Chồng Bà Võ Thị Thắng Là Ai, Võ Thị Thắng &#39Là Người Trong Sạch&#39 – Tranminhdung.vn

Or you want a quick look:

Bức tranh “Nụ cười chiến thắng”

Khi được hỏi vì sao có bức tranh này, ông Giao kể: “Gần cuối năm 1975, tôi làm cán bộ địch vận Quân khu 5 đi kiểm tra các trại cải tạo binh lính chế độ cũ. Đến tổng trại số 4 ở H. An Nhơn, Bình Định thì thấy một trại viên đang vẽ tranh sơn dầu. Tôi nghĩ: Anh này trước khi đi lính chắc là họa sĩ và bây giờ vẽ tranh để khỏi nhớ nghề. Tôi đưa cho anh ta xem bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” cỡ 9×12 cm đăng trong quyển họa báo của Thông tấn xã Việt Nam và hỏi anh ta có vẽ to lên được không? Anh ta trả lời được. Vậy là tôi giao quyển họa báo lại cho anh ta và tiếp tục đi kiểm tra các tỉnh phía Nam. Sở dĩ tôi thích bức ảnh này nhất trong quyển họa báo vì hình ảnh cô Thắng còn rất trẻ mà hiên ngang trước quân thù làm tôi vô cùng mến phục. Một tháng sau quay lại, tôi ngạc nhiên quá đỗi khi bức tranh vẽ bằng sơn dầu trên giấy nén các-tông của Mỹ đã hoàn thành và được đóng khung gỗ cẩn thận. Tôi cảm ơn anh mà không kịp ghi tên và địa chỉ của người họa sĩ. Bức tranh được tôi treo ở nhà từ đó đến nay. Cách đây 7 năm, tôi có gửi cho bà Võ Thị Thắng, lúc này là Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch một bức thư, chỉ ghi địa chỉ như chức danh chứ không có số nhà cụ thể, nội dung muốn trao tặng bà tấm tranh này. Nhưng hình như bà Thắng không nhận được. Chỉ có một thư viện ở Hà Nội viết thư vào muốn tôi chụp lại bức ảnh gửi ra để họ sưu tầm gì đó.”

READ  Hợp âm Tôi Là Ai Trong Em – ERIK ST319 (Hợp âm nâng cao) – Hợp Âm Chuẩn
[external_link_head]

[external_link offset=1]

Nhà văn, người bạn Nguyễn Quang Sáng

Anh Triệu bồi hồi: “Hôm hai cha con bắt xe vào Sài Gòn, ba tôi và chú ấy có một đêm tâm sự thật là dài. Hai con người của chiến tranh lần đầu gặp nhau, nói chuyện hoài không hết. Nhà văn tặng ba tôi cuốn sách “Mùa gió chướng” lâu lâu ông lại đem ra đọc. Nhớ lắm, nhất là khi chú ấy không còn nữa”. Anh Triệu chỉ góc vườn, nơi đây, nhà văn Nguyễn Quang Sáng và ông Giao đã mắc võng tâm tình khi ông vào Quảng Ngãi phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh thực hiện phim “22 năm, 6 tháng”. Sau khi bộ phim được chiếu, rất nhiều đoàn đến Tập An Nam. Đại tá, Anh hùng LLVT Hà Minh Thám, Chính ủy Sư đoàn 307 (sau này là Trung tướng, nguyên Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật) đã dẫn đoàn cán bộ vào thăm để tuyên truyền, giáo dục cho đơn vị về gia đình cách mạng Trần Ngọc Giao. Các em học sinh trường THCS Phổ Văn vẫn thường xuyên vào thăm, mời ông nói chuyện truyền thống trong các ngày lễ…

Xem thêm: vai trò của các chủ thể tham gia thị trường

[external_link offset=2]

Những người cùng thời với ông đã ra đi dần, ông may mắn còn khỏe mạnh và chứng kiến sự đổi thay từng ngày của quê hương. Đại tá Trần Ngọc Giao ra sân chỉ về phía xa: “Cháu nhìn xem, bây giờ làng xóm đông đúc, chứ trước đây, Đức Phổ là vùng trắng, từ bờ Trà Câu này nhìn thấy cả bờ biển Mỹ Á. Nhưng dù khủng khiếp đến đâu, bác vẫn tin có ngày chiến thắng. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng nói, ông ấy quý bức thư bởi nói lên được niềm lạc quan của anh bộ đội trong chiến tranh…”. Câu chuyện về bức thư và người bạn tri kỷ vẫn miên man trong nỗi nhớ của người lính trường chinh đã đi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Rồi ông Giao lại tần ngần bên bức tranh bà Võ Thị Thắng. Đã 40 năm, người con gái với nụ cười nổi tiếng vẫn hiển hiện trong nhà ông và trẻ mãi đến bây giờ.

[external_footer]
See more articles in the category: Là ai

Leave a Reply