Nhà toán học đầu tiên của Việt Nam là ai ? Tiểu sử của ông ? | Toán Học Việt Nam

Or you want a quick look:

Việt Nam từ cổ chí kim đã có rất nhiều nhân tài toán học. Nhiều giai thoại về họ cũng được lưu truyền đến ngày nay. Vậy ai là nhà toán học ...

Việt Nam từ cổ chí kim đã có rất nhiều nhân tài toán học. Nhiều giai thoại về họ cũng được lưu truyền đến ngày nay.

[external_link_head]

Vậy ai là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam?

Người được coi là nhà toán học đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam là VŨ HỮU.

Vũ Hữu sinh năm 1437 và mất năm 1530. Ông là một nhà toán học và cũng là một danh thần dưới các triều vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Ông người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương ngày nay.

Công trình toán học ông để lại cho hậu thế nổi bật là "Lập Thành Toán Pháp". Lập thành toán pháp bao gồm những kiến thức cơ bản về hình học và số học, hướng dẫn cách đo lường ruộng đất theo các đơn vị mẫu, sào, thước, tấc của nước ta, tính toán các công trình xây dựng, kiến trúc, đào đắp kênh mương, đê điều,...

READ  Ông Trần Quí Thanh – Người sáng lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát
[external_link offset=1]

Vũ Hữu là một thần đồng toán học

Vũ Hữu đỗ Hoàng giáp (tức Tiến sĩ) cùng khoa với Lương Thế Vinh khoa thi năm Quý Mùi (1463) đời vua Lê Thánh Tông (Vì vậy , có nhiều tài liệu xếp Vũ Hữu và Lương Thế Vinh ngang hàng và là 2 nhà toán học đầu tiên của Việt Nam).

Từ bé Vũ Hữu còn sớm thể hiện năng khiếu về tính toán. Trong làng trong xóm có sự tranh chấp gì về chia chác ruộng đất đều nhờ cậu tính toán, phân xử giúp. Tiếng đồn về tài toán của cậu lan ra khắp vùng Đường An, trấn Hải Dương.

Một lần, Vũ Hữu theo cha là ông Vũ Bá Khiêm sang nhà bạn chơi. Chủ nhà có một chiếc điếu cày được nạm bạc rất đẹp nhưng cái nõ lại bằng đồng. Muốn thay nhưng chưa biết phải ứng ra bao nhiêu bạc bèn nhờ Vũ Hữu tính hộ.

Vũ Hữu xin đem đến một chiếc đĩa, cậu đặt chén nước vào trong lòng đĩa, rồi nhẹ nhàng rót nước đầy đến miệng chén, nhưng không để trào ra một giọt nào. Sau đó cậu nhúng chìm chiếc nõ điếu vào chén nước. Nước bị chiếc nõ choán chỗ trào ra ngoài, chảy xuống bát. Đong số nước trào ra trong bát chính là thể tích của chiếc nõ. Ông chủ cứ theo đó để xuất bạc nén cho thợ làm nõ điếu thì vừa vặn.

Giai thoại toán học về Vũ Hữu

Vũ Hữu thi đỗ Hoàng giáp, được vua Lê Thánh Tông cử giữ chức lang trung ở Khâm hình viện.

READ  Không Chỉ Đánh Đấm, Lý Tiểu Nam Là Ai Cũng Biết Về Một Huyền Thoại Võ Thuật – Tranminhdung.vn

Sách Công dư tiệp ký còn ghi lại câu chuyện Vũ Hữu sửa chữa các cổng thành Thăng Long. Trong khi các viên quan bộ Công lúng túng không tính ra được khối lượng vật liệu và dự toán kinh phí, thì Vũ Hữu dẫn mấy thợ cả đến thị sát và đo đạc tỉ mỉ từng cửa thành, rồi tính ra số lượng gạch rất cụ thể. Thượng thư bộ Công có ý nghi ngờ.

Thấy vậy, Vũ Hữu đứng lên thưa: Bẩm thần đã tính toán kỹ, không thừa không thiếu một viên. Một viên quan khác được dịp xúc xiểm: Bẩm tâu, đã vậy xin quan lang trung làm cam kết nếu sai lệch sẽ bị trị tội.

Vua hỏi: Các quan có ý như vậy, khanh có dám nhận không? Vũ Hữu đáp: Tâu bệ hạ, thần xin lĩnh ý.

[external_link offset=2]

Ngay hôm ấy, Vũ Hữu sai mua gạch xếp từng chồng ngay ngắn bên cổng thành Đông Hoa. Hôm sau, khi công việc đã hoàn tất, một viên quan tỏ vẻ đắc ý, mách với vua: Tâu bệ hạ, ở đây vẫn còn thừa một viên ạ.

Vũ Hữu đỡ viên gạch và tâu: Bẩm bệ hạ và các vị đại thần, viên gạch này không thừa đâu. Tại mặt tường phía đông bên kia ở trên cao có một viên gạch bị mủn vỡ, thần đã cho thửa riêng viên gạch này để thay thế. Mọi người bán tín, bán nghi, Vũ Hữu dẫn vua sang bên kia tường thành, sai thợ trèo lên gỡ viên gạch vỡ ra và đem trám viên gạch mới vào thì vừa khít. Vua Lê rất đẹp lòng.

READ  Thông tin chính thức về tiểu sử tân Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong

Vũ Hữu làm quan có tính cẩn thận, cần mẫn, sống liêm khiết, nên ngày càng được vua tin dùng, thăng lên tới chức Thượng thư bộ Hộ, rồi Thượng thư bộ Lễ, sau được phong hàm Thái bảo, tước Trùng Dương Hầu.

Vũ Hữu được trọng dụng, giữ làm quan trong triều đến năm 70 tuổi mới được cho về nghỉ hưu. Về trí sĩ tại quê nhà, nhưng mỗi khi vua cần đến lại cho mời ông ra hỏi ý kiến. Ông thọ đến 93 tuổi mới mất.

Xem thêm: Ai là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam? [external_footer]

See more articles in the category: Là ai

Leave a Reply