nam khó vượt qua. Khi mở cửa hộinhập, với điều kiện này, trong vòng khoảng 10 năm tới, sự hiện diện của cácngân hàng nước ngoài với quy mô lớn tại Việt Nam sẽ nhiều hơn khiến cạnhtranh tại thị trường tài chính trong nước thực sự khốc liệt trong khi số lượng cácNHTM Việt Nam vẫn có con số như hiện nay. Rõ ràng, định hướng tới một hệ thống ngân hàng lành mạnh và hiệu quả đápứng ngày càng tốt nhu cầu vôn cho một nền kinh tế là rất cần thiết đối với ViệtNam hiện nay khi chúng ta còn ở điểm khởi đầu. Tuy nhiên, định hướng về mộthệ thống ngân hàng toàn các định chế lớn khi còn tồ tại nhiều doanh nghiệp vừavà nhỏ như Việt Nam hiên nay là cần nghiên cứu kỹ. Khi ngân hàng càng lớnmà quản lý kém, nếu đỗ vỡ thì hậu quả là khó lường hơn là một ngân hàng nhỏđổ vỡ. Nhìn chung, ở Việt Nam hiện nay, thị trường vốn ngắn hạn hay còn gọi là thịtrường tiền tệ chưa phát triển và ngân hàng Nhà nước chưa thật sự đóng vai tròcan thiệp có hiệu quả vào thị trường này. Các loại lãi suất của NHTW: lãi suấtcơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở,lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước có tác động rõ nết đến thị trường.Các NHTM cạnh tranh với nhau tăng lãi suất huy đông vốn một cách một chiều,tạo nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho chính các NHTM. Về thị trường chứng khoán, có thể khẳng định rằng, trong tiến trình phát triểnthị trường chứng khoán Việt Nam, tiềm năng của việc tham gia của các NHTMlà rất lớn. Việc các NHTM cổ phần niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịchchứng khoán, các NHTMNN cổ phần hóa thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầutiên ra công chúng, cũng như tới đây sẽ có thêm một số Cty kinh doanh chứngkhoán của các NHTM đi vào hoạt đông sẽ tạo đà thúc đậy thị trường chứngkhoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Song cho đến thời điểm này, mới chỉcó trên 100 công ty cổ phần niêm yết cổ phiếu trên thị trung tâm giao dịchchứng khoán TP.HCM là quá ít, tạo ra sự nghèo nàn hàng hóa trên thị trườngchứng khoán. Cổ phiếu của các NHTM chưa được niêm yết và giao dịch cũngphần nào hạn chế tính sôi động của thị trường. tính thanh khoản của thị trườngchưa cao. Thông tin chưa thật sự minh bạch. Nguyên nhân của tình trạng trên là do NHTW chưa thất sự mạnh, năng lực điềuhành chính sách tiền tệ và vận hành nghiệp vụ NHTW còn hạn chế. Hoạt độngdịch vụ của các NHTM chưa phát triển. Tiến trình cơ cấu lại các NHTM chưađạt được các kết quả như dự kiến, đặc biệt là xử lý nợ xấu đang có xu hướng giatăng trở lại. Việc tăng vốn điều lệ để đảm bảo tỷ lệ an toàn theo thông lệ quốctế. Tiến trình cổ phần hóa NHTMNN còn rất chậm, đây cũng là lực cản cho sựphát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, việc hội đồng quảntrị các NHTM cổ phấn có tư tưởng chần chừ, chậm đưa cổ phiếu của cácNHTM cổ phần của mình niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán cũng làm chậm tiến trình nói trên. Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do việc ápdụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài,nhất là về việc mở chi nhánh và các điểm giao dịch, việc dỡ bỏ hạn chế về huyđộng tiền gửi bắng VNĐ, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng và sự phát triểnbùng nổ của CNTT, các NHTM Việt Nam đã đạt được những kết quả đángkhích lệ về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Nhìn chung, các ngân hàng bắtđầu quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán lẻ như đẩy mạnh hiện đạihóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đãđược xã hội chấp nhận như máy giao dịch tự động (ATM), internet banking,home banking, PC banking, mobile banking. Thực tế đó đã đánh dấu bước pháttriển mới của thị trường dịch vụ NHBL tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc pháttriển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tỷ trọng nguồn vốn huy động từdân cư tăng lê đáng kể. Hình thức huy động ngày càng đa dạng và linh hoạthơn, lượng kiều hối qua các ngân hàng tăng mạnh. Các NHTM Việt Nam đã cónhững cải thiện đáng kể về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị điều hành,góp phần phát triển dịch vụ NHBL, đem lại cho khách hàng ngày càng nhiềutiện ích mới và văn minh trong thanh toán.
READ  Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế | Traloitructuyen.com
Đến cuối năm 2006, hầu hết các NHTM đã xây dựng phần mềm NHBL dựatrên nền tảng quy trình xử lý nghiệp vụ thiết kế của Mỹ với mục tiêu giải phóngkhách hàng nhanh nhất bằng việc phân chia xử lý nghiệp vụ thành hai bộ phận:Bộ phận giao dịch tại quầy và bộ phận hỗ trợ xử lý nghiệp vụ. Hệ thống này đãtạo ra nhiều tiện ích, tài khoản của khách hàng được kết nối trên toàn hệ thống,tạo nền tảng mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và đưa các dịch vụNHBL đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, dịch vụNHBL của các NHTM Việt Nam còn nhiều bất cập: – Tính cạnh tranh chưa cao, chủ yếu nhờ mở rộng mạng lưới và cạnh tranh về giá cả và lãi suất, cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và công nghệ chưaphổ biến, thị trường dịch vụ NHBL thiếu ổn định chưa có sự liên kết giữacác ngân hàng trong việc phát hành các loại thẻ và khai thác dịch vụ mới,do các ngân hàng chưa tìm được tiếng nói chung để đi đến thỏa thuận kếtnối thống nhất nhằm chia sẻ hạ tầng kỹ thuật, gây lãng phí trong việc đầutư mua sắm máy móc và chưa tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong việcsử dụng thẻ.– Sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn mang tính truyền thống, nghèo nàn vềchủng loại, chất lượng dịch vụ thấp, tính tiện ích chưa cao, chưa địnhhướng theo nhu cầu khách hàng.– Chưa có chiến lược tiếp thị cụ thể trong hoạt động NHBL, thiếu đội ngũcán bộ chuyên nghiệp về tiếp thị dịch vụ NHBL.– Kênh phân phối không đa dạng, hiệu quả thấp, phương thức giao dịch vàcung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các hìnhthức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng CNTT chưa phổ biến. Dịch vụ ngânhàng điện tử chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng cònít, nhiều ngân hàng mới chỉ hoạt động ở mức độ thử nghiệm, giao dịchthanh toán thương mại điện tử còn hạn chế, chưa ứng dụng được hình thứcthanh toán qua điện thoại di động sử dụng tài khoản ngân hàng.– Hiệu quả của chính sách khách hàng còn thấp, chất lượng dịch vụ chưacao, thủ tục giao dịch chưa thật sự thuận tiện, bộ máy tổ chức chưa theođịnh hướng khách hàng, thiếu bộ phận nghiên cứu thiết kế sản phẩm vàphát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân, mức độ ứng dụng CNTT chưa cao. Những nguyên nhân chủ yếu sau đã làm hạn chế phát triển dịch vụ NHBL ởViệt Nam: – Nét đặc thù của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là nhắm tới đối tượng kháchhàng cá nhân, song người dân trong nước chưa biết nhiều về dịch vụ ngânhàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng. Do mức thu nhập của phần lớn dân cư còn thấp, thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến nên khả năngphát triển và mở rộng dịch vụ NHBL còn hạn chế.– Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thật sự phù hợp với tìnhhình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu đượcxây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quytrình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó, phát triển dịch vụ NHBL đòihỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanhchóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lýđã tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăncho các NHTM khi muốn triển khai dịch vụ mới.– Về phía các NHTM, các ngân hàng chưa xây dựng được chiến lược đồngbộ về phát triển dịch vụ NHBL, sản phẩm và dịch vụ NHBL còn đơn điệu,chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bộ máy tổ chức chưa xây dựng theođịnh hướng khách hàng, chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về nghiệpvụ NHBL, mạng lưới kênh cung cấp dịch vụ còn mỏng, nền tảng côngnghệ và khả năng ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHO PHÁT TRIỂN NHTM VIỆTNAM TRONG THỜI GIAN TỚI: – Việt Nam không thể đẩy quá nhanh việc xây dựng thị trường tài chính,cũng như thị trường chứng khoán vượt lên trên sự phát triển chung của nềnkinh tế, tức là phải phát triển đồng bộ. Chúng ta không nên nôn nóng cũngnhư không thể ngồi chờ cho đủ điều kiện được. Như chúng ta đã biết, thịtrường tiền tệ và thị trường chứng khoán có mối quan hệ mật thiết vớinhau. Khi lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng lên, khi thị trường tiền tệnóng lên, thì thị trường chứng khoán cũng sôi động. Phát triển thị trườngtiền tệ, làm tăng tốc độ chu chuyển vốn ngắn hạn trong nền kinh tế, nângcao khả năng kinh doanh trên thị trường tiền tệ của các tổ chức trung giantài chính, tạo điều kiện cho các tổ chức này sẵn sàng tham gia có hiệu quả trên thị trường chứng khoán.– Ngân hàng nhà nước và Bộ tài chính, trực tiếp là Ủy ban chứng khoán Nhànước phải phối hợp chặt chẽ để đưa cổ phiếu của NHTM cổ phần niêm yếttrên trung tâm giao dịch chứng khoán. Phối hợp chặt chẽ, trên cơ sở tài trợquốc tế, tổ chức các cuộc hội thảo, khóa đào tạo, tập huấn ngắn ngày vềnghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và niêm yết cổ phiếu của NHTM trênthị trường chứng khoán. Bộ tài chính cũng nên cùng NHNN tập trung tháogỡ vướng mắt trong việc định giá NHTM và một số giải pháp khác để đẩynhanh tiến độ cổ phần hóa NHTMNN.– Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếuKho bạc nhà nước đấu thầu hàng quý, hàng năm. Có thể tăng tần suất cácphiên đấu thầu từ 1phiên/1tuần hiện nay lên 2phiên/tuần. Linh hoạt hơnnữa lãi suất đấu thầu qua các phiên theo sát diễn biến trên thị trường. Thờihạn tín phiếu cũng có thể đa dạng hơn như kỳ hạn 60 ngày, 90 ngày….thaycho chỉ có loại 360 ngày như hiện nay. Cần có cơ chế để các NHTM cổphần và các ngân hàng khác có quy mô nhỏ hơn có thể trúng thầu tín phiếutrên thị trường này.– NHNN nâng cấp thị trường nội tệ liên ngân hàng, thể hiện rõ vai trò canthiệp cuối cùng của NHNN trên thị trường này. Tiến tới công bố được lãisuất thị trường nội tệ liên ngân hàng ở Việt Nam do là lãi suất chủ đạo củaNgân hàng nhà nước Việt Nam.– Các NHTM phải mạnh dạn đầu tư hơn nữa cho các nghiêp vụ kinh doanhchứng khoán và thu hút tiền gửi không kỳ hạn, dịch vụ thanh toán chokhách hàng. Đây cũng chính là các nhà đầu tư cá nhân trên thị trườngchứng khoán trong thời gian tới, cũng như là khách hàng tiềm năng củanghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mà NHTM cần nhắm tới thu hút.– Phải hoàn thiện các quy định pháp lý về nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng.Các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng do nhiều cấp vànhiều cơ quan ban hành, điều này đòi hỏi phải hoàn thiện môi trường pháplý một cánh đầy đủ, đồng bộ và thống nhất về các loại hình dịch vụ theo
READ  Mẫu Bìa Tiểu Luận Iuh | .doc .pdf .xls .ppt - Free Download !
Xem thêm: Hướng Dẫn Các Cách Hủy Hẹn Giờ Tắt Máy Tính Win 10, 12 Cách Giúp Hẹn Giờ Tắt Máy Trên Windows 10 hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ phổ cập, phù hợp với thông lệ và chuẩn mựcquốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của ngân hàng và khách hàng.– Đa dạng hóa các kênh phân phối và thực hiện phân phối có hiệu quả.Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh trên thị trường NHBL ngày cáng gaygắt, phát triển dịch vụ NHBL được xác định là một định hướng chiến lượcquan trọng của các NHTM Việt Nam. Trong đó, việc phát triển các kênhphân phối là một trong những giải pháp tiên quyết, đòi hỏi phải tích cựcphát triển mạng lưới các chi nhánh cấp 1 và cấp 2, chú trọng mở rộng thêmcác phòng giao dịch vệ tinh với quy mô gọn nhẹ. Bên cạnh việc duy trì vàmở rộng các kênh phân phối truyền thống như các chi nhánh, các phònggiao dịch, các NHTM cần nghiên cứu và ứng dụng các kênh phân phốihiện đại, đồng thời tăng cường quản lý phân phối nhằm tối đa hóa vai tròcủa từng kênh phân phối một cách có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giao dịchở mọi lúc, mọi nơi như:+ Tăng cường hiệu quả và khả năng tự phục vụ của hệ thống máy ATMnhằm cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau với chi phí rẻ hơn, nâng cấphệ thống ATM thành những ngân hàng thu nhỏ trải đều khắp các tỉnh,thành phố. Đồng thời phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ (POS)và tăng cường liên kết giữa các NHTM để nâng cao hiệu quả và mở rộngkhả năng sử dụng thẻ ATM.+ Phát triển loại hình ngân hàng qua máy tính và ngân hàng tại nhà nhằmtận dụng sự phát triển của máy tính cá nhân và khả năng kết nối internet.Trong đó, các NHTM cần sớm đưa ra các loại dịch vụ mới để khách hàngcó thể đặt lệnh, thực hiện thanh toán, truy vấn số dư các dịch vụ khác…+ Phát triển loại hình ngân hàng qua điện thoại, đầy là mô hình phổ biếnvới chi phí rất thấp, tiện lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Khách hàngcó thể thực hiện giao dịch bất cứ thời gian nào, địa điểm nào. – Phải đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của NHTM:+ Đa hạng hóa sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân, hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách pháttriển sản phẩm. Trong đó, tập trung vào những sản phẩm có hàm lượngcông nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên trên thị trường nhằm tạo sự khácbiệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối mới để đa dạng hóasản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng.+ Phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiềnmặt nhằm phát huy hiệu quả và tính năng kỹ thuật của công nghệ mới,góp phần hạn chế giao dịch tiền mặt bất hợp pháp, nhanh chóng nâng caotính thanh khoản của VNĐ và hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế.Đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản tiền gửi với thủ tục đơn giản, an toànnhằm thu hút nguồn vốn của cá nhân trong thanh toán và phát triển dịchvụ thanh toán thẻ, sec thanh toán cá nhân, đẩy mạnh huy động vốn quatài khoản tiết kiệm. Các NHTM cũng cần tăng cường hợp tác với các tổchức và doanh nghiệp có các khoản thanh toán dịch vụ thường xuyên, ổnđịnh số lượng khách hàng và trả lương qua tài khoản. NHNN cần sớmban hành và hoàn thiện các văn bản pháp quy về thanh toán với cơ chếkhuyến khích hơn là ngăn cấm như cho phép thu phí giao dịch tiền mặtcao hơn giao dịch chuyển khoản, hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tửliên ngân hàng nhằm hình thành hệ thống thanh toán thống nhất và antoàn.+ Phát triển các sản phẩm, dịch vụ khác như tăng cường thu hút nguồnkiều hối trên cơ sở phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động, các côngty dịch vụ kiều hối, tổ chức chuyển tiền ở nước ngoài, các ngân hàng đạilý nước ngoài. Tăng cường bán chéo sản phẩm dịch vụ giữa ngân hàng vàcác công ty bảo hiểm. – Phải tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Do phần lớnđối tượng phục vụ của dịch vụ NHBL là các cá nhân, việc quảng bá, tiếpthị các sản phẩm dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có lợi cho cảngân hàng và khách hàng. Tăng cường chuyển tải thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngânhàng, hiểu biết cơ bản về dịch vụ NHBL, nắm được cách thức sử dụng vàlợi ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. – Các giải pháp khác: + NHNN và các NHTM cần phối hợp với Tổng cục thống kê trong việcxây dựng danh mục dịch vụ NHBL theo chuẩn mực quốc tế, làm cơ sở để xâydưng hệ thống báo cáo định kỳ về các loại hình dịch vụ cụ thể, góp phần nângcao chất lượng quản trị điều hành.+ Phải chú trọng đào tạo nguồn nhân lực sử dụng nguồn nhân lực có hiệuquả. [external_link offset=2] Một số từ khóa tìm kiếm liên quan:
  • Nếu thực trạng hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
  • Tiểu luận về nghiệp vụ ngân hàng thương mại
  • Thực trạng ngân hàng thương mại Việt năm 2021
  • Thực trạng ngân hàng thương mại Việt Nam 2020
  • Thực trạng ngân hàng thương mại Việt Nam 2019
 
See more articles in the category: Tiểu luận

Leave a Reply