Bố Cục Của Văn Nghị Luận Là Gì? Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy phần

Or you want a quick look: I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy phần
  • Bố cục bài văn nghị luận gồm mấy phần nhiệm vụ của từng phần
  • Trình bày bố cục cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học
  • Nêu bố cục của bài văn nghị luận văn học
  • Bố cục của một bài văn nghị luận xã hội
  • Bố cục của bài văn nghị luận chứng minh
  • phần kết bài của bài văn nghị luận thường làm gì?
  • Bố cục của đoạn văn nghị luận
 
 
Bố cục của bài văn nghị luận

Bố cục của bài văn nghị luận

 

I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận

Xem kĩ sơ đồ bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong SGK Ngữ văn 7 tập hai (trang 30) để thấy rõ mối quan hệ giữa các luận cứ trong mỗi phần, mối quan hệ giữa ba phần trong bài là hết sức chặt chẽ, hợp lí, tạo nên một văn bản nghị luận có tính thống nhất cao, có tính thuyết phục cao.

Ghi nhớ:

* Bố cục bài văn nghị luận có ba phần:

Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).

Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).

Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.

Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng.

READ  Nghị luận xã hội về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông (6 mẫu)

Câu hỏi:

Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy phần ? 

 

A. 2 phần 

B. 3 phần 

C. 4 phần 

D. 5 phần


CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phần kết bài của bài văn nghị luận thường làm gì? 

A. Trình bày suy nghĩ về đối tượng được miêu tả 

B. Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài. 

C. Trình bày kết thúc sự việc. 

D. Trình bày nội dung chủ yếu của bài.

Câu 2:

Phần mở bài của bài văn nghị luận thường làm gì? 

A. Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội 

B. Giới thiệu nhân vật, sự việc 

C. Trình bày nội dung chủ yếu của bài 

D. Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tương, thái độ, quan điểm.

Câu 3:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

                    HỌC CƠ BẢN MỚI CÓ THỂ TRỞ THÀNH TÀI LỚN

Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài. Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi thời còn bé , cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô. Đơ Vanh-xi thì muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ông bắt cậu bé học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền, làm cậu ta phát chán. Lúc bấy giờ thầy mới hỏi: “Em nên biết rằng, một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái có hình dáng hoàn toàn giống nhau! Cho dù là một cái trứng, chỉ cần ta thay đổi góc nhìn nó lại hiện ra một hình dáng khác. Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu!”.Thầy Vê-rô-ki-ô còn nói, vẽ đi vẽ lại cái trứng còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo. Khi nào mắt tinh, tay dẻo thì mới vẽ được mọi thứ. Học theo cách của thầy quả nhiên về sau Đơ Vanh-xi trở thành họa sĩ lớn của thời Phục Hưng. Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh-xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ. Và cũng chỉ những ông thầy lớn mơi biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất. Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi, quả không sai.

READ  Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự tự tin

(Theo Xuân Yên)

Bài văn trên có phải là bài văn nghị luận không?

A. Có 

B. Không

Câu 4:

Tư tưởng ấy được thể hiện qua những câu văn nào mang luận điểm? 

A. Ở đời có nhiều người đi học nhưng ít ai biết học cho thành tài 

B. Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh – xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh mới có tiền đồ 

C. Học theo cách của thầy quả nhiên về sau Đơ Vanh-xi trở thành họa sĩ lớn của thời Phục Hưng. 

D. Cả A và B

Câu 5:

Bài văn nêu lên tư tưởng gì? 

A. Những cách học cơ bản 

B. Vai trò của học cơ bản đối với một nhân tài. 

C. Khái niệm học cơ bản 

D. Cả 3 ý trên

II. Luyện tập

Đọc bài Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.

Trả lời câu hỏi:

a) Bài văn nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện  những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm.

Bài văn nêu lên tư tưởng: mỗi người phải biết học tập những điều cơ bản nhất thì mới có thể trở nên tài giỏi, thành đạt.

Tư tưởng này thể hiện ở các luận điểm:

- Ít người biết học cho thành tài (câu đầu tiên mang luận điểm này).

- Chỉ có chịu khó học tập những điều cơ bản mới có thể thành tài (Câu: “Câu chuyện vẽ trứng của Đơ-vanh-xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ”.

b) Bố cục bài văn có mấy phần?

READ  Nghị luận về ô nhiễm môi trường (18 mẫu)

Bố cục bài văn có ba phần:

Phần mở đầu: chỉ có một câu. Cách lập luận ở câu mở đầu là suy luận đối lập.

Phần thân bài: từ chỗ: “Danh họa I-ta-li-a” cho đến “họa sĩ lớn của thời Phục hưng”.

Câu chuyện Đơ-vanh-xi học vẽ trứng đóng vai trò minh họa cho luận điểm chính.

Cách lập luận ở đây là suy luận nhân quả: do cách học vẽ đi vẽ lại cái trứng mà Đơ-vanh-xi đã luyện tinh mắt, luyện dẻo tay và về sau trở thành họa sĩ lớn thời Phục hưng.

Phần kết: từ “Câu chuyện vẽ trứng...” cho đến hết. Phần kết cũng dùng phương pháp suy luận nhân quả: nhân là cách dạy của thầy Vê-rô-ki-ô về cách chịu khó luyện tập các động tác cơ bản của Đơ-vanh-xi, quả là sự thành công của Đơ-vanh-xi.

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy phần
  • Bố cục bài văn nghị luận gồm mấy phần nhiệm vụ của từng phần
  • Trình bày bố cục cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học
  • Nêu bố cục của bài văn nghị luận văn học
  • Bố cục của một bài văn nghị luận xã hội
  • Bố cục của bài văn nghị luận chứng minh
  • phần kết bài của bài văn nghị luận thường làm gì?
  • Bố cục của đoạn văn nghị luận
See more articles in the category: Nghị luận