Hàng hóa giá trị bao nhiêu thì phải lập hóa đơn giá trị gia tăng?

Or you want a quick look: 1. Hàng hóa giá trị bao nhiêu thì phải lập hóa đơn giá trị gia tăng?

Hàng hóa giá trị bao nhiêu thì phải lập hóa đơn giá trị gia tăng? Thuế giá trị gia tăng là gì?

[external_link_head]

Theo quy định của pháp luật thì việc lập hóa đơn giá trị gia tăng phải dựa vào tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mà người mua khi mua hàng hóa, dịch vụ đó, đồng thời cũng phải bắt buộc lập hóa đơn nếu như người mua yêu cầu. Vậy hàng hóa giá trị bao nhiêu thì phải lập hóa đơn giá trị gia tăng? Pháp luật quy định như thế nào về thuế giá trị gia tăng? Bài viết dưới đây sẽ tập trung phân tích vấn đề bên trên.

Hàng hóa giá trị bao nhiêu thì phải lập hóa đơn giá trị gia tăng?

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 0888672676

Căn cứ pháp lý:

Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

1. Hàng hóa giá trị bao nhiêu thì phải lập hóa đơn giá trị gia tăng?

Theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì hóa đơn là  chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Trên hóa đơn phải ghi đầy đủ những nội dung liên quan đến loại hàng hóa, thông tin về người bán và thông tin về người mua. Hóa đơn bao gồm: hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, phiếu thu vận chuyển, những hóa đơn khác (  tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm).

Trong đó, hóa giá trị gia tăng được hiểu là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong một số trường hợp được quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 3, Thông tư 39/2014/TT-BTC  bao gồm những trường hợp sau:

[external_link offset=1]

+ Hoạt động vận tải quốc tế;

+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

+ Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

Xem thêm: Mua xe cũ có phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng không?

Khi lập hóa đơn giá trị gia tăng thì  ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng thì người lập phải lưu ý hóa đơn sẽ có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 18, Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn: “1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.” Như vậy có thể thấy được rằng nếu như hàng hóa, dịch vụ mà có tổng giá trị từ 200.000 đồng thì bắt buộc phải lập hóa đơn. Còn ngược lại nếu như tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mà dưới 200.000 đồng thì không cần phải lập hóa đơn nhưng trong trường hợp mà người mua vẫn muốn được nhận hóa đơn thì người bán vẫn phải bắt buộc lập hóa đơn.

READ  Cảnh báo: Son 3CE fake bán công khai, giá rẻ ‘kinh hoàng’ nhưng vẫn có người mua

2. Thuế giá trị gia tăng là gì?

Tại Điều 2, Luật thuế Giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bổ sung 2013: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

2.1. Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

Dựa trên khái niệm trên ta có thể thấy được những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế tiêu dùng, nó không đán trực tiếp vào thu nhập của người nộp thuế mà đáng vào người tiêu dùng( người mua hàng hóa, dịch vụ) tiền thuế là một yêu tố được cộng vào trong giá bán của hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả khi mua hàng.

Khi có hành vi mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ mà những hàng hóa, dịch vụ đó thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng sẽ tác động. Đối với thuế giá trị gia tăng thì người nộp thuế và người chịu thuế về cơ bản là khác nhau (không phải là một). Người mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ là người chịu thuế và có nghĩa vụ trả một khoản tiền bao gồm cả số tiền thuế giá trị gia tăng cho chủ thể bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Chủ thể này sẽ có nghĩa vụ nộp vào ngân sách Nhà nước số thuế giá trị gia tăng đó thay người mua.

Mối quan hệ này xảy ra chủ yếu giữa người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp. Chính vì khoản tiền thuế giá trị gia tăng mà người tiêu dùng phải trả đã ẩn trong số tiền thanh toán và họ cũng không phải đi nộp số tiền thuế này nên người tiêu dùng không cảm nhận được áp lực về thuế và đây cũng là một ưu điểm của thuế gián thu. Tuy nhiên, không phải lúc nào trong thuế giá trị gia tăng người nộp thuế và người chịu thuế cũng là hai chủ thể khác nhau.

Thứ hai, thuế giá trị gia tăng có phạm vi áp dụng rộng (diện đánh thuế rất rộng)

Xem thêm: Tội mua bán trái phép hoá đơn giá trị gia tăng? Mua bán hóa đơn GTGT khống?

[external_link offset=2]

Thuế giá trị gia tăng đánh vào hầu hết hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong phạm vi quốc gia. Sự bao trùm của sắc thuế này không chỉ ở phạm vi hàng hóa, dịch vụ chịu thuế mà còn ở người nộp thuế và người chịu thuế. Với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng: xuất phát từ việc thuế giá trị gia tăng đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ ở các khâu của quá trình từ sản xuất, kinh doanh đến tiêu dùng chi trừ một số ít hàng hóa dịch vụ không thuộc diện chịu thuế gồm những hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ thiết yếu Nhà nước cần khuyến khích hỗ trợ dựa trên tình hình kinh tế- xã hội và mục tiêu phát triển mà quốc gia đó theo đuổi.

READ  Liên Minh Huyền Thoại | Trang chủ chính thức

Thứ ba, về ý thức chấp hành pháp luật thuế của mọi chủ thể trong xã hội

Ý thức pháp luật là một yếu tố, điều kiện cần thiết trong mọi quan hệ xã hội. Đòi hỏi ở đây là việc mọi chủ thể trong xã hội phải có kiến thức về thuế giá trị gia tăng, nắm bắt được pháp luật về thuế giá trị gia tăng và tuân thủ, chấp hành pháp luật. Nếu có ý thức pháp luật tốt, việc tự kiếm soát của thương trường sẽ diễn ra một cách tự giác, các chủ thể kinh doanh kiểm soát lẫn nhau, người tiêu dùng kiểm soát các cơ sở kinh doanh. Và với sự kiểm soát lẫn nhau như vậy sẽ hạn chế tối đa được những gian lận, những hành vi vi phạm pháp luật thuế. Vì vậy cần có những biện pháp để nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng từ những cơ sở sản xuất, kinh doanh cho đến người tiêu dùng.

Thứ tư, điều kiện về môi trường pháp lý

Yếu tố pháp luật cũng nắm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc áp dụng hiệu quả thuế giá trị gia tăng. Pháp luật thuế giá trị gia tăng được ban hành phải đảm bảo các tiêu chí: Đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, bảo đảm tỉnh bình đẳng công bằng, phù hợp, khả thì. Các quy định của pháp luật cần rõ ràng, công khai, minh bạch, dơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, không có mâu thuẫn, chồng chéo… Xây dựng một môi trường pháp lý tốt là để thuế giá trị gia tăng thể hiện được đúng vai trò, phát huy hiệu quả của nó trong thực tiễn.

2.2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Phương pháp tính trực tiếp trên  giá trị gia tăng  được sử dụng song hành bên cạnh phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào để đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn cho các chủ thể nộp thuế. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào với cơ chế khẩu trừ thuế mang lại rất nhiều hiệu quả trong quá trình thu thuế nhưng đòi hỏi của phương pháp này là phải thực hiện tốt chế độ hóa đơn, chứng từ và việc quản lý chặt ch của Nhà nước trong việc tạo, lập, sử dụng hóa đơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người nộp thuế không đáp ứng được những yêu cầu về kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ nên việc quản lý những chủ thể này sẽ tốn kém rất nhiều chi phí từ đó dẫn đến việc số tiền bỏ ra để thu thuế lớn hơn số thuế giá trị gia tăng  được thu về”.

READ  Xe Wave 110 RS | Giá xe máy Wave 110 RS | Xe máy hãng Honda

Phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng có ưu điểm là việc tính thuế đơn giản, nhanh gọn. Các chủ thể thực hiện phương pháp tinh thuế này cũng không phải thực hiện nhiều những nghiệp kế toán, hóa đơn như phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra việc thực hiện những thủ tục hành chính trong phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng cũng đơn giản và ít hơn nhiều so với phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

Chủ thể nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng  được nhận diện với một số dấu hiệu; quy mô kinh doanh nhỏ; hoặc không thực hiện được đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ. Những chủ thể này có thể là những cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ như: Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh hoặc doanh nghiệp nhỏ nhưng cũng có thể là những doanh nghiệp mới thành lập. Tuy nhiên điểm mấu chốt của vấn đề là việc thực hiện được đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ để quản lý đầu ra, đầu vào của quá trình kinh doanh. Khác với những chủ thể nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng, những chủ thể nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng  do không thực hiện được đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Nếu thực hiện được thì chỉ đối với đầu ra để xác định doanh thu, còn đối với những chủ thể với quy mô sản xuất kinh doanh quá nhỏ thì không thực hiện được chế độ hóa đơn cả dầu vào và đầu ra.

Xem thêm: Hóa đơn giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể

Ngoài ra, khi nói đến chủ thể nộp thuế thì không thể không đề cập tới quyền và nghĩa vụ của chủ thể nộp thuế trong quan hệ với Nhà nước. Chính vi quan hệ thuế là một quan hệ không mang tính bình đẳng nên cần phải xác định rõ rằng quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ để một mặt đảm bảo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhưng mặt khác cũng đảm bảo quyền lợi cho chủ thể yếu thế hơn là người nộp thuế. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể nộp thuế bằng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được thể hiện trong 2 giai đoạn. Giai đoạn trước khi thực hiện quan hệ thu, nộp thuế: trong giai đoạn này, chủ thể nộp thuế bằng phương pháp tỉnh trực tiếp trên giá trị gia tăng  có nghĩa vụ đăng ký thuế, cung cấp tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, sử dụng mã số thuế đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, chủ thể này có quyền được cơ quan thuế hướng dẫn thực hiện nộp thuế, được giữ bí mật về thông tin… [external_footer]

See more articles in the category: Bao nhiêu tiền

Leave a Reply