Mao Đài thành hãng đồ uống giá trị nhất thế giới như thế nào?

Or you want a quick look:

Trung QuốcDù đắt đỏ, rượu Mao Đài vẫn luôn bán chạy, được coi là biểu tượng cho địa vị và thậm chí là khoản đầu tư.

Khi chuỗi siêu thị Mỹ Costco mở cửa hàng đầu tiên tại Trung Quốc năm 2019, khách hàng đổ xô đến mua những miếng gà rán nóng hổi và túi Birkin giảm giá. Ngoài những sản phẩm này, loại rượu nặng đến mức cháy cổ họng, có tên Mao Đài cũng cháy hàng. Bởi tại Costco, mỗi chai rượu Mao Đài nửa lít được bán gần 1.500 nhân dân tệ, tương đương 209 USD - thấp hơn nhiều so với các điểm bán hàng khác.

[external_link_head]

Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch, Mao Đài Quý Châu - công ty sản xuất loại rượu trên đã có năm 2020 thành công rực rỡ khi cổ phiếu tăng gần 70% trên sàn chứng khoán Thượng Hải. Đây cũng là doanh nghiệp ngoài lĩnh vực công nghệ giá trị nhất Trung Quốc. Vốn hóa của Mao Đài Quý Châu còn cao hơn 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc.

Còn trên thế giới, vốn hóa của hãng không chỉ vượt các nhà sản xuất rượu khác như Diageo và Constellation Brands, mà còn chiếm cả ngôi vị hãng sản xuất đồ uống lớn nhất thế giới mà Coca-Cola nắm giữ từ lâu. Với 2.700 tỷ nhân dân tệ (421 tỷ USD), doanh nghiệp Trung Quốc này còn lớn hơn Toyota, Nike và Disney.

READ  Chà bông bao nhiêu 1 kg❓ Cách làm chà bông ngon tại nhà✅

"Bất kỳ lúc nào có rượu trong kho, nó sẽ gần như hết ngay lập tức. Bạn sẽ thấy mọi người hò hét vì nó", Ben Cavender - Giám đốc điều hành China Market Research Group cho biết.

Mao Đài thành hãng đồ uống giá trị nhất thế giới như thế nào?

Công nhân làm việc trong nhà máy của Mao Đài Quý Châu tại Quý Châu (Trung Quốc). Ảnh: China Daily

Tuy nhiên, ngoài cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, rượu Mao Đài vẫn chưa được biết đến ở các thị trường quốc tế. Theo báo cáo tài chính của hãng, khoảng 97% doanh số của Mao Đài Quý Châu đến từ Trung Quốc.

Làm thế nào một công ty gần như chỉ bán sản phẩm tại một quốc gia lại có giá trị lớn hơn nhiều doanh nghiệp toàn cầu? Và liệu Mao Đài Quý Châu có thể thu hút những người tiêu dùng ngoài Trung Quốc thành công?

Từ biểu tượng lịch sử đến sự xa xỉ

Mao Đài có ưu điểm cực lớn khi được coi là quốc hồn, quốc túy của Trung Quốc. Đây là một loại rượu mạnh, lên đến 53 độ. Những chai rượu trắng đỏ thường xuyên có mặt trong các bữa tiệc và sự kiện kinh doanh của Trung Quốc.

Loại rượu này được biết đến là thứ đồ uống yêu thích của cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông và là "đồ uống ngoại giao" khi dùng để tiếp cố Tổng thống Mỹ Richard Nixon trong chuyến thăm lịch sử năm 1972. Đến năm 2013, nó lại có mặt khi Chủ tịch Tập Cận Bình gặp ông Barack Obama ở California, Mỹ.

[external_link offset=1]

Trong một bữa tiệc tối năm 1974, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger còn nói với lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình rằng: "Tôi nghĩ nếu uống đủ Mao Đài, chúng ta có thể giải quyết bất kỳ việc gì". Đặng Tiểu Bình đáp lại: "Thế thì khi trở về Trung Quốc, chúng tôi sẽ tăng sản xuất nó", theo một bản ghi chép của Chính phủ Mỹ.

Cavender ví Mao Đài Quý Châu như gã khổng lồ Coca-Cola khi loại rượu này là một phần của nhiều sự kiện cộng đồng quan trọng ở Trung Quốc. "Thương hiệu này thực sự ở trong tiềm thức quốc gia", ông nói.

Ngày nay, Mao Đài còn được xem như một biểu tượng của sự xa xỉ, địa vị. Nhiều khách hàng mua rượu này không để uống, mà giữ như một khoản đầu tư. Các nhà đấu giá quốc tế như Christie's mua các chai Mao Đài sản xuất giới hạn, một số loại có thể có giá lên đến 40.000 USD mỗi chai.

Theo Cavender, Mao Đài đã tìm ra con đường tiếp cận với nhiều người tiêu dùng thông thường, ít nhất cho các dịp đặc biệt, mã vẫn cung cấp được những sản phẩm để giới siêu giàu sưu tập.

"Đó là điều khiến Mao Đài khác biệt so với nhiều thương hiệu đồ uống quốc tế khác. Đây cũng là lợi thế trong năm kinh tế khó khăn. Người tiêu dùng giàu có ít đi du lịch nên có thể chi nhiều tiền mua rượu", Cavender nói.

Đà tăng cổ phiếu

Từ lâu, Mao Đài đã được coi là một trong những cổ phiếu blue-chip của Trung Quốc. Năm 2017, họ trở thành nhà sản xuất rượu lớn nhất thế giới về vốn hóa, vượt qua Diageo – chủ sở hữu thương hiệu Johnnie Walker, Guinness và Tanqueray.

Đến năm 2019, Mao Đài Quý Châu trở thành doanh nghiệp Trung Quốc đầu tiên từ năm 2015 có giá cổ phiếu chạm mức 1.000 nhân dân tệ (khoảng 145 USD). Năm ngoái, họ tiếp tục trở thành doanh nghiệp lớn nhất ngoài lĩnh vực công nghệ tại Trung Quốc. Cổ phiếu hãng rượu này đã tăng gần 70% năm 2020.

Hao Hong, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại BOCOM International nhận định không có đòn bẩy nào sau đà tăng của cổ phiếu Mao Đài năm ngoái. Theo ông, đơn giản là hầu hết mọi người nhận thấy khả năng sinh lời mạnh mẽ và không có nợ của công ty này.

Xian Li (66 tuổi) - một người về hưu ở Thượng Hải là một trong những người như vậy. Ông mua cổ phiếu Mao Đài từ năm 2004, chỉ ba năm sau IPO của công ty. Ông cho biết mình hào hứng mua mã này vì công ty có "tài chính lành mạnh" và có thể trả cổ tức hậu hĩnh.

Từ đó, ông Li đã đầu tư hơn 136.000 nhân dân tệ (khoảng 21.000 USD) vào cổ phiếu Mao Đài. Khoản tiền ông nhận lại được cũng rất lớn. Vài năm trước, nó đủ giúp ông trang trải học phí đại học cho con trai.

"Cổ tức mỗi năm có thể giúp tôi chi trả chi phí sinh hoạt hàng ngày. Nó cũng giúp tôi trả tiền khám chữa bệnh và dưỡng lão sau này", Li chia sẻ và nói có kế hoạch nắm giữ cổ phiếu Mao Đài vô thời hạn.

Dù vậy, không phải ai cũng lạc quan. Chuyên viên phân tích cổ phiếu Allen Cheng tại Morningstar từng gây chú ý năm 2019 khi hạ xếp hạng cổ phiếu Mao Đài Quý Châu.

Cheng cho rằng triển vọng công ty đã bị thổi phồng quá mức và thị trường đã phản ánh tất cả mặt tích cực trong 10 năm qua rồi. "Trở thành người duy nhất không thích cổ phiếu Mao Đài thực sự khó khăn với tôi. Tôi nghĩ đây là bong bóng", Cheng chia sẻ.

Giới chức Trung Quốc cũng từng cảnh báo nhà đầu tư về khả năng xảy ra bong bóng cổ phiếu. Năm 2017, hãng rượu này phải chịu một đợt bán tháo khổng lổ, thổi bay 7,8 tỷ USD vốn hóa chỉ trong một ngày sau khi Xinhua kêu gọi các nhà đầu tư có "cái nhìn hợp lý" hơn về công ty.

Năng lực sản xuất

[external_link offset=2]

Một trong những lợi thế lớn nhất của Mao Đài là khả năng giữ giá thành sản phẩm cao. Công ty cho biết năng lực sản xuất giới hạn vì chỉ có thể làm ra loại rượu này ở một nơi. Loại rượu này chỉ có thể được gọi là Mao Đài khi nó được sản xuất ở thị trấn nhỏ tại tỉnh Quý Châu, phía Tây Nam Trung Quốc.

Mao Đài thành hãng đồ uống giá trị nhất thế giới như thế nào?

Rượu Mao Đài bày trong một siêu thị ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Theo Bảo tàng Mao Đài, các yếu tố môi trường như thời tiết của thị trấn và sự thay đổi của dòng nước của con sông ở đây theo mùa giúp rượu có hương vị độc đáo và "có lợi cho quá trình sản xuất".

Còn tại thị trấn, tác động của Mao Đài đến kinh tế địa phương được cảm nhận sâu sắc. Năm 2019, Mao Đài là thị trấn giàu nhất miền Tây Trung Quốc, trong khi Quý Châu lại là một trong những tỉnh nghèo nhất nước này. Qi Wang, một người dân địa phương cho rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra nếu không có gã khổng lồ sản xuất rượu này.

Tuy nhiên, mối quan hệ chặt chẽ của công ty với chính quyền không phải lúc nào cũng đem lại sự bảo đảm chắc chắn. Doanh số năm 2013 của Mao Đài sụt giảm khi ông Tập bắt tay vào cuộc chiến chống tham nhũng, dập tắt mọi dấu hiệu "xa hoa" của các quan chức, trong đó có cả việc chi tiêu cho rượu đắt tiền. Trong một báo cáo, Mao Đài cho biết chiến dịch này tạo ra "một áp lực chưa từng có" đối với ngành công nghiệp rượu.

Sau đó, công ty cũng hồi phục, nhưng lại tiếp tục phải đối mặt với các vấn đề khác. Những năm gần đây, Mao Đài bị ảnh hưởng bởi nhiều vụ bê bối tham nhũng, khiến một số lãnh đạo điều hành công ty mất chức.

Khả năng sống dựa vào thị trường trong nước

Mao Đài phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc. Doanh nghiệp này cũng đã cố gắng đẩy mạnh ra nước ngoài, bằng việc thành lập "một câu lạc bộ người hâm mộ" tại Mỹ, đến châu Phi thu hút các đối tác kinh doanh mới và hợp tác với các cầu thủ bóng đá như tại Inter Milan ở Italy.

Tuy nhiên, hiệu quả của các giải pháp này vẫn còn hạn chế. Năm 2019, 97% doanh số của Mao Đài vẫn đến từ Trung Quốc.

Tháng 3/2020, công ty khởi động một chiến dịch truyền thông với tên "ở nhà cùng Mao Đài", khuyến khích người tiêu dùng khám phá cách pha rượu mới trong thời gian giãn cách xã hội. Chiến dịch này thể hiện nỗ lực duy trì kết nối với khách hàng quốc tế trong mùa dịch. Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn chỉ ra nhiều thách thức phía trước.

Theo Spiros Malandrakis - Giám đốc ngành đồ uống có cồn tại Euromonitor International, Mao Đài vẫn cần phải hành động nhiều hơn nữa để đa dạng hóa. Malandrakis chỉ ra rằng tequila của Mexico, vodka của Nga hay bourbon của Mỹ sẽ không thể tồn tại nếu không vươn ra thế giới. Nhưng dù sao, quá trình này cũng không thể diễn ra trong một sớm một chiều.

Tú Anh (theo CNN)

[external_footer]
See more articles in the category: Bao nhiêu tiền

Leave a Reply