Mở bài chung cho nghị luận văn học – 5 cách mở bài văn nghị luận ấn tượng

Or you want a quick look: Nghị luận văn học là gì?

traloitructuyen.com sẽ cung cấp tài liệu Cách mở bài nghị luận văn học, nhằm cung cấp những cách mở bài cho bài văn nghị luận văn học.

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Công thức mở bài nghị luận văn học lớp 9
  • Tuyển tập những mở bài hay
  • Mở bài chúng cho nghị luận văn học lớp 12
  • Những mở bài nghị luận văn học hay nhất lớp 9
  • Những mở bài nghị luận văn học hay nhất
  • Mở bài hay cho HSG
  • Kết bài chung cho nghị luận văn học
  • Cách mở bài chúng cho tất cả các tác phẩm
 
mở bài chung cho nghị luận văn học

mở bài chung cho nghị luận văn học

Nghị luận văn học là gì?

Nghị luận văn học là dùng những lý lẽ của mình để bàn bạc thuyết phục người đọc về vấn đề mình đang nói tới. Để thuyết phục người đọc theo quan điểm hay ý kiến cá nhân của mình và từ đó nhận ra những vấn đề nào là đúng và vấn đề nào là sai.

– Trong văn nghị luận ta sẽ gọi thái độ là tình, còn ý kiến là lý.

 Cấu trúc của một mở bài

  • Dẫn dắt vấn đề: Đi từ vấn đề liên quan (một câu nói, ý kiến, nhận định…) để dẫn người đọc, người nghe vào vấn đề bàn luận hay tình huống có vấn đề đặt ra ở đề bài.
  • Nêu vấn đề: Nêu vấn đề một cách ngắn gọn, chú ý nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài và phải nêu một cách khái quát.
  • Giới hạn vấn đề: Nêu được phạm vi bàn luận (1 đề tài, 1 tác phẩm hay nhiều tác phẩm, 1 đoạn/khổ trong tác phẩm...)
  • Nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý nghĩa của vấn đề đối với cuộc sống, xã hội (không nhất thiết phải có, tùy thuộc vào từng nội dung).

Các cách mở bài nghị luận văn học

1. Nêu phản đề

- Tạo ra tình huống đối lập, tương phản với vấn đề được nêu ra trong mở bài.

READ  Dàn ý phân tích bài thơ Thương vợ ngắn gọn, hay nhất (18 mẫu bài làm chi tiết) |Traloitructuyen.com

- Ví dụ: Khi nhận xét về Tây Tiến của Quang Dũng, có nhà phê bình văn học đã đánh giá tác phẩm mang cái “buồn rớt, mộng rớt” của giai cấp tiểu tư sản. Điều đó còn mang cái nhìn chủ quan, phiến diện một thời. Ở khổ thơ thứ ba, Quang Dũng đã cho người đọc cảm nhận được về hình ảnh người lính hiện lên với vẻ đẹp bi tráng, hào hùng.

2. So sánh

- Đối chiếu hai hay nhiều đối tượng với nhau, giúp cho người đọc thấy được bản chất của vấn đề được đề cập đến trong tương quan với đối tượng khác.

- Ví dụ:

Thơ ca Việt Nam ba mươi năm chiến tranh là một dàn hợp xướng những khúc ca, giai điệu ngọt ngào về đất nước. Ta không thể nào quên một “đất nước hình tia chớp” trong thơ Trần Mạnh Hảo hay một đất nước như “bà mẹ sớm chiều gánh nặng nhẫn nại nuôi con một đời im lặng” trong thơ Tố Hữu. Nhắc đến đề tài Đất nước trong văn học cách mạng sẽ thật là không đầy đủ nếu như ta không nhắc đến Đất nước trích trong chương V của Trường ca mặt đường khát vọng với tư tưởng nhân văn tiến bộ: “Đất nước của nhân dân”.

3. Từ đề tài

- Mỗi tác phẩm văn học đều thuộc một mảng đề tài nhất định. Việc dẫn dắt từ đề tài sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn khái quát đến cụ thể về tác phẩm.

- Đề tài là phạm vị hiện thực được phản ánh trong tác phẩm (Ví dụ: Truyện ngắn Lão Hạc, Chí Phèo của Nam Cao thuộc mảng đề tài viết về người nông dân).

- Ví dụ: Từ trước đến nay, tình yêu luôn là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Xuân Diệu đã từng viết:

“Làm sao sống được mà ko yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”

(Bài thơ tuổi nhỏ, Xuân Diệu)

Đó cũng là lý do tình yêu được đưa rất nhiều vào trong thơ ca và nghệ thuật, trở thành nguồn cảm hứng bất tận với nhiều thi nhân. Nổi bật trong đó là Xuân Quỳnh với bài thơ “Sóng”. Tác phẩm đã gợi cho người đọc những cảm nhận thật tinh tế về vẻ đẹp tâm hồn của người con gái trong tình yêu.

4. Từ chủ đề

- Chủ đề là nội dung chính được tác giả gửi gắm trong tác phẩm.

- Ví dụ: Nguyễn Trung Thành với tác phẩm Rừng xà nu đã thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh để đặt ra một vấn đề lớn lao của dân tộc. Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù. Tác phẩm chính là bản anh hùng ca của mảnh đất Tây Nguyên anh hùng.

5. Từ nhân vật hoặc hình tượng trung tâm

- Hình tượng trung tâm có thể là nhân vật chính, hay một hình tượng được nhà văn xây dựng.

- Ví dụ

“Tây Tiến” là một đơn vị quân đội được thành lập vào năm 1947 với nhiệm vụ chính là phối hợp với bộ đội Lào chống lại thực dân Pháp. Đa phần những người lính trong binh đoàn Tây Tiến đều là học sinh sinh viên, trong đó có nhà thơ Quang Dũng. Năm 1948, sau khi chuyển sang đơn vị khác, nhà thơ đã nhớ về binh đoàn Tây Tiến và sáng tác ra “Tây Tiến”. Bài thơ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

READ  7 cách làm bài văn nghị luận văn học lớp 11 khi bước vào năm học mới

6. Từ giai đoạn văn học hoặc hoàn cảnh sáng tác

- Mỗi thời kì lịch sử đều có bối cảnh xã hội, lịch sử khác nhau có ảnh hưởng đến nội dung của từng tác phẩm. Mỗi giai đoạn chi phối đến nhà văn, bạn đọc và tác phẩm.

- Đồng thời, mỗi tác phẩm văn học thường sẽ có hoàn cảnh sáng tác riêng.

- Ví dụ:

Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ... chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình”

(Theo chân Bác, Tố Hữu)

Đó là sáng mùa thu lịch sử Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Văn chính luận của Người nói chung, “Tuyên ngôn độc lập” của Người nói riêng thể hiện một tư duy sắc sảo, một ngòi bút giàu tính luận chiến và tài nghệ lập luận kiệt xuất của Hồ Chí Minh.

7. Từ tác giả

- Tác giả có vai trò quan trọng đối với mỗi tác phẩm - những đứa con tinh thần của nhà văn. Muốn mở bài đi từ tác giả cần nhớ được phong cách sáng tác của tác giả.

- Ví dụ: Nhà văn Nguyên Ngọc đã đánh giá “Nguyễn Minh Châu là cây bút mở đường tinh anh và tài năng nhất”. Các sáng tác của ông đều thể hiện được những quan niệm mới mẻ về cuộc sống. Trong số đó có truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được in trong tập truyện ngắn cùng tên, xuất bản năm 1987. Truyện đã mang một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

8. Từ thể loại

- Mỗi tác phẩm đều thuộc một thể loại văn học (thơ, truyện ngắn…) với những đặc trưng khác nhau. Học sinh cần nắm rõ nội dung của tác phẩm (thuộc thơ, đọc tác phẩm) để nắm rõ thể loại.

- Ví dụ:

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bài bút kí đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bằng những tình cảm chân thành, sâu nặng với xứ Huế, tác giả đã lột tả trọn vẹn vẻ đẹp và linh hồn của dòng sông Hương - con sông mang dáng hình và dấu ấn của xứ Huế mộng mơ. Tác phẩm đã thể hiện được phong cách của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

5 cách mở bài văn nghị luận ấn tượng lấy lòng ban giám khảo

Mở bài văn nghị luận theo lối đối lập

Mở bài theo lối đối lập tức là các em nêu một vấn đề đối lập, từ đó làm thế bắc cầu để nêu lên vấn đề mà mình cần phân tích. Từ ví dụ dưới đây, các em có thể lên dàn ý bài văn nghị luận theo lối đối lập:

“Trong các tác phẩm văn học Việt Nam, chúng ta đã từng gặp không ít những người phụ nữ có số phận bi thương. Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ấy nhưng ta lại thấy một hình ảnh rất khác. Không cam chịu số phận; những người phụ nữ đã phản kháng, trỗi dậy để làm chủ cuộc đời chính mình. Một trong số đó là nhân vật…. của nhà văn/nhà thơ…”

Cách mở bài bài văn nghị luận xã hội theo lối đối lập
Mở bài theo kiểu đối lập áp dụng cho dạng đề bài phân tích nhân vật trong tác phẩm.

Theo lối đối lập này, các em có thể áp dụng cho dạng đề bài phân tích nhân vật trong tác phẩm. Ví dụ với các tác phẩm như: Vợ nhặt; Chiếc thuyền ngoài xa; Vợ chồng A – Phủ…

READ  Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận | Soạn văn 7 hay nhất.

Mở bài văn nghị luận theo lối quy nạp

Nhiệm vụ của mở bài đó là nêu nội dung vấn đề để phần thân bài phân tích và xử lý vấn đề. Nếu chọn cách mở bài theo lối quy nạp, các em có thể triển khai theo mở bài mẫu dưới đây:

Thời gian luôn không ngừng chuyển động. Chúng ta chỉ sống một lần trên đời với tuổi thọ luôn là một con số hữu hạn. Nhưng có một thứ luôn tồn tại song song cùng thời gian đó là thơ; là văn; là những tác phẩm nghệ thuật đích thực. … của nhà văn/ nhà thơ… là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như vậy”.

Mở bài theo lối quy nạp này phù hợp với đề bài yêu cầu phân tích đoạn trích; với trích đoạn cho sẵn.

Mở bài văn nghị luận theo cách gián tiếp

Đây là cách mở bài đi từ xa tới gần, các em nêu các ý liên quan tới vấn đề. Sau đó, đề cập đến vấn đề cần phân tích. Cấu trúc bài văn nghị luận xã hội phần mở bài theo cách gián tiếp, cụ thể như sau:

Để xây dựng được một nhân vật có sức lay động, chiếm trọn trái tim người đọc là một điều vô cùng khó khăn. Thế nhưng, nhà văn/nhà thơ… lại hoàn toàn làm được điều đó. Hình ảnh nhân vật… trong tác phẩm của ông đã ghi dấu ấn đậm sâu trong lòng người đọc”.

Mở bài theo cách dán tiếp này thường được áp dụng với dạng đề bài yêu cầu phân tích nhân vật trong các tác phẩm văn học.

Cách mở bài bài văn nghị luận theo kiểu gián tiếp
Mở bài theo cách dán tiếp này thường được áp dụng với dạng đề bài yêu cầu phân tích nhân vật trong các tác phẩm văn học.

Mở bài văn nghị luận theo lối tương liên

Mở bài theo lối tương liên, tức là tìm một vấn đề tương tự để làm cầu nối nêu ra vấn đề cần phân tích.

“Đại văn hào Anderen đã từng nói rằng: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Hiện thực cuộc sống được xem là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy, bức tranh hiện thực cuộc sống; con người trong tác phẩm… của nhà văn/ nhà thơ gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc…”

Và nhân vật… được phác họa như….”

Cách mở bài văn nghị luận theo lối tương liên phù hợp với các dạng đề bài phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.

Mở bài văn nghị luận theo cách trực tiếp

Rất rõ ràng, mở bài theo cách trực tiếp nghĩa là các em đi thẳng vào nội dung của vấn đề cần bàn luận và phân tích trong bài viết. Một ví dụ về mở bài theo cách trực tiếp:

“Nếu là con chim chiếc lá

Thì chim phải hót, lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

Một nhà thơ đã từng viết như vậy song chỉ đến khi đọc tác phẩm… của nhà văn/ nhà thơ…, tiếp xúc với các nhân vật trong tác phẩm; đặc biệt là nhân vật… ta mới cảm nhận sâu sắc hơn về lẽ cho và nhận trong đời”.

Cách mở bài bài văn nghị luận theo cách trực tiếp
Mở bài theo cách trực tiếp là đi thẳng vào nội dung của vấn đề cần bàn luận và phân tích trong bài viết.

Cách 1: Đi từ chủ đề, hình tượng trung tâm của tác phẩm

Mỗi một tác phẩm văn học đều có một chủ đề hoặc hình tượng nhân vật bao trùm lên toàn bộ tác phẩm, toàn bài thơ, là mạch chính của toàn bộ tác phẩm. Hình tượng trung tâm có thể là nhân vật chính trong tác phẩm hoặc có thể là hình tượng được nhà văn xây dựng lên.

Nếu như các bạn có thể mở bài bằng chủ đề hoặc hình tượng trung tâm thì bài viết sẽ mang tính khái quát cao hơn từ đó cho người chấm thấy rằng bạn có đọc qua và nắm vững được nội dung tác phẩm, biết cách liên quan tới chủ đề chính mà tác phẩm hướng tới. Tuy nhiên để  mở bài tốt bằng cách này bạn phải đọc tác phẩm, nắm được nội dung cốt truyện, nhân vật chính, tình tiết và cả những tư tưởng của tác giả.

Ví dụ:

1. Mẹ – tiếng gọi thân thương ấy với con luôn là nắng ấm trong những đêm đông lạnh giá, là nơi bình yên cho con mỗi khi trở về. Bởi hình ảnh mẹ đã in sâu trong tâm trí của con. Và văn học Việt ta đã có vô vàn tác phẩm nói về mẹ, về tình mẫu tử tiêng liêng đó. Và ta cũng bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.

2. “Đất Nước” từ lâu đã là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung. Nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng những hình ảnh kỳ vĩ, mỹ lệ hay cảm hứng về lịch sử qua các triều đại thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc bình dị để miêu tả về Đất Nước. Đến với bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm ta như đứng trước muôn màu văn hóa, truyền thống, phong tục tươi đẹp vô ngần. Vẻ đẹp ấy được hiện lên sâu sắc nhất qua chín câu thơ đầu.

Cách 2: Nêu phản đề.

Nêu phản đề khá được các thầy cô ấn tượng nên việc lựa chọn phản đề dễ ăn trọn điểm phần mở bài này.

Thế nào là nêu phản đề?

Phản đề có nghĩa là các em tạo tình huống đối lập, tương phản, ngược với vấn đề được nêu trong đề bài.

So với cách giới thiệu trực tiếp thì cách mở bài này thường gây ấn tượng ngay với người đọc. Đồng thời tạo cho người đọc cảm giác thích thú, lôi cuốn khiến họ nhập tâm đọc ngay phần thân bài với toàn bộ chú tâm. Lợi thế dễ thấy của cách mở này là người viết nhanh chóng gây được thiện cảm cho người đọc. Đây là một điểm cộng cho người viết.

Cách 3: So sánh.

So sánh là cách đối chiếu hai hoặc nhiều đối tượng với nhau ở phương diện giống nhau, khác nhau hoặc cả hai trong 2 hoặc các tác phẩm văn học mà em biết. Tác dụng của so sánh là giúp người đọc dễ thấy rõ bản chất của vấn đề đang nói trong tương quan với đối tượng khác. Mở bài theo cách so sánh không khó, vì vấn đề của nghị luận văn học trong trường THPT thường là trung tâm của đời sống văn học – tác phẩm.

Một vấn đề văn học thường có nhiều tác giả trong nước đề cập mà còn cả ở thế giới cũng rất được quan tâm, nó phản ánh ở trong ngôn từ, cách lập luận của mỗi tác giả. Cách mở bài nghị luận văn học bằng so sánh này dễ dàng gây thích thú cho người đọc vì nó chứng tỏ người viết có kiến thức văn học phong phú.

Có nhiều cách làm phần mở bài theo dạng so sánh mà các em có thể lựa chọn: tác giả, đề tài, chủ đề, nội dung, cảm hứng, thể loại, giai đoạn, giá trị, nhân vật… nên các em có thể đối chiếu điểm giống & khác nhau hoặc vừa giống vừa khác của một trong các vấn đề đó. Các em có thể so sánh hai hoặc hơn hai đối tượng. Cách so sánh nhiều đối tượng đòi hỏi thêm kĩ năng xâu chuỗi, tổng hợp kiến thức của người viết. Người viết có đất để “khoe tài” với kiểu mở bài này. Đó là ưu điểm, nhưng nếu không khéo có thể làm lu mờ vấn đề đang bàn vì đối tượng so sánh nổi bật hơn.

Cách 4: Đi từ tác giả.

Việc ghi nhớ đặc điểm của tác giả (nhà văn, nhà thơ) bằng việc tóm tắt tiểu sử và phong cách sáng tác của người đó cũng là cách tạo ấn tượng với thầy cô và điểm nhấn mở đầu cho bài văn của em. Các em có thể đi từ thông tin của tác giả, hoặc trực tiếp phong cách của tác giả rồi dẫn đến nội dung của văn bản nghị luận.

Cách 5: Đi từ hoàn cảnh, lý do sáng tác.

Mỗi một tác phẩm ra đời đều có duyên cớ của nó, như hoàn cảnh đặc biệt nào (gắn với sự kiện lịch sử quan trọng, mốc thời gian… ) mà tác giả sáng tác ra tác phẩm, hay trong một trường hợp nào đã khiến tác giả ngẫu hứng sáng tác tác phẩm đó thì các em chỉ cần khéo léo đưa ra vấn đề rồi lồng tên tác giả, tác phẩm vào và không quên vấn đề nghị luận là trọn vẹn.

Trên đây là 5 cách mở bài dễ dàng dành trọn điểm phần này đối với các đề tài nghị luận văn học mà các em có thể gặp phải, mong rằng với nội dung này các em sẽ có cho mình một mở bài nghị luận văn học ấn tượng cho mình nhé!

Xem thêm ví dụ 

1.Những mở bài nghị luận văn học hay nhất theo cách gián tiếp 

Những mở bài nghị luận văn học hay nhất
Mở bài nghị luận văn học gián tiếp

1.1.Mở bài số 1

Văn học là cuộc đời… Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học. Mỗi nghệ sĩ lớn đều ý thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và cuộc sống. Đời sống là nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn cho những sáng tác đầy nảy nở, bước đi của những nẻo đường là một giọt chắt chiu tư tưởng được hình thành. Qua tác phẩm A của nhà thơ B, ta thấy được,…(nội dung của vấn đề nghị luận). Cùng với cốt truyện sáng tạo, tình huống truyện độc đáo hấp dẫn, nghệ thuật kể chuyện giãn dị, tác phẩm A vẫn giữ nguyên vẹn sức hấp dẫn của mình qua thời gian.

1.2.Mở bài số 2

Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì mà nhà văn/ nhà thơ A là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi với thời gian. (nội dung và vấn đề nghị luận) của nhà văn/ nhà thơ A là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế. Đặc biệt trong đoạn trích…

2.Những mở bài nghị luận văn học hay nhất theo lối trực tiếp

Những mở bài nghị luận văn học hay nhất
Mở bài nghị luận văn học trực tiếp

2.1. Mở bài số 1

Những năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động những tác phẩm A của nhà văn/ nhà thơ B mãi là những bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng đã ghi lại quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Vẽ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên tâm hồn cả dân tộc và góp phần làm cho các tác phẩm sống mãi với thời gian.

2.2. Mở bài số 2

Nhắc tới nhà văn A người đọc không thể nào quên được tác phẩm B đã lưu dấu trong lòng khán giả bao thập kỷ nay. Nói tới A là nhớ tới phong cách sáng tác C. Tác giả A khẳng định tên tuổi của mình trên thi đàn D một cách đầy mới mẻ và ấn tượng đến tận bây giờ.

2.3. Mở bài số 3

Nhiều thập kỷ trôi qua, bạn đọc ngày nay được sống trong sự đổi mới toàn diện, trong khi thế vươn lên của đất nước sẽ còn tìm thấy nhiều tầng ý nghĩa thú vị hàm ẩn trong tác phẩm A của nhà văn B. Thông qua hình tượng nhân vật C, tác phẩm đã đặt ra những vấn đề tư tưởng thấm đẫm chất nhân vật không chỉ có ý nghĩa nhất thời mà còn có ý nghĩa muốn đời với tất cả mọi người, mọi thế hệ.

3. Mở bài nghị luận văn học đối lập

Không có tình huống li kì, những tính cách sắc nét, không đi sâu những cảnh áp bức bốc lột, những số phận thương tâm, mọi thứ trong tác phẩm A của nhà văn B cứ nhẹ nhàng diễn ra trên từng bài viết. Nhưng chính vẻ đẹp của những thứ được coi là bình thường, lặng lẽ ấy qua ngòi bút tinh tế cũng với giọng văn nhỏ nhẹ của tác giả lại tạo nên sức hút kỳ lạ. Tất cả để lại ấn tượng, sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc một cách tự nhiên nhưng lắng đọng vô cùng.

4. Mở bài nghị luận văn học tương liên

“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giác cho những con người bị cùng đường, tuyệt độ bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đầy đến ê chề hoàn toàn mất hết niềm tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực” (Nguyễn Minh Châu). Và tác phẩm A của nhà văn/ nhà thơ B đã thực hiện được trọn vẹn sứ mệnh đó.

5. Những mở bài nghị luận văn học theo lối quy nạp

5.1. Mở bài số 1

Xây dựng hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động, chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà văn/ nhà thơ A đã làm được điều đó. Nhân vật B của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một…(vấn đề yêu cầu của đề bài).

5.2. Mở bài số 2

Có một ý kiến cho rằng: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Hiện thực cuộc sống được xem như là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy, bức tranh hiện thực cuộc sống và con người trong tác phẩm A của nhà văn/ nhà thơ B gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc… Và nhân vật C được phác họa như… (vấn đề yêu cầu của đề bài).

5.3. Mở bài số 3

Chúng ta đã từng gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy nhưng họ lại có sức phản kháng để trỗi dậy, mạnh mẽ làm chủ đời mình. Một trong số đó là nhân vật A của nhà văn/ nhà thơ B.

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Công thức mở bài nghị luận văn học lớp 9
  • Tuyển tập những mở bài hay
  • Mở bài chúng cho nghị luận văn học lớp 12
  • Những mở bài nghị luận văn học hay nhất lớp 9
  • Những mở bài nghị luận văn học hay nhất
  • Mở bài hay cho HSG
  • Kết bài chung cho nghị luận văn học
  • Cách mở bài chúng cho tất cả các tác phẩm
See more articles in the category: Nghị luận