Lý giải khoa học của trò chơi Charlie Charlie Challenge và các loại cầu cơ khác | Tinh tế

Or you want a quick look:

Giáo sư Christopher French, trưởng phòng nghiên cứu tâm lý và cận tâm lý học tại Đại học London, Anh Quốc nhận định: "Việc cố gắng đặt một cây bút chì cân bằng trên 1 cây khác đã tạo nên một hệ thống rất không ổn định. Do đó, thậm chí một cơn gió rất nhẹ hoặc hơi thở của ai đó cũng khiến cho cây bút bên trên di chuyển. Chính sự bấp bênh này đã khiến cây bút chì di chuyển dù bạn có triệu hồi con quỷ hay không. Đây chính là điểm mấu chốt để chứng minh rằng không có lực lượng ma quỷ nào đứng đằng sau chuyển động của cây bút chì cả."

Tất nhiên, giáo sư French cho biết việc cây bút chì di chuyển mà không có ai chạm vào tất nhiên sẽ dẫn tới các suy nghĩ ma quái nếu có thêm vài yếu tố hoàn cảnh hỗ trợ, như đốt thêm cây nến trong căn phòng tắt đèn, đọc câu thần chú triệu hồi ma quỷ, trạng thái căng thẳng khi đang chơi,… Và cuối cùng, giáo sư cho biết đây chỉ là một hiện tượng vật lý đơn giản chứ không hề có mối đe dọa tâm linh nào.

2 hiệu ứng tâm lý học: sự ám thị và ý vận

READ  Khuất Nguyên Trầm Mình – Lịch sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
[external_link_head]

[external_link offset=1]

Lý giải khoa học của trò chơi Charlie Charlie Challenge và các loại cầu cơ khác | Tinh tế

Một yếu tố khác cũng quan trọng không kém dẫn tới thành công cho trò cầu cơ chính là Sự ám thị và hiện tượng Ý vận trong não người



Tuy nhiên, trọng lực không phải là động lực duy nhất tạo nên sự thành công của trò chơi CCC. Một tác động khác cũng mạnh mẽ một cách ghê gớm, đóng vai trò chủ chốt không kém trong trò chơi: sức mạnh của sự ám thị.

Một nghiên cứu công bố hồi năm 2012 trên tạp chí Tâm lý học đã phát hiện rằng con người thường sử dụng cái gọi là "đáp ứng kỳ vọng" trong một số tình huống nhất định. Nói cách khác, bằng cách dự đoán một điều gì đó sẽ xảy ra, suy nghĩ và hành vi của 1 người sẽ vô thức hỗ trợ cho kết quả diễn ra đúng như ý muốn. Trong trường hợp của trò chơi triệu hồi ma quỷ này, có thể người chơi mong đợi một kết quả nhất định và hành động của họ trong suốt trò chơi sẽ dẫn tới việc cây bút chỉ theo hướng mong muốn. Thí dụ như khi mình hỏi về "liệu có thể làm quen với bạn gái A hay không?", mình muốn câu trả lời là có và trong vô thức, một hơi thở đúng lúc hoặc 1 cái vẫy tay có chủ đích sẽ dẫn tới việc cây bút quay chỉ vào chữ có mặc dù mình không hề chạm vào.

READ  Tuấn Tiền Tỉ – bình luận viên đình đám của làng AOE Việt

Giả thuyết này tương tự như một lập luận của giáo sư French. Ông cũng cho rằng nhiều hình thức bói toán giải trí, kiểu như các trò cầu cơ Ouija (người chơi đặt tay lên mảnh nhựa đặt trên bàn gỗ và được cho là sẽ di chuyển tới ô tương ứng với câu trả lời) hoặc Cái bàn tự xoay (người chơi đặt tay lên bàn và đợi cho cái bàn xoay theo ý muốn của người chơi), đều có liên quan tới hành động trong tiềm thức của người chơi. "Ma thuật" đằng sau các trò cầu cơ hoặc cái bàn tự xoay, cùng với con lắc dao động hay cặp que dò (2 loại công cụ bói toán khác) đều có thể được lý giải bằng khoa học với tên gọi "hiệu ứng ý vận" (ideomotor effect).

[external_link offset=2]

Hiệu ứng ý vận được giới thiệu lần đầu tiên vào thế kỷ 19 bởi bác sĩ người Anh William Carpenter. Người ta cho rằng chính chuyển động vô tình của cơ bắp trên cơ thể người đa khiến cho miếng nhựa trên bàn cầu cơ dịch chuyển hoặc làm cho chiếc bàn xoay như ý muốn. Mặc dù hiệu ứng ý vận không giải thích được cho trò chơi CCC do người chơi không trực tiếp chạm vào cây bút, nhưng giáo sư French cho rằng đây chính là minh chứng cho cái gọi là "tư duy huyền diệu" - một dạng niềm tin rằng các hiện tượng ngẫu nhiên đều có liên quan tới những điều khác không có liên quan và thường được được đổ lỗi cho các thế lực siêu nhiên, ma quỷ, linh hồn,…[external_footer]

See more articles in the category: Là ai

Leave a Reply