5 Điều Bác Hồ Dạy Thiếu niên, Nhi đồng

Or you want a quick look:

Nhưng một bữa, ông Nguyễn Quang Hải, cán bộ lão thành đã nghỉ hưu bỗng giật mình nghe cháu ông, một học sinh mới 10 tuổi hỏi:

- Ông ơi, sao “khiêm tốn” lại phải “khắc phục”. Cháu mới được học về 5 lời Bác Hồ dạy. Trong đó, có “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”?

[external_link_head]

Ông Hải thuộc thế hệ “nhanh bước nhanh nhi đồng” đầu tiên của đất nước, năm 1945 ông mới 13 tuổi. Ông nhớ, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng không phải là một sự ngẫu nhiên. Từ “chăm học chăm làm” đến “ngũ ái”, rồi sửa đi sửa lại..., cả một quá trình suy tư vật vã mười mấy năm trời. Ấy là chưa kể bao nhiêu lần Bác phải tiếp chuyên viên của Trung ương Đoàn sang làm việc về chuyện đó.

“Phải sau giải phóng miền Bắc lâu lâu tôi mới được học 5 điều Bác dạy. Nội dung là yêu, thương, học tập, lao động, đoàn kết, kỷ luật, giữ vệ sinh, thật thà, dũng cảm. Ở Phòng Huấn học Ty giáo dục Hà Nam, chúng tôi giải thích bằng văn bản gửi xuống các trường. Vắn tắt là yêu, thương rồi làm tốt 4 cái (học, lao động, đoàn kết, kỷ luật) lại phải giữ gìn vệ sinh. Cuối cùng là rèn hai đức tính: Thật thà, dũng cảm.

Sau 1961, Bác Hồ mới bổ sung thêm: “Giữ gìn vệ sinh thật tốt” và “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” - ông Hải nhớ lại. Ông còn nhớ, thuở thanh niên, chính ông đã từng được lên nói chuyện với lớp bồi dưỡng Tổng phụ trách Đội của huyện Bình Lục về 5 điều Bác Hồ dạy ngay trước ngày lên đường đánh Mỹ... “Bảy biểu hiện của tình cảm là: Mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét, thích. Trong đó yêu ghét là gốc. Nó giúp cái khác định hướng phát triển hoặc triệt tiêu. Ví dụ yêu Tổ quốc, yêu đồng bào thì sẽ thích cho Tổ quốc, đồng bào sánh vai các cường quốc năm châu, sẽ buồn nhục khi Tổ quốc, đồng bào vị giày xéo. Chỉ 6 chữ của điều 1 đã định hướng xong cho một cuộc đời tốt đẹp. Các điều 2, 3, 4 chính là 5 công việc phải làm, phải rèn hằng ngày: Học, lao động, đoàn kết, kỷ luật, giữ vệ sinh. Riêng vệ sinh lại phải thật tốt và nó chiếm cả một điều. Vì sao? Vì nó là sự quyết định vật chất cho một chỉnh thể: Con người. Không đơn giản đâu. Vật chất có trước, vật chất quyết định. Bốn điều kia lớn lao và đẹp đẽ đến đâu cũng là tác động vào tính thứ hai của sự vật. Cho nên giữa phong trào thi đua hai tốt, Bác mới thêm chữ “thật tốt” cho lời dạy này. Cuối cùng là 3 đức tính. Xin các thầy cứ giảng là “không khoe khoang, không dối trá, không hèn”. Làm được như vậy thì ai cũng có thể thành Lý Tự Trọng, Nông Văn Dền...” - ông vẫn nhớ như in bài phân tích của mình.

READ  Mẫu Phiếu chi chính xác cập nhật 2021 do Bộ Tài chính ban hành
[external_link offset=1]

Câu chuyện về “5 điều Bác Hồ dạy” của ông Nguyễn Quang Hải gợi cho chúng ta khá nhiều điều đáng suy nghĩ về giáo dục thế hệ trẻ hôm nay, nhất là khi chúng ta đang đẩy mạnh cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 5 điều Bác Hồ dạy hiện nay vẫn là những khẩu hiệu được treo, in trang trọng ở khắp các trường học, lớp học. Nhưng cách giảng dạy, giáo dục các em về ý nghĩa sâu sắc, thiêng liêng của 5 điều ấy thì hình như còn đơn giản quá. Nếu thuộc thì các em rất thuộc, nhưng lịch sử, ngọn ngành, sự phát triển của 5 điều Bác Hồ dạy thì không phải học sinh nào cũng biết.

Câu chuyện về 5 điều Bác Hồ dạy cũng nhắc nhở chúng ta, không chỉ các cơ quan báo chí mà nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác hiện nay cũng đang đơn giản, dễ dãi trong dùng từ “khiêm tốn” như một “liệu pháp” giảm nhẹ cho những hạn chế, khiếm khuyết. Đừng đồng nhất “khiêm tốn” là... hạn chế, bởi khiêm tốn nằm trong “5 điều Bác Hồ dạy”.

"Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt

[external_link offset=2]

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm".

NGUYỄN PHÚ HÀO

(Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội)

(Theo qdnd.vn) [external_footer]

See more articles in the category: Học tập

Leave a Reply