Tác giả: Vân Đằng Thái Thứ Lang

Or you want a quick look:

Thuở sinh thời thì cha của cụ Hồ, là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc đậu phó bảng ở Nghệ An. Như quý vị cũng biết, là nhà nho thì ai lại không học "Tứ thư và Ngũ Kinh". Mà Tứ thư Ngũ Kinh (đặc biệt là kinh Dịch) vốn là cha đẻ của vận mệnh học bao gồm Tử vi, Tướng mệnh, Bói, Bốc phệ, Y dược, Lý số.... Thành thử ra những kẻ có ăn học ngày xưa ở nước ta gọi là nhà nho thì phần nhiều sành sỏi về Nho Y Lý Số và Tử vi lắm. Sưu tầm

[external_link_head]

[external_link offset=1]

Thuở sinh tiền cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc giao tình thân thiết với cha của Vân Đằng Thái Thứ Lang lắm. Lúc mới sinh cụ Hồ (có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung) thì cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc có lấy lá số rồi tự tay chấm lấy cho con mình. Một hôm cha của Thái Thứ Lang đến nhà cụ Phó bảng viếng thăm, trong lúc uống trà đàm đạo về thế sự thì câu chuyện mới đổi sang đề tài Tử vi. Hai người người bạn vốn xuất thân là kẻ sĩ nho gia nên sành tử vi lắm, lúc đó thì cụ phó bảng mới nói rằng bà xã ở nhà vừa mới hạ sanh được một quý tử và chính mình tự chấm lấy lá số cho con. Rồi cụ Phó bảng vào trong lấy lá số con mình ra để cho người bạn tri kỷ giải đoán phụ với. Hai người bạn luận bàn về lá số Nguyễn Sinh Cung (tên khai sinh của cụ ***) và đều đồng ý với nhau về nhiều điểm chẳng hạn như "đứa trẻ này tương lai làm lớn lắm và sẽ như vầy và như vầy và như vầy đây nè..." . Xin lỗi quý vị vì đây là diễn đàn phi chính trị nên tôi không tiện kể ra hết những lời bàn luận tử vi của hai người bạn tâm giao họ Hồ và họ Thái đâu nhé, mà chỉ vắn tắt bằng những chữ "như vầy, như vầy" thôi. Lúc còn là thiếu niên thì Vân đằng Thái Thứ Lang bắt đầu học tử vi với thân phụ. Và thân phụ mới đem những lá số mẫu ra dùng làm khuôn mẫu cho con mình tập luận đoán. Những lá số mẫu ấy phần nhiều là những kẻ quen biết hoặc thân thuộc trong gia đình và giòng họ của nhà họ Thái. Và một trong những lá số mẫu ấy có "lá số Nguyễn Sinh Cung" mà cha của Thái Thứ Lang bấy lâu vẫn giữ trong kệ sách thư phòng. Đó chính là lý do tại sao Thái Thứ Lang biết rõ ngày sinh tháng đẻ của cụ Hồ vậy. Thuở sinh thời Thái Thứ Lang có quen biết với cụ Hồ và gia đình là do liên hệ bạn bè tri kỷ của thân phụ mình và cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Chứ thực ra thì Thái Thứ Lang cũng không thân lắm với cụ ***. Nhưng vì say mê Tử vi nên Thái Thứ Lang hay nghiên cứu lá số và những biến cố cuộc đời cụ Hồ để phối kiểm mà học hỏi. Mà muốn không nghiên cứu về cuộc đời cụ Hồ thì cũng không được vì cụ Hồ là một nhân vật bắt đầu nổi tiếng vào đầu thập niên 1940. Lúc trưởng thành thì Thái Thứ Lang xuống tóc đi tu vì ông biết rằng mình có duyên tu hành. Ông tu thành công lắm, và là một vị Đại Đức Phật giáo có tiếng về công phu tu luyện lẫn giải đoán vận mệnh con người qua khoa tử vi. Ông là người đầu tiên viết sách tử vi bằng tiếng Quốc Ngữ cho giới thanh niên tân học đương thời (những năm 40 và 50). Cuốn sách tử vi ông viết tựa đề là "Tử vi đẩu số" được in và bán tại miền Nam Việt Nam vào năm 1955, và được đánh giá như là "Tử vi Kinh" nên nhiều người, đặc biệt là giới thanh niên tân học thuở ấy, coi ông như là bậc thầy đáng nể trong làng tử vi ở nước ta. Cuối quyển "Tử Vi đẩu số" ấy, tác giả có in bốn lá số (kèm theo lời phê bình của chính mình cho từng lá số một) để cho độc giả tập luận đoán. Và 2 trong bốn lá số ấy là của hai danh nhân Việt nam đương thời : Cựu Hoàng Bảo Đại, và cụ ***. Nhưng vì lý do chính trị nên sau 1975 thì cuốn sách này không được lưu hành trong nước nữa, và cho tới bây giờ (2004) vẫn còn cấm lưu hành trong nước luôn. Chỉ có ở hải ngoại thì quý vị mới được thưởng thức tác phẩm này mà thôi. Trên diễn đàn này cũng không có đâu mà tìm. Thái Thứ Lang chết trong Nam Việt Nam vào những năm đệ nhị cộng hòa miền nam.

READ  Lời bài hát Người Ấy Là Ai – 16 Typh – 16 typh on the mic
[external_link offset=2]
[external_footer]
See more articles in the category: Là ai

Leave a Reply