DẪN CHỨNG CHO ĐỀ NLXH VÀ NLVH – Tài liệu text

Or you want a quick look:

DẪN CHỨNG CHO ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

PHẦN 1:

DẪN CHỨNG CHO ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

A. Tấm gương tự học và thành công

1. Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ ông đã say mê toán học, từng đậu

vào ngành Luật của trường đại học Harvad nhưng với niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học và cùng với

một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đã trở thành người giàu nhất hành

tinh và hiện nay ông dành 95% tài sản của mình để làm từ thiện.  Thành công nhờ sự tự học và niềm

đam mê công việc.

2. Chủ tịch Hồ Chí Minh: Thời gian bôn ba tìm đường cứu nước, dù làm rất nhiều việc, nhưng nhờ tự

học mà Bác làm việc gì cũng giỏi. Với khả năng tự học, Người đã lĩnh hội được cả hệ thống trí thức đồ

sộ của nhân loại và có sự nhạy cảm sắc sảo về chính trị, đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. Với Chủ

tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên

thiên tài và trí tuệ của Người. Người thông thạo tám ngoại ngữ. Đó chính là thành quả của việc Người đã

miệt mài học tập cả cuộc đời, nói đúng hơn là không ngừng tự học. Học đi đôi với hành. Học bất cứ lúc

nào, bất cứ nơi đâu. Người cũng phê phán nghiêm khắc tệ giấu dốt, lười biếng học tập, tự cho mình là

giỏi nhất thiên hạ. “Cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ

thù số một của học tập”.

3. Thuở thiếu thời Picaso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Pa ris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông

quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi "Ở đây có bán

tranh của Picaso không?". Chưa đầy một tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông

bán được và ông nổi tiếng từ đó. Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có

cơ hội cả.

4. Hàng triệu năm dài con người sống trong phấp phỏng lo sợ bởi sấm sét kinh hoàng. Franclin nhà

bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi. Công việc đó có thể gây ra cái chết cho

ông bất cứ lúc nào. Sau nhiều năm đương đầu với sấm sét, năm 1752 Franklin đã thành công.  Sức

mạnh của lòng dũng cảm.

5. Niu- tơn nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng là một

đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh những trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông đã tự tạo ra những trò

chơi cho mình và trở thành người tài năng.  Những thiếu thốn của bản thân không thể thắng nổi

[external_link_head]

sức mạnh của nghị lực.

6. V. Pu-tin - tổng thống Nga, được tạp chí Times (Mĩ) bình chọn là "nhân vật nổi bật của năm 2007",

bằng sự lãnh đạo khôn ngoan và tài tình của mình ông đưa nước Nga trở thành một cường quốc trên thế

giới. Uy tín của Pu-tin và cả nước Nga đã được không chỉ Mĩ, Châu Âu mà cả thế giới phải tôn trọng. 

Uy tín, danh dự là điều quan trọng tạo nên giá trị con người.

7. O. Henry ( +84888672676)- nhà văn trứ danh của nước Mĩ. Ông chưa từng được hưởng bất cứ sự giáo

dục nào, hay bị bệnh tật dày vò, thuở nhỏ đi chăn bò, chăn dê, làm thuê. Từng làm kế toán nhưng bị tình

nghi là ăn trộm tiền nên bị bắt bỏ tù. Sau khi ra tù ông bắt đầu viết truyện ngắn và trở nên nổi tiếng. Tác

phẩm của ông được nhiều người nghiên cứu và trở thành sách bắt buộc phải học ở đại học.  Thành

công không có nghĩa là chưa từng thất bại.

8. Có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại: Pi-ta-go từ

một cậu bé học kém toán đã trở thành nhà toán học vĩ đại. Hay nước Nhật đi lên từ đại bại trong chiến

tranh thế giới thứ hai, từ trong đổ nát hoang tàn do hai trái bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Hirôsima

và Naquasaki, giờ trở thành cường quốc, con rồng Châu Á. Hiện tại, đặc biệt thảm họa sóng thần tháng 3

năm 2011, Nhật đã mạnh mẽ đứng lên với bản lĩnh và nghị lực phi thường. Nước Nhật đã để lại trong

lòng nhân dân thế giới một cái nhìn đầy ngưỡng mộ và khâm phục, biết đi lên từ những thất bại.

1

9. Thầy Lí Quế Lâm (42 tuổi), giáo viên trường tiểu học làng Nhị Bình - Tứ Xuyên. Suốt 19 năm dẫn

học trò đến trường, vượt qua 5 chiếc thang gỗ dựng đứng trên vách núi cheo leo. Thầy trở thành một

trong 10 nhân vật cảm động của Trung Quốc năm 2008.  T/yêu và sự tận tụy làm nên nhân cách lớn

10. An-dec-xen sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc

nào có đủ bành mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu xí. Vượt qua tất cả, với ước

mơ trở thành nghệ sĩ, An-dec-xen đã lang thang lên thành phố Co-pen-ha-ghen, đóng những vai kịch tầm

thường, làm quét dọn. Cuối cùng nghị lực và tình yêu nghệ thuật đã giúp ông thành công. Những câu

chuyện của ông mãi mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc, thắp lên

những ước mơ đẹp.  Nghị lực và tình yêu nghệ thuật là những nhân tố để thành công.

11. Walt Disney là con thứ tư trong một gia đình nông dân nghèo, cha nghiện rượu, bài bạc. Sáu tuổi đã

phải ra đồng làm việc. Mê vẽ nhưng vì không có tiền nên ông dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh. Sau này

cái tên Walt Disney đã trở nên nổi tiếng thế giới với những bộ phim hoạt hình đỉnh cao. Walt Disney đã

từng nói về bốn điều làm nên cuộc đời mình: Tin tưởng: Tin vào bản thân mình. Suy nghĩ: Suy nghĩ về

những giá trị mà mình muốn có. Mơ ước: mơ về những điều có thể đến dựa trên niềm tin vào bản thân và

những giá trị của chính mình. Can đảm: can đảm để biến ước mơ thành hiện thực, dựa trên những niềm

tin vào bản thân và những giá trị của chính mình.

12. Chiến dịch The Earth Hours (giờ trái đất) do quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế tổ chức đã nhận được

sự hưởng ứng của 62 quốc gia, hướng đến con số 1 tỷ người trên 1000 thành phố tham gia. Tất cả đã tắt

đèn vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba lúc 20h30' để ủng hộ các hoạt động nhằm giảm thiểu những

nguy cơ của sự biến đổi khí hậu toàn cầu.  Mỗi chúng ta cần có những hành động thiết thực vì môi

trường.

13. Là một trong số ít người Việt Nam nhiễm HIV/ AIDS dám công khai thân phận- Phạm Thị Huệ quê

ở Hải Phòng đã được tạp chí Times bầu chọn là “Anh hùng Châu Á”. Biết mình và chồng bị nhiễm bệnh,

nhưng chị đã chiến thằng bản thân, đóng góp sức lực còn lại cho cuộc đời. Tháng 2/2005 chị trở thành

viên Liên Hợp Quốc.

14. Nhà soạn nhạc thiên tài nổi tiếng thế giới Beethoven để lại nhiều tác phẩm vượt thời gian, phần

lớn đều là những sáng tác sau khi ông bị điếc. Điếc là đại họa của con người, nhất là đối với những nhà

soạn nhạc, nhưng ông không buông xuôi mà nghĩ ra cách chiến thắng bản thân. Ông sáng tác âm nhạc

thông qua sự nhận thức về nhạc lý trong đầu, nhờ thế ông hoàn thành kiệt tác: Bản giao hưởng Định

Mệnh.

15. Phật Thích Ca nói rằng: “Chiến thắng muôn quân không bằng chiến thắng chính mình, vì chiến

thắng chính mình mới là chiến thắng oanh liệt nhất”. Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất.

Chiến thắng bản thân chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình, bất luận người nào: thông minh hay ngu dốt,

kiện toàn hay tàn tật,.. chỉ cần chiến thắng chính mình thì người đó sẽ đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp.

16. Chu Văn An (+84888672676) - nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng

cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan vào đời Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi,

nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém bảy nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận.

Ông treo ấn từ quan về quê dạy học, viết sách. Ông không vì trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng

thắn phê bình những trò thiếu lễ độ.  Tấm gương về lối sống trung thực, bất chấp khó khăn vẫn

đấu tranh cho lẽ phải….

17. Con người sẽ trở nên mạnh mẽ khi nhận thức, kiểm điểm bản thân một cách nghiêm túc, trung

thực:

a. Xô-cơ-rat bị tật nói ngọng. Ông ý thức về hạn chế của mình nên luyện nói, tập diễn thuyết trước

sóng biển và trở thành nhà hùng biện nổi tiếng.

b. Mạc Đỉnh Chi có ngoại hình xấu xí, đi thi suýt bị đánh hỏng đã dâng bài phú về hoa sen và đỗ

Trạng Nguyên. Sau đi sứ sang Trung Quốc với tài năng nên được nể trọng và được phong làm Lưỡng

quốc

18. Sự bao dung và tình thương yêu sẽ cảm hóa con người. Có một nhà thơ với bút danh “Hoàn

Lương” từng nửa đời làm tướng cướp trên những chuyến tàu Đà Nẵng-Nha Trang, là một đại gia buôn

2

lậu xảo quyệt, thi nhân ấy có tên là Nguyễn Đức Tân (Đông Mỹ-Thanh Trì-Hà Nội). Nửa đời làm việc

thất đức, nhưng lúc ở trại giam, được nghe những lời khuyên nhủ tâm tình của giám thị coi tù, anh tỉnh

con mê. Và tên tướng cướp ấy rẽ sang một hướng khác khi mãn hạn tù. Anh trở thành nhà thơ, thành viên

của đội công an xã. Có được sự thay đổi lớn ấy là bởi sự bao dung, tình yêu của người vợ hiền và của tất

cả mọi người.

19. Những tấm gương sáng trong lịch sử coi “Tình thương là hạnh phúc của con người”:

a. Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoác cho một người lính

trong đêm đông lạnh giá.

b. Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng vào sinh ra tử với các tướng

dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

c. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong hoàn cảnh đất

nước bị đô hộ xâm lược đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Phương chấm sống của người

rất cao đẹp: “Mình vì mọi người”. Bác luôn lấy tình yêu thương và hạnh phúc của con người làm mục

đích và hạnh phúc cao nhất trong cuộc đời mình.

20. Trong lịch sử dân tộc có biết bao tấm gương về sống đẹp: Trần Hưng Đạo, Trưng Trắc-Trưng Nhị,

Trần Quốc Toản, Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi, vĩ đại hơn cả chính là Bác Hồ kính yêu của

dân tộc Việt Nam. Cách đây khoảng ba mươi năm, nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm, người chiến sĩ Nguyễn

Văn Thạc đã xung phong vào chiến trường chịu bao gian khổ thiệt thòi nhưng vẫn dành tình thương cho

tất cả những người xung quanh mình. Sống đẹp là chẳng ngại khó khăn gian khổ, bất chấp hi sinh.

21. Trong văn chương cũng như trong thực tế lịch sử có rất nhiều tấm gương hành động thể hiện

phẩm chất cao quý của con người:

a. Thánh Gióng: chỉ là cậu bé, nhưng nghe tin giặc đến vươn mình thành tráng sĩ, đánh đuổi giặc Ân

đem lại thái bình cho đất nước.

b. Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh-Lý Thông là người thật thà, dũng cảm, vị tha, sẵn sàng giúp

đỡ những ai có hoàn cảnh khốn khó.

c. Từ Hải trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp nàng thực hiện

công bằng, công lý trong xã hội (Báo ân, báo oán).

d. Lục Vân Tiên đánh bọn cướp Phong Lai cứu Kiều Nguyệt Nga mà không cần báo ân chỉ đơn giản là

ra tay nghĩa hiệp.

e. Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi nhà Hán xâm lược không thể hi sinh.

f. Nguyễn Trãi nghe lời cha dạy, vào Lam Sơn phò tá Lê Lợi, đưa nhiều kế sách đánh giặc Minh, làm

nên chiến thắng oanh liệt lưu danh sử xanh.

g. Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ dẹp yên nội loạn, đánh ta ngoại xâm (hai mươi vạn quân Thanh) đem

lại cuộc sống an lành cho nhân dân.

h. Hồ Chí Minh bôn ba tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ thực dân-phong

kiến, lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

22. Người Nhật và phong cách văn hóa: Word Cup năm 2002 tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Có

rất nhiều người hâm mộ từ Châu Âu sang Nhật xem bóng đá, sau khi trận đấu kết thúc, trong các sân vận

động đã có rất nhiều vỏ hộp, chai lọ, rác vứt rải rác trên sân vận động. Những người Nhật đã nán lại, nhặt

các rác thải ấy bỏ vào thùng rác bên ngoài khiến những người Tây cảm thấy xấu hổ. Ý thức công cộng

của người Nhật quả là đáng khâm phục.

23. Tấm gương vượt lên số phận:

a. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt hai tay từ khi lên bốn tuổi. Năm bảy tuổi, ông quyết tâm tập viết

bằng hai chân, dù khó khăn đến mấy. Thầy đã miệt mài tập viết ngày đêm, cuối cùng cũng đã làm mọi

việc bằng đôi chân kì diệu. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại

diện cho sự phấn đấu phi thường và kì diệu , là tấm gương sáng cho bạn trẻ hôm nay, nhất là những

người khuyết tật noi theo”.

b. W.Hawking khi sắp học lên tiến sĩ bổng bị chứng bại liệt thần kinh, không vận động nói năng được.

Ông mơ thấy mình bị xử tử. Sau khi tỉnh giấc bỗng nhiên ông ý thức được, nếu như được xá tội. ông sẽ

3

làm nhiều điều có ý nghĩa. Từ đó, ông như sống lại sau khi ngỡ rằng tất cả tương lai đã chết, ông kích

hoạt lại đời mình, tìm hiểu, khám phá mặt trời, hố đen vũ trụ,… Từ đó ông cảm thấy đời mình có ý

nghĩa.

24. Nạn bạo hành: bé Hảo ở Bình Phước bị cha mẹ cắt gân chân, dư luận lên tiếng mạnh mẽ. Gần đây

nhất, vụ việc người cha hành hạ cháu Thảo phải cấp cứu ở bệnh viện TPHCM lại dấy lên câu hỏi: Làm

sao ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em, khi những "hung thần" cha mẹ không hề ý thức về thiên chức của

mình?

PHẦN 2:

* Danh ngôn:

- Những người lười biếng sẽ không bao giờ biết rằng chỉ trong sự lao động mới có− sự nghỉ ngơi.

- “Nếu không vấp phải một trở ngại nào nữa, tức là bạn đã đi chệch đường rồi− đó.” (M. Ghenin)

-> trở ngại, những thất bại chính là một phần làm nên thành công

- Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã − chấp nhận nó như thế

nào (A.Lincoln)

- Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt − đẹp. (A

schwarzenegger)

- Không có nghèo gì bằng không có tài, không có gì hèn bằng không có chí.− (Uông Cách)

- Kẻ nào không muốn cúi xuống lượm một cây kim thì không đáng có một đồng− bạc. (Ngạn ngữ Anh)

- Không có con đường nào dài quá đối với kẻ bước đi thong thả cũng không có cái − lợi nào xa xôi quá

đối với những kẻ kiên nhẫn làm việc. (La Bruyere)

- Câu trả lời gọn nhất là hành động. (Goethe)

− Đường tuy gần không đi không bao giờ đến, việc tuy nhỏ không làm chẳng bao− giờ nên (Tuân Tử)

- Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

* Ý chí, nghị lực trong cuộc sống – Vượt lên chính mình, chiến thắng bản thân

1. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có đủ

bành mì để ăn, đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu xí, nhưng vượt qua tất cả với ước mơ

trở thành nghệ sĩ, Andecxen đã lang thang lên thành phố Copenhaghen, đóng những vai kịch tầm

thường, làm quét dọn. Cuối cùng nghị lực và tình yêu nghệ thuật đã giúp ông thành công. Những câu

chuyện của ông mãi mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc, thắp lên

những ước mơ đẹp.

2. Mở đầu cuốn tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” tác giả có nhắc đến: Con chim chỉ hót 1

lần nhưng tiếng hót hay nhất thế gian, tiếng hót làm muôn loài thảng thốt, thượng đế trên trời cũng phải

lắng tai nghe, đó là tiếng của con họa mi, nhưng chỉ khi nó đâm mình vào bụi gai, chiếc gai dài, nhọn

xuyên qua trái tim bé nhỏ của nó thì tiếng hót ấy mới trở nên tuyệt diệu.

=> Không có vinh quang nào mà không trải qua nỗi đau khổ và hy sinh, vượt lên trên nỗi đau ấy, những

gì mình đạt được, những gì mình cống hiến trở nên có ý nghĩa và quý giá hơn gấp nhiều lần.

3. Kim cương và than chì đều hình thành từ nguyên tố Cacbon, nhưng tại sao, kim cương vô giá còn than

chì gần như thứ bỏ đi, kim cương đẹp lộng lẫy, lấp lánh còn than chì đen đúa, lem luốc…. Vì kim cương

bị nén ở độ sâu hơn 1000km, chịu áp suất 900 Giapascal, còn than chì bị thiêu rụi trong ngọn lửa với

nhiệt độ vài trăm độ C, vì cấu trúc bên trong của kim cương là cấu trúc vững chắc và hoàn hảo, còn than

chì thì ngược lại.

=> Khó khăn, thử thách là môi trường tôi luyện nên ý chí, bản lĩnh của mỗi người. Mỗi lần vấp ngã là

một lần trưởng thành, là một lần mạnh mẽ hơn.

4. Câu chuyện về chiếc tách:

Từ một nhúm đất sét màu đỏ, chiếc tách bị nhào nặn trong đau đớn, bị xoay đến chóng mặt, bị nung đến

tưởng như rạn nứt, rồi tiếp tục phải khoác lên mình cái mùi men khó chịu, và phải chịu tiếp một lượt

nung với sức nóng còn cao hơn nhiều lần nung đầu... trước khi nó có thể đường hoàng được trưng bày

trên những kệ sang trọng dưới ánh sáng lấp lánh. Chiếc tách phải hiểu rằng nó có thể bị đau đớn khi

nhào nặn, nhưng nếu không, nó sẽ ngày một khô héo đi; nó có thể chóng mặt khi bị đặt lên bàn xoay,

nhưng nếu nó bỏ cuộc thì nó sẽ méo mó và bị vỡ vụn; trong lò nung rất nóng và khó chịu, nhưng nếu

4

không làm như thế, cái tách có thể dễ dàng vỡ nát; nếu không chịu đựng được mùi sơn và mùi men kinh

khủng kia, nó sẽ trở nên mờ nhạt với cuộc đời, và nếu nó không vượt qua được thử thách lửa đốt lần thứ

hai, nó sẽ không tồn tại được lâu bởi vì không giữ được độ rắn chắc. Trải qua biết bao thử thách và đau

đớn, nhưng biết nhẫn nại và vượt lên trên những cơn đau ấy chiếc tách đã trở nên đẹp đẽ, có giá trị, và

xứng đáng được bày trong tủ kính trong sự ngưỡng mộ và nâng niu của mọi người.

5. Bài học từ những chú hươu cao cổ

Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng, như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3m

xuống đất và nằm ngay dưới đó. Sau vài phút, hươu mẹ làm một việc hết sức kỳ lạ, đó là đá vào người

con mình cho đến khi nào nó chịu đứng dậy mới thôi. Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc

chú đứng lên. Cho đến khi thực sự đúng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để hươu con phải nỗ lực

tự mình đứng dậy trên đôi chân còn non nớt của chính mình. Nếu không “tàn nhẫn” như thế, hươu con

sẽ không tự rèn cho mình đôi chân cứng cáp, cơ thể khoẻ mạnh để nhanh chóng thích nghi với cuộc

sống.

-> khó khăn thử thách là để tôi luyện chúng ta, trải qua điều đó bằng chính nỗ lực của bản thân sẽ giúp

chúng ta có được những thành quả xứng đáng.

6. Câu chuyện của ốc sên

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:

"Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt

chết đi được!"

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ

nói.

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa

cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em

ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng

chẳng che chở chúng ta".

"Vì vậy mà chúng có cái bình!"

- Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính

bản thân chúng ta".

-> sinh ra trên đời không phải ai cũng được may mắn, ngay cả những người may mắn cũng luôn gặp

phải những điều khó khăn trong cuộc sống. Điều quan trọng là phải biết dựa vào chính bản thân mình,

nỗ lực vượt qua những khó khăn ấy chứ không phải trông chờ, ỷ lại vào người khác. Cái vỏ ốc – trong

mắt ốc sên con là những gì nặng nề vướng víu và bất hạnh, nhưng theo lời mẹ dạy, đó lại là cái có thể

bảo vệ cho ốc.

-> sức mạnh nằm ngay bên trong chúng ta, hãy biết biến khó khăn của hoàn cảnh thành cơ hội, thành lợi

thế của bản thân mình.

7. Nick Vujicic – sinh ra đã không có tứ chi, trong những năm đầu cuộc đời, anh đã phải đối mặt với sự

chế giễu của những người xung quanh, sự từ chối nhận học của nhiều trường, rơi vào trầm cảm tồi tệ và

nhiều lần có ý định từ bỏ cuộc sống, năm anh 10 tuổi anh đã cố tự dìm mình trong bồn tắm, nhưng tình

yêu đối với cha mẹ không cho phép anh làm điều đó. Thế rồi anh nhận ra trên thế giới này không phải

chỉ có mình anh chịu những thiệt thòi, bất hạnh đó, anh dần chấp nhận khuyết tật của bản thân mà có

suy nghĩ vô cùng tích cực rằng “Chúa đã tạo ra anh ắt có dụng ý nào đó và sẽ không để anh trở nên vô

dụng mãi” “tôi được sinh ra không phải là một sự trừng phạt mà là sự sáng tạo đặc biệt của Chúa để

Chúa hiển lộ những công việc đặc biệt của Người qua tôi”. Nick dần tìm ra cách sống một cuộc sống đầy

đủ mà không có tứ chi, học được thành thạo những kỹ năng đời thường mà một người bình thường thực

hiện dễ dàng. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kép, trở thành nhà diễn thuyết và tuyên truyền động lực

nổi tiếng, thành đại sứ của nghị lực phi thường, anh đã đem đến cho biết bao con người niềm tin, ý chí,

nghị lực đối với bản thân họ, đối với cuộc sống này. -> trên đời này không có điều gì quá tồi tệ và không

thể vượt qua, cũng không có bất hạnh nào không thể chịu đựng được, quan trọng là cách bạn chấp nhận

nó, vượt qua nó như thế nào.

8. Thảm hoạ kép – động đất 9,0 độ rich te và sóng thần cùng lúc giáng xuống thành phố Fukoshima của

Nhật Bản năm 2011 đã khiến không chỉ thành phố này mà cả nước Nhật chịu những thiệt hại vô cùng

5

READ  Nghị luận xã hội về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông (6 mẫu)

nặng nề về người và của. Sau thảm họa kép, cả thế giới khâm phục trước một Nhật Bản kiên cường vượt

lên nỗi đau và sự phục hồi thần kỳ ở những khu vực bị ảnh hưởng.

-> sự kiên cường, kỷ luật, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm của cả dân tộc Nhật Bản đã giúp đất nước

này vượt qua được biến cố nặng nề vào hàng bậc nhất ấy.

[external_link offset=1]

9. Mỗi một con sâu khi muốn trở thành con bướm xinh đẹp với đôi cánh tự do, lộng lẫy và mềm mại đều

phải nhẫn nại trải qua thời gian chịu đựng khổ sở trong cái kén bé nhỏ và sự đau đớn tưởng như không

vượt qua nổi khi tách cái kén để chui ra. Nếu nó không dùng sức lực của chính mình để vượt qua những

thử thách ấy, đôi cánh của nó sẽ sưng phồng lên và èo uột, không thể cứng cáp khoẻ mạnh, đầy đủ sắc

màu lộng lẫy và sống một cuộc sống tự do bay lượn như nó hằng mơ ước.

10. Có một vị vua nọ cố ý sai người đặt một hòn đá to giữa đường đi lại của mọi người và nấp ở một chỗ

quan sát. Đã rất nhiều người qua lại và bực mình vì sự bất tiện mà tảng đá mang lại nhưng không ai

dừng lại để “dọn” tảng đá đi mà chỉ tìm cách đi vòng qua nó. Có một người nông dân gánh rau củ ra

chợ bán nhìn thấy tảng đá như vậy đã đặt gánh hàng của mình xuống và cố gắng đến toát cả mồ hôi để

đẩy tảng đá gọn vào bên vệ đường. Khi anh ta quay trở lại chỗ gánh rau của mình thì nhặt được một túi

tiền có ghi là “phần thưởng dành cho người không chỉ nghĩ cho bản thân”. Có lẽ ngoài ý nghĩa như

mảnh giấy đã ghi trên túi tiền, chúng ta nên hiểu rằng: mọi nỗ lực đều được trả công xứng đáng và đằng

sau khó khăn bao giờ cũng là một cơ hội – món quà quý giá.

11. Câu chuyện của nhà hiền triết Heghen.

Ông kể cho chúng ta nghe về ba người thầy mà ông gặp được trong cuộc sống: - người thầy thứ nhất là

một gã ăn trộm. Anh ta cho Heghen thấy được niềm tin và sự lạc quan, thanh thản ngay cả khi có những

đêm anh ta trở về mà không trộm được món đồ nào “Ngày mai tôi sẽ kiếm được thứ gì đó, nếu không

phải ngày mai thì sẽ là ngày kia..” - người thầy thứ hai là một con chó. Khi nó khát nước, nó đến bên bờ

sông nhưng nhìn thấy cái bóng của mình ở dưới nước nó đã chực quay đi. Song, sau một hồi suy nghĩ nó

đã nhảy xuống nước và tha hồ vẫy vùng ngụp lặn trong sự sung sướng, khoái chí của mình

-> cái quan trọng là phải biết chiến thắng, vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân thì bạn mới đạt được những

thứ mà bạn muốn. - người thầy thứ ba là một cậu bé trong nhà thờ. Heghen đến, khi nhà thờ tối om, ông

thắp lên một cây nến và đưa cho cậu bé, một lúc sau ông thổi tắt cây nến và hỏi cậu bé “con có biết ngọn

lửa ở cây nến đã đi đâu không?”. Cậu bé trả lời Heghen “vậy ngọn lửa ban đầu do đâu mà có?”. Câu hỏi

của cậu bé làm ông lúng túng và trong phút chốc thấy hổ thẹn với bản thân vì sự ngạo nghễ lúc đầu. Nó

khiến Heghen nhận ra rằng trong cuộc sống này phải không ngừng học hỏi, đừng sớm vội tự tin về

những gì mình đã biết..

12. Nhìn những con voi ở rạp xiếc, chắc hẳn chúng ta sẽ có thắc mắc trong đầu “tại sao con voi to lớn là

thế mà phải chịu trói buộc bằng sợi xích sắt quá bé nhỏ so với nó, sao phải chịu sự điều khiển của roi

điện”. Nó hoàn toàn có thể dùng sức mình để thoát ra. Là bởi vì ngay từ khi chúng còn nhỏ, chưa thể

phản kháng, chúng đã chịu sự kìm hãm của dây xích, đã chịu sự điều khiển của roi vọt. Đối với chúng đó

là những thứ chúng không thể tự mình vượt qua được, và rồi năm tháng qua đi, vẫn với suy nghĩ đó

chúng không thể nào thoát ra, trong khi chúng không biết rằng chúng hoàn toàn có thể làm điều đó.

-> mặc cảm và nỗi sợ hãi trong quá khứ, không thể chiến thắng được bản thân đã khiến voi kia suốt đời

chịu sự điều khiển, giam hãm của người khác, không được sống là mình.

13. Chuyện con bọ chét Các nhà khoa học khi nghiên cứu về thói quen của bọ chét đã nhốt chúng trong

một cái hộp trong suốt có đậy nắp. Ban đầu những con bọ này nhảy rất mạnh, chúng đập đầu vào nắp

hộp và đau điếng. Những lần nhảy sau, chúng cố điều chỉnh để nhảy thấp hơn so với lần trước, giảm đi

lực va chạm với nắp hộp. Kết quả là cứ thế cho đến một lúc nào đó, các nhà khoa học mở nắp hộp,

những con bọ này cũng không thể bay, nhảy ra ngoài được nữa. -> niềm tin “đau lắm, mình không thể

làm được”, sự sợ hãi khó khăn khiến chúng ta ngại dấn thân, ngại cố gắng, lâu dần cái suy nghĩ muốn

thoát ra, muốn thực hiện mục tiêu của mình cũng sẽ không còn nữa.

14. Người cha nọ nghiện rượu nặng và có hai cậu con trai. Khi lớn lên, người anh là phiên bản thứ hai

của ông bố, còn người em lại đi đầu trong phong trào tuyên truyền tác hại của bia rượu. Kỳ lạ là khi

được hỏi “điều gì khiến anh thành như ngày hôm nay” thì cả hai đều chung một câu trả lời “có một

người bố như thế thì tất nhiên tôi phải trở thành thế này rồi”

-> hoàn cảnh không phải là cái cớ để chúng ta vin vào đó bào chữa cho sự hèn nhát của bản thân mà

chúng ta phải biết vượt lên trên hoàn cảnh vốn có của mình, chiến thắng nó. Đây cũng là một ví dụ cho

việc làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của mình. “Tôi chỉ có thể trở thành người do chính tôi tạo

ra”.

6

15. Danh ngôn hay

- Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày

(Hellen Keller)

- Chiến thắng bản thân là chiến công hiển hách nhất (Platon)

− Sứ mệnh của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên

không còn cần thiết nữa.

- Cây cải đắng quên mình trong đắng

Trổ hoa vàng bên bờ suối để ong bay

- Ngay cả cái bóng của bạn cũng sẽ rời bỏ bạn khi bạn ở trong bóng tối (Hitler)

− Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi. Mà khó vì lòng người ngại núi e sông (Nguyễn Thái

Học)

Nếu hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn (ngạn ngữ Nam Phi)

− Thiên đường ở chính trong ta, địa ngục cũng từ lòng ta mà có.

*. Tình mẫu tử, tình yêu thương con người, lòng bao dung, vị tha, cho và nhận, sự cống hiến.

1. Câu chuyện bác thợ săn và con vượn. Một bác thợ săn nọ nổi tiếng là người săn giỏi, con thú nào để

bác nhìn thấy thì coi như nó đã tận số. Một lần đi săn, bác nhìn thấy một con vượn mẹ đang cho con

mình bú sữa, như bao lần, bác rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ. Vượn mẹ quay ra nhìn bác đầy căm giận

rồi từ từ đặt con xuống, lấy một nắm bùi nhùi gối đầu cho con, và lấy một lá cây vắt lấy sữa đặt ngang

miệng con mình. Sau đó, vượn mẹ rút mũi tên ra, gào lên một tiếng rồi ngã xuống. Chứng kiến cảnh đó,

bác thợ săn rơi nước mắt và từ đó về sau bác không bao giờ đi săn nữa.

-> ngay cả khi cận kề cái chết thì vượn mẹ cũng vẫn lo lắng và nghĩ cho con mình hơn cả bản thân.

2. Câu chuyện con bồ nông

Con bồ nông mẹ bay về tổ sau một ngày đi kiếm ăn nhọc nhằn. Trời mưa gió. Hôm nay, trong cái diều to

của nó chẳng có gì. Nó không tìm được chút thức ăn nào để đem về cho những con bồ nông con. Nó

đang bay ngược gió. Nó kiệt sức, nhưng nó vẫn cố tìm về tổ, về với các con. Khi bồ nông mẹ về đến nhà,

những con bồ nông con nháo nhác vươn cổ lên, đưa mỏ của mình lấy mồi trong diều của mẹ. Bồ nông

con được no bụng nhưng chúng không biết rằng đấy là bữa ăn cuối cùng mẹ có thể dành cho chúng.

-> sự hy sinh cao cả của mẹ bồ nông cho các con nhưng qua đó cũng thể hiện sự vô tâm của lũ trẻ.

Chúng coi rằng việc mẹ mang thức ăn về cho mình là hiển nhiên và không màng gì đến dáng vẻ nhọc

nhằn, mệt mỏi của mẹ. Và chúng phải trả giá vì sự vô tâm ấy.

3. Lưu Tư Kinh là con trai duy nhất của một quả phụ nghèo sống ở miền quê hẻo lánh. Anh phải rời mẹ

để lên thành phố xa xôi lập nghiệp, hàng tháng anh vẫn gửi tiền và thư về cho mẹ, nhưng lòng thì nhớ

mẹ khôn nguôi. Một lần thu xếp về thăm mẹ, anh mua cho bà một con vẹt xanh để bà có người bầu bạn.

Thế rồi Lưu Tư Kinh đi. Ở nhà, thỉnh thoảng con vẹt lại cất tiếng: “Mẹ ơi, con Lưu Tư Kinh đây, con

nhớ mẹ lắm… Mẹ ơi, mẹ vất vả quá, nghỉ tay một chút đi mẹ… Mẹ ơi mẹ khỏe mạnh nhé …” Bà cảm

thấy vui vẻ và ấm lòng hơn rất nhiều. Bà thương quý con vẹt xanh vô cùng, tắm rửa, chăm sóc cho nó,

trò chuyện hàng ngày như với con trai mình vậy. Chẳng bao lâu sau bà qua đời, Lưu Tư Kinh về bên

cạnh mẹ trong nỗi đau xót vô hạn. Mệt mỏi rồi ôm ảnh mẹ thiếp đi, anh nghe đâu đó có tiếng nói “con ơi

mẹ nhớ con lắm...”, anh choàng tỉnh và đau đớn nhận ra đó là tiếng nói của con vẹt xanh ngày nào. Nó

tuy đã được mẹ anh thả đi, nhưng vẫn quanh quẩn ở đây như chờ anh về mà nhắn nhủ những lời yêu

thương ấy....

4. Có một người con gái khi không thể chịu được những lời trách mắng của mẹ, đã giận dữ bỏ nhà đi.

Một ngày kia khi cô không thể đi được nữa, trong lòng nhớ mẹ và ân hận vô cùng, cô đã tìm về nhà.

Hoảng hốt khi từ xa thấy nhà không khoá cửa, đã khuya mà đèn vẫn sáng, cô sợ có điều gì không lành

liền vừa chạy về nhà mình vừa khóc gọi mẹ...Khi thấy mẹ, cô oà khóc nức nở và ôm chặt lấy mẹ. Khi đã

bớt xúc động, cô hỏi mẹ vì sao lại để cửa mở như thế làm cô lo lắng, và người mẹ trả lời “từ khi con đi,

ngày nào mẹ cũng mở cửa và để đèn sáng mong con trở về”...

-> tình thương và lòng bao dung của mẹ là vô bờ bến, vô điều kiện....

5. Gần đây một đoạn video về cuộc phỏng vấn của 24 người cho công việc khó nhất thế giới, được đăng

tải trên kênh YouTube đã gây ngạc nhiên cho hàng triệu người xem. Công ty Rehtom Inc ở Boston đã

đăng thông tin tuyển dụng cho vị trí Giám đốc điều hành trên mạng internet và tạp chí. Yêu cầu cần thiết

cho công việc này vô cùng khó khăn. Phải đứng gần như tất cả các thời gian. Liên tục di chuyển đôi

chân, cúi người và phải có sức bền đặc biệt. Làm việc 135 tiếng đồng hồ cho đến hầu như suốt một tuần.

7

Có bằng cấp trong lĩnh vực y tế, tài chính và ẩm thực là điều kiện cần thiết. Không có kỳ nghỉ vào Lễ tạ

ơn, Giáng sinh, năm mới. Khối lượng công việc tăng lên vào các ngày lễ. Mức lương: 0 USD. Tất nhiên

với những mô tả trên, cả 24 người tham gia phỏng vấn đều thấy như đang bị đùa cợt vì đó là những việc

làm không vô điều kiện và vô lý hết sức. Họ từ chối công việc một cách thẳng thắn và nghĩ rằng không

một gã nào có thể chấp nhận công việc này. Nhưng kết quả thật bất ngờ và đó cũng là thông điệp của

người làm video: một người có thể đảm bảo tất cả những điều kiện trên và âm thầm lặng lẽ cống hiến

không một lời oán trách không cần một đồng tiền lương - ấy chính là mẹ của bạn. Hãy yêu quý và trân

trọng mẹ của mình, bà ấy đã vất vả yêu thương, chăm sóc, lo lắng....cho bạn, vô điều kiện.

6. Câu chuyện hoa hồng tặng mẹ:

Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng

300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại

khóc. - Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi

giá một hoa hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua

hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà

không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường

cho anh đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của

mẹ cháu. Nói xong, nó cẩn thận đặt cành hoa hồng lên mộ. Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ

dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà

mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.

-> hãy yêu thương mẹ của mình khi còn có thể.

7. Câu chuyện về cậu bé với ông lão ăn xin: trước mặt người ăn xin già nua, khắc khổ, rách rưới, cậu bé

đã lục hết túi này đến túi khác mà không có lấy một xu lẻ, cậu bối rối nắm tay ông “Xin lỗi cháu không

có gì cho ông cả” , ông lão mỉm cười “Cảm ơn cháu, như vậy là cháu đã cho lão nhiều lắm rồi”. Cả ông

lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được một điều quý giá.

-> Hãy cho nhau yêu thương, sự đồng cảm, chia sẻ điều đó còn hơn hết thảy mọi thứ vật chất trên thế

gian.

8. Trong lá thư của một người con gái gửi cho bạn trai của mình có một đoạn như sau: “Tối nay, cũng

như bao ngày em đến nhà anh, đã 9g tối anh vẫn chưa về nhà. Khi đến nhà anh, em nhìn thấy mẹ đang

khâu lại chiếc áo bị bỏng thuốc lá của anh. Em xin phép được tặng cho anh cái đồng hồ với lời nhắn:

"Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không

thể nào làm được nữa". Và một cái nút áo với lời nhắn chân tình: "Đôi khi người ta biết được rất nhiều

điều nhưng lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút!". Anh đã sống vì

mọi người nhưng trong mọi người lại thiếu một người quan trọng nhất. “Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng

vui vẻ, làm xả láng mấy thùng Ken, anh em bàn tán chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện nhà sếp, chuyện

quan trường, đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn hổng hết. Em thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp thức ăn dư, lom khom

nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước, cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi

say. Em thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo, đọc ngấu nghiến từng bài từng mục. Ngẫm chuyện đời,

chuyện quan liêu, chuyện cửa quyền, chuyện Mỹ, chuyện I rắc, chuyện SEA Games... Em thấy mẹ cẩn

thận sắp từng tờ báo, lựa riêng ra những phần quảng cáo rồi ngập ngừng hỏi cái này cân ký bán được

hông con? Em thấy anh chơi hết lòng với bạn, chẳng bỏ về dù tăng 4 hay tăng 3... Em thấy mẹ cứ trằn

trọc ra vô mãi, “2g rồi mà phòng nó vắng tanh” Em thấy anh sau một ngày làm mệt mỏi, về nhà bật máy

lạnh, bật quạt, ngã lưng nằm thẳng chân, chẳng muộn phiền. Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời

nóng, rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức chưa. Em thấy anh chuyên viên vi tính, viết phần

mềm để quản lý công ty, xem công nợ, lãi lỗ, bấm một phát là có ngay. Thế mà chẳng thể nào tính đúng

được tình thương của người mẹ. Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết

chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh! Em thấy anh chuyện làm

chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh. Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con mình

những bài học lớn lao...”

-> Hãy biết trân trọng những điều bình dị nhỏ nhặt nhất, hãy yêu quý mẹ của mình. “Có những thứ ngày

mai không thể nào làm được”

9. Hai biển hồ:

Đất nước Palestin có 2 biển hồ: biển Chết và biển Galile cùng xuất phát từ sông Jordan. Nước sông

Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước

trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó

8

mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống

cho cây cối, muông thú và con người.

-> chia sẻ những gì mình có, giúp đỡ mọi người sẽ làm cho chính bản thân chúng ta trở nên hoàn thiện

hơn, chúng ta cảm nhận được cuộc sống một cách ý nghĩa, lạc quan; còn sự ích kỷ chỉ khiến mình ngày

trở nên cô đơn và cằn cỗi.

10. Liên Xô trong quá khứ được coi là “người anh cả của chủ nghĩa xã hội”. Với tinh thần quốc tế cộng

sản to lớn, sau khi chiến thắng ở thế chiến thứ 2, Liên Xô không ngừng viện trợ về mọi mặt cho các nước

Đông Âu, các nước thuộc địa ở Châu Á giành độc lập, trong đó có Việt Nam. Trong lịch sử thế giới từ

trước đến nay, không một quốc gia nào vĩ đại như Liên Xô, với tinh thần giương cao ngọn cờ hoà bình,

giải phóng vô sản, người lính của đất nước này có mặt ở hầu khắp các chiến trường trên thế giới, lương

thực, vũ khí, thuốc men, quân tư trang... và rất nhiều tài sản to lớn khác được Liên Xô hỗ trợ hoàn toàn

cho công cuộc giải phóng đất nước của các nước thuộc địa Á, Phi, Đông Âu.

11. Viết trên cát và khắc trên đá: Có hai người bạn đang cùng nhau trải qua một chuyến đi dài. Trên

đường đi qua sa mạc, hai người đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Không giữ được bình tĩnh, một người

đã tát người bạn của mình. Người kia rất đau nhưng không nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng:

“Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi.” Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo,

nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy

và ngày càng lún sâu xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh. Ngay sau khi hồi phục, người

bạn suýt chết đuối khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.” Người

bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: “Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát còn bây giờ lại là

một tảng đá?” Và câu trả lời anh nhận được là: “Khi ai đó làm chúng ta đau đớn, chúng ta nên viết điều

đó lên cát nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận

được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá nơi không cơn gió nào có thể

cuốn bay đi.”

-> bài học về lòng khoan dung và sự biết ơn.

12. Giữ những giận dữ, oán hận trong lòng cũng giống như bỏ đầy muối vào một cốc nước, nước sẽ mặn

chát mà cơn giận dữ ấy cũng không nguôi ngoai bớt. Nhưng cũng ngần ấy muối, nếu chúng ta mang bỏ

xuống một cái hồ thì nước trong hồ vẫn trong xanh và dịu mát, muối lại có thể tan đi.

-> tha thứ khoan dung làm cho ta thấy nhẹ nhõm, dễ chịu hơn.

13. Cậu bé và món cà ri

Có một cậu bé hay nghịch ngợm, một chiều nọ khi ông của cậu đang ngủ, cậu liền nghĩ ra trò lấy cà ri

bôi lên râu của ông. Đối với một số người, cà ri là món khoái khẩu, nhưng cũng có rất nhiều người thấy

khó chịu với mùi này. Khi ông của cậu bé thức dậy, ông lập tức đã cau mày và mũi đánh hơi thấy một

mùi mà ông không ưa. Ông lão cho rằng căn phòng hôm nay có một thứ mùi rất khó chịu, liền mở cửa đi

ra ngoài. Nhưng kỳ lạ, ông đi đến đâu cũng thấy mùi đó, càng đi lại càng ngửi thấy rõ rệt, ông càng tức

giận và gắt lên rằng “tại sao thế giới này lại nhiều những điều kinh tởm như thế!”, nào ông có biết cái

“điều kinh tởm” ấy lại từ chính ông mà ra

-> đôi lúc chúng ta chỉ biết than thở và đổ lỗi cho hoàn cảnh nhưng không biết rằng chính bản thân

mình mới là nguyên nhân gây ra những điều không tốt.

14. Cô bé bán diêm có lẽ không chết vì đói và lạnh mà chính bởi sự nhẫn tâm, lạnh lùng của người cha

và sự thờ ơ, vô cảm của biết bao kẻ qua đường.

15. Có người một lần trong mộng được Diêm Vương dẫn đi thăm quan địa ngục, đến đó, anh ta phát

hiện mọi người đang cãi nhau. Vốn là ở địa ngục có một cái bàn lớn, trên bàn bày một số món ăn, mỗi

READ  Suy nghĩ về câu: ‘Hận thù người khác là mất mát lớn nhất đối với bản thân’ – Ngữ Văn 12

người cầm một cái thìa rất dài. Không có cách nào để lấy được thức ăn ngoài việc dùng những cái thìa

dài đó, hậu quả là thìa dài vướng víu, ai cũng muốn ăn nhiều, tranh giành, không nhường nhịn nhau nên

sinh cãi vã om sòm. Tiếp theo, ông ta lại lên thăm cõi cực lạc. Thật kỳ lạ, quang cảnh nơi đây không

khác gì địa ngục, cũng một chiếc bàn lớn, với các món ăn và những chiếc thìa rất dài. Điểm duy nhất

khác nhau là mọi người ở đây ăn uống với nhau một cách vui vẻ. Tại sao vậy? Vì mọi người dùng chiếc

thìa rất dài đó để xúc thức ăn cho nhau, nhường nhịn nhau nên không xảy ra va chạm, cãi vã.

-> Thiên Đàng và Địa Ngục không có gì khác biệt, chúng chỉ khác nhau ở cách con người đã sống và

đối xử với nhau như thế nào mà thôi.

16. Những dẫn chứng tiêu biểu về sự cống hiến có thể lấy ở những người nổi tiếng – những doanh nhân

thành đạt, nhà bác học lỗi lạc, những vĩ nhân của lịch sử...vì sự cống hiến to lớn, vĩ đại của họ đối với

nhân loại.

17. Danh ngôn/ thơ hay

- Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

9

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

- Con dù lớn vẫn là con của mẹ.

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con (Chế Lan Viên)

− Trong vũ trụ có 7 kỳ quan nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ.

− Dù vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình thì kẻ đó là người sung sướng nhất

HỎI:

Tôi hỏi đất:

- Đất sống với đất như thế nào?

- Chúng tôi tôn cao nhau

Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào?

- Chúng tôi làm đầy nhau

Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với cỏ như thế nào?

-Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? (Hữu Thỉnh)

- Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối

với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.

- Con ong được ca tụng vì nó làm việc không phải cho chính mình nhưng cho tất cả (Saint

J.Chrysistome)

= Đời người chỉ sống có một lần, hãy sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài

sống phí (Nikolai A.Ostrovsky)

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình? (Tố Hữu)

− Lễ vật lớn nhất đời người là khoan dung (14 điều dạy của Phật)

- Tội lỗi lớn nhất đời người là bất hiếu (14 điều dạy của Phật)

− Có gì đẹp trên đời hơn thế/ Người với người sống để yêu nhau? (Tố Hữu)

− Chúng ta tạo nên cuộc sống từ những điều nhận được, nhưng chúng ta thực sự làm nên cuộc đời chính

từ điều mà chúng ta cho đi.(Wiston Churchill)

- Khi ta tặng bạn hoa hồng, tay ta còn vương mãi mùi hương (Ngạn ngữ Bungari)

− Con người được tạo hoá ban cho hai cái túi, một cái túi đựng trước ngực và một cái túi ở sau lưng.

Túi ở trước ngực chứa đựng toàn những điều xấu xa, hạn chết của người khác, còn túi ở sau lưng lại

đựng khuyết điểm của chính bản thân mình. Vì thế mà con người thường chỉ biết cao ngạo nhìn xuống

mà chỉ trích và phán xét lỗi lầm của người khác trong khi cố giấu đi những sai phạm của chính mình.

- “Chao ôi! Ðối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở,

ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… Toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những

người đáng thương; không bao giờ ta thương…” (Nam Cao)

- Con người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ, và nước mắt là miếng kính biến

hình vũ trụ. (Nam Cao)

- Thế giới đã phải chịu những tổn thất rất lớn, không phải vì sự tàn ác của những − kẻ xấu xa mà vì sự im

lặng của những người tốt.(Napoleon)

-> phải biết đấu tranh chống lại cái xấu cái ác, lên tiếng bảo vệ lẽ phải, tình thương, sự công bằng, phê

phán biểu hiện vô cảm...

- Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ − mạnh là kẻ gíup đỡ người

khác trên đôi vai mình. (Nam Cao)

* Sáng tạo, tự tin, tự chủ, lạc quan, có thái độ sống tích cực

1. Truyện kể rằng, tại Viện Nghiên Cứu Cao Cấp Princeton, Einstein ra đề thi cho sinh viên. Một anh

phụ giáo hớt hải chạy đến báo ông biết: thưa giáo sư, đề thi năm nay giống y như năm trước, chắc là giáo

sư quên không để ý. Einstein mỉm cười: đề thi thì giống nhưng đáp số thì đã khác!

-> không ngừng tìm tòi, sáng tạo để hoàn thiện vì mọi đích đến đều có những lối đi của riêng mình

2. Khi Thượng Đế tạo ra con người, Người muốn dành cho sinh vật đặc biệt này một món quá – món quá

rất quý giá nhưng Ngài muốn nó không dễ để tìm được ra, ấy là sự sáng tạo. Thượng Đế liền họp các

cận thần của mình lại để tìm cho ra nơi hoàn hảo nhất để cất giấu sự sáng tạo, người thì cho rằng hãy

chôn sâu trong lòng đất, người thì gợi ý hãy cất chúng trên những đỉnh núi cao.... nhưng những ý kiến đó

10

đều bị bác bỏ, con người một ngày nào đó bằng sự khôn ngoan và dẻo dai của mình cũng có thể tìm

được. “Vậy hãy cất nó sâu bên trong chính con người” – một ý kiến được đưa ra khi tất cả đang nhọc

công nghĩ ngợi. Thượng Đế nghe thấy vậy thì hết sức tâm đắc và đã quyết định đem giấu sự sáng tạo vào

sâu bên trong mỗi con người – nơi mà không thể dễ dàng tìm được ra nếu con người không có niềm tin,

không ngừng học hỏi và trải nghiệm, khám phá.

3. Einstein khi giảng giải về công việc của mình cho con trai nghe, ông nói: khi con bọ hung bò trên một

cành cây cong, nó không biết là cành cây bị cong. Ba may mắn hơn nó: ba thấy được điều mà con bọ

hung không thấy

-> chúng ta khác nhau ở chỗ chúng ta thấy được gì, học hỏi được gì, sáng tạo được gì từ những cái vốn

có trong cuộc sống

4. Những tỷ phú thế giới như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg,....; những nhà bác học vĩ đại

Newtons, Einstein, Edison,...những vị tướng quân sự tài ba bậc nhất thế giới như Napoleon, Alexander

Đại Đế, Thành Cát Tư Hãn, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đại tướng Võ Nguyên Giáp.... đều là

những con người hết sức linh hoạt và sáng tạo, luôn không ngừng suy nghĩ để tìm ra con đường ngắn

nhất, hiệu quả nhất để thực hiện được mục tiêu của mình. Ngay cả những con người bình thường như

mỗi chúng ta cũng mang trong mình sự sáng tạo, quan trọng là chúng ta có biết phát hiện và không

ngừng sử dụng nó để làm cho cuộc sống của mình trở nên thú vị, tươi đẹp, đáng sống hơn hay không.

5. Tái ông thất mã

Câu chuyện dân gian nổi tiếng Trung Quốc Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc

nước Tàu, gần Trường thành, có nuôi một con ngựa. Một hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần biên

giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất dạng. Những người trong xóm nghe

tin đến chia buồn với ông lão. Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tỉnh nói: – Biết đâu con

ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi. Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo

một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ. Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão,

và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây. Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: – Biết đâu việc được

ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi. Con trai của ông lão rất thích cỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao

lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ chưa thuần nết nên nhảy

loạn lên. Có lần con ông lão không cẩn thận để ngựa Hồ hất xuống, té gãy xương đùi, khiến con ông lão

bị què chân, tật nguyền. Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không

tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế. Ông lão thản nhiên nói: – Xin các

vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà được

phúc. Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới

đều phải sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập

ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở

gia đình.”

Người đời sau lập ra thành ngữ: Tái ông thất mã, an tri họa phúc. Nghĩa là: ông lão ở biên giới mất

ngựa, biết đâu là họa hay là phúc.

-> nên giữ cho mình thái độ thản nhiên, điềm tĩnh trước mọi thăng trầm của cuộc sống, không nên cực

đoan bởi lẽ chúng ta không biết được điều gì đang đợi mình ở phía trước.

6. Những tấm gương giàu nghị lực kể trên cũng chính là những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần lạc

quan, thái độ sống tích cực, không dễ chán nản bế tắc, mất niềm tin vào cuộc sống.

7. Bài ngữ pháp cho bạn trẻ

Hãy sống ở thế chủ động, tránh xa thể thụ động, nghĩ nhiều đến những gì mà bạn có khả năng làm được

hơn là những gì có thể xảy ra cho bạn.

Hãy sống ở cách khách quan. Hãy quan tâm đến thực tế cuộc sống đúng với những gì đang thật sự diễn

ra, hơn là mong muốn chuyện đời sẽ xảy ra như bạn mơ ước.

Hãy sống ở thì hiện tại, can đảm trực diện đối đầu với công việc ngày hôm nay. Không luyến tiếc quá

khứ, cũng đừng lo lắng vớ vẩn đến tương lai.

Hãy sống ở ngôi thứ nhất, nghiêm khắc tự kiểm điểm mình hơn là đi bươi móc những sai sót, lỗi lầm của

thiên hạ.

Hãy sống ở số ít, lắng nghe lời phê bình xuất phát từ lương tâm mình hơn là thích thú với những lời tán

thưởng của đám đông.

Và nếu phải chọn một động từ thì hãy chọn lấy động từ yêu thương.

8. “Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lònng thì

chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó.Tôi

chỉ có thể trở thành người do chính tôi tạo ra”

11

-> con người muốn tồn tại trong cuộc sống thì phải tư duy, phải không ngừng nỗ lực rèn luyện, cố gắng

học hỏi, trải nghiệm.... để phát triển. Con người suy nghĩ như thế nào, hành động như thế nào thì sẽ

quyết định tính cách, con người và số phận của người đó.

-> câu này còn muốn khuyên con người hãy chủ động trong cuộc sống – làm chủ được bản thân.

9. Một con ếch khi được thả vào nước nóng 100 % nó sẽ lập tức nhảy ra và sống sót, nhưng nếu thả nó

vào nước lạnh và đun nóng từ từ, nó sẽ không hay biết gì và rồi chết nóng.

-> đôi khi trong cuộc sống chúng ta rất dễ bị “đánh lừa”, thiếu tỉnh tháo, dễ bị thay đổi theo môi trường

và đánh mất mình từ lúc nào không hay.

10. Danh ngôn/thơ hay

- Con chim có thể đậu ở cành cây mà không bao giờ sợ cành cây gãy, bởi lẽ niềm tin của nó là ở đôi

cánh chứ không phải ở cành cây.

- Kẻ hoang phí sẽ là kẻ ăn mày trong tương lai. Kẻ tham lam là kẻ ăn mày suốt đời (Ngạn ngữ Balan)

- Có 3 thứ ngu dốt: không biết những gì mình cần biết, không rành những gì mình biết và biết những gì

mình không cần biết. (La Rochefoucould)

- Cuộc sống không có đường cùng, chỉ tồn tại những ranh giới, việc quan trọng là làm thế nào để vượt

qua những ranh giới ấy.

- Trong cuộc sống này, biết chấp nhận đã là điều khó, song biết từ chối lại là một điều không dễ.

- Ta vẫn hay chê cuộc đời méo mó/ Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

- Tôi biết ơn tất cả những người đã nói “không” với tôi, nhờ đó mà tôi biết tự mình giải quyết mọi việc

(Einstein)

- Hai người cùng nhìn vào vũng nước nhưng một người chỉ thấy vũng nước, người còn lại thấy cả những

vì sao

- Người bi quan luôn thấy khó khăn trong cơ hội còn người lạc quan lại luôn tìm được cơ hội trong khó

khăn

- Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời.

Dẫu anh sống chỉ một đời lặng lẽ.

Quen với cái lặng thinh không tô vẽ cho mình

Thì lại chính cái lặng thinh nhường ấy

Biến anh thành đáng nhớ với xung quanh!

- Nếu bạn không nhận được một điều kỳ diệu, hãy tự mình trở thành một điều kỳ diệu (Nick Vujicic)

MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ VĂN CHƯƠNG

01-/ "Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại

văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lự mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế

giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn". (Thạch Lam)

02-/ "Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy". (Sê khốp)

03-/ “Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại". (Banlzac)

04-/ "Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng". (CharlesDuBos)

05-/ “Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi

phục và bảo vệ những cái tốt đẹp". (Ai ma tôp)

06-/ “Thi ca là một tôn giáo không kỳ vọng.” (Jean Cocteau)

07-/ “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy

nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý.” (M.Gorki)

08-/ “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ

thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. (Nam Cao)

09-/ “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở

văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người . (Nguyễn Văn Siêu)

10-/ "Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm". (Voltaire)

11-/ “Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời.” (Sóng Hồng)

12-/ “Thơ là thần hứng.” (Platon)

13-/ “Thơ là ngọn lửa thần.” (Đecgiavin)

14-/ "Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình". (C.Mac)

15-/ "Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật". (Biêlinxki)

12

16-/ "Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao

cho cuộc đời của mình cũng có nhụy". (Phạm Văn Đồng)

17-/ "Bài thơ anh anh làm một nửa mà thôi

Còn một nửa cho mùa thu làm lấy

Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá

Nó không là anh nhưng nó là mùa"

(Chế Lan Viên)

18-/ "Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ". (Thạch Lam)

19-/ "Sống đã rồi hãy viết,hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân". (Nam Cao)

20-/ “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân

dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ

thì văn sẽ hay...Cũng cùng1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích

thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào

để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp

khớp..." (Nguyễn Tuân)

21-/ "Giá trị của 1 tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được

rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói,tình

cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn"

(Nguyễn Khải)

22-/ “Mỗi tác phẩm phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá về nội dung". (Lêonit Lêonop)

23-/ "Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái

mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình". (IvanTuốcghênhiép)

24-/ "Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà nhăn cả...Nếu anh không có

giọng riêng,anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ" (Sê khốp)

25-/ "Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc

đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với

nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình - nghĩa là trở thành nhà thơ." (Raxun Gamzatop)

26-/ "Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã, nhưng bao giờ cũng dũng cảm cũng cố trong lòng

người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt

hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí

tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người". (Sô lô khốp)

27-/ "Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con

người nhiều hơn." (M.L.Kalinine)

28-/ "Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yếu

hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải cuộc sống." (Giooc-giơ Đuy-a-men)

29-/ "Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi

do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này, luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào". (Claudio

Magris – N.văn Ý)

30-/ "Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy." (Tố Hữu)

31-/ “Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ.” (Maiacopxki)

32-/ "Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi." (Lưu Trọng Lư)

33-/ “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã

hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy

nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại." (Leptonxtoi)

34-/ “Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để

trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn." (Thạch Lam)

35-/ "Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp

của sự vật, để cho người đọc 1 bài học trông nhìn và thưởng thức." (Thạch Lam)

36-/ “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư."

(Lê Ngọc Trà)

37-/ ''Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm

chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi.

Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn.'' (Nam Cao)

READ  31 Đề luyện thi đọc hiểu - Nghị luận xã hội theo hướng mới 2020 (Có đáp án) - Ôn thi THPT

38-/ ''Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bât lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương

thì thật là đê tiện.'' (Nam Cao)

13

[external_link offset=2]

39-/ “Tôi khuyên các bạn nên đọc truyện cổ tích...thơ ngụ ngôn, các tuyển tập ca dao... Hãy đi sâu vào vẻ

đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hòa cân đối trong các bài ca, trong

truyện cổ tích... Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị của sức mạnh

làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa... Hãy đi sâu vào sáng tác của nhân dân,

nó trong lành như nước nguồn ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra.” (M.Gorki)

40-/ “Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô

độc của chính mình.” (B. Shelly)

41-/ “Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm.” (Leonardo De Vinci)

42-/ “Ðể trong lòng là chí, ngụ ra ý là thơ. Người có sâu, cạn cho nên thơ có mờ có tỏ, rộng hẹp khác

nhau.. Người làm thơ không ngoài lấy trung hậu làm gốc, ý nghĩa phải hàm súc, lời thơ phải giản dị.”

(Nguyễn Cư Trinh)

43-/ “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly)

44-/ “Thơ là rựơu của thế gian.” (Huy Trực)

45-/ “Trong tâm hồn con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được.” (Nhêcơraxop).

46-/ “Trên đời, có những thứ chỉ giải quyết được bằng thơ.” (Maiacôpxki)

47-/ “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp, của người biết đi tới

tương lai.” (Pautôpxki)

48-/ “Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng.” (Biêlinxki)

49-/ “Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên Trái Đất.”

(Béc-tôn Brếch)

50-/ “Thơ là sự sung mãn của tình cảm mãnh liệt.” (Ban-zắc)

51-/ “Thơ là chuyện đồng điệu.” (Tố Hữu)

52-/ “Thơ là tiếng gọi đàn.” (Xuân Diệu)

53-/ “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp.” (Sóng Hồng)

54-/ “Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng.”

(Raxun Gamzatôp)

55-/ “Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ trong cành khô, tài năng bẳt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ

nhất của con người.” (Raxun Gazatôp)

56-/ “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra.” (Andecxen)

57-/ “Thơ là người thư kí chân thành của trái tim.” (Đuybralay)

58-/ “Andecxen đã lượm lặt những hạt trơ trên luống đất của những người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái

tim ông rồi gieo vào những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những đoá hoa thơ đẹp, chúng an ủi trái tim

của những người cùng khổ.” (Pauxtopxki)

59-/ “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng

không thần bí, thiêng liêng...Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển,

nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại...” (LLVH)

60-/ “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên

trang.” (Chế Lan Viên)

61-/ “Tôi thu thập hình tượng cũng như con ong hút mật vậy. Một con ong phải bay một đoạn đường

bằng sáu lần xích đạo trong một năm ba tháng và đậu lên bảy triệu bông hoa để làm nên một gam mật.”

(P.Povlenko)

62-/ “Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm.” (Pauxtopxki)

63-/ “Những câu thơ lấp lánh như những tấm huy chương.” (Ponvaleri)

64-/ “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học.” (Tố Hữu)

65-/ “Nhà văn là người cho máu.” (Enxa Tơriole)

66-/ “Thơ là bà chúa của nghệ thuật.” (Xuân Diệu)

67-/ “Sự trưởng thành của một thể loại được đánh dấu bằng cố nhiên nhưng rõ hơn lại đánh dấu bằng

những phong cách.” (LLVH)

68-/ “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng

đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức riêng.” (M.Gorki)

69-/ “Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ,

thu hút người đọc.” (LLVH)

70-/ “Cái bóng của độc giả đang cuối xuống sau lưng nhà văn khi nhà văn ngồi dưới tờ giấy trắng. Nó có

mặt ngay cả khi nhà văn không thừa nhận sự có mặt đó. Chính độc giả đã ghi lên tờ giấy trắng cái dấu

hiệu vô hình không thể tẩy xoá được của mình.” (LLVH)

71-/ “Phải đẩy tới chóp đỉnh cao của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình mới vẽ ra.” (Heghen)

14

72-/ “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi

câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống

và hành động như một lực lượng sôngs nội tâm như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ

tàn tạ như thi ca của sự thật.” (Aimatop)

73-/ “Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng

là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người.” (Nguyễn Minh Châu)

74-/ “Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách hời hợt

nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong sách một ca chs thụ động, giản

đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng. thai nghén sáng tạo ra một

thế giới hấp dẫn, sinh động...Thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con

người...Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thực sự nhiều khi thật hơn cả con người ngoài đời, bởi

sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật ta thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một

thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên khỏi thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời

gian.” (LLVH)

75-/ “Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một phát minh về một hình thức, một khám phá mới về nội dung.”

(Leonit Leonop)

76-/ “Thơ là tiếng nói của tri âm.” (Tố Hữu)

77-/ “Cái đẹp là cuộc sống.” (Secnưsepxki)

78-/ “Giọng ca buồn là thích hợp nhất cho thơ ca.” (Etga Pô)

79-/ “Thơ ca phải say mới thích.” (Tố Hữu)

80-/ “Bạn ơi hay suy nghĩ bằng trái tim

Và hãy đọc cảm xúc bằng lý trí”

(Phôntan)

81-/ “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hưóng như tôi muốn tiểu

thuyết là thực sự ở đời.” (Vũ Trọng Phụng)

82-/ “Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả.” (M.Gorki)

83-/ “Hãy đập vào tim anh - Thiên tài là nơi đó.” (A.De Muytxe)

84-/ “Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Homero đến kinh thi, đến ca dao Việt Nam thơ vẫn là một sức đồng

cảm mãnh liệt và quãng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người cho đến ngày tận thế.”

(Hoài Thanh)

85-/ “Thơ chính là tâm hồn.” (M.Gorki)

86-/ “Văn chương phải là thế trận đuổi nghìn quân giặc.” (Trần Thái Tông)

87-/ “Do tình sinh ý, do ý sinh chữ, bởi cái này mà có cái kia cũng là thế cả.” (Bùi Dương Lịch)

88-/ “Trước hết là các nghệ sĩ lớn, sau đó mới đến các nhà khoa học, họ xứng đáng hơn ai hết được

hưởng sự kính trọng của con người.” (Einstein)

89-/ “Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi.”

(Nguyên Hồng)

90-/ “Mỗi tác phẩm đều có ít nhiều nhà văn.” (Thạch Lam)

91-/ “Văn chương góp phần đắc lực chop sự phê phán bằng vũ khí.” (Kac Mac)

92-/ “Nền đất ẩm, chiếu manh, trang giấy trắng

Anh khi sinh bao nhiêu vật cho đời

Nên anh chết như chuyến đi dài hạn

Bởi họ sống thay anh có mặt giữa muôn đời.”

(Đào Cảng)

93-/ “Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh ta

không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ.” (Sekhop)

94-/ “Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.” (Sóng Hồng)

95-/ “Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung...Khi đó tôi viết.”

(Lecmôntop)

96-/ “Nếu những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay sôi sục dâng lên trong lòng thì tôi viết.”

(Nêkratxtop)

97-/ “Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ.”

(Tố Hữu)

98-/ “Thi sĩ không phải là Người, nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma,là Quỷ...”

(Chế Lan Viên)

99-/ “Thơ là tiếng lòng.” (Diệp Tiếp)

15

100-/ “Nghệ thuật đó là sự mô phỏng tự nhiên.” (Ruskin)

101-/ “Đau đớn thay cho những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị cơm áo ghì sát đất.”

(Sống Mòn – Nam Cao)

102-/ “Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại

học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã cảm thấy sâu sắc mọi nỗi đau

đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và

những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm

vĩ đại.” (Đặng Thai Mai)

103-/ Quan niệm của Bác ( qua 4 câu thơ ):

Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp,

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;

Nay ở trong thơ nên có thép,

Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

Những câu trích dẫn để mở bài kết bài hay nhất

cho 3 tác phẩm: Tràng Giang, Đây Thôn Vĩ Dạ,

Tương Tư ....

Tràng Giang – Huy Cận

1, “ Cái buồn Lửa Thiêng là cái buồn tỏa ra từ đáy hồn của 1 người cơ hồ không biết đến

ngoại cảnh. Người đã gọi đây là cái hồn buồn của Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu

mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này” ( Hoài Thanh, Hoài Chân- Thi nhân Việt

nam”

2, “ Huy Cận đy lượm lặt những chút buồn rơi rác rồi để sáng tạo nên những vần thơ ảo

não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với 1 ít cát bụi bình thường thi nhân lại có thể

đúc thành bao nhiêu châu ngọc” ( Hoài Thanh, Hoài Chân- thi nhân Việt

” 3, “ Huy Cận dường như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian” (Xuân Diệu )

4, “ thơ Huy Cận dường như ngầm chất chứa cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế “ (Xuân

Diệu)

5, Trang Giang là “bài thơ đạt đến trình độ cổ điển của 1 hồn Thơ mới” (XD)

6, “ Tràng Giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ”

7, Trang giang “không chỉ do sông Hồng gợi cảm” , mà còn “ mang cảm xúc chung về

những dòng sông khác của quê hương”, còn “mang nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm

được lối ra, kéo dài triền miên” của nhà thơ. “Tràng Giang là 1 bài thơ tình và tình gặp cảnh

một bài thơ về tâm hồn “ (Huy Cận )

Đây thôn Vĩ dạ - Hàn Mặc Tử

1,Thơ là tiếng kêu rên thảm thiết của 1 linh hồn thương nhớ ước ao trở lại trời xưa” (HMT)

2, “ Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút / Mỗi vần thơ đều dính não cân ta” (HMT)

3, “Tôi xin hứa henh với các người rằng,mai sau, những cái tầm thường mực thước kia sẽ

tan biến đi, và còn lại của cái thời này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử” (Chế Lan Viên)

4, “Thơ chưa ra khỏi bút / Giọt mực đã rụng rời/ Lòng tôi chưa kịp nói / Giấy đã toát mồ hôi”

(HMT)

5, “Trước không có ai, sau không có ai, HMT như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam

với cái đuôi chói lòa rực rõ của mình” –CHế Lan Viên

6, “Nếu nhân lại không còn cái khát khao nữa / Và nhà thơ- nghề chẳng kẻ nào yêu/ Người

thi sĩ cuối cùng vẫn là Hàn Mặc Tử/

Vẫn hiện lên ở đáy vực đợi chờ “ ( Trần Ninh Hồ )

Tương tư – Nguyễn Bính

1, “ Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta” ( Hoài Thanh,

Hoài Chân- Thi nhân Việt nam”

2, “ Cái đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính.....cái đặc sắc của Nguyễn Bính, chỗ

Nguyễn Bính hơn các nhà thơ khác.... “ là “ 1 điều mà người ta không thể hiểu được bằng lí

trí, một điều quý vô ngần, hồn thơ của Đất nước” ( Hoài Thanh, Hoài Chân- Thi nhân Việt

nam”

16

3, “Thơ và cuộc đời ràng buộc nhà thơ. Trước sau và mãi mãi, Nguyễn Bính vẫn là thi sĩ của

chân quê, của hồn quê”(Tô Hoài)

1. NHẬN ĐỊNH VỀ "MỘ "(CHIỀU TỐI):

-"HCM rất Đường mà không Đường 1 tí nào.Với 1 chữ 'hồng',Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ,đã

làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải,sự vội vã,sự nặng nề đã diễn tả trong 3 câu đầu ,đã làm sáng rực lên

khuôn mặt của cco em sau khi xay ngô tối .Chữ 'hồng'trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là "con

mắt" thơ (thi nhã hoặc nhãn tự) ,nó bùng sáng lên,nó cân lại chỉ 1 chữ thôi với 27 chữ khác dầu nặng đến

mấy đi chăng nữa.

Với chữ 'hồng'đó có ai còn cảm giác nặng nề,mệt mỏi,nhạc nhằn nữa đâu mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm

lên cả bóng đêm,cả thân hình lao động của cô gái đáng yêu kia.Đó là màu đỏ của tình cảm Bác"(Nguyễn

Trung Thông)

55. Về “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP”:

-Bác có nói:”Tôi tuy viết nhiều nhưng chưa lần nào tạo được bài viết hữu ích như lần này”

-Đồng chí Trường Chinh nhận xét:”Về văn phong ,cách nói và cách viết của Hồ Chủ Tịch có những nét

rất độc đáo :nội dung khảng khái ,thấm thía đi sâu vào tinhf cảm của con người ,chinh phục cả trái tim và

khối óc con người ta : hình thức sinh động ,giản dị ,giàu tính dân tộc và tính nhân dân.”

56. NAM CAO là nhà văn hiện thực lớn,cũng đã có biết bao nhà phê bình và cũng đã tốn biết bao bút

giấy để viết về ông.Nhân đây giới thiệu với mọi người một vài nhận định về con người này và văn

chương của ông.

Đây là những nhận định về con người Nam Cao:

-“Nam Cao lạnh lung quá, kéo mép lên mới nở được một nụ cười khó nhọc (…) thật ra mặt anh ta lạnh

nhưng lòng anh ta sôi nổi”(Nhận xét của nhà văn Tô Hoài)

-"Con người Nam Cao mảnh khảnh,thư sinh,ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè,mỗi lúc lại đỏ mặt mà kì

thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt"(Nguyễn Đình Thi)

-Nam Cao "biến mình thành kẹp chả dưới tay mình ,tự đem mình ra quat dưới than hồng "(Nguyễn Minh

Châu)

-"Nam Cao thường lấy bản thân mình ra để mà kiểm nghiệm"(Nguyễn Minh Châu)

-"Năm năm cho một sự nghiệp không lẫn với ai,năm năm trung thành với hướng đi không nghiêng ngả...

năm năm cày xới để tự biếm họa ,tự khẳng định,để có Nam Cao như hiện nay ta có"(GS Phong Lê)

Nhận xét về văn của Nam Cao:

-“Dù viết về đề tài nào ,truyện của Nam Cao cũng thể hiện một tư tưởng chung:nổi băn khoăn đến đau

đớn trước thực trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới”(?)

-“Viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo,Nam Cao đã mạnh dạn phân tích và mổ xẻ tất cả,không né

tránh như Thạch Lam; không cực đoan,phiến diện như Vũ Trọng Phụng ,cũng không thi cị hóa như Nhất

Linh,Khái Hưng ,ngòi bú của Nam Cao luôn luôn tỉnh táo đúng mực”( Hà Minh Đức)

-“Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối đi riêng,nghĩa là không đếm xỉa gì đến sở thích của độc

giả.Nhưng tài năng của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới sâu xa,chua chát và tàn nhẫn

,thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài năng của mình,thiên chức của mình”(Hà Minh Đức)

-“Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện

với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra ,trước hết

là tâm lí ,nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người”(Nguyễn Minh Châu)

-“Trong văn xuôi trước cách mạng,chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo,gân guốc soi mói như của Nam

Cao”( Nhà văn Lê Định Kỵ

57. NHỮNG NHẬN XÉT VỀ THƠ XUÂN QUỲNH VÀ THƠ CỦA CHỊ:

-"Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão

của cuộc đời ...

Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành với những biểu

hiện sống động và biến hóa khôn cùng của chúng .Ở đó trái tim thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn

báo bão cứ chao đi chao về ,mệt nhòai giữa biến động và yên định ,bão tố và bình yên,chiến tranh và hòa

bình,thác lũ và êm trôi ,tình yêu và cách trở ,ra đi và trở lại,chảy trôi phiêu bạt và trụ vững kiên gan,tổ ấm

và dòng đời,sóng và bờ,thuyền và biển,nhà ga và con tàu ,trời xanh và bom đạn,gió Lào và cát trắng ,cỏ

dại và nắng lửa,thủy chung và trắc trở,xuân sắc và tàn phai,ngọn lửa cô đơn và đại ngàn tối sẫm..." (Chu

Văn Sơn)

17

-"Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật ,thành thật trong

quan hệ bạn bè,với xã hội và cả tình yêu .Chị quanh co không giấu diếm một điều gì .Mỗi dòng thơ,mỗi

trang thơ đều phơi bày một tình cảm ,một suy nghĩ của chị .Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của

chị .Thành thật,đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh" (Võ Văn Trực)

58. Về Vũ Trọng Phụng và”Số đỏ”:

-Đọc “Số đỏ” nhiều nhà nghiên cứu nhận xét:” Đây là cái bi của người chết ,cái hài của xã hội ,cái vô

phúc của gia đình giàu sang lắm tiền nhiều của nhưng thiếu tình người”

59. Giá trị của đồng tiền trong Truyện Kiều:

Đồng tiền lăn tròn trên lưng con người. Đồng tiền làm cho trái hoá phải, đen hoá trắng và người đàn bà

goá phụ trở thành cô dâu mới.

(Sheakespear)

*Giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều:

Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc cũng thấm thía

ngậm ngùi.

(Mộng Liên Đường)

*Bình luận về tuổi trẻ Việt Nam:

Một năm khởi đầu từ mùa xuân.Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ.Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.

(Hồ Chí Minh)

*Hoài bão thời trai trẻ của cụ Phan Bội Châu:

Muốn vượt bể đông theo chiều cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiến ra khơi.

(Phan Bội Châu)

*Ca ngợi mùa xuân:

Xuân bước nhẹ trên nhành non lá mới,

Bạn đời ơi vui chút với trời hồng!

Hết lạnh rồi, gió bấc với mưa đông.

(Tố Hữu)

*Ca ngợi tình bạn:

-Sống không có bạn là chết cô đơn.

(Giooc-giơ Hê –be)

*Kết hợp giữa tài và đức:

Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.n(Hồ Chí

Minh)

*Tự hào về đất nước:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa, đâu trời đẹp hơn.

(Nguyễn Đình Thi)

*Nhận định về”chất thép”trong thơ Hồ Chí Minh:

Khi Bác nói trong thơ có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ. Có lẽ phải hiểu 1 cách rất

linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép.

* Ý kiến về văn chương:

Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn

chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.

(Nguyễn văn Siêu)

* Vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ:

-Thơ phát khởi trong lòng người ta.(Lê Quý Đôn)

-Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.(Ngô Thì Nhậm)

*Quan điểm nghệ thuật văn chương:

-Văn hoá nghệ thuật là 1 mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.(Hồ Chí Minh)

-Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo 1 vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ

dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì

chưa có. (Nam Cao-Đời thừa)

18 [external_footer]

See more articles in the category: Nghị luận