TIỂU LUẬN:VẤN NẠN BẠO HÀNH TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Or you want a quick look: 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tiểu luận bạo hành trẻ em ở trường mầm non
  • Gia thuyết nghiên cứu của đề tài bạo hành trẻ em
  • Thuyết trình bạo hành trẻ em
  • Tiểu luận xử lý tình huống bạo hành trẻ em
  • Tiểu luận về trẻ em
  • Vấn đề bạo hành trẻ em ở trường mầm non
  • Tiêu luận nạn chăn dắt trẻ em
  • Phỏng vấn về vấn đề bạo hành trẻ em
 
TIỂU LUẬN VẤN NẠN BẠO HÀNH TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TIỂU LUẬN VẤN NẠN BẠO HÀNH TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Từ năm 2008 đến năm 2010, hiện tượng bạo hành trẻ em đã xuất hiện và
bùng phát thành một hiện tượng, vấn đề gây sốc, làm cả xã hội phải giật mình vì
sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức của một bộ phận nhóm người đang tồn
tại trong xã hội. Cùng đồng cảm, đau xót trước nỗi đau mà các em phải gánh
chịu cũng như sự bất bình, căm phẫn trước những hành đi ngược lại với đạo đúc
và luật pháp, do đó nhóm sinh viên chúng tôi đã quyết định thực hiện đề tài này
như góp một tiếng nói cùng với xã hội để phòng chóng hiện tượng bạo lực trẻ
em, để thế hệ trẻ em Việt Nam sẽ được sống và phát triển một cách hoàn thiện
về thể chất lẫn tinh thần.


2. BỐ CỤC ĐỀ TÀI


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 2: NGUYÊN NHÂN – THỰC TRẠNG
2.1 Nguyên Nhân
2.2 Thực Trạng
2.3 Các Vụ Bạo Hành Trẻ Em Gây Chấn Động Xã Hội
Chương 3: GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ
3.1 Giải Pháp
3.1.1 Nâng cao nhận thức của xã hội
3.1.2 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vệ bảo vệ trẻ em
3.1.3 Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội – Nhà
trường trong việc quản lý giáo dục trẻ em
3.1.4 Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện cho mọi trẻ em
3.2 Kiến Nghị


3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Để thực hiện tiểu luận này, nhóm sinh viên chúng tôi đã lựa chọn thực
hiện thông qua các phương pháp:
 Phương pháp lôgic
 Phương pháp tổng hợp, phân tích các thông tin liên quan đến đề tài
 Phương pháp làm việc nhóm


4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Khi lựa chọn thực đề tài này, nhóm sinh viên chúng tôi tập trung nghiên
cứu đến các trẻ em trên lãnh thổ Việt Nam có các hoàn cảnh sống khác nhau qua
đó làm rõ được mức độ nghiêm trọng của các vụ bạo hành trẻ em mà các em là
nạn nhân trong khoảng thời gian từ năm 2008 dến năm 2010.


CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN


Trước hết cần hiểu rõ khái niệm “bạo hành” - đó là hành vi bạo lực thô
bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của người độc ác. Mục đích của bạo
hành là trừng phạt, khuất phục trẻ để thỏa mãn và khẳng định vị trí gia trưởng
của một người nào đó. Như vậy nạn bạo hành trẻ em ngày nay hoàn toàn khác
về bản chất và không phải là sự kế thừa quan niệm “thương cho roi cho vọt” của
người xưa - mà thực chất là di sản của ý thức hệ phong kiến, gia trưởng được
phát triển trong một môi trường xã hội thiếu sự nghiêm minh của pháp luật và
thiếu dân chủ.
Khái niệm bạo hành ngày nay không chỉ là dùng bạo lực làm tổn thương
thân thể, gây thương tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, là sự xúc
phạm danh dự và nhân phẩm người khác đến mức có thể gây ra những “sang
chấn tâm lý” - tức là bạo hành bằng tinh thần cũng có thể cấu thành tội phạm
hình sự.
Bạo hành trẻ em là một hiện tượng không những đi ngược lại với đạo đức
người Việt Nam mà còn vi phạm Luật Bảo Vệ, Chăm Sóc Giáo Dục Trẻ Em
Của Việt Nam.
LUẬT CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 25/2004 QH11 NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 2004 VỀ BẢO VỆ, CHǍM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
TRÍCH PHẦN 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi.
Điều 2
Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ,
con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần,
địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc của người nuôi dưỡng, đều được bảo
vệ, chǎm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 4
Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.
Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình
thường của trẻ em, đều bị nghiêm trị.
TRÍCH PHẦN 2
CÁC QUYỀN CƠ BẢN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM
Điều 6
 Trẻ em có quyền được chǎm sóc, nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và
đạo đức.
6
 Trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng cao, hải đảo, vùng xa xôi hẻo lánh,
được Nhà nước tạo điều kiện trong việc bảo vệ, chǎm sóc và giáo dục.
 Trẻ em tàn tật, trẻ em có khuyết tật, được Nhà nước và xã hội giúp đỡ
trong việc điều trị, phục hồi chức nǎng để hoà nhập vào cuộc sống xã hội;
được thu nhận vào các trường, lớp đặc biệt.
 Trẻ em không nơi nương tựa, được Nhà nước và xã hội tổ chức chǎm sóc,
nuôi dạy.
Điều 8
 Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể,
nhân phẩm và danh dự; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về
những vấn đề có liên quan.
 Nghiêm cấm việc ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em; bắt
trộm, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; kích động, lôi kéo, ép buộc trẻ
em thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hoặc làm những việc có
hại đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
Điều 9
 Trẻ em được chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi được chǎm
sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại
các cơ sở y tế của Nhà nước theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
 Cơ quan y tế Nhà nước có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, tổ chức thực
hiện việc phòng bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em.
 Nghiêm cấm việc sử dụng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật, có
hại cho sự phát triển bình thường của trẻ em.
Điều 10
 Trẻ em có quyền được học tập và có bổn phận học hết chương trình giáo
dục phổ cập. Trẻ em học bậc tiểu học trong các trường, lớp quốc lập
không phải trả học phí.
7
 Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho con em học
tập.
 Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền học tập của trẻ em, khuyến khích
trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển nǎng khiếu.
Điều 11
 Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động vǎn hoá,
vǎn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
 Nhà nước khuyến khích và bảo trợ việc xây dựng, bảo vệ, sử dụng tốt
những cơ sở vật chất, kỹ thuật và phương tiện phục vụ trẻ em học tập,
sinh hoạt và vui chơi.
Nghiêm cấm việc sử dụng những cơ sở vật chất, phương tiện công cộng
dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác.
Điều 14
 Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích
thích khác có hại cho sức khoẻ.
 Nghiêm cấm việc lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút
thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.
 Nghiêm cấm việc dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử
dụng những vǎn hoá phẩm đồi truỵ, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho
sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
Điều 15
Việc truy cứu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự
đối với trẻ em vi phạm pháp luật, phải theo quy định của pháp luật đối với người
chưa thành niên.
Điều 18
8
 Nhà trẻ, trường, lớp mẫu giáo, trường phổ thông phải có những điều kiện
cần thiết để bảo đảm chất lượng nuôi dạy trẻ em, thực hiện tốt mục tiêu
giáo dục của Nhà nước.
 Cô nuôi dạy trẻ, giáo viên, tổng phụ trách Đội phải được đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, phải có sức khoẻ, có phẩm chất, đạo
đức tốt, yêu nghề, yêu trẻ, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 20
Uỷ ban bảo vệ và chǎm sóc trẻ em có nhiệm vụ giúp Hội đồng bộ trưởng, Uỷ
ban nhân dân cùng cấp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện
kế hoạch bảo vệ, chǎm sóc và giáo dục trẻ em; tổ chức sự phối hợp giữa các cơ
quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế có liên quan để thực hiện việc
bảo vệ, chǎm sóc và giáo dục trẻ em.
Điều 23
Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ,
chǎm sóc và giáo dục trẻ em, được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà
nước.
Điều 24
Người xâm phạm quyền của trẻ em, ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ
em; kích động, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện những hành vi vi phạm pháp
luật, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chǎm
sóc, giáo dục trẻ em làm hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em hoặc vi
phạm các quy định khác của Luật này, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật,
xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


CHƯƠNG 2 NGUYÊN NHÂN – THỰC TRẠNG


2.1 Nguyên Nhân


Bạo hành trẻ em đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay, có
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này từ kinh tế, xã hội, văn hóa, thói
quen… đồng thời biểu hiện sự thiếu vắng của việc thực thi luật pháp.
Văn hóa “thương cho roi cho vọt” của người Việt Nam mình làm cho
người ta coi chuyện đánh con nít là bình thường. Nhiều trường hợp người dân
không lấy giáo dục tâm lý để dạy con mà lại giáo dục bằng đòn roi..

Cha mẹ,
thầy cô cứ viện cớ mình làm vậy là thương con, thương học sinh mà ra sức đánh
đập khi con trẻ làm điều không vừa ý. Thế nhưng sự bạo hành không phải tự
nhiên sinh ra. Sự bạo hành thường nảy nở ở nơi tăm tối, và chỉ biến mất qua sự
cảm hóa bền bỉ.

Thử hỏi, vì sao chúng ta ít thấy tri thức nào đối xử tàn nhẫn với
con em của họ? Thử hỏi, vì sao chúng ta ít thấy những người người giàu đô thị
nào có thái độ đày đọa trẻ em? Thử hỏi, vì sao chúng ta ít thấy những trường
mẫu giáo quốc tế xảy ra sự cố nhẫn tâm với trẻ em?
Hầu hết các vụ bạo hành trẻ em đều ở những kẻ ít học, kém hiểu biết
pháp luật, hoặc có cuộc sống nhiều thua thiệt và bất an hoặc họ đã từng bị bạo
hành lúc nhỏ nên họ lại theo lối mòn ấy mà dạy con.

Chỉ cần làm một cuộc khảo
sát nhỏ, chắc chắn chúng ta đều nhận ra, các ông bố thất nghiệp thường xuyên
bạo hành với con hơn các ông bố bình thường. Rõ ràng, trẻ em dễ trở thành nơi
trút giận của những cáu gắt, những bực bội, những não nề của người lớn. Hay
nói cách khác, trẻ em giống như nạn nhân của bạo lực xã hội, vì trẻ em không có
khả năng tự vệ, không có khả năng chống trả, và cũng không có khả năng kêu
cứu.
Mặt khác nhà nước ta đã ban hành nhiều bộ luật để bảo vệ quyền trẻ em
nhưng công tác tuyên truyền, giáo dục về các quyền của trẻ em, về các quy định
của pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em chưa thật sự hiệu quả. Sự thờ ơ, vô cảm
hoặc tâm lý nể nang, sợ bị trả thù, đã khiến những người xung quanh không can
thiệp hoặc tố giác.

READ  Tiểu luận phân tích chiến lược marketing của Coca Cola |Trả lời trực tuyến

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định pháp
luật về bảo vệ các quyền của trẻ em nhiều nơi còn chưa tốt. Chính quyền và các
đoàn thể ở địa phương nhiều nơi còn thiếu quan tâm, không thực hiện đầy đủ
trách nhiệm của mình. Thậm chí, nhiều vụ bạo hành xảy ra trong một thời gian
dài, lại ở gần UBND phường nhưng lãnh đạo phường không biết, dân ở gần đó
biết cũng không lên tiếng.

Đội ngũ cán bộ, đặc biệt là ở cấp cơ sở chưa đáp ứng
được yêu cầu công tác,có một số trường hợp công an khu vực thiếu trách nhiệm,
thậm chí thông đồng với kẻ xấu.
Pháp luật chưa phân định một cách rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của
các cơ quan, đoàn thể có liên quan nên bạo hành xảy ra mà không ai chiu trách
nhiệm. Hơn nữa nhiều gia đình do hoàn cảnh khó khăn hoặc quá mải mê với
cuộc sống mưu sinh mà sao lãng, không quan tâm đúng mức đến việc chăm sóc,
nuôi dạy con. Do đó, các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em đã
không được thực hiện đầy đủ và hiệu quả trong thực tế.


2.2 Thực Trạng


Không biết từ khi nào tình trạng bạo hành trẻ em lại hiện hữu với một tần
số cao trong xã hội ta hiện nay. Trong vài năm gần đây nó như một tệ nạn nhức
nhối của xã hội. Chưa bao giờ dư luận xã hội lại thấy bức xúc trước vấn nạn bạo
hành trẻ em như lúc này. Và cũng chưa bao giờ số trẻ em bị đánh đập, hành hạ
xuất hiện trên mặt báo nhiều như những ngày qua.

Chỉ riêng ngày 1/12 đã có ít
nhất ba vụ bạo hành trẻ em được phản ánh trên ba tờ báo khác nhau. 1.200 là
số trẻ ở TP.HCM bị thương tích do bạo lực trong gia đình và xã hội phải nhập
viện trong hai năm (từ 1-10-2005 đến 1-10-2007) theo báo cáo của Ban chỉ đạo
phòng chống tai nạn - thương tích trẻ em TP.HCM.Báo cáo tham luận tại hội
thảo chương trình "Hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2011-2020" do Bộ
LĐ-TB&XH tổ chức từ ngày 16 đến 18/8 tại TP Đà Nẵng, đại tá Nguyễn Chí
Việt, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự cho biết: "Trung bình một năm
trên toàn quốc xảy ra trên 100 vụ giết trẻ em, 800 vụ xâm hại tình dục trẻ em,
50 vụ bắt cóc chiếm đoạt, mua bán trẻ em.

Tình trạng trẻ em đang bị bạo hành
gia đình cũng đang là mối quan tâm sâu sắc của toàn xã hội. Chỉ tính riêng 6
tháng đầu năm 2010, toàn quốc phát hiện 704 vụ xâm hại trẻ em, trong đó có
30 vụ giết trẻ em, 255 vụ trẻ em bị hiếp dâm, giao cấu với trẻ em 146 vụ, 59
vụ cố ý gây thương tích trẻ em".

Cũng theo Đại tá Nguyễn Chí Việt, tình trạng
trẻ em bị chiếm đoạt, mua bán, bắt cóc... đang gia tăng, nhất là các tỉnh biên giới
phía Bắc như Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu... Bọn tội phạm lợi dụng địa bàn
miền núi hiểm trở vắng vẻ, một số đối tượng là người Việt Nam cấu kết với
Trung Quốc tổ chức thành từng tốp đột nhập vào nhà dân để giết người thân
chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em rồi bán sang Trung Quốc.
Một số vụ việc cố ý gây thương tích trẻ em gây xôn xao dư luận như vụ bé Đỗ
Ngọc Bảo Trân, học sinh mẫu giáo, bị giáo viên dán băng keo vào miệng. Do bị
ngạt quá lâu nên Trân đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu, chết não và sau gần một
tháng thì tử vong hay vì nghi ngờ học sinh Huỳnh Thị Ngọc Trâm (10 tuổi) lấy
47.800 đồng, hiệu trưởng Trường tiểu học An Hiệp 2, Châu Thành (Đồng Tháp)
đã giao em cho Công an xã An Hiệp hỏi cung làm em hoảng loạn, không nói
chuyện được.

Cháu Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng Chu Văn Đức và Trịnh Thị
Hạnh Phương là chủ quán phở "Đức Phượng
" (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đánh đập, hành hạ dã man từ lúc 10 tuổi đến
nay. Hay gần đây nhất là chuyện em Nguyễn Hào Anh bị vợ chồng Huỳnh
Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm (xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, Cà Mau)
hành hạ gây thương tích nghiêm trọng đến 66,83% khiến dư luận xôn xao
phẫn nộ.

Họ đã thực hiện những hành vi sau đây với em Hào Anh: bắt uống
nước tiểu; bẻ năm cái răng; dùng kềm kẹp sứt một mẩu thịt ở môi; dùng đũa sắt
nung đỏ tra vào bẹn; dùng bàn ủi đang nóng ủi lên đùi, lên lưng; trói tay treo lên
trần nhà, xối nước sôi; trấn nước; phơi nắng và tạt nước hóa chất tẩy lên người;
đánh đập bằng nhiều hình thức khác từ một đến nhiều lần trong ngày và trong
nhiều tháng liền.


2.3 Các Vụ Bạo Hành Trẻ Em Gây Chấn Động Xã Hội

2.3.1 Bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa bạo hành các trẻ nhỏ


Liên tục túm tóc, giật ngửa mặt lên rồi trút cơm vào miệng, dùng thước,
tay đánh tới tấp vào mặt... là cách mà người giữ trẻ Quảng Thị Kim Hoa "chăm
sóc" các bé chỉ từ 1 đến 3 tuổi tại nhà mình (1/2 Võ Thị Sáu, Biên Hòa, Đồng
Nai) trong suốt 3 năm.

Những hành vi này được báo chí phanh phui khiến người
dân cả nước sững sờ và phẫn uất. Trong phiên tòa có cả nghìn người tham dự, bà
Hoa biện minh cho hành vi của mình là vì muốn ép các cháu ăn, nhưng nóng
tính quá không kìm chế được nên mới đánh. "Bảo mẫu" 40 tuổi này nhận mức
án 12 tháng tù giam vì tội "cố ý gây thương tích".


2.3.2 Bảo mẫu “tắm đòn” một bé gái 3 tuổi


Tháng 11.2010, dư luận xôn xao phẫn nộ trước clip “tắm đòn” cho trẻ của
một bảo mẫu. Một chân đạp lên lưng đứa bé, một tay túm tóc giật ra đằng sau,
tay kia liên tục dội nước vào mặt mũi đứa nhỏ và chửi mắng những lời tục tĩu
Cơ quan điều tra đã nhanh chóng xác định “mụ phù thủy” Trần Thị Phụng
(Bình Dương) chính là người “tắm đòn” cho bé Hồ Thị Thúy Ngân mới 3 tuổi
mỗi khi bé tìm cách “thoát thân”. Bé Ngân là con của đôi vợ chồng công nhân,
được gửi đến cơ sở giữ trẻ tự phát của bà Phụng trông nom.
Sau khi bắt, bà “bảo mẫu” này khai nhận, trong gần 1 năm qua bà đã “áp
dụng” cách tắm này đối với bé Ngân.


2.3.3 Bé 13 tuổi bị hàng xóm nung sắt "nướng" lên người


Sau khi lấy dây dù trói tay, nhét khăn vào miệng, gã thanh niên lấy 2 ống
sắt hung nóng trên bếp gas, gí vào người em Quốc Trung. Hơn 10 ngày sau trận
đòn hàng chục vết bỏng trên chân và bộ phận sinh dục vẫn làm em đau đớn. Kẻ
hành hạ em Trung là Nguyễn Đình Minh ( 23 tuổi), thợ sửa xe ở khu phố Lộc
Thành, Trảng Bàng, Tây Ninh, đã bị bắt giam với tội bắt giữ người trái pháp
luật.


2.3.4 Bé gái 11 tuổi bị mợ đánh đập tàn ác


Đêm 16/10, tại khối 10, phường Bến Thủy, TP Vinh, Nghệ An,hàng xóm
nghe tiếng đánh đập mạnh trong nhà chị Ngân và tiếng khóc nức nở của cháu
Nguyễn Thùy Linh. Biết có chuyện chẳng lành, nhiều người vội chạy sang để
can thiệp nhưng nhà chị Ngân cửa đóng then cài, không ai có thể vào được.
Sáng hôm sau, một người hàng xóm gặng hỏi rồi kéo quần cháu Linh
xuống thì mới thấy trên người em đầy những mảng thịt thâm tím tụ máu bầm.
Nguyên nhân cháu Linh bị đánh tàn nhẫn là do người mợ nghi cháu lấy trộm
tiền.
Trước đó nhiều lần cháu Linh xin tiền mua đồ dùng học tập nhưng chưa
được cậu mợ cho. Sau đó cô bé lục tủ lấy của mợ 48.000 đồng để mua đồ dùng
học tập, nhưng chỉ mua hết 6.000 đồng, còn 42.000 đồng.
Chị Ngân phát hiện ra sự việc, ngay đêm 16/10, chị ta đã khóa cửa, lôi
cháu Linh lên tầng hai dùng cán chổi bằng sắt đánh vào mông, chân tay, mặt với
những vết đòn vẫn còn hằn rõ trên thân thể đứa cháu tội ngiệp.


Và đó không phải là lần đầu tiên người phụ nữ này đánh đập cháu Linh.
Do bố mẹ đi lao động ở xa nên gửi cháu Linh cho vợ chồng Nguyễn Thị Hồng
Ngân - Nguyễn Quang Bình (cậu ruột của cháu) nuôi nấng. Thế nhưng, hàng
xóm ở đây cho biết nhiều lúc họ nghe tiếng cháu Linh khóc thảm thiết nhưng
không can ngăn được. Sau cuộc đánh đập tàn bạo này, tinh thần của cháu hoảng
loạn, hiện cháu đã được một người họ hàng khác nhận về chăm sóc.


2.3.5 Đốt thuốc lá dí vào mặt đứa bé 3 tuổi


Đầu năm 1998, Công an phường Phúc Tân – Hoàn Kiếm – Hà Nội đã
nhận được tố giác của quần chúng về việc tên Phan Đình Dương (thường trú tại
Hưng Chính – Hưng Nguyên - Nghệ An), sống lang thang ở khu vực gầm cầu
Long Biên có hành vi tàn ác, dùng thuốc lá đang cháy dí vào mặt một cháu bé 3
tuổi, gây bỏng nhiều chỗ trên mặt và nhiễm trùng.
Cơ quan công an cho biết, do lười lao động, tên Dương đã bỏ quê, hành
nghề ăn xin từ năm 15 tuổi. Khoảng tháng 7/1997, y đã xin hai cháu nhỏ (cháu
trai 6 tuổi tên là Ếch, cháu nhỏ 3 tuổi tên là Bé) từ một phụ nữ không rõ tung
tích tại ga Vinh (Nghệ An) và đưa các cháu ra Hà Nội để hành nghề cùng y.
Hàng ngày, y bắt các cháu phải đi xin tiền thiên hạ, mỗi tối nộp lại cho y
khoảng 15-20 nghìn đồng, nếu nộp ít hơn số đó, các cháu sẽ bị y đánh đập dã
man.

Y thường dung điếu thuốc đang cháy để dí vào mặt các cháu. Mục đích của
tên này là gây thương tích đau đớn trên người các cháu, để cho mọi người nhìn
thấy chúng đáng thương mà cho nhiều tiền hơn. Thậm chí, y khai nhận, đã vùi
đầu cháu Bé xuống đất cho xây xát mặt mày để đi ăn xin được nhiều tiền, đem
về cống nạp cho y. Từ ngày bị vùi đầu xuống đất, mắt của cháu gái tên Bé bị
đau, viêm nhiễm nặng và không được chạy chữa.
Thấy mắt cháu bé sưng to, bà con dân phố gần đó đã cho Dương tiền để
đưa cháu Bé vào viện điều trị. Bệnh viện nhận điều trị miễn phí cho cháu bé.
Tên Dương đã tự nhận là bố của đứa trẻ, hàng ngày đón cháu Bé về giao cho
Ếch cõng đi ăn xin, tối lại đưa vào bệnh viện. Do không được chạy chữa thường
xuyên, mắt phải của cháu gái tên Bé đã bi mù hoàn toàn.


2.3.6 Vụ bé Hào Anh 14 tuổi bị bạo hành theo kiều thời trung cổ


Gần đây dư luận vô cùng phẫn nộ về vụ hành hạ trẻ em bằng những hình
thức dã man xảy ra ở xã Ngọc Chánh huyện Đầm Dơi (Cà Mau). Vụ việc được
biết đến từ sự phát giác của người dân. Sau khi nhận được tin báo, UBND xã
Ngọc Chánh đã cử công an xuống lập biên bản chuyển hồ sơ về Công an huyện
Đầm Dơi để tiếp tục điều tra.
Người bị hành hạ là cháu Nguyễn Hào Anh 14 tuổi, quê ở huyện Cái
Nước giúp việc cho chủ trại tôm giống Minh Đức. Từ nhiều tháng nay, cháu
Hào Anh liên tục bị chủ nhà là Huỳnh Thanh Giang (30 tuổi) và vợ Mã Ngọc
Thơm (33 tuổi) hành hạ bằng nhiều hình thức dã man như dùng bàn là nóng ấn
vào người, dùng kìm bẻ răng, kẹp môi, dùng gậy đánh, dùng dây trói rồi mang
phơi nắng, thậm chí còn nung nóng sắt rồi dí vào bộ phận sinh dục, và đổ nước
sôi vào người...
Bảy ngày sau khi thoát khỏi chốn “địa ngục trần gian”, được các bác sĩ
chăm sóc và thăm hỏi của nhiều người, Hào Anh đã kể câu chuyện có đầu có
đuôi hơn, cho thấy sự tàn độc của hai vợ chồng Giang-Thơm và những kẻ ác độc
khác…
Lấy dầm đập vào lưng
Với giọng nói đã rõ hơn, Hào Anh kể về lần đầu tiên mình bị gia đình chủ
trại tôm đánh: “Hôm đó, con bơi xuồng không cẩn thận bị trượt chân. Con
không rớt xuống sông nhưng làm cái xuồng lắc lư va vào cột đá làm trầy một
chút be xuồng. Con nghĩ chắc cậu sẽ rầy. Ai dè cậu giật cây dầm, đập một cái
vào lưng. Cây dầm gãy đôi còn con thì nín thở”.
Và từ đó (khoảng cuối năm 2009) những trận đòn dở sống dở chết đến với
Hào Anh ngày một nhiều hơn.

READ  Tiểu luận Phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp

Và đến một ngày, vào gần tết 2010, cậu bé đã
hứng chịu cực hình bẻ răng. Mấy ngày trước, khi sức khỏe cậu bé chưa thuyên
giảm, mỗi lần nghe ai đó hỏi đến chuyện bị bẻ răng là cậu bé lại ôm ngực thở
dốc. Nó kinh hoàng như một cơn ác mộng không thể nào có thật trong cuộc sống
hôm nay.
Hào Anh kể: “Cậu mợ hay cãi nhau vì chuyện tình cảm riêng tư. Mợ dặn
con nói dối cậu nhưng con quên, nói không đúng lời mợ dạy nên cậu biết. Mợ
bực mình, lấy cây đánh con. Xong mợ bắt con cắn vào đầu cái cây, mợ cầm đầu
kia nạy làm mấy cái răng của con rớt ra ngoài, máu chảy dữ lắm”…
Ấn bàn ủi vào đùi
Trong tất cả hình thức đánh đập của Giang-Thơm, Hào Anh sợ nhất là bị
gí bàn ủi, sắt nung lên người.
“Lần đó con làm bể một cái thau. Mợ đang ủi đồ nên chửi mắng và nói:
“Tao phải dạy cho mày nhớ đời mới được”. Mợ kêu con đưa cái đùi ra cho mợ
in bàn ủi vào. Con sợ quá, khóc và lạy xin mợ tha nhưng mợ không tha. Con
chui vào kẹt bồn tôm, mợ kéo con ra, đè con xuống sàn nhà rồi in bàn ủi nóng
lên người! Con nghe một cái xèo y như mình đổ nước vô lửa vậy…”.
Một người hàng xóm với Giang-Thơm kể là đã từng nghe Thơm nói với
chồng: “Bộ ông thương nó hay sao mà kêu đánh nó ông không đánh?”.
“Mỗi lần mợ nói như thế là cậu lôi con ra đánh. Khi con ngất, mợ kêu tạt
nước cho con tỉnh lại rồi… đánh tiếp. Thường thì mợ đánh trước rồi tới cậu, rồi
tới anh Quỳnh, anh Khánh (hai người vừa bị khởi tố, bắt giam với vai trò đồng
phạm). Mấy vết thương ở cổ, lưng con chảy nước vàng tùm lum, mợ thấy ghê
nên kêu anh Quỳnh bó lại cho mợ bớt ghê…”.
“Cứ thế, mỗi khi không vừa ý là mợ đánh rồi kêu cậu đánh, người khác
đánh. Cũng có khi mợ nói để cậu đánh trước…” - Hào Anh nhăn mặt khi nhớ lại
những trận đòn
Đây là một trong những vụ bạo hành trẻ em dã man nhất được phát hiện
từ trước đến nay, chà đạp nghiêm trọng lên thân thể và tinh thần của một trẻ vị
thành niên, vi phạm luật pháp về bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Kết cục của những kẻ gây ra tội ác kinh hoàng
Hội Đồng Xét Xử đã tuyên phạt 2 bị cáo Huỳnh Thanh Giang và Mã
Ngọc Thơm mỗi người 23 năm tù, mức cao nhất trong khoảng do đại diện viện
kiểm sát đề nghị. Trong đó 20 năm tù về tội “cố ý gây thương tích” và 3 năm tù
về tội “hành hạ người khác”. Riêng 2 bị cáo Khánh và Quỳnh, do thành khẩn
khai báo đã được tòa tuyên phạt tổng cộng mỗi người 1 năm 6 tháng tù. Ngoài
thực hiện án phạt trên, các bị cáo còn phải bồi thường bị hại là em Nguyễn Hào
Anh tổng cộng là 50 triệu đồng.
Phiên tòa khép lại, nhiều người dân đồng tình với mức án… nhưng nỗi
đau về thể xác và tinh thần của cháu Hào Anh vẫn ám ảnh nhiều người. Đâu đó
cũng là một bài học xác đáng để răn đe nạn bạo hành và tiếng chuông cảnh tỉnh
cộng đồng quan tâm đến tình chòm xóm nơi mình sống.


CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ


3.1 Giải Pháp


Để hạn chế tình trạng bạo lực trẻ em cần áp dụng vào một số giải pháp
sau:


3.1.1 Nâng cao nhận thức của xã hội


Tăng cường trách nhiệm và năng lực của gia đình, nhà trường, cộng đồng
trong việc chủ động phòng ngừa có hiệu quả các hành vi bạo lực, xâm hại đối
với trẻ em. Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức,
pháp luật, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho cha mẹ, người chăm
sóc trẻ, giáo viên, cộng đồng và bản thân trẻ em.


3.1.2 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vệ bảo vệ trẻ em


Sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, trong đó
xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và vai trò của các cơ quan nhà nước, các tổ
chức xã hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ
em, đáp ứng các nhu cầu chăm sóc và bảo vệ an toàn cho mọi trẻ em; bổ sung
một chương riêng về bảo vệ trẻ em nhằm tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn
các nguy cơ xâm hại, bạo lực trẻ em; bổ sung những quy định, chế tài cụ thể về
các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em; quy định rõ các thủ tục và quy trình
phòng ngừa, trợ giúp và giải quyết các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực,
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình
và các cá nhân phòng ngừa các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em.

Nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Internet, trong đó có những quy
định cụ thể về việc quản lý các trang web, các trò chơi game online trực tuyến
nhằm tiếp thu những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, phát huy khả
năng tư duy, sáng tạo của giới trẻ, đồng thời hạn chế tối đa những tiêu cực mà
loại hình giải trí này gây ra.


3.1.3 Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã


hội- Nhà trường trong việc quản lý giáo dục trẻ em
Cần phải thực hiện tốt công tác tư vấn, tham vấn học đường và phát huy
vai trò của công tác Đoàn, Đội. Môi trường gia đình có tác động tích cực đến
việc hình thành nhân cách, do đó cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi
theo. Chính quyền địa phương phải quan tâm, chăm lo cho trẻ em. Cộng đồng
không vô cảm trước những nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo lực.


3.1.4 Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện cho mọi trẻ em


Nhằm phòng ngừa có hiệu quả các hành vi xâm hại bạo lực đối với trẻ
em; ngăn ngừa trẻ em vi phạm pháp luật, trên cơ sở thực hiện có hiệu quả việc
xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em theo Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg
ngày 22/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn xã,
phường phù hợp với trẻ em. Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Tiếp tục củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ,
chăm sóc trẻ em từ trung ương đến cơ sở; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành
trong đó xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các tổ chức trong việc thực hiện
công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Phát triển đội ngũ cán bộ xã hội, cộng tác
viên, tình nguyện viên đến tận thôn, bản, khu, ấp…
Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ
em, bao gồm:
1. Dịch vụ bảo vệ trẻ em trong gia đình (dịch vụ tư vấn, tham vấn gia đình
và trẻ em; các trung tâm, điểm công tác xã hội trẻ em …)
2. Dịch vụ bảo vệ trẻ em ngoài môi trường gia đình (cơ sở bảo trợ xã hội, cơ
sở trợ giúp trẻ em, trường giáo dưỡng..)
3. Dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp dành cho trẻ em bị xâm hại, bạo lực.


3.2 Kiến Nghị


Chính phủ, Quốc hội nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em năm 2004. Cụ thể là: bổ sung 1 chương trình riêng về bảo vệ
trẻ em, nhằm tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ xâm hại trẻ em
và bổ sung quy định, chế tài cụ thể về các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ
em; quy định rõ thủ tục, quy trình, phòng ngừa, trợ giúp và giải quyết các trường
hợp trẻ em bị bạo lực; quy định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội, cộng đồng, nhà trường, gia đình và các cá nhân trong việc phòng
chống bạo lực gia đình đối với trẻ em.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và sự
tham mưu tích cực, hiệu quả của các cơ quan chức năng từ khâu xây dựng
chương trình hành động, kế hoạch, đề án, mô hình; tổ chức các hoạt động đến
kiểm tra, đánh giá, xử lý vi phạm.
Tuyên truyền sâu rộng Luật Bảo vệ, chăm sóc & giáo dục trẻ em; Luật
phòng, chống bạo lực gia đình. Luật Bình đẳng giới tới cộng đồng và từng gia
đình nhằm thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi giáo dục con cái theo hướng tích
cực, ″Nói không với bạo lực″.

Coi bạo lực gia đình với con cái là vi phạm pháp
luật chứ không phải ″Thương cho roi cho vọt″, là răn dạy con, là việc riêng của
từng gia đình, là quyền đương nhiên của người làm cha, làm mẹ. Khi phát hiện
gia đình có hành vi bạo lực với con cái cần đấu tranh, tố giác, lên án mạnh mẽ,
kiến nghị biện Cần chỉ đạo, điều tra, thống kê, thu thập dữ liệu về nạn nhân là trẻ
em bị bạo lực gia đình, các hành vi bạo lực, tính chất, mức độ, hậu quả bạo lực
gia đình đối với trẻ em, nguyên nhân dẫn đến bạo lực trên cơ sở đó đề ra các giải
pháp phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp, hiệu quả.
Đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ tư vấn, tham
vấn cho gia đình và trẻ em về vấn đề giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng sống
và nhân cách cho giới trẻ từ sớm, dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp dành cho trẻ em bị bạo
lực; xây dựng mô hình gia đình an toàn, thân thiện cho mọi trẻ em.
Tăng cường chính sách và thực hiện các biện pháp trợ giúp xã hội đối
với các gia đình và trẻ em gặp nhiều khó khăn tại cộng đồng như: hướng dẫn
làm kinh tế, học nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn ưu đãi để phát triển kinh
tế hạn chế tình trạng vì gia đình khó khăn mà trẻ em phải bỏ học, trẻ em phải
lao động nặng nhọc, trẻ em bị bạo lực.



KẾT LUẬN


Nguồn gốc của nạn bạo hành trẻ em trong xã hội hiện nay
Gần đây những vụ bạo lực học đường hay một số vụ bảo mẫu hành hạ trẻ
em một cách bất nhẫn đã gây nên nhiều bất bình trong dư luận xã hội. Nhưng
mọi sự bộc lộ của cái ác đều có mối tương quan nhân quả xã hội chặt chẽ với
nhau. Bạo hành, căm tức, thù hận và các trạng thái tâm lý, ngôn ngữ, hành động
tiêu cực, bất thiện khác đều bắt nguồn từ nỗi sợ hãi, bất an, dần bị cô lập, tách
rời khỏi cái môi trường rộng lớn hơn của hạnh phúc, an toàn.
Tất cả hành vi bạo lực trong xã hội dù là thuộc về cá nhân hay tập thể thì cũng
xuất phát từ chính những xung động bạo lực được nuôi dưỡng ít nhiều trong tâm
thức mỗi cá nhân ở các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Ở điều kiện hoàn
cảnh nào đó thì bạo hành sẽ được bộc lộ theo cách này hay cách kia.
Cảm xúc góp phần quan trọng cho việc hình thành tính cách con người và
sự sinh tồn của một cộng đồng.

READ  Tiểu luận - Một số bất cập trong các quy định của bộ luật dân sự về thừa kế theo di chúc

Có những cảm xúc không chỉ gây đau khổ tinh
thần mà còn gây hại cho thể chất người khác. Cho nên, thực hành chuyển hóa
tâm hồn, lối sống của cộng đồng đòi hỏi người ta phải giảm thiểu suy nghĩ hay
cảm xúc gây hại đồng thời thích ứng với những suy nghĩ, cảm xúc ích lợi.
Bạo lực trong xã hội nên được hiểu là một hành vi gây hại, chứ không chỉ
đơn thuần là hành động "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay". Hiểu như vậy thì
chúng ta mới có cơ hội nhìn thấy một bức tranh rộng lớn hơn về một xã hội hay
một sắc thái văn hoá đang có xu hướng bạo lực (tức xu hướng gây hại cho cá
nhân và cộng đồng).
Chỉ cần nhìn vào cách thức mà người ta đe dọa nhau khi xảy ra sự bất như
ý là thấy: Mày sẽ biết tay tao, mày sẽ không yên ổn đâu, mày sẽ phải trả giá...
Thử hỏi có bao nhiêu những ý nghĩ và lời nói như vậy đã được gieo vào trong
cuộc sống ứng xử hàng ngày để trở thành những hành động bạo lực khi cảm xúc
tiêu cực quá ngưỡng?
Ý nghĩ, lời nói và hành động gây hại là nguồn gốc của các hình thức bạo
lực khác nhau trong xã hội. Người Việt đặt chữ tu (sửa chữa) vào ba môi trường
chính: Tu nhà, tu chợ, tu chùa. Tu nhà là tu cho các mối quan hệ gia đình. Tu
chợ là tu cho các mối quan hệ xã hội. Tu chùa là tu cho những giá trị tinh thần,
tâm linh. Mức độ khó dễ của nó không nên được nhìn nhận đơn giản theo sự sắp
xếp thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, mà nó là mối quan hệ hỗ tương, cùng hoàn thiện
để từ đó nhận diện rõ hơn những hành vi gây hại trong cộng đồng.
Một người vào chợ, hỏi giá bán mua, nếu không thuận ý nhau thì sẽ
buông ra những lời nói khó nghe.

Ở mức độ quá đáng hơn là gây gổ, xô xát. Ra
đường tranh nhau đi trước, không ai chịu nhường ai, nếu có va quẹt nhẹ thì lườm
nguýt, buông lời cáu gắt, nặng thì chửi bới, rủa xả và sẵn sàng nhảy vào nhau ẩu
đả. Một người đi đường mà thấy một tảng đá, cành cây... nằm giữa đường, biết
là nguy hiểm cho những ai vướng phải, nhưng vẫn thản nhiên đi qua, không
dừng lại dẹp đi là đã có hành vi cố ý gây hại.
Các công ty vì tham lợi mà sản xuất ra thị trường những sản phẩm kém
chất lượng, nhiễm độc, đồng thời xả nước thải ra sông suối, ao hồ, tàn phá môi
trường sống... Tất cả điều đó đều là mầm mống của bạo lực. Những hành vi đó
là nguyên nhân dẫn đến sự vô cảm, nó chỉ chờ những điều kiện, hoàn cảnh chín
muồi là sự gây hại sẽ nhanh chóng bùng phát qua hành động.
Những mầm mống bạo lực tương tự như trên xuất hiện khắp mọi nơi
trong xã hội. Đến một lúc mọi người đều xem chuyện đó là chuyện bình thường
thì đạo đức xã hội sẽ có nguy cơ hết thuốc đề kháng.
Tình trạng trẻ bị xâm hại có xu hướng tăng
Không chỉ bị hành hạ bằng đòn roi, thống kê của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội cũng cho thấy, số lượng trẻ em bị xâm hại tình dục có xu hướng
tăng nhanh và độ tuổi bị xâm hại ngày càng thấp.
Cụ thể, năm 2005, cả nước có 200 trẻ em bị xâm hại tình dục nhưng đến
năm 2008, con số này đã là 1.427 em. Như vậy, chỉ sau 3 năm, số lượng trẻ bị
xâm hại tình dục đã tăng gấp hơn 7 lần. Năm 2009, con số này giảm xuống còn
833 em nhưng tới năm 2010 lại tiếp tục tăng, ước tính là 900 em.
Kết quả khảo sát trẻ em bị xâm hại tình dục tại khu vực có số trẻ bị xâm
hại nhiều nhất là 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2009 đến tháng
6/2010, cho thấy số trẻ dưới 6 tuổi chiếm 13,5%, từ 6 đến dưới 13 tuổi chiếm
37,2%, từ 13 đến 16 tuổi chiếm 49,3%.
Trách nhiệm của ai?
Mỗi sở, ngành đều có trách nhiệm. Công tác quản lý địa bàn còn nhiều bất
cập. Thậm chí, nhiều vụ bạo hành xảy ra trong một thời gian dài, lại ở gần
UBND phường nhưng lãnh đạo phường không biết, dân ở gần đó biết cũng
không lên tiếng. Trong nhiều vụ, chính quyền đi sau báo chí. Nguyên nhân
chính là môi trường xã hội không lành mạnh. Nếu không giải quyết căn cơ thì
nạn bạo hành trẻ em còn tiếp tục xảy ra.
Nền giáo dục của ta còn nặng về chính trị mà thiếu việc dạy làm người từ
nhỏ. Hệ thống chính trị ở cơ sở không hiệu quả, bạo hành xảy ra không ai chịu
trách nhiệm, trách nhiệm cao nhất vẫn thuộc về Đảng và Nhà nước.
Những trạng thái và ứng xử bất ổn khác nhau
Bạo hành trẻ em xảy ra phản ánh rõ các trạng thái tâm lý của những người
đã liên tục rơi vào những tình huống quá tải, thể hiện sự bất lực của họ trong
việc quản lý, điều tiết cảm xúc (tích cực, tiêu cực) cho một tình huống. Điều này
phải được thực tập và rèn luyện (tu) thường xuyên mới giảm thiểu tối đa những
căng thẳng, ức chế quá tải.
Về câu chuyện những trẻ em bị bảo mẫu hành hạ, rõ ràng mỗi đứa trẻ một
tính, một nết, nên rất cần những người bảo mẫu am hiểu tâm lý trẻ, để có thể yêu
thương mọi đứa trẻ như nhau. Nếu gặp đứa trẻ ngoan, ít phải nhắc nhở chắc cô
ta cũng sẽ mừng rỡ ra mặt và ít cáu gắt hơn. Còn trong những ứng xử tình huống
với đứa trẻ lì lợm thì cô ta đã bất lực, nên đã sử dụng đến những phương pháp
bạo hành, gây hại tinh thần và thể chất đứa trẻ.
Nhưng việc thầy cô giáo bạo hành với trẻ xong, bị tố giác, kiện cáo và
phải đến quỳ xin phụ huynh tha tội thì lại cho ra những hình ảnh bất ổn khác,
nếu không muốn nói đó cũng là sự "trả đũa" của một dạng khác của bạo hành
tinh thần, thế chất.
Người trưởng thành nào mà không có thời gian làm một đứa trẻ. Và cái
đứa trẻ đã trưởng thành hôm nay, ai dám chắc họ không từng chứng kiến những
người trưởng thành trước đó phản ứng tiêu cực trước những sự bực bội, sợ hãi,
căm phẫn mà cuộc sống chung quanh đã tác động vào. Nhu cầu tự vệ trước sự
bạo hành được thể hiện dưới góc độ nào thì cũng chỉ ra những nỗi bất an và sợ
hãi mà cộng đồng đó không có nhiều những phương tiện để bảo vệ hay tạo cho
họ một cảm giác an toàn về thân thể và tài sản.
Khi nhân nghĩa, đạo đức không thể cảm hoá được cái ác thì mới phải
dùng đến công cụ của pháp luật. Và càng phải dùng đến pháp luật để can thiệp
thì càng cho thấy đạo đức xã hội đã lâm vào bế tắc, khủng hoảng.
Một khi nhìn cuộc sống đầy đủ cả hai mặt nhân nghĩa và pháp luật cùng
có chung nguồn gốc cai trị, hay có mối liên hệ gia giảm trong từng hoàn cảnh
ứng xử thì chắc chắn sẽ cho ra được những kết luận khá chính xác về việc có
hay không một nền "văn hóa bạo lực". Hay một nền văn hoá đang gia tăng xu
hướng bạo lực, đặc biệt trong một quốc gia mà sự lý giải của chiến tranh luôn
trở nên đậm đặc trong diễn trình lịch sử.
Cuộc đời sẽ yêu thương nhân ái hơn khi người biết dễ dàng tha thứ cho
nhau, còn như lúc nào cũng phải dùng đến pháp luật thì cuộc sống ứng xử đã bế
tắc và đi vào ngõ cụt. Yêu thương là một giá trị xã hội, nó phải được thể hiện
mọi lúc, mọi nơi trong cộc sống sinh hoạt cộng đồng.
Hậu họa của việc đánh trẻ thô bạo
Phải được điều trị y tế. Tính trung bình cứ mỗi 20 giây trong năm học lại
có một học sinh bị giáo viên đánh đòn, 4 phút lại có một học sinh phải vào
xuống phòng y tế điều trị vì bị giáo viên đánh quá nặng. Lý do rất đa dạng, có
thể từ việc mặc đồng phục không đúng, nói chuyện riêng, làm ồn trong hành
lang hoặc "hỗn láo."
Những tác động tiêu cực của việc giáo dục trẻ bằng roi vọt là: Bị chính
cha mẹ lạm dụng (lúc bé), ảnh hưởng tâm lý, cục tính, không hòa đồng
với xã hội hoặc có khả năng phạm tội (lúc bé và lúc trưởng thành), dễ có
khuynh hướng lạm dụng với vợ, chồng hoặc chính con cái mình sau này.


Giải pháp


Để bảo vệ, ngăn chặn việc trẻ em bị lạm dụng, bóc lột và xâm hại, cần
sớm hoàn chỉnh chiến lược quốc gia về bảo vệ trẻ em. Chiến lược này là "xương
sống", là một hệ thống bảo vệ trẻ em thống nhất. Muốn phòng ngừa hành vi xâm
hại trẻ cần củng cố mạng lưới chăm sóc trẻ em tại cơ sở, và qui trách nhiệm cao
nhất là chính quyền địa phương. Đặc biệt phải nâng cao nhận thức, năng lực
cộng đồng để người dân khi nghi vấn, phát hiện một vụ bạo hành biết cách nối
kết với cơ quan chức năng nhanh nhất để giải quyết và hỗ trợ trẻ bị xâm hại.
"Công tác phòng chống nên nhắm đến các đối tượng có nguy cơ bị xâm
hại". Bên cạnh đó, cần công nhận, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhóm
tình nguyện, cơ sở trợ giúp, nuôi dưỡng trẻ em... hoạt động. "Khi trẻ em chưa
được tôn trọng và lắng nghe thì trẻ vẫn còn bị xâm hại"
Trước thực trạng ngược đãi trẻ liên tiếp xảy ra với chiều hướng gia tăng,
UBND TP đã triển khai chỉ thị 05 yêu cầu các sở - ngành có chương trình kế
hoạch và các giải pháp cụ thể để bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói chung
và trẻ em bị xâm hại nói riêng. Chỉ thị này bước đầu triển khai xây dựng mạng
lưới bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng như tuyên truyền, giáo dục pháp luật và
nâng cao nhận thức cho cha mẹ và cộng đồng trong việc bảo vệ trẻ em...Nhanh
chóng xác minh, kiến nghị xử lý kịp thời các vụ việc có liên quan tới các vụ xâm
hại, ngược đãi trẻ.
Tiến hành điều tra khảo sát trẻ em lao động trong môi trường độc hại trên
địa bàn thành phố để kiến nghị cơ quan chức năng xử lý các cơ sở vi phạm. Ở
góc độ pháp lý scần có những hình phạt nặng hơn trong việc xử lý các hành vi vi
phạm quyền trẻ em vì luật hiện nay chưa đủ sức răn đe. Ông Y nói trên mặt trận
phòng ngừa, bảo vệ trẻ em cần phát huy vai trò của báo chí để tác động đến dư
luận.ơ



PHỤ LỤC


NHỮNG VỤ BẠO HÀNH TRẺ EM GÂY KINH HOÀNG


Phụ lục 1: Bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa ngược đãi trẻ em
Phụ lục 2: Bảo mẫu “tắm đòn” một bé gái 3 tuổi
Phụ lục 3: Bé gái 11 tuổi bị mợ đánh đập tàn ác
Phụ lục 4: Bé 13 tuổi bị hàng xóm nung sắt "nướng" lên người.
Phụ lục 5: Dùng kim khâu lốp ngập đầu cháu bé 40 ngày tuổi
Phụ lục 6: Bé Như Ý bị chính mẹ đẻ đánh đập dã man
Phụ lục 7: Đốt thuốc lá dí vào em Bé 3 tuổi khiến Bé bị mùa
Phụ lục 8: Bé Hảo bị chính mẹ ruột cắt gân
Phụ lục 9: Em Bình bị nhục hình suốt 10 năm làm việc tại quán phở
Phụ lục 10: Bé Hào Anh bị “hành xác” trẻ như thời trung cổ

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tiểu luận bạo hành trẻ em ở trường mầm non
  • Gia thuyết nghiên cứu của đề tài bạo hành trẻ em
  • Thuyết trình bạo hành trẻ em
  • Tiểu luận xử lý tình huống bạo hành trẻ em
  • Tiểu luận về trẻ em
  • Vấn đề bạo hành trẻ em ở trường mầm non
  • Tiêu luận nạn chăn dắt trẻ em
  • Phỏng vấn về vấn đề bạo hành trẻ em
See more articles in the category: Tiểu luận