Tiểu luận: Cặp phạm trù khả năng-hiện thực trong triết học Mác-Lênin |Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: Định nghĩa khả năng và hiện thực

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Vận dụng cặp phạm trù khả năng và hiện thực vào quá trình học tập
  • Vận dụng cặp phạm trù khả năng và hiện thực vào cuộc sống
  • Ví dụ về cặp phạm trù khả năng và hiện thực
  • Câu hội cặp phạm trù khả năng và hiện thực
  • Liên hệ bản thân về phương pháp luận cặp phạm trù khả năng và hiện thực
  • vận dụng cặp phạm trù khả năng-hiện thực vào định hướng nghề nghiệp của sinh viên việt nam hiện nay
  • Tiểu luận cặp phạm trù khả năng và hiện thực
  • Thuyết trình về phạm trù khả năng và hiện thực
 
Tiểu luận: Cặp phạm trù khả năng-hiện thực trong triết học Mác-Lênin và ý nghĩa của nó đối với việc định hướng nhận thức của sinh viên trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn hiện nay

Tiểu luận: Cặp phạm trù khả năng-hiện thực trong triết học Mác-Lênin và ý nghĩa của nó đối với việc định hướng nhận thức của sinh viên trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn hiện nay

1. Nội dung cặp phạm trù khả năng – hiện thực

Khi đã nhận thức được bản chất và các mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng, chủ thể nhận thức đã có thể phán đoán được sự vật, hiện tượng đó, do sự phát triển của những mâu thuẫn bên trong nó quy định, số biến đổi theo hướng nào, nghĩa là đã có thể nhận thức được đồng thời cả hiện thực và khả năng biến đổi của sự vật, hiện tượng đó. Biện chứng của sự liên hệ lẫn nhau giữa quá khứ, hiện tại và tương lai được phản ánh trông các phạm trù “hiện thực” và “khả năng”.

Phạm trù khả năng phản ánh thời kỳ hình thành đối tượng, khi nó mới chỉ tồn tại dưới dạng tiền đề hay với tư cách là xu hướng. Vì thế khả năng là phạm trù phản ánh tổng thể các tiền đề của sự biến đổi, sự hình thành của hiện thực mới, là cái có thể có, nhưng ngay lúc này chưa có; hiện thực là phạm trù phản ánh kết quả sinh thành, là sự thực hiện khả năng, và là cơ sở để định hình những khả năng mới.

Một cách đơn giản hơn, khả năng là cái hiện chưa xẩy ra, nhưng nhất định sẽ xẩy ra khi có điều kiện thích hợp. Hiện thực là cái đang có, đang tồn tại gồm tất cả các sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách quan trong thực tế và các hiện tượng chủ quan đang tồn tại trong ý thức, là sự thống nhất biện chứng của bản chất và các hiện tượng thể hiện bản chất đó. Theo nghĩa này, hiện thực khách quan và hiện thực chủ quan được dùng để phân biệt các hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần, về thực chất, hiện thực là sự thống nhất giữa bản chất của đối tượng với vô vàn các hiện tượng của nó, tạo nên tính xác định động cho đối tượng trong một không gian, thời gian cụ thể.

Mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực. Là những mặt đối lập, khả năng và hiện thực thống nhất biện chứng với nhau: chúng loại trừ nhau theo những dấu hiệu căn bản nhất, nhưng không cô lập hoàn toàn với nhau. Sinh ra từ trong lòng hiện thực và đại diện cho tương lai ở thời hiện tại, khả năng làm bộc lộ hết tính tương đối của hiện thực. Thông qua tính tương đối đó mà hiện thực hóa sự liên tục của các quá trình biến đổi. Mọi đối tượng đều bắt đầu phát triển từ sự chín muồi các tiền đề sinh thành của nó. Hiện thực bao chứa trong mình số lớn các khả năng, nhưng không phải tất cả đều được hiện thực hóa. Sự hiện thực hóa từng khả năng đòi hỏi các điều kiện tương ứng, nhưng rất có thể thiếu điều kiện như thế. Trong xã hội, sự hiện thực hóa một khả năng nào đó không tách rời hoạt động thực tiễn, mà hoạt động đó chỉ có thể thành công khi con người tính đến các khả năng vốn có ở hiện thực, ở các xu hướng biến đổi khách quan của nó. Mục đích, phương tiện và các phương thức của hoạt động đó xét đến cùng cũng gắn với các hoàn cảnh khách quan tương ứng. Đồng thời chính hoạt động thực tiễn như là quá trình chuyển hóa mục đích (khả năng) thành sản phẩm của hoạt động (hiện thực) là sự thống nhất khả năng và hiện thực. Dĩ nhiên, mức độ tự do và hiệu quả của hoạt động đó không phải là vô hạn, mà cũng bị các quy luật khách quan quy định.

READ  10 mẫu Tiểu luận Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện - Traloitructuyen.com

Các dạng khả năng. Hiện thực thường có nhiều mặt, nhiều xu hướng vận động, nhiều khả năng biến đổi. Chúng giữ vai trò không ngang nhau trong sự vận hành và phát triển hiện thực. Chẳng hạn, sự hiện thực hóa một số khả năng này quy định sự chuyển hóa đối tượng từ trạng thái này sang trạng thái khác vẫn trong khuôn khô chính bản chât đó, sự hiện thực hóa những khả năng khác lại đòi hỏi sự biến đổi bản chất của đối tượng, biến nó thành đối tượng khác. Trong quá trình thực hiện một số khả năng đối tượng chuyển từ thấp lên cao, nhưng ở những khả năng khác – thì lại hạ từ cao xuống thấp. Có khả năng liên quan đến biến đổi về chất, số khác lại liên quan đến biển đổi về lượng của đối tượng. Một số khả năng gắn với cái tất nhiên trong đối tượng, số khác – với cái ngẫu nhiên. Có khả năng được hiện thực hóa trong các điều kiện được tạo lập ở hiện tại, nhưng một số khác lại chờ các điều kiện đó được tạo ra ở tương lai xa. Hoạt động thực tiễn của con người làm thay đổi hiện thực khách quan chính là thực hiện các khả năng nhất định bằng cách tạo ra những điều kiện tương ứng.

Có nhiều cơ sở phân loại khả năng. Có thể chia các khả năng thành hai nhóm phụ thuộc vào việc cái gì quy định chúng: các thuộc tính và mối liên hệ tất nhiên hay ngẫu nhiên. Những khả năng bị quy định bởi những thuộc tính và mối liên hệ tất nhiên của đối tượng được gọi là khả năng thực; còn những khả năng bị quy định bởi các thuộc tính và mối liên hệ ngẫu nhiên, – là khả năng hình thức. Khả năng thực trong những điều kiện thích hợp tất yếu được thực hiện, còn khả năng hình thức – có thể được thực hiện cũng có thể không. Sự phân biệt khả năng thực và khả năng hình thức có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động thực tiễn: khi đặt ra mục đích, xây dựng chương trình, thực hiện hành vỉ, con người cần phải xuất phát từ những khả năng thực. Những khả năng hình thức không thê làm cơ sở cho hoạt động có kế hoạch.

Các khả năng chỉ được hiện thực hóa khi có các điều kiện thích hợp. Phụ thuộc vào mối liên hệ với những điều kiện này như thế nào, khả năng được chia ra thành khả năng cụ thể và khả năng trừu tượng. Loại thứ nhất là những khả năng mà để thực hiện chúng hiện đã có đủ điều kiện, loại thứ hai là những khả năng mà ở thời hiện tại còn chưa có những điều kiện thực hiện chúng, nhưng điều kiện có thể xuất hiện khi đối tượng đạt tới một trình độ phát triển nhất định. Để lập những kế hoạch trước mắt, xác định cách thức giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn đã chín muồi thì cần phải xuất phát từ khả năng cụ thể, chứ không thể căn cứ vào các khả năng trừu tượng.

2. Ý nghĩa phương pháp luận.

Thứ nhất, khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ không tách rời nhau và luôn chuyển hóa cho nhau; do hiện thực được chuẩn bị bằng khả năng còn khả năng hướng tới sự chuyển hóa thành hiện thực, nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực chứ không thể dựa vào khả năng. Tuy nhiên, vì khả năng biếu hiện khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng trong tương lai nên khi đề ra kế hoạch, phải tính đến mọi khả năng để kế hoạch đó sát với thực tiễn. Nhiệm vụ của hoạt động nhận thức là phải xác định được khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng và tìm ra khả năng ấy trong chính bản thân nó, bởi khả năng nảy sinh vừa do sự tác động qua lại giữa các mặt bên trong, vừa do sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng với hoàn cảnh bên ngoải.

READ  Tiểu luận: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam |Traloitructuyen.com

Thứ hai, phát triển là quá trình mà trong đó khả năng chuyển hóa thanh hiện thực, còn hiện thực này trong quá trình phát triến của mình lại sinh ra các khả năng mới, các khả năng mới ấy trong điều kiện thích hợp lại chuyển hóa thành hiện thực, tạo thành quá trình vô tận; do vậy, sau khi đã xác định được các khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng, thì mới nên tiến hành lựa chọn và thực hiện khả năng.

Thứ ba, trong quá trình thực hiện khả năng đã lựa chọn, cần chú ý là trong một sự vật, hiện tượng có thể chứa nhiều khả năng khác nhau, do vậy cần tính đến mọi khả năng để dự kiến các phương án thích hợp cho từng trường hợp có thể xẩy ra.

Thứ tư, cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một số khả năng và ngoài một số khả năng vốn có, thì khi có điều kiện mới bổ sung, ở sự vật, hiện tượng sẽ xuất hiện thêm một số khả năng mới dẫn đến sự xuất hiện một sự vật, hiện tượng mới, phức tạp hơn. Bởi vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải lựa chọn khả năng trong số hiện có, trước hết là chú ý đến khả năng gần, khả năng tất nhiên vì chúng dễ chuyển hóa thành hiện thực hơn.

Thứ năm, khả năng chỉ chuyển hóa thành hiện thực khi có đầy đủ các điều kiện cần thiết nên cần tạo ra các điều kiện đó để nó chuyển hóa thành hiện thực, cần tránh sai lầm, hoặc tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan, hoặc xem thường vai trồ ấy trong quá trình biến đổi khả năng thành hiện thực.

Định nghĩa khả năng và hiện thực

Phạm trù hiện thực dùng để chỉ tất cả những gì hiện có, hiện đang tồn tại trong thực tế. Hiện thực bao gồm cả những sự vật, vật chất, hiện tượng đang tồn tại khách quan trong thực tế và cả những gì đang tồn tại chủ quan trong ý thức. Vì vậy chúng ta có hai khái niệm hiện thực chủ quan và hiện thực khách quan được dùng để phân biệt các hiện tượng vật chất và các hiện tượng tinh thần.

Phạm trù khả năng dùng để chỉ cái mà trong hiện tại mới chỉ thể hiện ở dạng tiềm năng, tiềm thế, xu hướng, chưa trở thành hiện thực và chỉ có thể trở thành hiện thực trong tương lai khi có những điều kiện thích hợp.

Ví dụ khả năng và hiện thực

Ví dụ hiện thực: xét về mặt hiện thực Việt Nam hiện nay đang là một nước đang phát triển. Cái đang phát triển này có dựa trên rất nhiều tiêu chí khác nhau như kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ… mà Việt Nam chỉ ở mức đang phát triển.

Ví dụ khả năng: trong tương lai Việt Nam có thể trở thành một nước phát triển khi mà phát huy được những lợi thế của hiện tại cả ở trong nước và các nguồn lực ở bên ngoài.

Ví dụ hiện thực là sắt, thép, xi- măng, gạch, cát, sỏi, gỗ thì khả năng là ngôi nhà có thể xuất hiện khi có điều kiện thích hợp trong tương lai.

Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

– Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau và luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau. Điều này được thể hiện, phát triển là một quá trình trong đó khả năng và hiện thực thống nhất biện chứng với nhau, khả năng chuyển hóa thành hiện thực còn hiện thực vì những quá trình phát triển nội tại của mình lại sinh ra các khả năng mới, các khả năng mới ấy trong những điều kiện thích hợp lại biến thành hiện thực và cứ tiếp tục như thế mãi mãi, đó là một quá trình vô tận.

READ  Tiểu luận - Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong nền kinh tế nước ta hiện nay

Do có mối liên hệ chặt chẽ giữa khả năng và hiện thực nên dễ mắc phải sai lầm nếu tách rời khả năng và hiện thực. Kết quả là trong hoạt động thực tiễn hoặc sẽ không nhìn thấy khả năng tiềm tàng trong sự vật, do đó không xác định được tương lai phát triển của nó; hoặc không thấy được khả năng có thể biến thành hiện thực, do đó không tạo ra những điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự chuyển biến này hoặc ngăn cản nó tùy theo yêu cầu của mình.

Tuy nhiên, nếu quá nhất mạnh mối quan hệ khăng khít giữa khả năng và hiện thực mà quên đi sự khác biệt về chất giữa chúng, lẫn lộn giữa khả năng và hiện thực thì cũng sẽ dẫn tới sai lầm, khuyết điểm. Trong hoạt động thực tiễn, nếu dựa lầm vào cái mới tồn tại khả năng chứ chưa phải hiện thực thì sẽ đưa lại hậu quả hết sức tai hại.

– Để một khả năng nào đó biến thành hiện thực thường cần có không chỉ một điều kiện, mà là một tập hợp điều kiện. Tập hợp điều kiện được gọi là cần và đủ, nếu có nó thì khả năng nhất định sẽ chuyển hóa thành hiện thực.

Ví dụ: Để cách mạng chủ nghĩa có thể nổ ra cần có các điều kiện sau: thứ nhất là giai cấp thống trị không thể giữ nguyên sự thống trị của mình dưới dạng cũ nữa; thứ hai là giai cấp bị trị bị bần cùng hóa quá mức bình thường; thứ ba là tính tích cực của quần chúng tăng lên đáng kể; thứ tư là giai cấp cách mạng có đủ năng lực tiến hành những hành động cách mạng mạnh mẽ đủ sức đập tạn bộ máy chính quyền cũ. Thiếu một trong các điều kiện này, cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể nổ ra.

– Quá trình biến khả năng thành hiện thực diễn ra ở trong tự nhiên và trong xã hội không giống nhau.

Trong giới tự nhiên, quá trình khả năng biến thành hiện thực chủ yếu là quá trình khách quan. Nói chủ yếu vì không phải trong giới tự nhiên mọi khả năng đều biến thành hiện thực một cách tự phát, mà nó có thể xảy ra ba trường hợp sau:

+ Loại khả năng chỉ có thể biến thành hiện thực bằng con đường tự nhiên, đó là trường hợp của quá trình vũ trụ và địa chất;

+ Loại khả năng có thể biến thành hiện thực bằng con đường tự nhiên nhưng nhờ con người. Ví dụ: bằng cách thay đổi điều kiện sống gây đột biến, con người biến khả năng tạo ra giống mới thành hiện thực.

+ Loại khả năng mà trọng hiện thực hiện nay không có sự tham gia của con người thì không thể biến thành hiện thực. Các khả năng này vốn có ở khách thể nhưng để biến chúng thành hiện thực cần phải có điều kiện do con người tạo ra. Ví dụ: việc chế tạo ra các sợi tổng hợp, tạo ra các con tàu vũ trụ.

Trong lĩnh vực xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan muốn biến khả năng thành hiện thực còn cần có cả điều kiện chủ quan là hoạt động thực tiễn của con người. Ở đây, khả năng không khi nào tự nó biến thành hiện thực mà không có sự tham gia của con người.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến ví dụ về khả năng và hiện thực. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Vận dụng cặp phạm trù khả năng và hiện thực vào quá trình học tập
  • Vận dụng cặp phạm trù khả năng và hiện thực vào cuộc sống
  • Ví dụ về cặp phạm trù khả năng và hiện thực
  • Câu hội cặp phạm trù khả năng và hiện thực
  • Liên hệ bản thân về phương pháp luận cặp phạm trù khả năng và hiện thực
  • vận dụng cặp phạm trù khả năng-hiện thực vào định hướng nghề nghiệp của sinh viên việt nam hiện nay
  • Tiểu luận cặp phạm trù khả năng và hiện thực
  • Thuyết trình về phạm trù khả năng và hiện thực
See more articles in the category: Tiểu luận