Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế | Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: LỜI MỞ ĐẦU

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế
  • Thực trạng chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam hiện nay
  • Công cụ của chính sách thương mại
  • Tiểu luận nội dung của chính sách thương mại quốc tế
  • Đề tài Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế
  • De thi chính sách thương mại quốc tế FTU
  • Tiểu luận Chính sách thương mại quốc tế ftu
  • Vai trò của chính sách thương mại
 
 
 
 
 
 
 

Thương mại quốc tế không chỉ bao gồm vấn đề thuế quan

LỜI MỞ ĐẦU

Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế

Nhóm 6

Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO kể từ ngày 11/1/2007. Việc gia nhập WTOlà phù hợp với yêu cầu phát triển theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Dưới góc độ doanh nghiệp, việc gia nhập WTO đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp đ ược đối xử bình đẳng hơn trên thị trường quốc tế. Họ nhận thức được rằng các rào cản thuế quan và phi thuế quan sẽ được giảm hoặc loại bỏ, việc hội nhập quốc tế mang lại nhiều cơ hội và thuận lợi hơn trong tiếp cận thị trường thế giới. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận cạnh tranh trên cả thị trường nội địa lẫn thị trường nước ngoài cũng sẽ khắc nghiệthơn và nếu không tự đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh thì nguy cơ mất đi chỗ đứng và vị thế của doanh nghiệp là vấn đề không tránh khỏi.Nêu lên nhận định về việc gia nhập WTO dưới góc nhìn của các ngành để thấy rằng ảnh hưởng của WTO đã đi vào từng ngóc ngách của nền kinh tế, mà rõ ràng nhất làtác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, vừa tạo những cơ hội mới, nhưng lại cũng là những thách thức không hề nhỏ đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề,cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

Chính vì lý do đó, nhóm chúng em xin trình bày quan điểm của mình về đề tài:“Tác động của việc gia nhập WTO đối với một số ngành hàng ở Việt Nam” với nộidung trình bày 4 ngành hàng điển hình thể hiện 4 xu hướng thay đổi về kim ngạch xuất nhập khẩu, qua đó thấy được xu hướng thay đổi của xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay. Ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng – ngành lúa gạo. Ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm – ngành dầu thô. Ngành hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng – ngành điện tử. Ngành hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm – ngành ô tô.Với mỗi ngành hàng nói trên, bài nghiên cứu sẽ phân tích 4 điểm chính. Đó là: (1)Giới thiệu chung về ngành; (2) Tình hình xuất nhập khẩu (XNK) trước và sau khi gianhập WTO; (3) Nguyên nhân cho sự thay đổi về kim ngạch XNK sau khi gia nhập WTO;(4) Bài học chính sách.

Trong quá trình nghiên cứu, bài tiểu luận của chúng em không thể tránh khỏinhững thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng từ cô và các bạn.Chúng em xin chân thành cảm ơn.

NỘI DUNG

Chương 1: Hoạt động Thương mại Quốc tế của Việt Nam và các cam kếtcủa Việt Nam trong WTO

1.1.Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam:

1.1.1. Đặc điểm hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam:

 Thương mại quốc tế những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh, cao hơn so vớitốc độ tăng trưởng của nền sản xuất, điều đó đưa đến kim ngạch ngoại thương trong tổngsản phẩm quốc dân của một quốc gia ngày càng lớn, thể hiện mức độ mở cửa gia tăng củanền kinh tế mỗi quốc gia ra thị trường thế giới.

 Tốc độ tăng trưởng của thương mại "vô hình" nhanh hơn tốc độ tăng trưởng củathương mại "hữu hình" thể hiện biến đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của một quốc gia. Điều này kéo theo nhiều quốc gia đang có sự đầu tư phátmặt hàng trong thương mại quốc tế có những thay đổi sâu sắc với các xu hướng chínhsau:

- Giảm đáng kể tỷ trọng nhóm lương thực, thực phẩm và đồ uống.

- Giảm mạnh tỷ trọng của nhóm nguyên vật liệu, tăng nhanh tỷ trọng dầu mỏ vàkhí đốt.

- Giảm tỷ trong hàng thô, tăng nhanh sản phẩm công nghiệp chế tạo, nhất là máymóc, thiết bị và những mặt hàng tinh chế.

- Giảm tỷ trọng buôn bán những mặt hàng chứa đựng nhiều lao động giản đơn,tăng nhanh những mặt hàng kết tinh lao động thành thạo, lao động phức tạp.

 Tỷ trọng buôn bán những mặt hàng chứa đựng hàm lượng vốn lớn, công nghệ caotăng nhanh.

 Sự phát triển của nền thương mại thế giới ngày càng mở rộng phạm vi và phươngthực cạnh tranh với nhiều công cụ khác nhau, không những về mặt chất lượng, giá cả màcả về điều kiện giao hàng, bao bì, mẫu mã, thời gian thanh toán, các dịch vụ sau bánhàng... và các tiêu chuẩn khác gắn với trách nhiệm xã hội và quyền lợi người tiêu dùng.

Trình độ phát triển của các quan hệ thị trường ngày càng cao, càng mở rộng phạm vithị trường sang các lĩnh vực tài chính - tiền tệ và chính công cụ tài chính - tiền tệ nàyngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Đi đôi với các quan hệ mậu dịch, sự phân công lao động quốc tế, hợp tác đầu tư, hợptác khoa học và kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... ngày càng đa dạng và phong phú, bổsung cho nhau và thúc đẩy nhau phát triển.

 Chu kỳ cho từng loại sản phẩm ngày càng được rút ngắn, việc đổi mới thiết bị, đổimới công nghệ, đổi mới mẫu mã hàng hoá diễn ra liên tục, đòi hỏi phải năng động, nhạybén và khi gia nhập thị trường thế giới. Các sản phẩm có hàm lượng khoa học và côngnghệ cao có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong khi các sản phẩm, nguyên liệu thô ngày càngmất giá, kém sức cạnh tranh.

 Sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế một mặt thúc đẩy tự do hoá thương mại,song mặt khác, giữa các liên kết kinh tế quốc tế cũng hình thành các hàng rào mới, yêucầu bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi hơn.

 Vai trò của GATT/WTO ngày càng quan trọng trong điều chỉnh thương mại quốctế. Các thể chế điều chỉnh của GATT/WTO ngày càng có hiệu lực đối với nhiều nước,mức độ điều chỉnh và tính chất điều chỉnh cũng ngày càng sâu sắc và hiệu quả hơn. Việchơn 130 quốc gia thành viên sau vòng đàm phán Uruguay nhất trí thành lập WTO vớinhững nguyên tắc hoạt động mới hơn, thay thế GATT 1947 cũng chứng tỏ vai trò ngàycàng tăng của tổ chức này. Chính vì vậy, việc Việt Nam trở thành thành viên chớnh thứccủa WTO vào ngày 11/1/2007 vừa qua là một thành công, mở ra giai đoạn phát triển mớitrong quan hệ kinh tế quốc tế.

1.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO:

Gia nhập WTO, hội nhập quốc tế đã giúp Việt Nam phá được thế bao vây cấm vận,tạo được sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Hoạt động kinh tế đối ngoại trong đónòng cốt là ngoại thương tiến bộ rõ rệt. Thị trường được rộng mở tới 149 nền kinh tếthành viên.Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam không còn bị phân biệt đối xử, được hưởng thuếsuất nhập khẩu của các nước giống như các thành viên khác, các rào cản phi thuế quancũng đỡ đi nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục, kể cả trong những nămkhủng hoảng. Trừ năm 2009, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều đạt trên20%, năm 2011 đạt trên 30%, nếu nhìn cả 5 năm đã tăng 17,3% so với dự kiến là 16%.Mặt khác, nhờ thuế suất nhập khẩu của Việt Nam cắt giảm nên giá máy móc, thiếtbị, nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất cũng giảm bớt, vì vậy gánh đỡ cho giáthành, gia tăng phần nào khả năng cạnh tranh. Còn việc nhập siêu gia tăng thì chủ yếu làdo hai nguyên nhân: cơ cấu kinh tế của Việt Nam lạc hậu, tỷ lệ gia công quá lớn nên càngđẩy mạnh sản xuất, gia tăng xuất khẩu lại càng phải nhập khẩu. Hơn nữa, giá cả trên thịtrường thế giới giao động mạnh, có thể nói đã hình thành một mặt bằng giá cả mới caohơn trước.Như vậy, kể từ sau khi gia nhập WTO đến nay, tình hình xuất nhập khẩu của ViệtNam có nhiều biến đổi.Bảng 1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam giai đoạn từ2003 – 2012 (Tỷ USD)

20032004200520062007

Tổng kim ngạch XK20,172632,2339,648,38

Tổng kim ngạch NK25,2230,736,8844,460,83

Nhập siêu5,054,74,654,812,459

Nhóm 617,8117,1812,49,513Nguồn: Tổng cục Thống kê

Biểu đồ 1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam giai đoạn2003 – 2012 (tỷ USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kêNhìn trên bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy, sau khi gia nhập WTO, cả kim ngạchxuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đều liên tục tăng, chỉ có riêng năm 2009 do chịuảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh thế thế giới nên kim có giảm.

Về tình hình nhập siêu, có thể thấy, từ năm 2007-2012, nhập siêu có tăng lên nhiềuso với thời kì trước đó. Tuy nhiên từ năm 2008 đến nay, xu hướng giảm nhập siêu đangdiễn ra với những nỗ lực của nhà nước nhằm đưa nhập siêu từ 17,81 tỷ USD năm 2008xuống 9,5 tỷ USD năm 2011. Tuy nhiên, dưới những biến động bất ngờ của khủng hoảngtài chính, cũng như tình trạng suy thoái kinh tế thời gian gần đây, tình trạng nhập siêunăm 2012 có dấu hiệu tăng do kim ngạch xuất khẩu tăng chậm hơn so với nhập khẩu.

1.1.3. Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam:

Từ những đặc điểm trên đây của thương mại trong thời đại ngày nay và đặc biệt làkhi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO, đặt ra cho nước tamột số vấn đề phải đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển quan hệ thương mại quốctế:Một là, phải có chính sách thương mại đúng đắn, phù hợp nhằm khai thác triệt đểlợi thế so sánh thông qua quan hệ buôn bán quốc tế để chiếm lĩnh và mở rộng thị trườngkhu vực và thị trường thế giới cho mình.Lợi thế so sánh là những điều kiện và khả năng thuận lợi (hoặc khó khăn) của mộtnước này so với nước khác trong việc sản xuất cùng một loại sản phẩm hàng hóa hay kinhdoanh và dịch vụ thương mại trong những thời điểm nhất định, nhằm đưa lại hiệu quả caonhất cho mỗi quốc gia.Lợi thế so sánh thương mại quốc tế bao gồm ba loại: lợi thế so sánh tự nhiên vốncó, lợi thế so sánh nảy sinh do sự phát triển của lực lượng sản xuất và lợi thế so sánh phátsinh do đổi mới chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý Nhà nước. Khi nói về lợi thếtuyệt đối, Adam Smith, nhà kinh tế học cổ điển, cho rằng một nước chỉ nên sản xuấtnhững loại hàng hóa sử dụng tốt nhất các loại tài nguyên sẵn có của họ để có lợi nhuậncao nhất. Việc tiến hành trao đổi giữa các quốc gia phải tạo ra lợi ích cho cả hai bên, nếumột quốc gia có lợi còn quốc gia khác bị thiệt thì họ sẽ từ chối tham gia vào thương mại quốc tế.

Khi tham gia trao đổi mua bán thương mại quốc tế, các quốc gia phải biết lựa chọnsản xuất và xuất khẩu những hàng hóa có lợi thế so sánh tốt nhất và nhập khẩu nhữnghàng hóa mà mình sản xuất bất lợi nhất. Đây cũng là một bài học mà chúng ta đã rút ra 11 qua hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế. Một số sản phẩm của nước ta đang có lợi thế tuyệtđối trên thị trường quốc tế cần phải đẩy mạnh xuất khẩu.Hai là, lựa chọn mặt hàng và thị trường có lợi nhất cho mình để phát triển và mởrộng quan hệ thương mại quốc tế.Trong quan hệ thương mại thế giới, cần đa phương hóa, linh hoạt hoá thị trường,mở rộng buôn bán với nhiều nước. Song ở giai đoạn trước mắt đối với nước ta kinh tếchưa phát triển cao, các điều kiện về khoa học – kỹ thuật còn nhiều hạn chế, khả năngcạnh tranh còn yếu, cần lựa chọn những mặt hàng có chất lượng cao xây dựng thànhthương hiệu quốc tế và những thị trường có khả năng và ưu thế riêng đối với mình để khaithác và tham gia xuất, nhập khẩu buôn bán thương mại, dịch vụ, trên cơ sở đó từng bướcgiành chỗ đứng trên thị trường thế giới.

Ba là, hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt động thương mại cả ở thị trường trongnước và thị trường ngoài nước. Đây là vấn đề hết sức cần thiết để phát triển lành mạnh thịtrường trong nước làm cơ sở hậu phương cho phát triển thị trường ngoài nước. Thị trườngtrong nước phát triển vững chắc là điều kiện quan trọng để mở rộng thị trường ra ngoàinước, đẩy mạnh xuất khẩu và chủ động nhập khẩu của nước ta, ngược lại thị trường ngoàinước được phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thị trường trong nước phát triển mạnh hơn,phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống.Bốn là, thực hiện tốt các cam kết với WTO và các cam kết song phương khác vềthương mại. Việc này chỉ có lợi cho ta, một mặt chứng tỏ với thế giới rằng Việt Nam lànước làm ăn nghiêm chỉnh đúng luật, đúng cam kết; mặt khác tranh thủ được sự ủng hộcủa thế giới và đặc biệt là của tổ chức thương mại thế giới WTO, khi chúng ta gặp phảinhững khó khăn, rào cản và tranh chấp về thương mại quốc tế.Năm là, phát huy tốt vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước về thương mại.Để phát huy đến mức cao nhất lợi thế so sánh thương mại, thì điều quan trọng làphải có những con người quản lý có tri thức mới về thương mại, cùng với những cơ chế,chính sách thương mại đúng đắn phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trongthời kỳ mới và phù hợp xu thế phát triển và hội nhập kinh tế – thương mại khu vực và thếgiới.

Do vậy, vấn đề cốt lõi để thực hiện mục đích trên là phải nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng quản lý Nhà nước đối với thương mại trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.Nhà nước phải làm tốt chức năng quản lý kinh tế vĩ mô nói chung và quản lý hoạt độngthương mại quốc tế nói riêng.Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trò là người định hướng chiếnlược, quy định khung pháp luật, đề ra những mục tiêu chung cho sự phát triển, công bằng,thống nhất điều hoà các quyền lợi chung và cá nhân.Nhìn chung các nước hiện nay, kể cả các nước đã phát triển và các nước chậm vàđang phát triển đều coi trọng việc kết hợp giữa cơ chế thị trường tự do và sự điều tiết củaNhà nước trong quản lý kinh tế thị trường để nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.Đẩy mạnh phát triển thương mại và dịch vụ quốc tế là xu hướng tất yếu của tất cảcác nước trên thế giới, nhất là các nước đã phát triển; do năng lực sản xuất ngày càng lớn,cho nên luôn luôn ở tình trạng thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất. Hoạt độngthương mại quốc tế ngày càng mở rộng và cạnh tranh thị trường thế giới ngày càng gaygắt là tất yếu.

Trong tình hình đó, để có lợi thế trong quan hệ thương mại thế giới, chenchân được vào thị trường thế giới và bảo đảm không thất bại thì nước ta cần có nhữngchính sách thương mại quốc tế khôn ngoan, linh hoạt, mềm dẻo, vừa phù hợp với điềukiện của nước mình, vừa phù hợp thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo luật pháp quốc gia, vừađảm bảo luật lệ của "sân chơi" thị trường quốc tế.

1.2. Các cam kết của Việt Nam trong WTO:Sau Vòng đàm phán Uruguay từ 1986 – 1994, WTO được thành lập với 60 các

hiệp định, phụ lục, quyết định và bản ghi nhớ. Các văn kiện này thuộc các nhóm vấn đềchính sau:
 Hiệp định nền tảng (Hiệp định thành lập WTO hay còn gọi là Hiệp địnhMarrakesh)

 Các hiệp định cho 03 lĩnh vực thương mại cơ bản theo tiêu chí phân chia của WTOlà thương mại hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ

 Hiệp định về giải quyết tranh chấp13

 Hiệp định về xem xét lại chính sách thương mại của các chính phủ.Các hiệp định nền tảng của 3 lĩnh vực thương mại nói trên gồm:

 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (Hiệp định GATT) áp dụng đối vớihoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

 Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (Hiệp định GATS) áp dụng đối với hoạtđộng cung cấp dịch vụ

 Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs)Từ 03 Hiệp định thương mại nền tảng này WTO xây dựng nên các hiệp định phụvà các phụ lục áp dụng cho các lĩnh vực, nhu cầu đặc thù như: nông nghiệp, vệ sinh thựcphẩm...Xuất phát từ các yêu cầu pháp lý của các hiệp định, phụ lục, quyết định nói trêncủa WTO, các nước khi gia nhập sẽ phải đưa ra các cam kết cụ thể của mình dưới hìnhthức các biểu cam kết về hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong các biểu cam kết này sẽ quy địnhcam kết cụ thể mở cửa thị trường của một nước thành viên, cho phép các thành viên kháctiếp cận thị trường mình ở mức độ mà nước gia nhập cam kết.Dưới đây là bản tóm tắt một số cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO:

READ  Cấu trúc bài tiểu luận như thế nào được gọi là hoàn chỉnh?
1.2.1. Cam kết đa phương- Cam kết về ngoại hối (không được áp dụng các biện pháp hạn chế việc thanh toánvà chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai quốc tế);

- Doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chi phối sẽ mua sắm ngoài mua sắm chínhphủ thực hiện theo tiêu chí thương mại;-

Cam kết về giá trị ưu tiên của điều ước quốc tế so với quy định pháp luật trongnước;

- Cam kết các điều khoản của WTO được áp dụng thống nhất trên toàn quốc vàchính quyền địa phương phải tuân thủ các điều khoản này;

- Cam kết về quyền xuất khẩu, nhập khẩu thông qua thủ tục đăng ký của nhà nhậpkhẩu đứng tên trên hồ sơ (importer of record) mà không cần phải đầu tư tại Việt Nam;

- Cam kết nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu đứng tên trên hồ sơ có quyền bán sảnphẩm nhập khẩu cho cá nhân hoặc doanh nghiệp tại Việt Nam có quyền phân phối sảnphẩm;

- Cam kết nhà nhập khẩu được tự do lựa chọn nhà phân phối;

- Cam kết điều chỉnh thuế suất đối với rượu, bia trong thời hạn 03 năm;

- Cam kết xóa bỏ toàn bộ các hình thức trợ cấp không được WTO chấp thuận (dựavào thành tích xuất khẩu hoặc khuyến khích sử dụng hàng trong nước thay thế hàng nhậpkhẩu) dành cho ngành dệt may;

- Cam kết xóa bỏ trong 05 năm từ thời điểm gia nhập chương trình ưu đãi đầu tưtrên tiêu chí khuyến khích xuất khẩu cho các doanh nghiệp;

Cam kết thi hành ngay lập tức Hiệp định TBT (hàng rào kỹ thuật trong thươngmại);

- Cam kết xóa bỏ các biện pháp yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hóa ảnhhưởng đến Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (Hiệp địnhTRIMs);

- Cam kết việc sao chép các sản phẩm thuộc bảo hộ của sở hữu trí tuệ với quy môthương mại sẽ bị áp dụng biện pháp hình sự;

- Cam kết xóa bỏ tỷ lệ luật định tối thiểu 65% và 75% khi quyết định vấn đề quantrọng của doanh nghiệp sẽ bị xóa bỏ. Thay vào đó các thành viên sáng lập hoặc cổ đôngcó quyền quyết định cho mình tỷ lệ thích ứng, kể cả tỷ lệ tối thiểu 51%.

1.2.2. Cam kết về thương mại hàng hóa

Tổng cộng có 10.600 dòng thuế liệt kê trong Biểu cam kết về thương mại hànghóa. Mỗi dòng này liệt kê một hoặc hơn một các loại hàng hóa. Mức thuế bình quân toànbiểu giảm từ mức cam kết ban đầu là 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng từ 5 – 7 nămsau khi Việt Nam gia nhập. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ 23,5%xuống 20,9% thực hiện trong thời hạn khoảng 5 năm. Mức thuế hàng công nghiệp giảm từ16,8% xuống còn 12,6%, thực hiện trong thời hạn từ 5 – 7 năm. Những ngành có mứcgiảm thuế nhiều nhất gồm dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác vàmáy móc, thiết bị điện tử. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với rượu, bia thì các mặt hàngnày vẫn chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt trong nước trong thời hạn 3 năm.

Về hạn ngạch thuế quan, Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng với mặt hàng đường,trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối.1.2.3. Các cam kết về thương mại dịch vụTrong Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) Việt Namcam kết 8 ngành dịch vụ (khoảng 65 phân ngành). Trong Biểu cam kết về dịch vụ khi gianhập WTO, Việt Nam cam kết 11/12 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành là 112. Lưu ýmột số ngành dịch vụ ta không có cam kết như dịch vụ in ấn, xuất bản, dịch vụ liên quanđến bất động sản v.v.

 Cam kết chung:-

Trừ khi tại các ngành và phân ngành cụ thể có quy định khác thì doanh nghiệpcung cấp dịch vụ được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đạidiện, hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốnnước ngoài. Tuy nhiên, về cơ bản Việt Nam không cho phép doanh nghiệp thành lập chinhánh trừ trong một số ngành cụ thể được quy định tại Biểu cam kết. Lưu ý các doanhnghiệp cung cấp dịch vụ khác với các doanh nghiệp (thương nhân) thương mại thành lậpchi nhánh theo Nghị định 72/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về vănphòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (hoạt động mua bánhàng hóa)1 Một số lĩnh vực dịch vụ cụ thể mà công ty nước thành viên có thể thành lậpchi nhánh là dịch vụ pháp lý (luật sư), tư vấn quản lý (sau 3 năm), thi công xây dựng (sau3 năm), nhượng quyền thương mại (sau 3 năm), chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ (sau 5năm), ngân hàng ...

- Doanh nghiệp nước ngoài (thậm chí cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) phảicó ít nhất 20% tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia là người ViệtNam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này có thể có ít nhất 3 người giữ chức vụ quản lý, điềuhành và chuyên gia không phải là người Việt Nam. Doanh nghiệp nước ngoài là doanhnghiệp mà phần vốn góp của bên nước ngoài tối thiểu là 51%.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép góp vốn dưới hình thức mua cổ phầntrong các doanh nghiệp Việt Nam. Tại thời điểm gia nhập thì tỷ lệ góp vốn, mua cổ phầncủa các nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 30%. Một năm sau ngày gia nhập, hạn chế này16 được gỡ bỏ, trừ trường hợp góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần vànhững ngành không cam kết trong Biểu cam kết này.

 Một số cam kết cụ thể:

- Lĩnh vực dịch vụ pháp lý: Việt Nam cam kết cho phép tổ chức luật sư nước ngoàiđược phép thành lập chi nhánh, công ty luật 100% vốn nước ngoài với tổ chức luật sưnước ngoài khác, công ty con 100% vốn của mình, công ty trách nhiệm hữu hạn liêndoanh với tổ chức luật sư Việt Nam hay công ty luật hợp danh liên doanh với công ty luậthợp danh Việt Nam. Luật sư nước ngoài được tư vấn luật nước ngoài và có thể tư vấn luậtViệt Nam nếu luật sư nước ngoài có bằng cử nhân luật do Việt Nam cấp.

- Dịch vụ quảng cáo: Kể từ ngày gia nhập, công ty quảng cáo nước ngoài đượcthành lập liên doanh hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam đãđược phép kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Khi lựa chọn mô hình hợp tác liên doanh, phầnvốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh.Từ ngày 01/01/2009 hạn chế tỷ lệ góp vốn này được gỡ bỏ.

- Dịch vụ thi công xây dựng: Công ty xây dựng của nước thành viên WTO có thểthành lập mọi hình thức hiện diện thương mại tại Việt Nam như chi nhánh, công ty liêndoanh hay công ty 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, việc thành lập chi nhánh chỉ đượcphép sau 03 năm Việt Nam gia nhập. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thìtrong vòng 02 năm kể từ ngày gia nhập, doanh nghiệp đó chỉ có thể cung cấp dịch vụ chocác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc dự án có vốn nước ngoài.

- Dịch vụ phân phối: Kể từ thời điểm gia nhập, tổ chức, cá nhân nước ngoài muốntham gia vào hệ thống phân phối (bao gồm hoạt động đại lý hưởng hoa hồng, bán buôn vàbán lẻ) của Việt Nam phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp củaphía nước ngoài tối đa là 49%. Từ ngày 01/01/2008 hạn chế phần vốn góp 49% này đượcbãi bỏ và kể từ ngày 01/01/2009 thì hạn chế phải thành lập liên doanh được gỡ bỏ. Từthời điểm gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối được cungcấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất hoặc nhậphợp pháp vào Việt Nam ngoại trừ một số sản phẩm như xi-măng, giấy, máy kéo, phươngtiện cơ giới, ô tô con và xe máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn, rượu và phân bón v.v. Từngày 01/01/2009 các hạn chế phân phối đối với máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và17 xe máy được bãi bỏ và muộn nhất 3 năm sau ngày gia nhập, mọi hạn chế về mặt hàngđược gỡ bỏ.- Dịch vụ giáo dục: Việt Nam chỉ cam kết đào tạo giáo dục bậc cao (không cam kếtgiáo dục phổ thông) và trong các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, quảntrị kinh doanh và khoa học kinh doanh, kinh tế học, kế toán, luật quốc tế và đào tạo ngônngữ. Về hiện diện thương mại thì từ thời điểm gia nhập chỉ cho phép thành lập liên doanhvới phần vốn góp của bên nước ngoài không hạn chế. Từ ngày 01/01/2009 cho phép thànhlập cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài.

- Dịch vụ bảo hiểm: Không có hạn chế đối với các loại hình hiện diện thương mại,ngoại trừ doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanhcác dịch vụ bảo hiểm bắt buộc, bao gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giớiđối với người thứ ba, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm các công trình dầu khí vàcác công trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh cộng đồng và môi trường. Hạn chế này sẽđược gỡ bỏ từ ngày 01/01/2008. Sau 5 năm từ ngày gia nhập, doanh nghiệp bảo hiểmnước ngoài được thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ.

- Dịch vụ ngân hàng: Cam kết cho thành lập mọi loại hình hiện diện thương mạibao gồm văn phòng đại diện, chi nhánh, liên doanh với đối tác Việt Nam (với phần vốngóp tối đa 50%) và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, việc thành lập chi nhánhvà ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải chịu một số điềukiện về vốn điều lệ của ngân hàng mẹ, tình hình kinh doanh v.v. Ngoài ra còn một số hạnchế khác đối với chi nhánh như không được mở điểm giao dịch ngoài trụ sở của chi nhánhhay trong thời hạn 05 năm kể từ thời điểm gia nhập, Việt Nam có thể hạn chế quyền nhậntiền gửi tiết kiệm đồng Việt Nam từ cá nhân, hộ gia đình ở mức tương đương với mức vốncủa ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh. Ví dụ như cho đến ngày 31/12/2007 chỉ được nhậnkhoản tiền gửi tối đa bằng 650% vốn pháp định của chi nhánh.

- Dịch vụ chứng khoán: Từ thời điểm gia nhập, tổ chức, cá nhân nước ngoài cungcấp dịch vụ chứng khoán được thành lập văn phòng đại diện và công ty liên doanh với đốitác Việt Nam trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài tối đa là 49%. Sau 05 năm kể từthời điểm gia nhập thì có quyền thành lập doanh nghiệp chứng khoán 100% vốn đầu tư nước ngoài. Đối với một số dịch vụ chứng khoán thì Việt Nam cho phép doanh nghiệpnước ngoài thành lập chi nhánh.

- Dịch vụ y tế: Ngay từ thời điểm gia nhập, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có thểthành lập bệnh viện 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam hoặcthông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, vốn đầu tư tối thiểu phải là 20 triệuUSD để thành lập một bệnh viện và 2 triệu USD để thành lập một phòng khám đa khoa.

- Ngoài ra Việt Nam còn cam kết trong các lĩnh vực du lịch, văn hóa, thể thao vàvận tải.

Chương 2: Phân tích tác động của việc gia nhập WTO đối với một sốngành hàng ở Việt Nam2.1.

Tác động của WTO đến một số ngành xuất khẩu

2.1.1. Ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng – ngành lúa gạo2.1.1.1.

Giới thiệu chung về ngành :

 Quá trình phát triển:Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ở các nướcchâu Á. Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 đồng bằng Bắc bộ và Nam Bộ là 1,8triệu và 2,7 triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ / ha và sản lượng thóc tương ứng 2,4 3,0 triệu tấn. Từ năm 1963- 1965, ở những vùng chuyên canh lúa do diện tích nhiều,thường có một số diện tích cấy chậm, bị muộn thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật đã đưa vàomột số giống lúa xuân thấp cây, ngắn ngày đã đảm bảo được thời vụ. Từ năm 1979 đến1985, sản lượng lúa cả nước tăng từ 11,8 lên 15,9 triệu tấn, nguyên nhân là do ứng dụnggiống mới, tăng diện tích và năng suất. Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay,Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ là nước thiếu ăn triền miên đã không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu từ 3-4 triệu tấn gạo /năm, Đứng hàng thứ 2 trên thế giới về các nước xuấtkhẩu gạo.Các vùng trồng lúa chính ở Việt Nam: Việt Nam có bờ biển dài trên 3000 km, sôngnúi nhiều, địa hình phức tạp nên đã hình thành nhiều vùng trồng lúa khác nhau. Căn cứvào điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự hình thành mùa vụ và phương thức gieotrồng, nghề trồng lúa được hình thành và phân chia thành 3 vùng trồng lúa lớn: Đồngbằng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung và đồng bằng Nam Bộ.

Ngoài ra, diện tích trồng lúa ở Việt Nam có sự thay đổi theo từng năm phụ thuộc nhiều vào hướng chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế.

Mẫu 2

Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Lời mở đầu

EU là một thị trường rộng lớn, đa dạng có nhiều triển vọng cho hàng xuất
khẩu của Việt Nam... nhưng cũng là một thị trường "sang trọng" và "khó tính".
Chinh phục thị trường này là một điều không dễ.
EU là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác thương
mại, nhất là xuất khẩu. Tuy kim ngạch chưa lớn nhưng tốc độ tăng trưởng và phát
triển tương đối cao. Danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày càng
tăng lên. Trong đó thuỷ sản là một ngành có thể nói là một trong những thế mạnh
của Việt Nam.
Ngoài thủy sản còn có nông sản (cà phê, chè, gia vị); các sản phẩm
công nghiệp chế biến như dệt may, giày dép, sản phẩm bằng da thuộc, đồ gỗ, đồ
chơi trẻ em, dụng cụ thể thao, gốm sứ mỹ nghệ và các mặt hàng chế biến cao cấp
như hàng điện tử, điện máy…Để thâm nhập vào thị trường EU một cách dễ dàng
và hiệu quả thì hiểu được chính sách nhập khẩu mà uỷ ban liên minh châu Âu đề
ra với các quốc gia khác là một việc làm hết sức đúng đắn. Đối với một mặt hàng
cụ thể như thuỷ sản thì EU đã có những chính sách gì để cản trở việc xuất khẩu
của các nước khác và đặc biệt là với Việt Nam.
Tiểu luận này chỉ trình bày một cách sơ lược nhất những chính sách cơ bản
của EU về cơ chế quản lý nhập khẩu thuỷ sản. Tiểu luận được hình thành từ những
tài liệu, những thông tin được tìm trên mạng và còn mang nhiều tính chủ quan, rất
mong được thầy góp ý để chúng em rút kinh nghiệm cho những bài tiếp theo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy đã giúp chúng em hoàn thành tiểu
luận này.



Nội dung




Giới thiệu chung về EU



1. EU


Liên minh Châu Âu viết tắt là EU(Union Eropean) được thành lập vào tháng
5/1967 từ 15 nước ban đầu. Tính đến năm 2007 EU đã có 27 thành viên. EU là sự
mở đầu cho những bước tiến tới sự thống nhất chính trị, kinh tế, tiền tệ cho các
thành viên khu vực.


2. Thị trường nhập khẩu thuỷ sản EU



EU là là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới với
sản lượng là 9,7 triệu tấn với giá trị 23.791 triệu EURO (số liệu năm 2004). Trong
đó Tây Ban Nha(là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới, đứng đầu EU),
Pháp(nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ tư thế giới và thứ nhì trong khối EU),
Italy(nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ 5 thế giới và thứ 3 của EU), Đức,và Anh là
những thị trường nhập khẩu chính, giá trị nhập khẩu thủy sản hàng năm vượt 1 tỷ
USD và các nước này cũng chiếm gần 80% giá trị nhập khẩu thủy sản của EU.
Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm thuỷ sản được nhập khẩu từ các nội bộ các nước
trong khối. Ngoài ra, để bổ sung một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, chủ
yếu là các sản phẩm thuỷ sản nước ấm, EU cũng nhập khẩu thuỷ sản từ hơn 180
nước khác trên thế giới.
 

II. Quy trình nhập khẩu thuỷ sản vào EU


1. Quy trình xuất nhập khẩu

SV: Trần Phương Minh – Bùi Hạnh Ly
Anh 3 - Luật KDQT - K45

Tiểu luận Chính sách Thương mại quốc tế

S
1: Nhà xuất khẩu nộp đơn xin được xuất khẩu hoặc tái xuất (yêu cầu hàng phải
có chứng thư vệ sinh cùng một số giấy tờ khác và thuộc danh sách các công ty, các
sản phẩm thủy sản được EU cho phép xuất khẩu)
2: Cơ quan quản lý của nước xuất khẩu ngoài EU cấp giấy chứng nhận xuất khẩu
hoặc tái xuất khẩu
3: Nhà xuất khẩu gửi trước bản sao tài liệu xuất khẩu, tái xuất khẩu tới nhà nhập
khẩu EU

4: Nhà nhập khẩu nộp đơn xin phép nhập khẩu có bản sao tài liệu xuất khẩu, tái
xuất khẩu gửi kèm
5: Cơ quan quản lý thuộc EU cấp giấy phép nhập khẩu
6: Nhà nhập khẩu gửi bản cấp phép nhập khẩu gốc tới nhà xuất khẩu ngoài EU
7: Nhà xuất khẩu gửi 2 loại tài liệu xuất khẩu và nhập khẩu cùng với hàng hoá
8: Nhà xuất khẩu xuất trình 2 loại tài liệu xuất khẩu và nhập khẩu tới cơ quan hải
quan tại mỗi điểm kiểm soát biên giới trước khi hàng được đưa vào lãnh thổ EU
2. Thủ tục hải quan tại EU
Hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế hải quan và thuế VAT. Theo quy
định, các hàng hóa bên ngoài Cộng đồng khi được nhập khẩu phải khai báo hải
quan
Thủ tục hải quan liên quan đến giải phóng hàng, giao nhận, kho hải quan, sản
xuất, gia công nhập khẩu dưới sự quản lý nhập khẩu, tạm nhập, gia công xuất khẩu
và xuất khẩu.
Thủ tục khai báo hải quan kiểm tra nhanh đối với bất cứ hàng hóa nào là đối
tượng bị cấm hoặc hạn chế nhập, xác định thuế đánh vào hàng hóa đó, lựa chọn
các thông tin thống kê yêu cầu. Đối với hàng gửi có giá trị dưới 10.000 euro thì
không yêu cầu khai báo giá trị tính thuế.
Hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài Cộng đồng phải chịu giá tính thuế, đó là
tổng giá cả mua bán và giá trị nhận hàng. Tổng giá trị thuế phụ thuộc vào mặt
hàng. Thuế được xác định dựa vào biểu thuế cơ bản được nêu rõ trong biểu thuế
hải quan Cộng đồng EU. Có hai loại thuế là thuế được chỉ định và thuế theo giá
hàng.
Nếu hàng hóa đến từ nước có hiệp định thương mại tự do với EU thì chúng sẽ
được nhận trợ cấp hải quan khi nhập khẩu và để được hưởng phúc lợi, hải quan
yêu cầu khai báo nguồn gốc, khai báo chứng nhận xuất xứ hoặc hóa đơn mua bán

của người xuất khẩu. EU có tới khoảng 30 điều khoản phúc lợi hải quan trợ cấp
miễn giảm thuế chính thức đối với các sản phẩm được đưa ra trong hiệp định. Chỉ
có 10 nước trên thế giới là không nằm trong phạm vi của Hiệp định này.
Luật hải quan Cộng đồng bao gồm các luật lệ hải quan chung và các thủ tục áp
dụng trong thương mại giữa EU và các nước thứ Ba. Những thủ tục này gọi là
“Thủ tục hải quan có sự tác động kinh tế”:
+ Hàng được giải phóng để được tự do lưu thông: thời điểm được xác định
chấp nhận khai báo hải quan để được tự do lưu thông là ngày nộp thuế nhập khẩu.
Điều này áp dụng cho cả giá tính thuế và số lượng hàng hóa chịu thuế hoặc bị áp
dụng tỷ lệ thuế.
+ Quá cảnh trong nước/ngoài nước: Cho phép hàng hóa được nhập khẩu
để giao nhận miễn thuế tại cơ quan hải quan nội địa, với mục đích vận tải quá cảnh
+ Kho Hải quan: Cho phép nhập khẩu hàng hóa vào Cộng đồng và lựa
chọn thời điểm trả thuế hoặc tái xuất hàng hóa. Hàng hóa được giữ trong kho bảo
quản với ý định phân phối tiếp theo. Tuy nhiên hàng hóa có thể chế biến dưới mức
gia công nhập khẩu hoặc gia công dưới sự quản lý hải quan trong kho hải quan.
+ Chế biến dưới sự quản lý nhập khẩu: Hàng hóa có thể được chế biến
thành sản phẩm chịu tỷ lệ thuế thấp hơn trước khi được đưa vào lưu thông tự do.
Thuế nhập khẩu được đóng góp để tạo ra hoặc để duy trì các hoạt động gia công,
chế biến trong cộng đồng.
+ Gia công chế biến xuất khẩu/nhậpkhẩu: cho phép nhập khẩu các nguyên
vật liệu hoặc các hàng hóa sơ chế được gia công, chế biến để tái xuất vào Cộng
đồng mà không yêu cầu các nhà sản xuất phải chịu thuế hải quan và VAT đối với
hàng hóa được chấp nhận. Có hai dạng khác nhau: Cho phép giảm thuế; Trả ngay
hoặc trả sau.
+ Tạm nhập: Hàng hóa được chấp nhận trong Cộng đồng mà không phải
nộp thuế hoặc VAT theo các điều kiện hoặc tái xuất sau đó
+ Xuất khẩu

3. Quy định về chứng từ và điều kiện kiểm tra đối với hàng nhập khẩu
vào EU
- Quy định về chứng từ
Theo quy định của EU, khi thông quan hàng hoá, phải xuất trình cho cơ quan
Hải quan tờ khai theo mẫu do Hải quan quy định.Hàng hoá khi kiểm tra hải quan
đều phải xuất trình cả tờ khai sơ bộ (Summary declaration) cùng với hàng hoá.
Những chứng từ cơ bản cho hàng hoá nhập khẩu vào các nước thành viên EU
không phụ thuộc vào giá trị lô hàng hay loại hình vận chuyển. Thông thường đối
với hàng nhập khẩu vào EU, yêu cầu phải có những chứng từ cơ bản sau đây:
+ Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): Cần ghi rõ chính xác các
thông tin mô tả hàng hoá, điều kiện giao hàng và mọi chi tiết cần thiết để xác định
đúng toàn bộ giá hàng, cước phí và bảo hiểm
+ Vận đơn (Bill of Lading)
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) khi người nhập
khẩu yêu cầu hoặc quy định bắt buộc đối với một số hàng hoá nhất định. Những
hàng hoá được hưởng GSP phải có “C/O form A.”
+ Phiếu đóng gói (Packing List) nếu cần
+ Tờ khai xuất khẩu của người gửi hàng (Shipper’s export declaration) áp
dụng đối với những lô hàng có trị giá trên 2500 USD
+ Giấy phép nhập khẩu (Import License) nếu cần
+Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insủance Cẻtìicate) nếu cần
+ Hoá đơn chiếu lệ (Pro-forma Invoice) nếu cần
+Giấy chứng nhận vệ sinh (các sản phẩm động vật) (Sanitary Certificate
for Animal Products) (ở Việt Nam do Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và
thú y thủy sản – NAFIQAVED cấp đối với các sản phẩm thủy sản)
+Chứng từ nhập khẩu đối với hàng phi nông sản (Import Documentation
for Non-agricultural)
- Điều kiện kiểm tra đối với thuỷ sản nhập khẩu vào EU
Các sản phẩm thuỷ sản khi nhập khẩu vào EU phải có chứng nhận chính thức
của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu ngoài EU(cơ quan này được Uỷ ban
châu Âu công nhận). Đây là điều kiện tiên quyết đối với các nước xuất khẩu để đủ
điều kiện xuất khẩu thuỷ sản sang EU

Đối với các sản phẩm thuỷ sản, nước xuất xứ phải nằm trong danh sách các
nước đủ điều kiện được EU công nhận. Tiêu chuẩn để đủ điều kiên là:
+ Nước xuất khẩu phải có một cơ quan có thẩm quyền, có trách nhiệm kiểm soát
chính thức xuyên suốt dây chuyền sản xuất. Đây phải là cơ quan có quyền lực, có
cơ sở hạ tầng và nguồn lực để thực hiện có hiệu quả việc giám định và chứng nhận
các điều kiện vệ sinh liên quan, đảm bảo độ tin cậy.
+ Thuỷ sản sống, trứng và thú săn bắt để nuôi và nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống
phải có đầy đủ tiêu chuẩn sức khỏe động vật liên quan
+ Điều kiện để nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống hoặc đã chế biến, loài
chân bụng biển, loài da gai là chúng phải nằm trong danh sách khu vực sản xuất
được chứng nhận. Cơ quan quốc gia nước xuất khẩu phải đảm bảo việc phân loại
các sản phẩm này và phải giám sát thường xuyên các khu vực sản xuất để không
có các độc tố biển gây nhiễm độc.
+ Cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu phải có kế hoạch kiểm soát theo yêu cầu
của EU đối với kim loại nặng, vật lây nhiễm, dư lượng thuốc thú y và kháng sinh
trong các sản phẩm NTTS. Kế hoạch kiểm soát phải được lập và đệ trình tới EC để
xin chấp thuận và tiếp tục thực hiện hàng năm.
+ Các sản phẩm thuỷ sản được phép nhập khẩu vào EU nếu được cơ quan có thẩm
quyền của nước xuất khẩu giám định đáp ứng đủ các yêu cầu của EU
+ Cần thiết phải có sự giám định của Cơ quan Thú y và Thực phẩm của Ủy ban
châu Âu (FVO) để xác nhận phù hợp với các yêu cầu trên
+ Các sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ các nước ngoài EU khi tới lãnh thổ EU
phải qua chứng nhận của Trạm giám định biên giới của EU. Mỗi hàng gửi phải
chịu kiểm tra tài liệu một cách hệ thống, kiểm tra tính đồng nhất và kiểm tra vật lý.
Tần suất kiểm tra phụ thuộc vào mức độ hư hỏng sản phẩm và phụ thuộc vào kết
quả của các lần kiểm tra trước. Mỗi hàng gửi mà không đạt yêu cầu quy định của
EU sẽ bị hủy hoặc bị gửi trả lại trong vòng 60 ngày.

III. Các biện pháp quản lý nhập khẩu

1. Thuế quan
* Đặc điểm chung
Các nước thuộc Liên minh châu Âu áp dụng hệ thống thuế quan chung của EU.
Biểu thuế quan được xây dựng trên cơ sở hệ thống hài hòa (HS – Harmonized
System) trong mô tả và mã hàng hóa. Chế độ thuế quan chung (CCT) được áp
dụng cho tất cả các nước thành viên EU.
1.1Thuế nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu = Giá trị hàng hóa nhập khẩu X Thuế suất
Trong đó:
+ Giá trị hàng hóa nhập khẩu tính theo giá CIF bao gồm: tiền hàng, chi phí
đóng gói, chi phí để làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế xuất khẩu (nếu có), chi phí để
lập bộ chứng từ xuất khẩu, cước vận tải đến cảng đến và phí bảo hiểm.
+ Thuế suất phụ thuộc vào loại hàng và xuất xứ của hàng nhập khẩu.
Thuế suất được xây dựng trên nguyên tắc: những mặt hàng trong nước chưa
sản xuất được, hoặc sản xuất không đủ, hoặc cần thiết để phát triển những ngành
sản xuất trong nước thì sẽ được miễn thuế hoặc hưởng thuế suất thấp; Ngược lại,
những mặt hàng trong nước đã sản xuất đủ hay để khuyến khích trong nước tự sản
xuất thì sẽ phải chịu thuế suất cao. Theo nguyên tắc này, hầu hết nguyên liệu nhập
vào EU được miễn thuế nhập khẩu hoặc chịu thuế suất thấp, còn các mặt hàng
nông sản thực phẩm phải chịu mức thuế cao hoặc thuế đặc biệt.
1.2 Thuế ưu đãi:
a) Các loại hình ưu đãi thuế
Ngoài chính sách thuế quan thông thường đối với hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa, EU còn có chính sách ưu đãi về thuế trong một số điều kiện. Chính sách
ưu đãi này chia làm 3 nhóm các nhà xuất khẩu:
- Nhóm thứ nhất áp dụng đối với các nước có quy chế tối huệ quốc (MFN)

- Nhóm thứ hai là ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of
Preference - GSP), áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển ở
mức độ thấp
- Nhóm thứ ba là thuế ưu đãi đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ
một số nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP kèm với những ưu đãi theo
hiệp định song phương khác như các hiệp định giữa EC với các nước chậm phát
triển nhất, giữa EC – ACP.
b) Điều kiện để được hưởng Hệ thống ưu đãi Thuế quan phổ cập - GSP
GSP là Hệ thống ưu đãi Thuế quan phổ cập, là chế độ ưu đãi đặc biệt của các
nước công nghiệp dành cho các nước chậm phát triển. Bản chất của chế độ GSP là
các nước công nghiệp phát triển sẽ áp dụng chế độ miễn thuế hoặc thuế rất thấp
cho hàng hóa của các nước đang và kém phát triển, nhằm giúp hàng hóa của tất cả
các nước này có điều kiện thâm nhập được vào thị trường các nước phát triển.
Để được hưởng GSP thì phải đạt các điều kiện: phải là nước chậm và đang phát
triển (EU quy định phải có thu nhập bình quân đầu người ≤ 6000 USD/ năm) và
hàng hóa phải đạt được 3 điều kiện cơ bản: (1) Điều kiện xuất xứ từ nước được
hưởng; (2) Điều kiện về vận tải; (3) Điều kiện về giấy chứng nhận xuất xứ.
· Điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng
- Đối với sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước được hưởng ưu
đãi như: khoáng sản, động thực vật, thủy sản đánh bắt trong lãnh hải và hàng hóa
sản xuất từ sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng ưu đãi GSP.
- Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu: EU quy định hàm lượng trị
giá sản phẩm sáng tạo tại nước được hưởng GSP (tính theo giá xuất xưởng) phải
đạt 60% tổng trị giá hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng hàm
lượng này có thể thấp hơn.
EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng hoá của một nước có thành
phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng
GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Ngoài

ra còn quy định cụ thể khác về GSP của EU như nguyên tắc tự vệ loại trừ điều
kiện hưởng GSP, cơ chế kinh tế thị trường và nhóm có nền kinh tế phi thị
trường…
· Về điều kiện vận tải (hay điều kiện gửi hàng): EU yêu cầu hàng hóa phải được
gửi thẳng từ nước được hưởng ưu đãi đến nước cho hưởng. Quy định này nhằm
đảm bảo hàng hóa không bị gia công tái chế thêm trong quá trình vận chuyển.
Điều kiện gửi hàng được thỏa mãn khi:
- Hàng hóa vận chuyển không qua lãnh thổ của một nước thứ ba nào khác

- Nếu hàng hóa vận chuyển qua một nước thứ ba thì phải được đảm bảo rằng:
hàng hóa chịu sự kiểm soát của nước thứ ba đó và không qua bất cứ quá trình gia
công tái chế hay mua đi bán lại nào tại nước thứ ba đó.
·
Về điều kiện giấy chứng nhận xuất xứ: EU yêu cầu hàng hóa muốn được
hưởng GSP thì cần có giấy chứng nhận xuất xứ Form A.
Khi đã đạt đủ các tiêu chuẩn nêu trên thì hàng nhập khẩu vào EU sẽ được
hưởng ưu đãi theo chế độ GSP, nhưng không phải với loại sản phẩm nào cũng
được hưởng một mức thuế quan như nhau mà phụ thuộc vào tính cạnh tranh của
từng loại sản phẩm đó.
c) Mức thuế ưu đãi
Cụ thể, chế độ GSP hiện hành chia làm 4 loại sản phẩm với 4 mức thuế ưu đãi
khác nhau.
i. Thứ nhất là loại sản phẩm có độ nhạy cảm cao: Mức thuế ưu
đãi bằng 85% so với thuế quan chung (CCT).
ii. Thứ hai là loại sản phẩm nhạy cảm: Có mức thuế ưu đãi bằng
70% so với thuế quan chung (CCT).
iii. Thứ ba là loại sản phẩm bán nhạy cảm: Chịu mức thuế bằng
30% mức thuế CCT.
iv. Thứ tư là loại không nhạy cảm: Được miễn thuế hoàn toàn
(0%).

Hơn thế nữa không phải mặt hàng nào nằm trong danh mục giảm thuế này
cũng nghiễm nhiên vào được thị trường EU vì theo điều 14 (điều khoản tự vệ) của
quy chế GSP thì một số sản phẩm được đưa ra vẫn có thể bị thay đổi trong thời
gian hưởng lợi khi mặt hàng đó “gây ra hoặc đe dọa gây ra khó khăn cho các nhà
sản xuất của EU”. EU thường xuyên điều chỉnh hệ thống thuế quan chung (CCT)
như một công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt động ngoại thương, do đó các doanh
nghiệp phải thường xuyên theo dõi để đáp ứng những yêu cầu cần thiết và được
hưởng lợi. Hàng năm Ủy ban châu Âu sẽ đăng trên công báo của Liên minh châu
Âu về biểu thuế quan hưởng theo quy chế Tối huệ quốc (MNF) đối với tất cả danh
mục hàng hóa nhập khẩu vào EU.
Bên cạnh chế độ thuế quan trên, EU còn áp dụng nhiều loại thuế khác như thuế
giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,…
1.3. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
VAT được áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa được bán ở EU. Nhìn chung
mức thuế VAT thấp đối với mặt hàng thiết yếu và mức thuế cao áp dụng cho các
mặt hàng xa xỉ. VAT được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên giá CIF. Hiện nay,
mức thuế VAT ở các nước khác nhau thì khác nhau.
1.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Loại thuế này áp dụng đối với một số loại sản phẩm phụ thuộc vào ảnh hưởng
của nó đối với công dân của EU. Thuế được áp dụng cho cả sản phẩm nội địa lẫn
nhập khẩu. Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào một số loại hàng hóa như: nước giải
khát có cồn và không có cồn, bia, rượu, rượu mạnh, thuốc lá và các sản phẩm
thuốc lá. Ngoài ra, ở một số nước EU loại thuế này còn đánh vào đường, dầu thực
vật và các sản phẩm dầu dưới hình thức như một loại “thuế xanh” để gây quỹ thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Đối với hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc
biệt do các nhà nhập khẩu phải trả, ngoài thuế quan và thuế giá trị gia tăng.
1.5 Thuế nông sản và hải sản:
Liên minh châu Âu tham gia vòng đàm phán Urugoay nhằm hủy bỏ mức thuế
nhập khẩu nông sản trước kia của mình và thay bằng các công cụ thuế được chấp

nhận rộng rãi hơn. Thuế nông sản gồm nhiều phần khác nhau, thuế theo mùa và
dựa trên giá thời điểm nhập khẩu.
2.Phi thuế quan
Để đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng thực phẩm tiêu dùng, Luật thực
phẩm của liên minh châu Âu thực hiện nguyên tắc quản lý chất lượng và kiểm
soát định hướng quá trình qua các dây chuyền cung cấp thực phẩm - từ tàu đánh
bắt hoặc trang trại NTTS tới bàn ăn. Vì vậy tìm hiểu các quy định của EU về vệ
sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết giúp các Doanh nghiệp nắm rõ và vận dụng
tốt khi muốn thâm nhập vào thị trường EU.
2.1 Quy định của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm
2.1.1 Quy định của EU về kiểm tra chứng nhận
- Quy định kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thủy sản
Các điều kiện vệ sinh đối với việc sản xuất và đưa vào thị trường các sản phẩm
thủy sản cho người tiêu dùng nêu trên đều nhằm mục đích đảm bảo vệ sinh thực
phẩm thủy sản nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
Những luật lệ chung về vệ sinh thực phẩm và các thủ tục thẩm tra việc chấp
hành các luật lệ việc chuẩn bị, chế biến, sản xuất, bao gói, bảo quản, vận chuyển,
phân phối, lưu giữ, bán buôn và bán lẻ cần phải được tiến hành một cách vệ sinh.
Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cần phải xác định rõ công đoạn nào trong
các hoạt động của mình là cốt lõi để đảm bảo an toàn thực phẩm và đảm bảo rằng
các biện pháp an toàn được xác định, được thực hiện, được quản lý và giám sát
trên cơ sở các nguyên tắc sau đây, được áp dụng để xây dựng Hệ thống HACCP
(Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm kiểm soát tới hạn trong quá trình
chế biến thực phẩm).
Mục tiêu của Chỉ thị là đảm bảo vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe động vật
nuôi ở các nước thành viên EU. Để thực hiện mục tiêu đề ra, Ủy ban châu Âu sẽ
thiết lập một danh sách các vùng, cơ sở nuôi được phê chuẩn, tránh tình trạng
động vật và sản phẩm nuôi nhập khẩu từ những vùng nhiễm bệnh nặng gây bệnh
truyền nhiễm cho động vật nuôi trong khối (bệnh bò điên, lở mồm, long móng,…).

Chỉ thị 91/67/EEC có nêu: “Thay nước trong quá trình vận chuyển cần có các
thiết bị được thiết kế để ngăn ngừa sự ô nhiễm môi trường: dễ tiến hành khử trùng
nước, đảm bảo trong mọi trường hợp không trực tiếp thải nước vào nước biển
hoặc nước trong các dòng chảy tự do”. .
- Quy định các chất lây nhiễm bao gồm đioxin và kim loại nặng, thuốc trừ sâu:
Quy định của Hội đồng (EEC) đề ra các quy định về các chất ô nhiễm trong
thực phẩm với điều kiện là:
+ Thực phẩm chứa chất ô nhiễm với số lượng không thể chấp nhận xét
theo quan điểm y tế cộng đồng và đặc biệt ở mức độc hại không đưa ra thị trường
tiêu thụ được
+ Sẽ giữ ở mức ô nhiễm thấp có thể đạt được bằng các biện pháp sau đó
+ Đối với một số chất ô nhiễm nên thiết lập các mức tối đa nhằm bảo vệ
sức khỏe cộng đồng
Ủy ban yêu cầu Ủy ban Khoa học Thực phẩm (SCF) và Ủy ban Khoa học Dinh
dưỡng Động vật (SCAN) đánh giá những rủi ro cho sức khỏe cộng đồng xuất phát
từ sự có mặt của điôxin trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, bao gồm cả đánh
giá lượng dung nạp điôxin và PCBs trong chế độ ăn của người dân EU, xác định
yếu tố đóng góp chính.
Mục đích chung của chính sách EU về điôxin là làm giảm mức nhiễm điôxin và
PCBs trong môi trường, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nhằm đạt được mức bảo
vệ sức khỏe cộng đồng cao. Các yêu cầu trong tất cả các giai đoạn của chuỗi thực
phẩm và thức ăn:
+ Giảm mức ô nhiễm môi trường
+ Giảm mức ô nhiễm của thức ăn chăn nuôi, bao gồm cả thức ăn cho thủy sản
+ Giảm mức ô nhiễm của thực phẩm

Ủy ban đã đề xuất cho các nước thành viên các biện pháp lập pháp sau đây liên
quan đến thức ăn chăn nuôi:
+ Thiết lập các mức tối đa nghiêm ngặt nhưng khả thi
+ Thiết lập các mức thực tế tác dụng như công cụ cảnh báo sớm về mức
điôxin cao
+ Thiết lập các mục tiêu để thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nằm trong giới
hạn khuyến cáo của các Ủy ban khoa học.
2.1.2. Quy định của EU về dư lượng
EU đưa ra các chỉ thị, quy định về việc cấm sử dụng một số chất có tính kích
thích tuyến giáp, hoóc môn và các chất nhóm beta-agonist trong chăn nuôi. Hiện
EU tiếp tục phản đối việc nhập khẩu thịt gia súc có sử dụng hoóc môn.
Bên cạnh đó là những quy định về các biện pháp giám sát một số hóa chất và
dư lượng của chúng trong động vật sống và các sản phẩm động vật. Hóa chất được
chia thành hai nhóm: A và B. Nhóm A – Các hoạt chất có tác dụng đồng hóa và
các chất cấm sử dụng: 5 chất. Nhóm B – Thuốc thú y và các chất gây ô nhiễm môi
trường. Đối với các chất thuộc nhóm B, việc giám sát đặc biệt nhằm kiểm soát sự
tuân thủ mức giới hạn dư lượng tối đa.
Hiện EU đang thực hiện chính sách “dư lượng = 0” đối với các chất kháng sinh
bị cấm hoàn toàn. EU ngày càng hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng kháng sinh
trên cơ sở hiện đại hóa thiết bị kiểm tra. Điều này đã gây cản trở rất lớn đối với
hoạt động xuất khẩu thủy sản vào EU. Bên cạnh các chất kháng sinh bị cấm hoàn
toàn, EU còn quy định các chất kháng sinh bị hạn chế (cho phép sử dụng nhưng
quy định giới hạn tối đa).
* Tính trong động, thực vật dưới nước, lưỡng cư và sản phẩm động, thực vật dưới
nước, lưỡng cư: Các nước xuất khẩu thịt gia súc, gia cầm và thủy sản vào EU phải
tuân thủ Quy định kiểm tra thú y đối với thịt gia súc, gia cầm và thủy sản. Nếu qua
kiểm tra tại cảng đến, các nước thành viên EU phát hiện hàng không đạt tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố sinh học,

dư lượng kháng sinh quá mức cho phép: Chloramphenicol (CAP), Nitrofuran
(NF), Furazolidone (FRZ),…>0), Ủy ban châu Âu sẽ có các biện pháp trừng phạt
như trả lại hàng, tiêu hủy hàng, cấm hoặc hạn chế xuất khẩu, kiểm tra 100% các lô
hàng thực phẩm xuất khẩu vào EU nếu phát hiện hàng không đạt tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn thực phẩm.
2.1.3. Quy định của EU về bao gói, ghi nhãn sản phẩm
- Quy định nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ
EU thực hiện những chương trình về dán nhãn với mục đích phát triển “các
sản phẩm thân thiện với môi trường và “Chương trình nhãn hiệu cho thực phẩm có
nguồn gốc hữu cơ” áp dụng cho tất cả nông, thủy sản được sản xuất trong khối EU
và nhập khẩu từ các nước phát triển.
EU áp dụng quy trình GAP (Good Agricultural Practice)– Quy trình canh tác
nông nghiệp đảm bảo/ Quy phạm thực hành nuôi trồng tốt để thực hiện phương
pháp sản xuất nông nghiệp hữu cơ. GAP bao gồm các tiêu chuẩn về quản lý đất
đai, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh
học, bảo vệ mùa màng, thu hoạch và sau thu hoạch, sức khỏe và an toàn cho người
lao động.
+ Yêu cầu đối với quá trình sản xuất bao bì và thành phần của bao bì
Quy định hàm lượng kim loại nặng tối đa trong bao bì và đưa những yêu cầu
đối với quá trình sản xuất và thành phần của bao bì
+ Yêu cầu đối với quá trình sản xuất bao bì và thành phần của bao bì


Bao bì phải được sản xuất sao cho thể tích và khối lượng được giới hạn
đến mức tối thiểu để duy trì mức an toàn, vệ sinh cần thiết đối với sản phẩm
có bao bì đối với người tiêu dùng.



Bao bì phải được thiết kế, sản xuất, buôn bán theo cách thức cho phép
tái sử dụng hay thu hồi, bao gồm tái chế và hạn chế mức tối thiểu tác động
đối với môi trường khi chất phế thải bao bì bị bỏ đi.




Bao bì phải được sản xuất theo cách có thể hạn chế tối đa sự có mặt
của nguyên liệu và chất độc hại do sự phát xạ, tàn tro khi đốt cháy hay chôn
bao bì, chất cặn bã.

+ Yêu cầu đối với bao bì có thể tái sử dụng
 Tính chất vật lý và các đặc trưng của bao bì phải cho phép sử dụng lại một
số lần nhất định trong điều kiện sử dụng được dự đoán trước là bình
thường.
 Quá trình sản xuất bao bì phải đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao
động.
 Phải đáp ứng yêu cầu đặc biệt về thu hồi bao bì khi bao bì không được tái
sử dụng trong thời gian dài và thành phế thải.
+ Yêu cầu đối với việc thu hồi và tái chế bao bì


Bao bì thu hồi ở dạng vật liệu tái sử dụng được thì phải được sản xuất để nó

có thể được dùng vào việc sản xuất thành những sản phẩm có thể bán được
 Loại bao bì thu hồi dạng phế phẩm năng lượng, phải thu được tối thiểu
lượng calo cho phép.
 Nói chung là phải tái chế đạt 50 – 60% rác bao bì tính bằng số nguyên liệu
tái chế hay đốt để thu lại năng lượng.
 Loại bao bì không thể tái sử dụng, phải đem đốt thì phải đảm bảo là không
ảnh hưởng tới môi trường bởi các khí độc hại thải ra.
Để bảo vệ môi trường, EU có rất nhiều biện pháp hạn chế tối đa ô nhiễm môi
trường từ sinh hoạt hàng ngày, trong đó có quy định về bao bì và phế thải bao bì.
+ Yêu cầu về đóng gói, kí mã hiệu và dán nhãn
Đóng gói và dán nhãn sản phẩm quan trọng khi sản phẩm được bán lẻ tại các
siêu thị hay các điểm bán lẻ khác. Vấn đề ở việc đóng gói phù hợp với chuyên
chở.
Bên cạnh chuyên chở, môi trường cũng là một vấn đề trong đóng gói. Luật về
môi trường (tái sử dụng, tái chế vật liệu đóng gói) hay quy định về độ độc hại có

đưa ra một số yêu cầu liên quan tới vật liệu đóng gói. Những túi nilông trong
thùng carton phải "dùng được cho thực phẩm”. Đối với hải sản đóng hộp, cũng có
quy định về lượng cadimi và thuỷ ngân có trong nó.
+ Chất liệu và kích thước bao bì
 Trọng lượng của sản phẩm
 Kích thước của sản phẩm
 Số lượng sản phẩm đóng trong một thùng carton
 An toàn sức khỏe
 Mùi
 Khả năng chất đè lên nhau
 Tính thẩm mỹ
 Thuận tiện xếp dỡ
 Vấn đề môi trường
Việc quan trọng nhất là việc đóng gói bảo vệ cho hàng hoá khỏi bị hư hại và
thuận tiện cho xếp dỡ.
+ Cách đóng gói cho hàng thuỷ hải sản:
 Bao bì cho người tiêu dùng
 Đóng gói cho người mua sỉ
 Đóng gói cho mục đích công nghiệp
+ Loại bỏ các bao bì
Quá trình này được tính toán bằng số nguyên liệu tái chế lại và năng lượng thu
lại được bằng cách đốt. Các nước thành viên được phép đặt ra các mục tiêu cao
hơn, miễn là không làm ảnh hưởng đến buôn bán nội bộ EU.
Vì chính sách môi trường thay đổi nhanh chóng, người xuất khẩu nên hỏi nhà
nhập khẩu về các quy định có liên quan đên bao bì đóng gói. .
+ Gắn nhãn
Nhãn mác trên bao bì phải có các thông tin
 Tên thương mại (ví dụ: tôm)
 Xuất xứ (ví dụ: Thái Lan)
 Cách chế biến (ví dụ: luộc, bóc vỏ)
 Cách bảo quản (ví dụ: đông lạnh)
 Kích cỡ (ví dụ: cỡ 100/200 một pound)
 Thành phần (ví dụ: tôm, nước, muối)


Lượng (ví dụ: 1kg)
Khối lượng sản phẩm (ví dụ: 900g)
Ngày hết hạn sử dụng (ví dụ: dùng trước 31.1.2002, giữ ở -18 độ C)
Khuyến cáo (ví dụ: không làm đông lại sau khi rã đông)
Nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.

Nhãn hiệu của một số loài nhất định (cá tuyết, cá mòi, tôm) tươi hay đông lạnh
từ nước thứ ba phải nêu rõ:
 Tên nước xuất xứ bằng chữ cái Latinh
 Tên khoa học và tên thuơng mại của sản phẩm.
 Tình trạng của sản phẩm (cắt bỏ đầu/ xương hoặc chưa)
 Kích cỡ và mức độ tươi.
 Khối lượng tịnh (kg)
 Ngày chuẩn bị và ngày gửi hàng
 Tên và địa chỉ của người gửi hàng
Nhãn mác trên các hộp phải ghi bằng ngôn ngữ tại thị trường tiêu thụ, và phải
cho người đọc hiểu các thông tin sau:
 Khối lượng tịnh
 Thành phần (gồm cả phụ gia, chất bảo quản)
 Năng lượng (kiloJun)
 Tên và địa chỉ người đóng gói
 Hạn sử dụng
 Nước xuất xứ.
2.1.4. Quy định của EU về hoá chất, phụ gia
- Chất phụ gia thực phẩm
Phụ gia thực phẩm là các loại nguyên liệu khác nhau được dùng để thêm vào
thực phẩm nhằm mục đích làm tăng thêm sự hấp dẫn của sản phẩm, hoặc làm
đông đặc thực phẩm. Phụ gia thực phẩm là đối tượng điều chỉnh của luật pháp EU.
EU đã ban hành các Chỉ thị đặt ra các yêu cầu đối với chất làm ngọt, phẩm
mầu, hương liệu và các phụ gia thực phẩm khác để sử dụng cho thực phẩm.


Quy định của EU về phụ gia trong thực phẩm là phẩm mầu, chỉ được dùng các
chất màu đã được quy định để làm phụ gia trong thực phẩm.
Hạn chế những chất làm ngọt có nguồn gốc từ hoá học. Thực phẩm có chất làm
ngọt thì trên bao bì phải ghi tên chất làm ngọt đã dùng hoặc chất làm ngọt đó phải
có thành phần từ những thành tố làm ngọt ghi trên bao bì. Việc dán mác sản phẩm
có chất làm ngọt phải ghi khuyến cáo “sử dụng quá nhiều sẽ gây nên bệnh đường
ruột” và phải chỉ rõ chất làm ngọt có nguồn gốc từ đâu.
Hương liệu dùng làm phụ gia thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau:
(1) Hương liệu không được đưa ra thị trường để bán cho người tiêu dùng cuối
cùng nếu vi phạm những yếu tố sau: Tên hay tên kinh doanh và địa chỉ của nhà
sản xuất, nhà đóng gói hay nhà phân phối không được ghi một cách rõ ràng, dễ
đọc và không thể tẩy xóa; Dòng nhãn “Flavouring” hay các tên đặc biệt khác
không được mô tả đầy đủ và rõ ràng, chính xác; Lượng các loại hương liệu chứa
trong nó không được cung cấp rõ ràng, dễ đọc và có thể tẩy xóa.
(2) Hương liệu được dùng làm phụ gia thực phẩm phải đảm bảo rằng không
chứa bất kỳ một nguyên tố hay hợp chất nào có hàm lượng độc tố nguy hiểm; phải
tuân theo bất cứ một tiêu chuẩn nào về độ tinh khiết. Không chứa hơn 3 mg/kg
asenic, chì không quá 10 mg/kg, Cadimi không quá 1 mg/kg và thủy ngân không
quá 1 mg/kg.
Ngoài chất làm ngọt, phẩm màu và hương liệu, trong chế biến thực phẩm,
người ta còn sử dụng một số phụ gia khác. Ví dụ như tác nhân làm đông đặc, hay
tác nhân làm thực phẩm.
Nói tóm lại, các chất phụ gia cho vào thực phẩm chế biến, hương liệu, chất làm
ngọt và tác nhân làm đông đặc thực phẩm phải là những chất không độc hại,
không gây ô nhiễm môi trường.
2.1.5. Quy định chung của EU
EU đưa ra các quy định, điều khoản chung về các điều kiện vệ sinh đối với việc
sản xuất và đưa vào thị trường các thực phẩm thủy sản, các quy định điều kiện vệ

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế
  • Thực trạng chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam hiện nay
  • Công cụ của chính sách thương mại
  • Tiểu luận nội dung của chính sách thương mại quốc tế
  • Đề tài Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế
  • De thi chính sách thương mại quốc tế FTU
  • Tiểu luận Chính sách thương mại quốc tế ftu
  • Vai trò của chính sách thương mại
READ  Một số đề tài tiểu luận về khách sạn Mường Thanh | Traloitructuyen.com
See more articles in the category: Tiểu luận