Người phi giới tính

You are viewing the article: Người phi giới tính at Traloitructuyen.com

Or you want a quick look:

Có nét gì khiến May-Welby giống phụ nữ nhưng cũng có nét gì đó khá nam tính. Ngay cả việc gọi May-Welby ở ngôi thứ ba như thế nào cũng là điều khó chọn để nói về con người này.

Gọi May-Welbe là "he" (anh ta, ông ta) hay "she" (chị ta, cô ta) đều sai. May-Welby không phải "she", không phải "he" mà gọi là "zie" (ngôi thứ 3 chỉ người không có giới tính rõ ràng) mới có phần đúng. Theo quyết định từ chính quyền Úc đầu tuần trước, May-Welby là người có giới tính không xác định. May-Welby được coi là người phi giới đầu tiên trên thế giới.

[external_link_head]

Người phi giới tính

Cuộc đời thăng trầm giới tính của May-Welby - Ảnh: May-Welby.blogspot.com

Từ nam thành nữ

May-Welby sinh ra tại Scotland và từng được biết đến… như một bé trai. Năm lên 7 tuổi, May-Welby đã cảm thấy có vấn đề trong giới tính. May-Welby không thích những trò chơi mà bọn con trai hay chơi và dành thời gian để chơi những trò của các bé gái như búp bê. May-Welby để tóc dài, thích cài nơ và không nghĩ mình là một bé trai.

“Người phi giới” cũng tham gia đóng kịch, một hoạt động ngoại khóa khi còn đi học. Chỉ có điều, May-Welby không chịu đóng vai nam mà luôn chọn đóng vai nữ, thích chọn đóng vai nữ tỳ còn hơn làm hoàng tử.

Cũng có một lần không thể bỏ được vai nam, May-Welby đã sáng tạo trong kịch bản bằng cách sửa nội dung truyện là “hoàng tử” bị phù thủy biến thành một cô gái và phải đến cuối vở kịch mới được "hiện" lại làm hoàng tử.

READ  BTS là gì? Nghĩa và từ viết tắt của BTS trên Facebook và các video

Nhưng chuyện đóng kịch với các nhân vật không làm May-Welby khổ sở bằng việc xung đột giữa hai nhân vật trong đầu. Một muốn May-Welby sống như con trai và một muốn “người phi giới” sống như con gái.

[external_link offset=1]

Lên đại học, cuộc sống của May-Welby đỡ căng thẳng hơn một chút. "Người phi giới” được tự do trong việc ăn mặc. Mặc quần jeans nhưng khoác áo choàng dành cho nữ là cái mốt mà May-Welby chọn khi lên giảng đường.

Nhưng sau khi rời trường và đi làm, May-Welby bắt đầu nếm trải "cuộc sống địa ngục". Việc tìm kiếm công việc đã khó và giữ nó còn khó hơn.

Trong tự thuật về cuộc đời, May-Welby cho biết đã bị sa thải vài lần vì ông chủ không thể chấp nhận được một anh chàng có điệu bộ giống như phụ nữ này.

Nơi duy nhất May-Welby có thể làm việc yên ổn là một khách sạn dành cho giới "gay". Nhưng sự kỳ thị không làm May-Welby cảm giác sợ hãi bằng việc chẳng biết mình là ai: Nam hay nữ?

Khi đi khám, các bác sĩ cũng khuyên “người phi giới” nên tự xác định trong đầu mình muốn thuộc thế giới nào. Thời điểm đó, May-Welby cảm thấy chọn làm nữ có vẻ dễ chịu hơn.

Năm 23 tuổi, “người phi giới” quyết định dùng thuốc để tăng cường hormone nữ. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Ngày updating, May-Welby đã tiến hành phẫu thuật giới tính để quyết tâm trở thành phụ nữ. Nhiều người đến giờ vẫn hỏi May-Welby có hối tiếc không, "zie" nói rằng chẳng có gì phải hối tiếc.

READ  Sinh năm 1960 mệnh gì? Hợp màu gì? Đá phong thủy nào?

Người phi giới tính

Với May-Welby, việc phân biệt giới tính với người phi giới chẳng khác nào việc phân biệt chủng tộc

Và chẳng muốn làm nữ

Cuộc sống của May-Welby khi "chuyển sang nữ" ban đầu đem lại cho zie sự hạnh phúc. “Tôi là một người chuyển giới xinh đẹp và nhiều đàn ông phát điên vì tôi”, zie viết trong tự truyện.

May-Welby vẫn đến các hộp đêm dành cho giới "gay" như thời điểm trước khi giải phẫu để tìm bạn tình. Zie không dám nói mình là người chuyển giới cho người khác nghe: “Nếu tôi không nói điều đó, tôi là kẻ dối trá nhưng nếu tôi nói ra, tôi sẽ bị người khác nhìn bằng ánh mắt khinh bỉ”.

Một biến cố xảy ra khiến May-Welby chán cảnh làm phụ nữ đó là khi “người phi giới” bị 5 kẻ say rượu "làm nhục" vì chúng cũng không biết May-Welby là người chuyển giới.

[external_link offset=2]

Khi trả lời trên kênh truyền hình ABC cách đây 7 năm, May-Welby không giấu quá khứ đáng xấu hổ của mình. Trải qua va chạm giới tính với đủ loại người, May-Welby cảm thấy rằng mình chẳng thấy giống giới tính nào. Chuyện phải dùng hormone nữ liên tục cũng khiến “người phi giới” cảm thấy mệt mỏi vì trong đầu “người phi giới” đã xuất hiện ý nghĩ rằng mình không phải phụ nữ.

Sau hai năm phẫu thuật chuyển giới, May-Welby đã quyết định không thèm dùng hormone nữa và mặc kệ mọi chuyện muốn đến đâu thì đến. Khoảnh khắc đó được May-Welby mô tả trong phần tự truyện khá triết lý: “Tôi nhận ra mình là ai. Tôi không còn bị ám ảnh mình là nam hay nữ. Đơn giản, tôi là con người”.

READ  Quất ngựa truy phong nghĩa là gì? |Traloitructuyen.com

May-Welby giảm hẳn việc tham gia các hộp đêm nhớp nhúa. Người phi giới muốn làm những điều có ích hơn cho xã hội và làm cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn.

May-Welby tham gia các tổ chức xã hội trợ giúp những người chuyển giới đang gặp khó khăn. Vẽ tranh và viết sách cũng là thứ mà May-Welby đam mê. Những bức tranh May-Welby vẽ về đề tài chống kỳ thị người chuyển giới được nhiều người khen ngợi. Những trang web do May-Welby cùng với các bài viết của “người phi giới” thu hút được nhiều người vào đọc.

Giờ đây, khi đã thoải mái với giới tính của mình thì May-Welby lại gặp phiền toái cùng tấm hộ chiếu khi muốn ra nước ngoài. Phần giới tính của May-Welby luôn bị ánh mắt dò xét.

“Người phi giới” kể lại “Nếu hộ chiếu của tôi ghi là nam nhưng họ không tin khi nhìn vào trang phục và ngực của tôi. Còn nếu hộ chiếu của tôi giờ ghi là nữ thì họ sẽ nhìn vào khuôn mặt của tôi một cách hoài nghi. Hơn nữa tôi không thích bị coi là phụ nữ vì tôi biết mình không phải phụ nữ. Cảm giác đó khiến tôi rất khó chịu”.

May-Welby đã làm đơn xin bỏ trống phần giới tính của mình trong các giấy tờ mang tính pháp lý. Các bác sĩ vào cuộc và họ cũng không xác định nổi May-Welby là nam hay nữ. Cuối cùng chính quyền bang New South Wales cũng thừa nhận May-Welby là người không xác định được giới theo đúng mong ước của “người phi giới”.

Hồ Khuê [external_footer]

See more articles in the category: Wiki

Leave a Reply