Quy định về diện tích kho “trói chân” doanh nghiệp

Or you want a quick look:

Quy định về diện tích kho "trói chân" doanh nghiệp

Minh Tâm

[external_link_head]
Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và làm dịch vụ đều gặp khó với quy định về diện tích tối thiểu. Ảnh minh họa: Tàu hàng ở khu vực cảng Tân Thuận - Ảnh: Minh Tâm

(TBKTSG Online) – Quy định diện tích tối thiểu của kho ngoại quan phải đạt từ 5.000 mét vuông trở lên và ít nhất là 1.000 mét vuông với kho chuyên dùng, dù được Chính phủ ban hành từ đầu năm 2015, nhưng đến nay vẫn nhận được ý kiến phản ứng của doanh nghiệp. Các chủ đầu tư kho ngoại quan cho rằng, quy định cứng này đang "trói chân" họ.

“Việc mở rộng [kho] vào mùa cao điểm và thu hẹp vào mùa thấp điểm là nhu cầu có thực. Việc quy định diện tích tối thiểu của kho ngoại quan là 1.000 mét vuông là một trở ngại lớn với doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và khách hàng”, Công ty TNHH Lotte Logistics Việt Nam phản ánh trong buổi đối thoại với lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM vừa diễn ra.

Theo phân tích của Lotte Logistics Việt Nam, kho đông lạnh ngoại quan là kho chuyên dùng; công suất được tính bằng vị trí pallet (có quy cách trung bình là 120x100x150 cm), tương đương mét khối chứ không phải mét vuông. Bản thân kho của công ty này có diện tích là gần 272 mét vuông nhưng có sức chứa tới 500 tấn thủy sản nguyên liệu nhập khẩu.

READ  Câu hỏi của Tuấn Trương Quốc - Toán lớp 3

Trong khi đó, nếu chiếu theo quy định hiện hành (mục 1, điều 82, Nghị định 08/2015/NĐ-CP), kho ngoại quan có diện tích tối thiểu 5.000 mét vuông, trong đó khu vực chứa hàng phải từ 1.000 mét vuông thì sức chứa tương đương 2.000 tấn nguyên liệu thủy hải sản. Đây là điều không thực tế, theo đại diện của Lotte Logistics Việt Nam.

"Kinh nghiệm cho thấy, kho ngoại quan đông lạnh chưa bao giờ có hàng chứa đạt con số 1.000 tấn kể từ khi kho đông lạnh đầu tiên đi vào hoạt động ở Bình Dương từ năm 2003 đến nay", công ty này dẫn chứng.

[external_link offset=1]

Thêm vào đó, theo phân tích của Lotte Logistics Việt Nam, hàng nguyên liệu thủy sản chuyển về kho ngoại quan phục vụ hai mục đích: nhập gia công hoặc nhập sản xuất xuất khẩu. Sau mùa vụ đánh ở nước ngoài, hàng về kho ngoại quan với số lượng tối đa và sẽ giảm dần phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất của các công ty sản xuất xuất khẩu trong nước và sẽ xuất hết vào cuối mùa. Sau đó lại nhập cho mùa mới.

Thực tế này buộc các doanh nghiệp kinh doanh kho phải “tùy biến”, mở rộng kho vào cao điểm và thu hẹp vào mùa thấp điểm. Việc quy định diện tích tối thiểu như Nghị định 08 cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là chưa nói kho ngoại quan đông lạnh cũng không thể có bãi tối thiểu +84888672676 mét vuông như nghị định kể trên quy định.

Doanh nghiệp đề xuất, Chính phủ không nên quy định bắt buộc như đã ban hành ở Nghị định 08 mà nên áp dụng quy định cũ là Nghị định 154/2005/NĐ-CP (không quy định diện tích).

READ  Diện Tích Hình Elip Giới Hạn Bởi Elip, Diện Tích Hình Elip Giới Hạn Bởi Là – Lingocard.vn

Bên cạnh đó, cũng vì diện tích tối thiểu mà hàng hóa gửi vào kho ngoại quan sẽ được áp các mức thuế khác nhau.

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Đông Tây, một công ty làm dịch vụ hải quan, nêu ví dụ, một mặt hàng A theo biểu thuế ưu đãi chịu thuế suất (ưu đãi) là 14% nên không được gửi vào kho ngoại quan có diện tích dưới 5.000 mét vuông theo quy định tại Nghị định 08.

Tuy nhiên, khi làm thủ tục hải quan gửi hàng vào kho ngoại quan (loại hình C11) thì chủ hàng xuất trình cho chi cục hải quan quản lý giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi đặc biệt với thuế là 8%. Câu hỏi đặt ra là cuối cùng mặt hàng này có được gửi vào kho ngoại quan hay không?

Tiếp tục kiến nghị để sửa quy định

Ông Nguyễn Thanh Long, Phó trưởng phòng Phòng Giám sát quản lý hải quan, Cục Hải quan TPHCM cho biết, không phải đến lúc này, doanh nghiệp mới gặp vướng mắc với quy định về diện tích tối thiểu của kho ngoại quan chuyên dùng và kho thông thường. Trong thực tế, với những tỉnh lẻ, quỹ đất còn lớn thì việc đáp ứng quy định từ 1.000 đến 5.000 mét vuông dễ dàng nhưng với TPHCM thì đây lại là yêu cầu khó.

Cục Hải quan đã nhận được những phản ánh của doanh nghiệp và đã có báo cáo Tổng cục Hải quan. Tuy nhiên, quan điểm của đơn vị cấp trên là doanh nghiệp cần đáp ứng quy định nhưng cho phép có lộ trình hoàn thiện trong 3 năm.

READ  [LỜI GIẢI] Tính diện tích của mặt cầu ngoại tiếp hình tứ diện đều cạnh a. - Tự Học 365

Cụ thể, đối với kho ngoại quan chưa đáp ứng về diện tích thì chủ không được lưu giữ các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có mức thuế suất từ 10% trở lên, không được thu hẹp diện tích. Đồng thời, các chi cục hải quan, cục hải quan quản lý phải tăng mức độ đánh giá rủi ro với hàng hóa đưa vào, đưa ra.

[external_link offset=2]

“Chúng tôi sẽ ghi nhận ý kiến doanh nghiệp và tiếp tục kiến nghị”, ông Long cho biết.

Riêng về vướng mắc mặt hàng và thuế suất gửi ở kho ngoại quan của Công ty Đông Tây, do Tổng cục Hải quan không nói rõ mức thuế suất 10% là thuế suất ưu đãi hay ưu đãi đặc biệt nên Cục Hải quan TPHCM cũng sẽ báo cáo để xin hướng dẫn nhưng quan điểm là cho phép doanh nghiệp gửi hàng.

Kho ngoại quan là kho lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan chờ xuất khẩu cũng như hàng hóa từ nước ngoài chờ xuất ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam. Đối tượng hàng hóa nhập khẩu ở kho ngoại quan chủ yếu là hàng nhập khẩu chờ tiêu thụ tại thị trường Việt Nam; hàng quá cảnh, lưu kho tại Việt Nam để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.

Xem thêm:

Doanh nghiệp kho ngoại quan than khó

[external_footer]
See more articles in the category: Diện tích