Hồ sơ cần thiết để giám định thương tật do tai nạn lao động mới cập nhật

Or you want a quick look:

Video tư vấn chế độ và thủ tục bảo hiểm thai sản, bảo vệ quyền lợi người lao động nữ

Trả lời:

[external_link_head]

Bạn bị tai nạn lao động tháng 07/2018 khi đang làm việc tại xí nghiệp cơ khí, bạn bị gãy 2 đốt ngón chân cái, dập móng, có 2 vết thương hở phải khâu 12 mũi trên 2 chỗ ở 1 ngón chân cái. Bạn được đưa đi cấp cứu và phải nằm viện tỉnh 7 ngày, giấy ra viện bác sĩ ghi phải nghỉ 4 tuần làm việc để điều trị ổn định, vì bạn đang làm công việc nặng nhọc, độc hại và đã đóng BHXH ở chế độ độc hại là 12 năm 6 tháng. Do đó các chế độ bạn được hưởng bao gồm:

Bạn đã được BHYT chi trả (khoảng 60-80%) tiền khám, chữa bệnh nên nếu bạn muốn hưởng chế độ TNLĐ thì ngoài điều kiện bạn làm việc tại xí nghiệp cơ khí và đã đóng BHXH 12 năm 6 tháng thì phải có mức suy giảm KNLĐ từ 5% trở lên. Căn cứ vào các quy định sau:

- Điều kiện hưởngchế độ TNLĐ quy định tại Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 :

"Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này."

[external_link offset=1]

- Để biết được chắc chắn tỷ lệ thương tật của mình khoản bao nhiêu % bạn nên đến cơ quan giám định để được giám định mức suy giảm khả năng lao động. Để giám định mức suy giảm KNLĐ, bạn cần tuân thủ các quy định tại Điều 47 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015:

"Điều 47. Giám định mức suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong cáctrường hợp sau đây:

a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;

c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;

c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 24 tháng, kể từ ngày người lao động được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động liền kề trước đó; trường hợp do tính chất của bệnh nghề nghiệp khiến người lao động suy giảm sức khỏe nhanh thì thời gian giám định được thực hiện sớm hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế."

- Các chế độ trợ cấp: bạn cần căn cứ vào mức suy giảm KNLĐ để biết được mình thuộc trường hợp trợ cấp nào, có hai loại trợ cấp: trợ cấp một lần (Điều 48 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015) và trợ cấp hằng tháng (Điều 49 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015): bạn có thể tham khảo tại đây.

- Ngoài ra, bạn còn được hưởng các chế độ sau:Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu cần); được nghỉ Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật; Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động. Cụ thể được quy định tại các điều sau của Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015:

+ Được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo Điều 51;

+ Được dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo Điều 54;

+ Được hỗ trợ chuyển đối nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc theo Điều 55;

+ Được hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sê rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Điều 56;

- Bạn cần làm hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ theo Điều 57 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015và hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo Điều 62 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 như sau:

Hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

- Sổ bảo hiểm xã hội.

[external_link offset=2]

- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB).

- Biên bản điều tra tai nạn lao động theo quy định.

- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú.

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

- Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:

+ Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao có chứng thực).

+ Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao có chứng thực).

"Điều 62. Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

2. Việc khám giám định mức suy giảm khả năng lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch. Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định của mình theo quy định của pháp luật."

- Trình tự, thủ tục hưởng chế độ TNLĐ được quy định tại các Điều 59 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015:

"Điều 59. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật này.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."

>> Xem thêm nội dung: Tai nạn giao thông trên đường đi làm có được coi là tai nạn lao động? [external_footer]

See more articles in the category: Wiki
READ  Nghĩa của từ Dead – Từ điển Anh

Leave a Reply