Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh – Wikipedia tiếng Việt

Or you want a quick look: Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin chung
Thành lập19 tháng 11 năm 1955; 65 năm trước
Thành viên củaBộ Giáo dục và Đào tạo
Mã trườngNLS
Tổ chức và quản lý
Hiệu trưởngPGS.TS Huỳnh Thanh Hùng
Hiệu phóTS. Trần Đình Lý PGS.TS. Nguyễn Tất Toàn
Thông tin khác
Khuôn viên118 ha
Địa chỉKhu phố 6, phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức
Vị tríThành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Websitehttp://www.hcmuaf.edu.vn/

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học đa ngành lâu đời tại Việt Nam, chuyên đào tạo và nghiên cứu nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường được thành lập trên cơ sở Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc được thành lập từ năm 1955. Trong quá trình phát triển, trường từng sáp nhập vào hệ thống Đại học Quốc gia nhưng sau đó tách và nhập vào Bộ Giáo dục và Đào tạo cho đến ngày nay.[1]

[external_link_head]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1954, xây dựng Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc, tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm TPHCM.[2]

Ngày 19 tháng 11 năm 1955, thành lập Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc và tuyển sinh khóa đầu tiên, 60 sinh viên trúng tuyển trên 1200 thí sinh dự thi đại học.

Năm 1963, trường đổi tên thành Cao đẳng Nông Lâm Súc.

Năm 1972, trường đổi tên thành Học viện Nông nghiệp.

Năm 1974, trường đổi tên thành Đại học Nông nghiệp Sài Gòn thuộc Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức.

Cuối năm 1975, trường đổi tên thành Đại học Nông nghiệp 4.

Năm 1985, Trường Đại học Nông Lâm Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập trường Đại học Nông nghiệp 4 và Cao đẳng Lâm nghiệp (ở Trảng Bom, Đồng Nai).

Năm 1995, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Nông Lâm nghiệp TPHCM là thành viên của Đại học Quốc gia TPHCM.

Cuối năm 2000, Trường Đại học Nông Lâm nghiệp TPHCM được tách ra khỏi Đại học Quốc gia TP. HCM và trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời đổi tên thành Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Chất lượng đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Đội ngũ giảng viên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến nay nhà trường có trên 824 cán bộ viên chức, trong đó 551 giảng viên: gồm 04 giáo sư, 31 phó giáo sư, 116 tiến sĩ, 341 thạc sĩ, 59 đại học.[3]

Nhiệm vụ chính[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học về nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan.
  • Từ năm 2000, trường mở rộng đào tạo sang các lãnh vực khác như: Công nghệ Thông tin, Công nghệ Môi trường, Công nghệ Sinh học, Ngoại ngữ và Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp, Công nghệ Ô tô, Công nghệ Nhiệt lạnh, Cơ điện tử, Điều khiển Tự động.
  • Thực hiện các nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu với các đơn vị trong và ngoài nước.

Tuyển sinh[sửa | sửa mã nguồn]

STT Chương trình đại trà cơ sở Thủ Đức Chương trình đại trà cơ sở Gia Lai Chương trình đại trà cơ sở Ninh Thuận Chương trình chất lượng cao cơ sở Thủ Đức Chương trình quốc tế cơ sở Thủ Đức
1 Thú y Kế toán Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh Kinh doanh
2 Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp Công nghệ thực phẩm Công nghệ thực phẩm Công nghệ kỹ thuật cơ khi Thương mại
3 Quản trị kinh doanh Nông học Công nghệ chế biến lâm sản Kỹ thuật môi trường Công nghệ sinh học
4 Kế toán Lâm học Nông học Công nghệ thực phẩm Quản lý và kinh doanh nông nghiệp
5 Công nghệ sinh học Thú y Nuôi trồng thủy sản Thú y
6 Bản đồ học Quản lý tài nguyên và môi trường Thú y
7 Khoa học môi trường Quản lý đất đai Chăn nuôi
8 Công nghệ thông tin Ngôn ngừ Anh
9 Công nghệ kỹ thuật cơ khí
10 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
11 Công nghệ kỹ thuật Ôtô
12 Công nghệ kỹ thuật nhiệt
13 Công nghệ kỹ thuật hóa học
14 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
15 Kỳ thuật môi trường
16 Công nghệ thực phẩm
17 Công nghệ chế biến thủy sản
18 Công nghệ chế biến lâm sản
19 Chăn nuôi
20 Nông học
21 Bảo vệ thực vật
22 Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan
23 Kinh doanh nông nghiệp
24 Phát triển nông thôn
25 Lâm học
26 Quản lý tài nguyên rừng
27 Nuôi trồng thủy sản
28 Dược Thú Y
29 Ngôn ngữ Anh
30 Kinh tế
31 Quản lý đất đai
32 Công nghệ thực phẩm
33 Thú Y Tiên Tiến
READ  Diện tích parabol, diện tích hình phẳng giới hạn bởi ...

Tuyển sinh sau đại học[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm các chuyên ngành: Nông học, Nông hóa, Quản lý đất đai, Bảo vệ Thực vật, Chăn nuôi, Thú y, Lâm nghiệp, Thủy sản, Cơ khí Nông nghiệp và Kinh tế Nông nghiệp. Để lấy bằng Tiến sĩ, sinh viên phải học thêm ít nhất ba năm sau khi có bằng Thạc sĩ.

Chương trình đào tạo của trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh mang tính liên ngành nhằm mục đích cung cấp kiến thức đa dạng, phong phú cho sinh viên. Hàng năm, học kỳ 1 bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 1, và học kỳ 2 từ tháng 1 đến tháng 7. Mỗi học kỳ kéo dài 18 tuần. Chương trình học kéo dài trong 2 - 3 năm.

Tổ chức nhà trường[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh hiện có 12 khoa, 2 viện nghiên cứu, 6 bộ môn trực thuộc trường, 14 trung tâm và 2 phân hiệu đại học cơ sở Tỉnh Gia Lai và Ninh Thuận.

Khoa[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Khoa Nông học với các bộ môn: Cây công nghiệp; Cây lương thực, Rau, Hoa, Quả; Nông hóa Thổ nhưỡng; Bảo vệ Thực vật; Sinh lý Sinh hóa; Di truyền chọn giống; Thủy nông.
  2. Khoa Chăn nuôi Thú y với các bộ môn: Bệnh truyền nhiễm và Thú y cộng đồng; Thú y lâm sàng; Khoa học Sinh học Thú y, Chăn nuôi chuyên khoa; Giống Động Vật; Dinh dưỡng.
  3. Khoa Lâm nghiệp với các bộ môn: Lâm sinh; Trồng rừng và Lâm nghiệp đô thị; Điều chế rừng; Lâm nghiệp Xã hội; Chế biến Lâm sản.
  4. Khoa Kinh tế với các bộ môn: Kinh tế Cơ bản; Phân tích định lượng; Kế toán tài chánh; Phát triển Nông thôn; Quản trị Kinh doanh; Kinh tế Môi trường và Tài nguyên.
  5. Khoa Cơ khí Công nghệ với các bộ môn: Công thôn; Kỹ thuật cơ sở; Máy sau thu hoạch và chế biến; Công nghệ Nhiệt lạnh; Tự động hoá; Kỹ thuật Ô tô; Cơ điện tử, Công thôn.
  6. Khoa Thủy sản với các bộ môn: Sinh học và Nguồn lợi Thủy sản; Kỹ thuật nuôi thủy sản; Quản lý và Phát triển thủy sản; Chế biến thủy sản; Bệnh học thủy sản.
  7. Khoa Công nghệ Thực phẩm với các bộ môn: Vi sinh thực phẩm, Hóa sinh thực phẩm, Công nghệ Sau thu hoạch và thiết bị chế biến, Phát triển sản phẩm.
  8. Khoa Khoa học với các bộ môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Giáo dục thể chất, Khoa học xã hội nhân văn.
  9. Khoa Ngoại ngữ với các bộ môn: Thực hành tiếng, Dịch thuật, Phương pháp giảng dạy, Ngôn ngữ học, Văn hóa nước ngoài, Anh ngữ chuyên biệt - không chuyên, Tiếng Anh quản lý, Pháp văn.
  10. Khoa Công nghệ Môi trường với các bộ môn: Sinh học môi trường, Hoá học môi trường, Công nghệ xử lý môi trường, Độc chất học môi trường, Quản lý môi trường.
  11. Khoa Công nghệ Thông tin với các bộ môn: Mạng máy tính, Tin học cơ sở, Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin.
  12. Khoa Quản lý Đất Đai và Bất Động Sản với các bộ môn: Chính sách Pháp Luật, Công nghệ địa chính, Quy hoạch, Kinh tế đất và bất động sản.

Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nghiên cứu kỹ thuật gen.
  • Ứng dụng công nghệ di truyền trong lai tạo giống mới.
  • Nghiên cứu nuôi cấy mô động thực vật.
  • Nghiên cứu và ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học.
  • Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi sinh.
  • Phát triển nhiên liệu Sinh học.

Bộ môn trực thuộc Trường[sửa | sửa mã nguồn]

  • Mác - Lênin;
  • Công nghệ Sinh học;
  • Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp;
  • Cảnh quan & Kỹ thuật Hoa viên;
  • Công nghệ Thông tin địa lý;
  • Công nghệ hóa học.
  • Công nghệ thông tin

Trung tâm[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao khoa học công nghệ với 5 nhiệm vụ chính:
    • Cơ sở rèn nghề cho sinh viên các ngành trong trường;
    • Địa bàn tiến hành thí nghiệm cho giảng viên và sinh viên;
    • Hợp đồng nghiên cứu;
    • Tổ chức các lớp huấn luyện khuyến nông cho các địa phương;
    • Cung cấp dịch vụ thuốc thú y, gieo tinh nhân tạo cho heo, bò.
  2. Trung tâm Ngoại ngữ với 3 nhiệm vụ chính:
    • Đào tạo và cấp bằng Anh ngữ trình độ A, B, C;
    • Liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài cấp bằng TOEFL;
    • Tổ chức các lớp đào tạo chuyên đề ngắn hạn về Anh văn theo yêu cầu và đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài.
  3. Trung tâm Tin học Ứng dụng với 4 nhiệm vụ chính:
    • Tổ chức thực tập tin học cho sinh viên các khoa trong trường;
    • Đào tạo và cấp chứng chỉ tin học văn phòng và lập trình trung, sơ cấp;
    • Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm tin học sử dụng trong nông nghiệp;
    • Thiết lập cơ sở dữ liệu nông nghiệp.
  4. Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa sinh:
    • Thực hiện các phân tích hóa lý gồm các chỉ tiêu như: thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, amino acid, vitamin, độc tố nấm (aflatoxin...), histamin, kháng sinh và nhiều chất khác, với các máy móc hiện đại như sắc ký khí, sắc ký lỏng cao áp, quang phổ kế hấp thu nguyên tư, quang phổ kế Tử ngoại Khả kiến;
    • Thực hiện các chẩn đoán bệnh cây trồng vật nuôi bằng công nghệ sinh học phân tử
    • Ứng dụng công nghệ sinh học vào các ngành của nông nghiệp như nông học, chăn nuôi thú y, lâm nghiệp, thủy sản, bảo quản chế biến.
  5. Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Môi trường:
    • Nghiên cứu các hình thức suy thoái, ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ;
    • Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp xử lý chất thải nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm;
    • Nghiên cứu ảnh hưởng của các độc chất, các chất gây ô nhiễm môi trường;
    • Thực hiện đánh giá tác động môi trường; Phân tích các chỉ tiêu hóa, lý, sinh của môi trường đất, nước, không khí.
  6. Trung tâm Nghiên cứu Bảo quản và Chế biến Rau quả:
    • Nghiên cứu quy trình bảo quản các loại rau hoa quả nhiệt đới;
    • Nghiên cứu chế biến các sản phẩm rau hoa quả;...
  7. Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Kỹ thuật Địa chính|Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Địa chính:
    • Vẽ bản đồ, quy hoạch đất đai;
    • Phân loại đất sử dụng trong nông nghiệp;
    • Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai;
    • Tư vấn sử dụng đất cho các địa phương;...
  8. Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Chế biến Lâm sản:
    • Nghiên cứu về vật liệu gỗ và các cây có sợi;
    • Thực hiện đánh giá chất lượng và kiểm định và định danh gỗ;
    • Sản xuất thử nghiệm ở quy mô nhỏ;
    • Hợp tác nghiên cứu về công nghệ gỗ trong và ngoài nước, hỗ trợ cho việc chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới;
    • Huấn luyện nâng cao trình độ kỹ thuật chế biến gỗ và lâm sản cho các cơ sở sản xuất
  9. Trung tâm Bồi dưỡng Kiến thức:
    • Bồi dưỡng văn hóa
    • Giới thiệu việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp thuộc các khoa của trường.
  10. Trung tâm Bột giấy
  11. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp
  12. Trung tâm Khảo thí và kiểm định chất lượng
  13. Trung tâm Năng lượng và máy nông nghiệp
  14. Trung tâm Công nghệ và Thiết bị Nhiệt lạnh
READ  ASEAN GOLF - SÂN GOLF 9 LỖ PAR 3 ĐẦU TIÊN TẠI MIỀN BẮC

Phân hiệu đại học Nông Lâm Gia Lai[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trại thủy sản;
  • Trại thí nghiệm chăn nuôi;
  • Trại thực nghiệm nông học;

Nghiên cứu khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Nông học[sửa | sửa mã nguồn]

- Tuyển chọn và phổ biến các giống lúa, ngô, sắn, khoai lang, lạc, đậu nành, đậu xanh, rau, hoa.

[external_link offset=1]

- Tuyển chọn các giống cây công nghiệp mía, cà phê, ca cao.

- Nghiên cứu sâu bệnh hại lúa, rau cải, thuốc lá, cà phê, cao su, cây ăn trái và các biện pháp phòng trừ.

- Nghiên cứu quản lý nước và đất; Nghiên cứu các hệ thống canh tác tại miền Đông Nam Bộ.

- Nghiên cứu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản và môi trường

- Nghiên cứu các kỹ thuật tưới tiêu, kỹ thuật phân bón cho cây trồng

- Thiết lập bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, bản đồ quy hoạch và sử dụng đất.

Chăn nuôi - Thú y[sửa | sửa mã nguồn]

- Nghiên cứu sự thích nghi của các giống gia súc nhập nội như heo, gà, bò sữa,... ở miền Nam Việt Nam

- Nghiên cứu dinh dưỡng cho bò sữa, heo và gia cầm.

- Nghiên cứu dịch tễ học của vật nuôi.

- Nghiên cứu các bệnh thường gặp ở trâu, bò, heo và gà.

- Sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng.

- Nghiên cứu dư lượng các chất kháng sinh, hormon... trong thịt, sữa và trứng.

Lâm nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

- Nghiên cứu trồng rừng trên các vùng đất hoang hóa, thuộc vùng cao và đất ướt; Nghiên cứu quản lý tài nguyên rừng.

- Nghiên cứu các kỹ thuật bảo quản, chế biến lâm sản.

- Nghiên cứu phổ biến các kỹ thuật nông lâm kết hợp.

- Nghiên cứu lâm nghiệp xã hội và lâm nghiệp đô thị.

Thủy sản[sửa | sửa mã nguồn]

- Thiết lập cơ sở dữ liệu cho việc phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản và quản lý tài nguyên thủy sản thiên nhiên.

- Phát triển các mô hình quản lý bền vững tài nguyên thủy sản trong các thủy vực.

- Phát triển kỹ thuật nuôi thủy sản quy mô nhỏ phù hợp cho các vùng sinh thái khác nhau.

- Cải thiện chất lượng cá giống.

Cơ khí Công nghệ[sửa | sửa mã nguồn]

- Nghiên cứu giảng dạy ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.

- Nghiên cứu giảng dạy ngành Kỹ thuật cơ khí.

- Nghiên cứu giảng dạy ngành Cơ điện tử.

- Nghiên cứu giảng dạy ngành Điều khiển tự động.

- Nghiên cứu giảng dạy ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt.

[external_link offset=2]

Kinh tế nông nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

- Nghiên cứu về kinh tế nông trại.

- Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các hệ thống canh tác khác nhau.

- Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất rau và gia súc, gia cầm vùng ngoại thành. - Ngành điều khiển tự động - Công nghệ ô tô - Cơ điện tử

Công nghệ thực phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

- Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật chế biến các sản phẩm từ thịt, cá.

- Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật chế biến các loại rau và trái cây.

- Nghiên cứu các kỹ thuật bảo quản nông sản.

- Nghiên cứu kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

- Nghiên cứu ứng dụng máy tính để thiết kế cải tiến chương trình giảng dạy các môn cơ bản.

- Nghiên cứu về nước.

- Kết hợp với các khoa khác hướng dẫn sinh viên làm đề tài tốt nghiệp.

Môi trường[sửa | sửa mã nguồn]

- Nghiên cứu đánh giá mức độ tạp nhiễm các chất có hại trong nông sản thực phẩm.

READ  Sân bay quốc tế Nội Bài – Wikipedia tiếng Việt

- Nghiên cứu các biện pháp xử lý hóa, lý hoặc sinh học các chất thải Công và Nông nghiệp

Ngoại ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

- Đảm nhận nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp trường liên quan đến giáo dục, tốt nghiệp và đào tạo tiếng Anh.

Khuyến nông[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học Nông Lâm chuyển giao những kết quả nghiên cứu đã đạt được đến đối tượng sản xuất trong vùng và các vùng lân cận.

Việc phổ biến chuyển giao kỹ thuật của nhà trường thông qua các chương trình phát thanh, truyền hình, báo chí và tập san khoa học kỹ thuật của nhà trường, bên cạnh đó, nhà trường cũng hợp tác với địa phương để tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo ngắn và dài hạn.

Hiệu trưởng và Hợp tác[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệu trưởng qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Vũ Ngọc Tân (Hiệu trưởng, +84888672676, Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Blao được thành lập theo nghị định 112 BCN/NĐ ngày +84888672676 tại Bảo Lộc, Trường đào tạo ba ngành Nông Lâm Súc, gồm cấp cao đẳng và cấp trung đẳng)
  • Phan Lương Báu (Hiệu trưởng, +84888672676)
  • Đặng Quan Điện (Hiệu trưởng, +84888672676, Trường Cao đẳng Nông Lâm Mục Sài Gòn được đặt tên theo nghị định 1361 BCTNT/NĐ/HC ngày +84888672676, cải biến từ Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Blao)
  • Tôn Thất Trình (Hiệu trưởng, +84888672676)
  • Vũ Ngọc Tân (Hiệu trưởng, +84888672676).
  • Bùi Huy Thục (Giám đốc, +84888672676, Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp được đặc tên theo sắc lệnh 158/SL/VHGD/TN ngày +84888672676 cải biến từ Trường Cao đẳng Nông Lâm Mục Sài Gòn)
  • Phùng Trung Ngân (Giám đốc, 2-5/1970)
  • Nguyễn Thành Hải (Giám đốc, +84888672676)
  • Nguyễn Thành Hải (Hiệu trưởng, +84888672676, Học viện Quốc gia Nông nghiệp được đặt tên theo sắc lệnh 174/SL/GD ngày +84888672676. cải biến từ Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp)
  • Lê Văn Ký (Hiệu trưởng, 1974–1975, Trường Đại học Nông nghiệp thuộc Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức được đặt tên theo sắc lệnh 10/SL/VH-GDTN ngày +84888672676, do sự sáp nhập Học viện Quốc gia Nông nghiệp với Học viện Quốc gia Kỹ thuật và Ban Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật)
  • Điền Văn Hưng (Hiệu trưởng, +84888672676, Trường Đại học Nông nghiệp 4 được đặt tên theo quyết định của Bộ Nông nghiệp ngày +84888672676)
  • Trần Hữu Khối (Phó Hiệu trưởng phụ trách, +84888672676)
  • Nguyễn Phan (Quyền Hiệu trưởng (+84888672676)
  • Nguyễn Văn Hanh (Quyền Hiệu trưởng +84888672676, Hiệu trưởng +84888672676, năm 1985 Trường Đại học Nông nghiệp 4 sáp nhập thêm Trường Cao đẳng Lâm nghiệp Trảng Bom, đổi tên thành Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)
  • Đoàn Văn Điện (Hiệu trưởng, +84888672676)
  • Dương Thanh Liêm (Hiệu trưởng, +84888672676; năm +84888672676 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh sáp nhập vào Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh)
  • Bùi Cách Tuyến (Hiệu trưởng, +84888672676; từ năm 2000 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tách ra khỏi Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo).
  • Trịnh Trường Giang (Hiệu trưởng, +84888672676)
  • Nguyễn Hay (Hiệu trưởng, +84888672676)

Hợp tác trong nước[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh có quan hệ hợp tác chặt chẽ với hầu hết các Trường và các Viện trong ngành nông nghiệp Việt Nam như: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm Dâu Tằm Tơ Bảo Lộc, các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Khuyến nông của các tỉnh.

Hợp tác Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

A. Các Trường Đại học và Viện Nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới, như:

  • Anh: Các đại học Aberystwyth (Wales), Reading, Nottingham
  • Bỉ: Đại học Louvain la Neuve.
  • Canada: Các đại học Guelph, Laval, Sherbroke.
  • Đan Mạch: Đại học Aarhus.
  • Đài Loan: Đại học Quốc gia Chung Hsing.
  • Đức: Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Rheinland Pfalz
  • Hà Lan: Đại học Wageningen, Trường Quốc tế Nông nghiệp Larenstein.
  • Malaysia: Đại học Putra Malaysia.
  • Hàn Quốc: Đại học Sungkyunkwan
  • Na Uy: Đại học Oslo
  • Mỹ: Đại học Auburn, Trung tâm Đông Tây Hawaii, Đại học tiểu bang Louisiana, Đại học Hawaii ở Manoa, Đại học Texas Tech., Đại học Texas A&M, UC Davis, Oregon State University
  • Nhật Bản: Các đại học Meiji, Kobe, Osaka, Ehime.
  • Pháp: Viện Quốc gia Nông nghiệp - Paris Grignon, các trường Quốc gia về Thú y ở Alfort, ở Lyon, ở Toulouse, ở Nante, ở Montpellier và ENSIA - SIARC, Đại học Bordeaux 1, Đại học Tours, Đại học Purpan (Toulouse)
  • Philippines: Các đại học Trung tâm Luzon, Silliman, Philippines tại Los-Banos, Đại học Philippines ở Diliman.
  • Thái Lan: Các đại học Chiang Mai, Kasetsart, Khon Kaen, Viện nghiên cứu Hoàng gia Mongkut Thonburi
  • Thụy Điển: Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển (SLU).
  • Úc: Các đại học Melbourne, New England, New South Wales, James Cook, Queesland, Newcastle

B. Các Viện Nghiên cứu Quốc tế, Tổ chức Quốc tế và Tổ chức phi chính phủ: AAACU, ACIAR, AIT, AVDRC, AUPELF-UREF, BIOTROP, CIAT, CIDSE, CIP, CIRAD, CSIRO, CSI, ESCAP-CGPRT, FAO, FFTC, Ford Foundation, GTZ, HELVETAS, IDRC, IFS, IPGRI, IRRI, JDC, KWT, MCC, SAREC, SDC, SEARCA, SECID, SIDA, Tree Link,..

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Website chính thức
  • Trang Facebook của trường
[external_footer]
See more articles in the category: Diện tích