Ông Nguyễn Thanh Nghị được ‘điều chuyển’ hay bị ‘kỷ luật giáng chức’?

Or you want a quick look:

Vào ngày 5 tháng 10 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành quyết định số 1518 điều động Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị về lại giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Ông Nguyễn Thanh Nghị, là con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vào tháng 8 năm 2020, khi còn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, đã cùng hàng chục cán bộ tỉnh này bị kỷ luật kiểm điểm, do những sai phạm đất đai giai đoạn 0888672676 theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.

[external_link_head]

‘Điều chuyển’ hay ‘kỷ luật giáng chức’?

Việc đưa ông Nguyễn Thanh Nghị về lại chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng mang ‘hàm ý gì'? Liệu có phải không thi hành kỷ luật, nhưng là ‘kỷ luật giáng chức’?

Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 6 tháng 10 năm 2020 từ Hà Nội, liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, nhận định:

Như vậy đó là một sự ‘giáng chức’ và là một cái biểu hiện mà bất kể ai biết về tình hình chính trị Việt Nam sẽ thấy đó là một biểu hiện của một sự đấu đá trong nội bộ.

-TS. Nguyễn Quang A

“Tôi nghĩ là như vậy, vì ông Nghị từ thời bố ông làm Thủ tướng thì ông được đẩy lên rất nhanh, và từng làm Thứ trưởng của Bộ Xây dựng. Rồi từ đó mới chuyển về quên nhà để đi theo con đường của đảng, đầu tiên là Chủ tịch tỉnh, sau đó là Bí thư. Thường Bí thư của một tỉnh, thì chắc chắn sẽ là trung ương ủy viên của khóa tới, bây giờ đùng một cái điều về làm Thứ trưởng thì sẽ phải có một người khác về làm Bí thư. Và như thế, khả năng ông Nghị còn ở trong trung ương đảng có thể là không có nữa. Như vậy đó là một sự ‘giáng chức’ và là một cái biểu hiện mà bất kể ai biết về tình hình chính trị Việt Nam sẽ thấy đó là một biểu hiện của một sự đấu đá trong nội bộ.”

READ  Fanny Trần là ai, sinh năm bao nhiêu, cao bao nhiêu?

Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976, hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Trước đây ông từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng từ năm 2011 đến 2014. Sau đó ông được đưa về quê nhà và kinh qua các chức vụ như Phó Bí thư, Chủ tịch tỉnh... Và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang từ tháng 10 năm 2015 đến nay. Ông là con trai cả của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và là một trong ba Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất nước ở thời điểm đó.

[external_link offset=1]

Từ Sài Gòn, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 6 tháng 10 năm 2020 về trường hợp của ông Nguyễn Thanh Nghị, đưa ra phân tích:

“Vào tháng 8 năm 2020 có một kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm của tỉnh Kiên Giang, nhưng trong kết luận đó không có phần quan trọng nhất là chuyển hổ sơ sang cơ quan điều tra xem xét xử lý theo pháp luật. Thì tôi nghĩ rằng, lúc đó ông Nghị an toàn. Thứ hai, tin ông Nghị được bổ nhiệm chức Thứ trưởng Bộ xây dựng, thú thật tôi cũng bất ngờ. Tôi đánh giá đây là bước đi xuống nguy hiểm cho ông Nghị cũng như liên đới cha ông là ông Nguyễn Tấn Dũng. Đồng thời hôm nay tôi có thấy báo Tuổi trẻ phỏng vấn ông Phạm Công Khâm, là Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Kiên Giang về việc luân chuyển ông Nghị thì ông Khâm cho biết tỉnh vẫn chưa nhận được văn bản chính thức về việc này. Đó là một điều rất kỳ lạ, trong khi báo chí thì đã phổ biến rất rộng rãi mà tỉnh Kiên Giang không biết gì cả mà chỉ biết qua báo chí. Đó là điểm lạ thứ  nhất.”

READ  Tại sao ảo thuật gia “thần bài” Shin Lim luôn im lặng khi biểu diễn?

Ảnh minh họa, từ trái sang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Thanh Nghị và nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Photo courtesy Chantroimoi

Điểm lạ thứ hai theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, là nội dung làm việc của Bộ Chính trị để chuẩn bị cho Đại hội đảng sắp tới. Trong đó, nhóm 3 do ông Trần Quốc Vượng được phân công làm việc với tỉnh Đắc Nông, Kiên Giang. Nhưng theo quan sát của nhà báo Nguyễn Ngọc Già, ông Trần Quốc Vượng chỉ đến làm việc với tỉnh Đắc Nông, mà không hề đến Kiên Giang làm việc. Ông nói tiếp:

“Việc ông Vượng không làm việc với tỉnh Kiên Giang kết hợp với trả lời của ông Phạm Công Khâm, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Kiên Giang, thì nó bật ra được một vấn đề về việc luân chuyển ông Nguyễn Thanh Nghị... đó là đặt ông Nghị vào chuyện đã rồi. Vì báo Tuổi Trẻ cho biết ông Nghị vẫn điều hành kỳ Đại hội sắp tới ở Kiên Giang vào ngày 17/10.”

Tại buổi họp giao ban báo hôm 6/10, để cung cấp thông tin về việc chuẩn bị Đại hội Đảng tỉnh Kiên Giang. Trưởng ban tuyên giáo Kiên Giang Phạm Công Khâm cho biết, ông Nguyễn Thanh Nghị - Bí thư tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ X, vẫn điều hành Đại hội từ ngày 15 đến 17/10.

Ông Khâm cũng cho biết đến thời điểm này, Tỉnh ủy Kiên Giang chưa nhận được văn bản chính thức về việc Thủ tướng Chính phủ điều động ông Nguyễn Thanh Nghị, về giữ chức thứ trưởng Bộ Xây dựng, mà chỉ biết qua báo chí đăng tải. (!?)

Liệu sai phạm của ‘đồng chí X’ có bị đụng đến?

Nhiều nhà quan sát tình hình chính trị trong và ngoài nước đặt câu hỏi, với việc điều chuyển ông ông Nguyễn Thanh Nghị về lại chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cũng như kỷ luật kiểm điểm ông Nguyễn Thanh Nghị, liệu có khả năng chính phủ Hà Nội sẽ đụng đến sai phạm của ‘đồng chí X’ (tức nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) lúc còn đương nhiệm?

[external_link offset=2]
Họ đã đặt ông Nguyễn Thanh Nghị và cả gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng một cái thế gọi là chuyện đã rồi, Tôi cho rằng, có thể gọi là một kế của Tôn Tử là ‘điệu hổ ly sơn’... Đó là một điều rất nguy hiểm.

-Nhà báo Nguyễn Ngọc Già

Qua những chuyện này, theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, nó cho thấy có sự rạn nứt rõ ràng giữa nội bộ đảng cao cấp giữa họ với nhau, cũng như là giữa phe cánh của ông Nguyễn Tấn Dũng với các đồng chí của ông ta trong kỳ đại hội này. Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng đây là việc nguy hiểm đối với cá nhân ông Nguyễn Thanh Nghị cũng như dòng tộc của ông Nguyễn Tấn Dũng, nếu ông Nghị ra Hà Nội nhậm chức. Ông nói tiếp:

“Điều này cũng đặt ông Nguyễn Thanh Nghị vào một thế khó. Bởi vì theo khoản 4 điều 9 của điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, tức là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục vụ tổ chức... Tuy nhiên cách làm việc của người cộng sản, thì cấp càng cao thì bao giờ họ cũng làm việc với nhau trước, để thuyết phục trong vấn đề điều chuyển bổ nhiệm. Nhưng lần này rõ ràng, họ đã đặt ông Nguyễn Thanh Nghị và cả gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng một cái thế gọi là chuyện đã rồi, tức là họ sử dụng công cụ báo chí để chuyển thông điệp tới gia đình ông Dũng. Tôi cho rằng, theo cái cách đó, có thể gọi là một kế của Tôn Tử là ‘điệu hổ ly sơn’... Đó là một điều rất nguy hiểm.”

Không chỉ ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư Kiên Giang bị điều về làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Trong 2 tháng qua, nhiều bí thư tỉnh ủy được điều động, bổ nhiệm làm thứ trưởng các bộ hay một số chức vụ khác. Đơn cử như ông Trần Văn Sơn, Bí thư Điện Biên vể làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bà Phạm Thị Thanh Trà, Nguyên Bí thư Yên Bái làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Bí thư Đồng Tháp Lê Minh Hoan làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Bí thư Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Dưới góc nhìn cá nhân, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đưa ra nhận định về việc này:

“Tôi nghĩ đó chắc chắn không phải là bình thường, người ta điều động về làm Thứ trưởng, rồi về làm Phó ban Kinh tế Trung ương... hay là Phó ban gì đấy... Tất cả các ông như từ ông Thăng trở đi chẳng hạn, thì mình cũng thấy kiểu đấy là giáng chức, và có thể dẫn đến kỷ luật gì đó.”

Nhiều cán bộ quan chức cấp cao bị điều chuyển, sau đó kỷ luật hoặc có thể bị truy tố, với lý do chống tham nhũng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thường nói... Nhà báo Lê Trung Khoa khi trả lời RFA trước đây cho rằng, đấy không phải chỉ là dấu hiệu chống tham nhũng, mà là sự đấu đá phe phái rất dữ dội trong Đảng Cộng sản Việt Nam để giành quyền lợi. Con của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ là một trong những mắc xích, mà một số nhóm khác, muốn loại bỏ để tránh việc ông Nguyễn Thanh Nghị có thể đi tiếp được vào Trung ương ủy viên khóa tới, thậm chí lên Ủy viên Bộ Chính trị nếu thuận lợi. [external_footer]

See more articles in the category: Là ai

Leave a Reply