Tiết lộ bất ngờ về tướng giữ thanh long đao cạnh Quan Vũ

Or you want a quick look:

Quan Vũ là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á. Hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh… với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao, thêm thắt, cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian.

Tiết lộ bất ngờ về tướng giữ thanh long đao cạnh Quan Vũ

[external_link_head]

Châu Thương – người cận vệ trung thành của Võ Thánh - Quan Vũ.

Hình tượng Quan Vũ & chuyện thờ phụng trong dân gian

Quan Vũ được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây Thanh long yển nguyệt và/hoặc cưỡi ngựa xích thố. Ông cũng là vị võ tướng duy nhất có điện thờ riêng tại Đế vương miếu (được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng, trong đó thờ những vị quan văn, võ tài năng và tận trung nhất qua các triều đại). Ông được coi là biểu tượng của đức tính "Danh lợi không đổi lòng, Giàu sang không dâm loạn, Nghèo hèn không nhụt chí, Oai vũ không khuất phục".

Quan Vũ được thờ phụng ở nhiều nơi, tôn lên nhiều danh hiệu cao quý. Ông là nhân vật được phong tặng nhiều danh hiệu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tào Tháo được xem là người đầu tiên dựng am thờ Quan Vũ, ngay tại quận Tiêu nước Bái quê mình - am Linh Thố. Sau đó nhiều nơi ở Trung Quốc đã lập đền thờ Quan Vũ. Do ảnh hưởng từ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, hình tượng ông càng trở nên thần thánh trong sự ngưỡng mộ của nhân dân.

Việc thờ Quan Vũ có ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian. Ông được nhân dân thờ như Thần độ mạng; giới thương nhân coi ông như thần tài; giới nho sĩ coi ông như thần văn học (tượng Quan Vũ trên 1 tay có cầm Kinh Xuân Thu); giới quân sự coi ông như vị thần bảo vệ bản mệnh. Người ta giải thích rằng sở dĩ Quan Vũ có cả ảnh hưởng tới giới thương nhân vì hồi còn hàn vi ông từng làm nghề bán đậu phụ.

Tiết lộ bất ngờ về tướng giữ thanh long đao cạnh Quan Vũ

Quan Vũ, nhân vật lịch sử được thờ phụng và phong nhiều tước hiệu nhất trong lịch sử Trung Quốc và khu vực Á Đông.

READ  Đông Ca Là Ai – Diệp Hách Lão Nữ – Tranminhdung.vn

Quan Vũ được dân gian tạc tượng và vẽ tranh rất nhiều, theo mô phỏng sự mô tả của Kinh Minh thánh: mày tằm hình chữ bát, mắt phượng sáng như sao, râu rồng rõ năm chòm, trán hùm thân lẫm liệt. Thông dụng hơn cả trong tranh, tượng dân gian là kiểu tượng ba ông. Tượng ba ông gồm có Quan Công mặc giáp phục ngồi giữa hổ trướng, tay vuốt râu, tay kia cầm Kinh Xuân Thu; sau lưng hai bên có Quan Bình đứng bên trái giữ ấn, Châu Thương đứng bên phải giữ thanh long đao.

[external_link offset=1]

Nhưng nếu như Quan Bình là nhân vật có thật trong chính sử - con trai trưởng của Vũ (dù trong Tam Quốc diễn nghĩa La Quán Trung “biến tấu” thành con nuôi) thì Châu Thương - nhân vật còn lại gắn liền với “Võ Thánh”, trong danh tác của La Quán Trung, trong vô vàn các câu chuyện dân gian, đi vào thơ ca- kịch nghệ, tranh, tượng và thờ, lại là người chưa từng tồn tại.

Cách Châu Thương xuất hiện trong Tam Quốc diễn nghĩa

Châu Thương là nhân vật hư cấu… 100% của La Quán Trung trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa. Tương tự Quan Bình, Châu Thương cũng lần đầu xuất hiện trong Tam Quốc diễn nghĩa, qua điển tích “Quan Vũ qua năm ải chém sáu tướng” ở hồi thứ 28.

Tiết lộ bất ngờ về tướng giữ thanh long đao cạnh Quan Vũ

Tranh vẽ bộ ba Quan Vũ – Quan Bình – Châu Thương.

“… Núi Ngọa Ngư có một người gốc Quan Tây, họ Châu tên Thương. Hai cánh tay nhắc nổi nghìn cân, bắp thịt cứng, râu xồm, hình dáng dữ tợn, nguyên là bộ hạ cũ của Trương Bảo. Từ khi Trương Bảo chết, Châu Thương tụ tập trong rừng, thường nói đến đại danh Quan tướng quân, tiếc rằng không có cách nào được gặp” – Đấy là cách Châu Thương gián tiếp xuất hiện, qua lời kể của Bùi Nguyên Thiệu, bộ hạ cũ của Hoàng Cân.

Quan Công thấy một người mặt đen, mình cao lớn, cưỡi ngựa vác giáo dẫn quân đến, trông thấy Quan Công vừa mừng vừa sợ, nói ngay rằng: - Đây là Quan tướng quân rồi! Rồi vội vàng xuống ngựa, thụp lạy bên đường, nói: - Tôi là Châu Thương xin bái kiến tướng quân!

Quan Công nói: - Tráng sĩ đã biết ta ở nơi nào vậy? Châu Thương thưa: - Khi xưa tôi theo giặc Khăn Vàng là Trương Bảo, đã được biết tôn nhan, tiếc rằng mình trót theo giặc, không được theo hầu. Ngày nay may được bái kiến ở đây, tướng quân đừng ruồng bỏ, cho làm lính bộ, sớm tối cầm roi theo sau ngựa, dẫu chết cũng cam tâm.

READ  Phụng Lê Vợ Thái Vũ Là Ai

Tiết lộ bất ngờ về tướng giữ thanh long đao cạnh Quan Vũ

Châu Thương lần đầu xuất hiện trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, ở hồi 28 qua điển tích Quan Vũ “qua năm ải chém sáu tướng”.

Quan Công thấy Châu Thương lòng rất thành thực, hỏi: - Ngươi theo ta, còn thủ hạ của ngươi thì làm thế nào? Châu Thương nói: - Ai muốn theo thì theo, bằng không thì tuỳ ý. Mọi người đều xin đi theo cả. Quan Công vội vàng xuống ngựa, đến trước xe bẩm hỏi hai chị.

Cam phu nhân nói: - Trước kia Liêu Hoá muốn đi theo, chú cũng từ chối, nay sao lại cho quân Châu Thương đi theo? Đó là thiển kiến của chị em đàn bà chúng tôi, xin tuỳ ý chú suy xét. Quan Công nói: - Chị nói rất phải. Bèn bảo Châu Thương rằng: - Không phải ta không có tình, nhưng vì hai phu nhân không ưng, các ngươi hãy về núi, đợi khi nào ta tìm thấy anh ta, bấy giờ sẽ sai người đi gọi.

Châu Thương dập đầu xuống đất nói: - Châu Thương là một kẻ thô mãng, đã lỡ bước đi theo giặc; nay được gặp tướng quân, khác nào được trông thấy trời và mặt trời, sao lại bỏ lỡ cơ hội này? Nếu đông người đi theo không tiện, xin cho chúng ở lại với Nguyên Thiệu, còn tôi chỉ xin một mình đi bộ theo tướng quân, dẫu đường xa muôn dặm cũng không quản ngại.

Tiết lộ bất ngờ về tướng giữ thanh long đao cạnh Quan Vũ

Châu Thương là người có sức khỏe, rất giỏi bơi lội, luôn tận tụy, trung thành.

[external_link offset=2]

Quan Công lại đem lời ấy bẩm với hai chị. Cam phu nhân nói: - Một vài người theo thì được. Quan Công sai Châu Thương giao cả quân cho Bùi Nguyên Thiệu. Nguyên Thiệu nói: - Ta cũng muốn theo Quan tướng quân. Châu Thương nói: - Nếu anh cũng đi, thì quân tan hết, chi bằng anh hãy tạm thống lĩnh lấy, để tôi đi theo Quan tướng quân, hễ có đóng ở đâu, tôi sẽ về gọi anh.

Từ nhân vật phụ đến Bộ ba thần thánh

Trong điển tích “Đơn đao phó hội”, kể về chuyện Quan Vũ một mình, một thuyền cùng vài thủ hạ đến hội đàm với Lỗ Túc về vấn đề Kinh Châu ở Lục Khẩu, Châu Thương chính là người cầm Thanh long đao cận kề Quan Vũ. Ông cũng là người cố tình “chửi đổng” trong tiệc rượu ở Lục Khẩu và sau đó vẫy cờ ám hiệu cho Quan Bình đem thủy binh ứng cứu cha.

READ  Tại sao ảo thuật gia “thần bài” Shin Lim luôn im lặng khi biểu diễn?

Châu Thương, dưới ngòi bút của La Quán Trung, không chỉ là người có sức khỏe mà còn có có tài bơi lội. Trong trận Phàn Thành, ông chính là người đã bắt sống được Bàng Đức sau khi Bàng Đức ngã xuống nước. Tam Quốc diễn nghĩa cuối hồi 74 viết:

Tiết lộ bất ngờ về tướng giữ thanh long đao cạnh Quan Vũ

Từ chỗ là nhân vật phụ - hư cấu của La Quán Trung, Châu Thương được thờ phụng rộng khắp trong dân gian cùng Quan Vũ.

“Quan Công thúc quân bốn mặt đánh thật riết, tên bắn lên núi như mưa… Quân sĩ Tào xin hàng cả. Duy có một mình Bàng Đức, vẫn cứ ra sức cự lại. Đang khi ấy, có vài mươi tên lính Kinh Châu, bơi một chiếc thuyền nhỏ lại gần bờ. Đức cắp đao nhảy vọt một cái, vào trong thuyền, giết ngay được mươi người.

Bàng Đức một tay cắp đao, một tay bơi chéo, định chạy ra Phàn Thành. Bỗng ở mé trên có một tướng bơi một chiếc bè to đến, làm cho chiếc thuyền nhỏ chao nghiêng đi, Bàng Đức ngã lăn xuống nước. Tướng ấy nhảy theo xuống, bắt sống được Bàng Đức đem lên. Chúng trông ra xem ai, thì là Châu Thương. Nguyên Châu Thương ở Kinh Châu mấy năm, thạo nghề lội nước mà lại có sức khoẻ, cho nên mới bắt nổi được Bàng Đức”.

Nhưng những phẩm chất hàng đầu làm nên “thương hiệu” Châu Thương là sự tận tụy và lòng trung thành trước sau như một. Tam Quốc diễn nghĩa kể rằng: Sau khi biết tin Quan Vũ bị Đông Ngô bắt sống và xử trảm cùng Quan Bình, Châu Thương khi đó trấn giữ Mạch Thành đã quyết định tự vẫn để chết theo chủ.

Từ chỗ chỉ là một nhân vật phụ (hư cấu) trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, nhằm làm tôn lên giá trị của hình tượng Quan Vũ, Châu Thương với phẩm chất đạo đức sáng ngời của mình, đã trở thành một trong bộ ba thần thánh, bên cạnh cha con họ Quan, hiển linh giúp dân giúp đời. [external_footer]

See more articles in the category: Là ai

Leave a Reply