Mẫu phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng xây dựng chi tiết nhất

Or you want a quick look: 1. Phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng xây dựng là gì?

Phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng xây dựng là gì? Phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng xây dựng được dùng để làm gì? Mẫu phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng xây dựng 2021 chi tiết nhất? Hướng dẫn soạn thảo phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng xây dựng chi tiết nhất? Một số quy định về phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng xây dựng?

[external_link_head]

Xây dựng là một lĩnh vực yêu cầu sự chính xác, tuy nhiên vì một lý do nào đó, khối lượng công việc, thi công có thể được thay đổi hoặc cũng có thể do nhu cầu các bên được tăng lên. Trong trường hợp đó, việc ký thêm hợp đồng tương tự là không cần thiết, các bên có thể lựa chọn ký bổ sung một phụ lục hợp đồng với nội dung tăng thêm khối lượng thi công. Vậy phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng xây dựng được lập ra như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp tới bạn đọc mẫu phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng xây dựng chi tiết nhất.

1. Phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng xây dựng là gì?

Phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng, giúp cho hợp đồng được đầy đủ và rõ ràng hơn.

Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP định nghĩa phụ lục hợp đồng xây dựng như sau:

Phụ lục của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng để quy định chi tiết, làm rõ, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng xây dựng.

Phụ lục hợp đồng xây dựng là loại phụ lục hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng, có đầy đủ các tính chất của phụ lục hợp đồng được quy định tại điều 403 Bộ Luật dân sự 2015, cụ thể:

– Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.

– Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng.

– Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

– Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

2. Phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng xây dựng được dùng để làm gì?

Phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng xây dựng được lập ra để sử dụng trong trường hợp sau khi các bên ký kết hợp đồng thì cần thay đổi, điều chỉnh các nội dung, các điều khoản về thay đổi khối lượng thi công thì sử dụng phụ lục Hợp đồng để hoàn thiện thủ tục theo thỏa thuận.

READ  Dịch đang phức tạp, có nên để học sinh đi học sớm?

3. Mẫu phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng xây dựng chi tiết nhất:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

.., ngày …tháng … năm …

PHỤ LỤC BỔ SUNG HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

Số: …/PLHĐ

–Căn cứ theo HĐKT số: …đã ký ngày ……., tháng……., năm…

–Căn cứ nhu cầu thực tế 2 bên: …

[external_link offset=1]

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm … Tại: …

Chúng tôi gồm có: …

BÊN THUÊ XÂY DỰNG (Bên A):

CÔNG TY: …

Đại diên: Ông: …

Chức vụ: Giám đốc: …

Địa chỉ: …

Điện thoại: +84… Fax: +84…

Mã số thuế: …

Số tài khoản: …

BÊN CUNG CẤP DỊCH VỤ XÂY DỰNG (Bên B):

CÔNG TY: …

Đại diên: …

Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ: …

Điện thoại: +84… Fax: +84…

Mã số thuế: …

Số tài khoản: …

Sau khi xem xét, thỏa thuận hai bên đã đi đến thống nhất ký Phụ lục Hợp đồng xây dựng số … về việc bổ sung khối lượng thi công cụ thể như sau:

Nội dung điều chỉnh

Nội dung công việc bổ sung          Khối lượng bổ sung        Đơn giá bổ sung        Phương thức thanh toán        Tiến độ thực hiện

1

5.Điều khoản chung :

5.1.Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được quy định trong hợp đồng số …

5.2.Phụ lục hợp đồng được lập thành …bản, có nội dung & giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….

5.3.Phụ lục này là một phần không thể tách rời của Hợp đồng … số…và có giá trị kể từ ngày ký…

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                ĐẠI DIỆN BÊN B

(ký và ghi rõ họ tên)                                             (Ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn soạn thảo phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng xây dựng chi tiết nhất:

Phụ lục hợp đồng phát sinh khối lượng thi công cần có những nội dung sau:

Cụ thể khối lượng công việc, khối lượng phát sinh;

Tiêu chuẩn, chất lượng của số lượng tăng thêm;

Giá cả, hình thức thanh toán bổ sung;

[external_link offset=2]

Thời gian gia hạn thực hiện;

Các thỏa thuận, ghi nhận nào được giữ nguyên;

Cam kết, ký kết của các bên.

5. Một số quy định về phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng xây dựng:

5.1. Quy định về điều chỉnh hợp đồng xây dựng:

Nội dung điều chỉnh khối lượng trong hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 35 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 50/2021/NĐ-CP.

“Điều 35. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng

1. Điều chỉnh hợp đồng bao gồm điều chỉnh khối lượng, điều chỉnh đơn giá, điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng và các nội dung khác (nếu có) mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Hợp đồng xây dựng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và khoản 3 Điều 143 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 64 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng. Trường hợp khi Nhà nước thay đổi chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng xây dựng, thì việc điều chỉnh hợp đồng chỉ được áp dụng cho phần công việc bị ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách đó và việc điều chỉnh thực hiện theo quy định của cơ quan ban hành, hướng dẫn thực hiện chính sách.”

READ  Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công (17 mẫu)

Có thể thấy rằng, sau khi thành lợp hợp đồng xây dựng để công trình đi vào hoạt động thì các bên trong hợp đồng có thể điều chỉnh  về khối lượng, điều chỉnh đơn giá, điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng và các nội dung khác (nếu có) mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nhưng việc điều chỉnh lại bị giớ hạn bởi Luật Xây dựng và một số quy chính sách thay đổi khác của nhà nước.

5.2. Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng xây dựng:

Nguyên tắc điều chỉnh khối lượng trong hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 36 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 50/2021/NĐ-CP.

“Điều 36.Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng xây dựng

1. Việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng bao gồm cả thời gian được gia hạn thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật.

2. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá hợp đồng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 143 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

3. Đối với hợp đồng trọn gói, chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế, yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) và các trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 143 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

4. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không làm vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng cho gói thầu đó) thì chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh; trường hợp vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt thì phải được chấp thuận chủ trương điều chỉnh giá hợp đồng của người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc Bộ trưởng bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được giao đối với các dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư trước khi thực hiện điều chỉnh và phải đảm bảo đủ vốn để thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Việc điều chỉnh dự toán xây dựng, dự toán gói thầu, giá gói thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và pháp luật về đấu thầu.”

Như vậy, Khi điều chỉnh nội dung hợp đồng chỉ được trong thời gian thực hiện hợp đồng bao gồm cả thời gian được gia hạn thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào hợp đồng là hợp đồng theo đơn giá hoặc hợp đồng chọn gói mà quy định về việc điều chỉnh khối lượng xây dựng theo quy định của Luật xây dựng. tùy vào giá hợp đồng sau điều chỉnh thì sẽ quy định về quyền quyết định điều chỉnh như sau:

READ  Bộ GD&ĐT công bố chương trình giáo dục phổ thông mới

+ Giá hợp đồng sau điều chỉnh không làm vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng cho gói thầu đó) thì chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh

+ Khi vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt thì phải được chấp thuận chủ trương điều chỉnh giá hợp đồng của người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc Bộ trưởng bộ quản lý ngành

5.3. Điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng:

Nội dung về điều chỉnh khối lượng trong hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 37 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 50/2021/NĐ-CP như sau:

– Các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các trường hợp được điều chỉnh khối lượng, phạm vi và trình tự, thủ tục điều chỉnh khối lượng.

– Việc điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng được quy định sau:

+ Đối với hợp đồng trọn gói: Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện).

+ Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: Bổ sung những khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng nhưng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; các khối lượng công việc đã có đơn giá trong hợp đồng được xác định theo khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng đã ký) được nghiệm thu.

– Đối với những khối lượng phát sinh nằm ngoài phạm vi hợp đồng đã ký mà chưa có quy định về đơn giá hoặc phương pháp xác định đơn giá trong hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận, thống nhất đơn giá hoặc nguyên tắc, phương pháp xác định giá để thực hiện khối lượng công việc này trước khi thực hiện

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì tùy vào hợp đồng là hợp đồng trọn gói hay hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh thì sẽ quy định việc điều chỉnh sao cho hợp lý về đơn giá hợp đồng không vượt quá giá trị gói thầu được phê duyệt. Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện). [external_footer]

See more articles in the category: Học tập

Leave a Reply