Isoamyl acetat – Wikipedia tiếng Việt

Or you want a quick look: Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Isoamyl acetat hay isopentyl acetat, còn gọi là dầu chuối, là hợp chất hữu cơ ester được điều chế từ isoamyl alcohol và acid acetic. Đây là chất lỏng không màu, khó hòa tan trong nước nhưng hòa tan mạnh trong hầu hết các dung môi hữu cơ. Isoamyl acetat có mùi mạnh, tương tự mùi chuối và lê. Dầu chuối là khái niệm dùng cho cả isoamyl acetat tinh khiết và các hương liệu từ hỗn hợp của isoamyl acetat, amyl acetat và các hương liệu khác.[1]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Isoamyl axetat thường được điều chế từ phản ứng xúc tác acid (quá trình ester hóa Fischer) giữa isoamyl alcohol và acid acetic băng như hình dưới dây. Acid sulfuric là chất xúc tác điển hình. Ngoài ra, resin trao đổi ion acid cũng được dùng làm chất xúc tác.

[external_link_head]

[external_link offset=1]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Isoamyl acetat được dùng để tạo mùi chuối trong thực phẩm. Dầu lê thường đề cập đến dung dịch isoamyl acetat trong ethanol được dùng làm hương liệu nhân tạo.

Chất này cũng được dùng làm dung môi vecni và sơn mài nitrocellulose cũng như dùng làm chất dẫn dụ (pheromon) các đàn ong mật đến một địa điểm nhỏ. Isoamyl acetat là dung môi và chất mang cho các vật liệu như nitrocellulose.

READ  Công Thức Tính Nhanh Khoảng Cách Từ Điểm Đến Mặt Phẳng, Khoảng Cách Từ Một Điểm Tới Một Mặt Phẳng

Do có mùi tạo hưng phấn, có cường độ mạnh và ít độc, isoamyl acetat được dùng để kiểm tra hiệu quả của mặt nạ chống độc hoặc mặt nạ khí.

[external_link offset=2]

Trong tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Dầu chuối được chiết xuất từ cây chuối;[2] ngoài ra cũng được tổng hợp.[3]

Ong mật cũng có thể phát ra isoamyl acetat.[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Karl-Georg Fahlbusch, Franz-Josef Hammerschmidt, Johannes Panten, Wilhelm Pickenhagen, Dietmar Schatkowski, Kurt Bauer, Dorothea Garbe, Horst Surburg "Flavors and Fragrances" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, Wiley-VCH, Weinheim, 2002. doi:+84888672676/+84888672676.a11_141.
  2. ^ McGee, Harold. On Food and Cooking. 2003, Scribner, New York.
  3. ^ Isoamyl Acetate, Occupational Safety and Health Administration
  4. ^ Boch R (ngày 8 tháng 9 năm 1962). “Identification of isoamyl acetate as an active component in the sting pheromone of the honey bee”. Nature. England: Nature Publishing Group. 195 (4845): 1018–20. doi:+84888672676/+84888672676b0. PMID +84888672676.
[external_footer]
See more articles in the category: Môn toán