Cấu trúc bài tiểu luận kế toán – Tổng hợp các đề tài tiểu luận kế toán mới nhất | Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: 1. Cấu trúc bài tiểu luận kế toán

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cấu trúc bài tiểu luận
  • Cấu trúc bài luận văn
  • Mẫu bài tiểu luận hoàn chỉnh
  • Mẫu bài tiểu luận đẹp
  • Cấu trúc bài tiểu luận tiếng Anh
  • Tiểu luận kế toán
  • Cấu trúc bài tiểu luận triết học
  • Kết cấu đề tài tiểu luận là gì
 
 
 
 
 
 
 
Cấu trúc bài tiểu luận kế toán - Tổng hợp các đề tài tiểu luận kế toán mới nhất

Cấu trúc bài tiểu luận kế toán - Tổng hợp các đề tài tiểu luận kế toán mới nhất

Đề tài của bài tiểu luận kế toán quyết định đến 30% mức độ thành công của cả bài luận. Do đó mà việc lựa chọn đề tài sao cho hay, ấn tượng, dễ dàng khai thác và đi sâu vào nhiều khía cạnh là nỗi băn khoăn của rất nhiều người.

Trong bài viết dưới đây, Traloitructuyen.com sẽ chia sẻ đến bạn top những đề tài hay nhất, dễ thực hiện và dễ đạt điểm cao cho bạn tham khảo và áp dụng vào bài luận của mình.

  • Tiểu luận về ngành kế toán
  • KHO tiểu luận kế toán viên
  • Bài tập tiểu luận kế toán doanh nghiệp 1
  • Tiểu luận kế toán doanh nghiệp
  • Kết luận về ngành kế toán

1. Cấu trúc bài tiểu luận kế toán

Cấu trúc bài tiểu luận kế toán

Cấu trúc bài tiểu luận kế toán

Một bài tiểu luận 2 kế toán cần đảm bảo những phần sau đây:

1.1 Mở đầu

Phần mở đầu có tác dụng định hướng người đọc về nội dung mà bạn sẽ trình bày. Ở phần này, bạn nên đề cập trực tiếp đến trọng tâm bài luận, tránh lan man gây nhầm lẫn. Đồng thời, bạn cũng cần giới hạn những phạm vi mà bạn sẽ viết, khoanh vùng đối tượng và đừng quên chỉ ra những vấn đề mà bạn sẽ giải quyết ở phần sau của bài.

1.2 Nội dung

Nội dung của bài tiểu luận kế toán thường được chia làm ba phần bao gồm cơ sở lý thuyết, thực trạng và giải pháp:

  • Với phần cơ sở lý thuyết, hãy đề cập và trình bày ngắn gọn những kiến thức lý thuyết để người đọc có được kiến thức căn bản từ đó hiểu được những gì mà bạn sẽ trình bày trong bài luận.
  • Ở phần thực trạng, những ví dụ chứng minh thực tế đa dạng sẽ làm cho bài viết của bạn trở nên phong phú và thuyết phục hơn. Dẫn chứng có thể được thể hiện ở dưới dạng bảng biểu, số liệu… đảm bảo người đọc có những hình dung rõ nét nhất.
  • Giải pháp: Giải pháp mà bạn nêu ra sẽ gắn với những vấn đề mà bạn đề cập trước đó. Giải pháp có thể là giải pháp ngắn hạn, dài hạn, đứng trên lập trường của nhiều đối tượng để nó có tính thiết thực hơn.

1.3 Kết luận

Phần kết luận là bản tóm tắt thu gọn lại bài luận, nhắc lại ý chính của toàn bài và trình bày những luận điểm đã đề cập.

Ngoài ra, bài tiểu luận kế toán nói riêng và bất cứ bài luận nào nói chung cũng cần có phần danh mục tài liệu tham khảo và mục lục. Đây chỉ là hai phần phụ nhưng có vai trò quan trọng trong việc giúp người đọc dễ dàng theo dõi, tra cứu và kiểm chứng thông tin khi cần thiết.

2. Tổng hợp các đề tài tiểu luận kế toán mới nhất

Tổng hợp các đề tài tiểu luận kế toán mới nhất

Tổng hợp các đề tài tiểu luận kế toán mới nhất

Dưới đây là danh sách hơn 50 đề tài tiểu luận ngạch kế toán viên cho bạn tham khảo và sử dụng.

  1. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Công Ty CP Thương mại dịch vụ Quảng cáo ATA
  2. Tiểu luận Kế toán quản trị: Giá chuyển nhượng (Transfer pricing)
  3. Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ của công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ
  4. Kế toán tài chính của Công ty TNHH An Thái
  5. Tiểu luận Kế toán thuế: Quy định kê khai thuế hiện nay tạo thuận lợi và khó khăn gì trong công tác kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt
  6. Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết theo VAS 07 và IAS 28
  7. Hợp nhất kinh doanh trong trường hợp thay đổi sở hữu cổ quyền
  8. Tiểu luận Kế toán tài chính: Kỹ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất
  9. Hãy tự xây dựng một tình huống về CVP trong trường hợp DN sản xuất và tiêu thụ nhiều sản phẩm
  10. Tiểu luận Kế toán ngân hàng: Thu thập chứng từ và các nghiệp vụ phổ biến trong ngân hàng
  11. Kế toán bán hàng và phân tích kết quả bán hàng tại Công ty TNHH kinh doanh thiết bị điện Ngọc Dậu
  12. Đề xuất công tác kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Kim Long
  13. Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện
  14. Kế toán doanh thu, chi phí & xác định kết quả kinh doanh
  15. Một số đề xuất hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh tại DNTN kinh doanh chế biến nông sản Tân Phú.
  16. Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí , xác định kết quả kinh doanh tại CTCP đầu tư phát triển Hoàng Đạt
  17. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp.
  18. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
  19. Kế toán Tài sản cố định tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản
  20. Kế toán tiêu thụ sản phẩm hàng hoá
  21. Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH in Việt-Hàn
  22. Kế toán lưu chuyển hàng hoá xác định và phân phối kết quả
  23. Kế toán tập hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
  24. Kế toán tài sản cố định tại xí nghiệp
  25. Kế toán thành phẩm- tiêu thụ và xác định kết quả
  26. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
  27. Kế toán thu nhập - chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại NHNo & PTNT Chi nhánh số 7 tỉnh Thanh Hoá, thực trạng và giải
  28. Kế toán doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
  29. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
  30. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
  31. Kế toán các khoản phải thu - phải trả về hàng hóa tại công ty cổ phần phát hành TPHCM
  32. Kế toán bất động sản đầu tư
  33. Tiểu luận Kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty xây dựng số 4
  34. Kế toán bán mặt hàng máy vi tính
  35.  Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đá Núi Nhỏ
  36. Hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Hòa Dung
  37. Hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty thương mại và dịch vụ công nghiệp ô tô
  38. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phước Thảo
  39. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH TIFACO
  40. Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tấn Lập
  41. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH TM & DV Quốc tiến Quảng Nam
  42. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH điện tử - tin học Đông Á
  43. Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Minh Trung
  44. Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Kinh doanh tổng hợp Nguyên Hưng
  45. Hoàn thiện kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên sách Nhà nước
  46. Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Khải Nguyên
  47. Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên – Huế
  48. Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Hawee Sản xuất và Thương mại
  49. Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Thương mại và Dịch vụ Hải Phượng
  50. Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Cơ Khí Đông Phong
  51. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty CP Đầu tư TMDV Thăng Long
READ  Tiểu luận nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở đảng bộ xã long kiến, huyện chợ mới đến năm 2015 – thực trạng và giải pháp - | XEMTAILIEU

Trên đây là danh sách những đề tài tiểu luận kế toán hay nhất, ấn tượng nhất cho bạn tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ này bạn đã có thể tìm được cho mình đề tài ưng ý.

Xem thêm "Cấu Trúc Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh Nhất Kèm 7 Mẫu Chi Tiết"

1. Phần mở đầu bài tiểu luận

Phần mở đầu là phần bắt đầu cho một bài tiểu luận. Một phần mở đầu ấn tượng sẽ hấp dẫn được người đọc khiến họ tò mò về đề tài và muốn khám phá hơn những nội dung tiếp theo.

Phần mở đầu

Phần mở đầu

Phần mở đầu của bài tiểu luận bao gồm các phần sẽ giới thiệu về đề tài như sau:

1.1. Lời mở đầu

  • Lời mở đầu là phần đầu tiên tiếp cận với người đọc, lời mở đầu sẽ quyết định đọc giả có hứng thú với đề tài và bài tiểu luận của bạn hay không.
  • Người đọc thường có xu hướng đọc nhanh và lướt từ 2 đến 3 dòng đầu để quyết định có nên đọc những nội dung tiếp theo, và lời mở đầu cũng như vậy.
  • Lời mở đầu nên viết ngắn gọn, đúng trọng tâm để giảng viên có thể đánh giá được sự hiểu biết của bạn và chất lượng của bài tiểu luận.

1.2. Lý do chọn đề tài/ Tính cấp thiết của đề tài

  • Tại phần lý do chọn đề tài bạn cần trả lời được câu hỏi “Tại sao đề tài này quan trọng” để thuyết phục người đọc.
  • Nếu đề tài bài tiểu luận của bạn có tính thực tiễn hay cấp thiết cho xã hội sẽ được thầy cô đánh giá rất cao.

1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu (gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu chi tiết)

  • Mục đích nghiên cứu: Đó chính là kết quả, giải pháp mà bạn muốn hướng đến khi thực hiện đề tài cho bài tiểu luận.
  • Mục tiêu tổng quát: Là đích đến mà bạn muốn đạt được và có tính khái quát, có thể xem là yếu tố để phân loại đề tài nghiên cứu. 
  • Mục tiêu cụ thể: Là những mục tiêu nhỏ và cụ thể mà bạn đề ra để đạt được mục tiêu tổng quát. 

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

  • Đối tượng nghiên cứu: Là những sự vật, sự việc hoặc con người có liên quan, tác động hay chịu sự tác động của đề tài bạn đang nghiên cứu.
  • Phạm vi nghiên cứu: Bạn hãy chỉ ra giới hạn của nghiên cứu nằm trong một phạm vi nhất định, được thống nhất về không gian, thời gian và lĩnh vực nghiên cứu.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Mỗi bài tiểu luận sẽ có những phương pháp nghiên cứu khác nhau, chúng được chia thành 2 nhóm là phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bạn cần chú ý đặc điểm để lựa chọn áp dụng cho chính xác.

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Là phương pháp mà bạn dựa vào những số liệu có sẵn để kết luận cho đề tài nghiên cứu của mình, bao gồm: 

  • Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết
  • Phương pháp giả thuyết
  • Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
  • Phương pháp lịch sử
  • Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là phương pháp giúp bạn thực hiện đề tài của mình trong thực tiễn để hiểu rõ bản chất vấn đề, bao gồm: 

  • Phương pháp điều tra
  • Phương pháp quan sát khoa học
  • Phương pháp thực nghiệm khoa học
  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
  • Phương pháp khảo sát
  • Phương pháp chuyên gia
  • Phương pháp phân tích – tổng kết kinh nghiệm

1.6. Tổng quát nội dung chính của bài (Tên chương và tiêu đề của mỗi chương)

  • Phần này sẽ đề cập tổng quát những nội dung chính của bài luận văn, bạn sẽ ghi ra các tên chương và tiêu đề của mỗi chương.
  • Bạn chỉ nên ghi ngắn gọn tên và tiêu đề các chương, không viết các mục quá chi tiết vì nó sẽ làm cho phần tổng quát nội dung giống với mục lục của bài.

1.7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Tại phần ý nghĩa lý luận và thực tiễn, bạn hãy nêu những đóng góp của kết quả nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn có thể áp dụng được.

Xem thêm bài viết lời mở đầu hay và Cách Viết Lời Cảm Ơn để bài tiểu luận của bạn thêm hoàn hảo hơn.

2. Phần nội dung bài tiểu luận

Phần nội dung là phần quan trọng nhất của bài tiểu luận vì là nơi thể hiện xuyên suốt trọng tâm của đề tài. Phần này chiếm nhiều nội dung, được thể hiện trong phạm vi nhiều đoạn có sự liên kết mạch lạc với nhau.

Phần nội dung

Phần nội dung

Thông thường phần nội dung của bài tiểu luận được chia thành 3 chương: chương 1 là những lý thuyết chung, chương 2 nói về thực trạng và chương 3 là giải pháp, cụ thể như sau:

2.1. Chương 1: Lý thuyết chung

  • Tại phần lý thuyết chung bạn cần trình bày các khái niệm, kiến thức liên quan đến đề tài mà bạn đang nghiên cứu.
  • Bạn cần trình bày rõ ràng để người đọc có thể nắm được các lý thuyết và đánh giá được sự hiểu biết của bạn.
  • Bạn nên lưu ý là không trình bày phần này quá dài dòng, lan man. Nếu quá dài sẽ làm loãng bài tiểu luận vì phần thực trạng và giải pháp mới là phần quan trọng nhất.

2.2. Chương 2: Thực trạng

  • Phần thực trạng là nội dung quan trọng để bạn chứng minh được tính thực tiễn, cấp thiết cho đề tài mà mình đang nghiên cứu.
  • Bạn cần sử dụng độc lập hay kết hợp những phương pháp nghiên cứu để nêu rõ được thực trạng của vấn đề.
  • Thực trạng luôn bao gồm 2 mặt tích cực và tiêu cực. Đối với mặt tiêu cực, bạn hãy phân tích những hạn chế để tìm ra nguyên nhân hình thành, bao gồm nguyên nhân khách quan và chủ quan.
READ  Tiểu luận xử lý tình huống vi phạm hành chính |Traloitructuyen.com

2.3. Chương 3: Giải pháp

  • Sau khi tìm ra được nguyên nhân, bạn hãy đề ra những giải pháp từ kiến thức của bản thân cộng với những ý kiến tham khảo từ người có chuyên môn.
  • Tránh đề xuất những giải pháp chung chung vì phần giải pháp là phần để giảng viên đánh giá được tầm nhìn, tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của bạn.

3 lưu ý khi thực hiện phần nội dung:

  • Luận điểm: Phần nội dung gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn phải có một câu chủ đề nằm ở đầu đoạn và phải bao quát được nội dung của cả đoạn.
  • Luận cứ: Mỗi đoạn văn phải có các lập luận và minh chứng để bổ sung nội dung cho luận điểm, làm cho đoạn văn thêm phần sắc bén.
  • Một đoạn văn phải đảm bảo được 3 yếu tố: Tính thống nhất là tập trung vào một ý chính, tính phát triển là các ý được lập luận sắc bén và tính chặt chẽ là đoạn văn phải có sự logic ở các thông tin.

3. Phần kết luận, kiến nghị

Phần kết luận, kiến nghị là phần quan trọng của một bài tiểu luận vì có mở đầu thì phải có tổng kết. Trong phần này, bạn sẽ tổng kết lại các vấn đề chính đã trình bày trong bài tiểu luận theo 3 ý như sau:

Phần tổng kết, kiến nghị

Phần tổng kết, kiến nghị

  • Trình bày, đánh giá, bàn luận các kết quả nghiên cứu: Bạn hãy nêu lên các kết quả nghiên cứu mà bạn đạt được và bạn tự đưa ra những nhận xét về thành quả nghiên cứu của mình.
  • Trình những đề xuất, dự báo: Bạn có thể đưa ra những đề xuất về việc áp dụng kết quả nghiên cứu của mình vào xã hội thực tiễn, nó tác động hay bị tác động như thế nào bởi sự phát triển của xã hội.
  • Trình bày ngắn gọn đóng góp, chỉ ra giới hạn: Với nội dung này bạn hãy nêu lên những khó khăn mang tính khách quan trong quá trình bạn nghiên cứu đề tài tiểu luận, do đó sự đóng góp của đề tài là có giới hạn với sự phát triển của xã hội. Hãy thẳng thắn thừa nhận và đừng kêu than quá lời.

Ngoài việc giúp bạn tổng kết lại nội dung trong bài, phần tổng kết còn giúp bài tiểu luận của bạn đạt được 3 điều sau đây:

  • Là nơi giúp bạn bày tỏ những quan điểm và suy nghĩ của mình về đề tài tiểu luận đang nghiên cứu.
  • Nếu phần mở đầu thu hút sự tò mò của người đọc, thì tổng kết là phần nhấn mạnh lại nội dung của cả bài để người đọc dễ ghi nhớ.
  • Phần tổng kết giúp cho bài tiểu luận có được cấu trúc hoàn chỉnh và có tính mạch lạc, liên kết chặt chẽ.

5 điều cần lưu ý khi bạn viết phần tổng kết cho bài tiểu luận:

  • Bạn tuyệt đối không nên nêu ra ý tưởng mới, nội dung mới trong phần này.
  • Không nên trích dẫn ở phần kết luận, chỉ trích dẫn trong phần nội dung.
  • Phải khái quát toàn bộ nội dung của bài, không được tập trung vào một quan điểm nhỏ hay vấn đề nhỏ trong bài.
  • Tránh sử dụng những ngôn từ hoa mỹ rườm rà, hay dùng những từ ngữ rõ ràng, súc tích.
  • Tránh lạm dụng những cụm từ xuất hiện thường xuyên: Tóm lại, để kết thúc, kết luận lại,... vì sẽ gây nhàm chán và sáo rỗng.

4. Danh mục tài liệu tham khảo

Danh mục tài liệu tham khảo là một phần không thể thiếu trong bài tiểu luận cũng như các văn bản học thuật khác và thường viết ở cuối bài. Đây là việc tập hợp những nơi bạn đã tham khảo và thu thập thông tin cho bài tiểu luận của mình.

Danh mục tài liệu tham khảo

Danh mục tài liệu tham khảo

Việc bạn trích dẫn tài liệu tham khảo sẽ giúp bạn có được 4 điều sau đây:

  • Thể hiện bạn có sự tôn trọng với các tác giả, tác phẩm mà bạn có sử dụng trong bài tiểu luận.
  • Làm tăng thêm sự mạnh mẽ cho những lập luận trong bài của bạn.
  • Giảng viên sẽ thấy được sự nghiêm túc của bạn cho bài tiểu luận.
  • Khẳng định giá trị cho bài tiểu luận vì bạn không vi phạm lỗi “đạo văn”.

3 lưu ý khi trình bày tài liệu tham khảo:

- Phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết

- Tùy theo hình thức truyền thông thì sẽ có định dạng khác nhau:

  • Sách: Họ tên tác giả (năm xuất bản). Tên sách, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản.
  • Bài báo trên tạp chí khoa học: Họ tên tác giả (năm xuất bản). “Tên bài báo”, Tên tạp chí, Số ISSN của tạp chí.
  • Luận văn, luận án: Tên tác giả (năm xuất bản). Tên đề tài, bậc học, tên của cơ sở đào tạo.
  • Bài viết báo chí: Tên tác giả (ngày tháng năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tờ báo, trang số.
  • Internet: Họ tên tác giả (năm xuất bản). “Tên bài báo”, tên tổ chức xuất bản, <liên kết đến ấn phẩm/ bài báo trên website>, ngày tháng năm truy cập.

- Sắp xếp các tài liệu tham khảo theo nguyên tắc ABC:

  • Tác giả là người nước ngoài, xếp thứ tự ABC theo họ.
  • Tác giả là người Việt Nam, xếp thứ tự ABC theo tên (tên thuần Việt, không đảo chiều như tên nước ngoài)
  • Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC theo từ đầu của tên cơ quan ban hành, báo cáo hay ấn phẩm.

5. Danh mục từ viết tắt trong bài tiểu luận

Danh mục từ viết tắt là phần bắt buộc phải có nếu bạn có sử dụng từ viết tắt trong bài tiểu luận của mình, nó giúp cho người đọc tiện tra cứu chính xác nghĩa của từ viết tắt bạn đã viết để họ có thể suy luận nội dung bài.

Danh mục từ viết tắt

Danh mục từ viết tắt

3 lưu ý khi bạn sử dụng từ viết tắt trong bài tiểu luận:

  • Bạn có thể viết tắt với những từ xuất hiện nhiều lần trong bài tiểu luận. Không nên viết tắt những cụm từ quá dài.
  • Nên viết tắt ở lần viết thứ hai sau lần viết thứ nhất có chữ viết tắt trong ngoặc đơn, bảng danh mục các từ viết tắt sắp xếp theo thứ tự ABC.
  • Bạn nên lưu ý không lạm dụng nhiều từ viết tắt trong bài vì có thể gây khó khăn cho người đọc.

6. Phụ lục (nếu có) của bài tiểu luận

Phụ lục

Phụ lục

Phụ lục được sử dụng để cung cấp những thông tin bổ sung, minh họa cho chủ đề mà bạn đang nghiên cứu, có 3 đặc điểm như sau:

  • Phụ lục không được nhiều trang hơn phần nội dung của bài tiểu luận và thường sau trang trích dẫn tài liệu.
  • Nếu bạn sử dụng phiếu điều tra thì hãy đính kèm nguyên bản phiếu điều tra.  Kết quả điều tra thì trình bày ngắn gọn kết quả xử lý và tính toán.
  • Bài tiểu luận có thể đứng độc lập, có thể hiểu là nếu bỏ phần phụ lục thì người đọc vẫn có thể hiểu được nội dung của bài tiểu luận.

Tuy là phần trình bày phụ nhưng phụ lục được sử dụng nhiều trong bài tiểu luận bởi 3 lý do như sau:

  • Không làm gián đoạn mạch suy luận của người đọc: Vì phụ lục là tài liệu bổ trợ sẽ giúp người đọc biết thêm các khía cạnh vấn đề, chúng được đặt ở cuối bài nên tiện cho người đọc có thể tra cứu ngay.
  • Giúp bài tiểu luận được liền mạch, không lan man: Vì phụ lục là thông tin bổ sung cho nội dung, cung cấp minh chứng làm sáng tỏ luận điểm trong bài.
  • Giúp người viết tiết kiệm thời gian và công sức: Vì phụ lục được đặt ở cuối bài, bạn có thể dễ dàng tra cứu những thông tin cần kiểm tra và sửa đổi.

3 lưu ý khi bạn trình bày phụ lục:

  • Phụ lục trình bày ngắn gọn nhưng phải đầy đủ, tránh chung chung làm cho người đọc khó hiểu hoặc hiểu sai ý.
  • Đặt các số liệu, bảng hỏi, biểu mẫu,... trong các trang phụ lục riêng biệt, chúng phải được đánh số cẩn thận để tiện theo dõi.
  • Chú ý các biểu mẫu, phiếu điều tra kèm theo của phụ lục, chúng phải được thống nhất định dạng với bài tiểu luận.
READ  Tiểu luận: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ngày nay | Traloitructuyen.com

7. Cấu trúc bài tiểu luận mẫu nhất định phải đọc

Tri Thức Cộng Đồng đã lựa chọn top 7 cấu trúc bài tiểu luận mẫu hot nhất gửi đến bạn đọc, nhằm giúp các bạn có được ý tưởng cho bài làm của mình.

Top 7 cấu trúc bài tiểu luận mẫu nhất định phải đọc

Top 7 cấu trúc bài tiểu luận mẫu nhất định phải đọc

7.1. Cấu trúc bài tiểu luận triết học đạt điểm A

Triết học Mác-Lênin là môn đại cương gắn liền với các thế hệ sinh viên ở các trường Đại học/Cao đẳng với những lý luận uyên bác. Tri Thức Cộng Đồng giới thiệu đến bạn mẫu cấu trúc bài tiểu luận triết học đạt điểm cao để bạn có sự thuận tiện trong môn học và nghiên cứu của mình.

  • Tên đề tài: “Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta - Thực trạng và một số giải pháp cơ bản”.
  • 7.2. Cấu trúc bài tiểu luận marketing

Marketing là một ngành ngày càng phổ biến và được nhiều bạn sinh viên lựa chọn theo đuổi. Khi theo học chắc chắn các bạn sinh viên phải trải qua rất nhiều bài tiểu luận vì đây cũng là đặc thù của chuyên ngành. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc mẫu cấu trúc bài tiểu luận marketing để bạn nắm được những yêu cầu cốt lõi.

Tên đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Mobile Marketing cho công ty truyền thông Gapit”

Tham khảo cấu trúc bài:

PHẦN MỞ ĐẦU

  1. Lý do chọn đề tài
  2. Mục tiêu nghiên cứu
  3. Nhiệm vụ nghiên cứu
  4. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MOBILE MARKETING TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.1 Tổng quan về Mobile Marketing trên thế giới

1.2 Tổng quan về Mobile Marketing ở Việt Nam…. XEM TIẾP

Cấu Trúc Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh Như Thế Nào

Cấu Trúc Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh Như Thế Nào

7.3. Cấu trúc bài tiểu luận pháp luật đại cương

Pháp luật đại cương là một môn học đại cương ở các trường Đại học/Cao đẳng nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về luật pháp Việt Nam. Tri Thức Cộng Đồng gửi đến bạn đọc mẫu cấu trúc bài tiểu luận pháp luật đại cương để bạn tham khảo.

Tên đề tài: “Vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam”.

Tham khảo cấu trúc bài:

PHẦN MỞ ĐẦU

  1. Lý do chọn đề tài
  2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
  3. Mục đích đề tài

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM

1.1 Khái quát chung về quyền tác giả

1.2 Khái niệm hành vi xâm phạm quyền tác giả

1.3 Đặc điểm hành vi xâm phạm quyền tác giả

1.4 Trách nhiệm pháp luật đối với hành vi xâm …. XEM TIẾP

7.4. Cấu trúc bài tiểu luận kinh tế

Đối với các bạn sinh viên chuyên ngành kinh tế thì phải nghiên cứu nhiều mặt vấn đề của nền kinh tế để có thể hoàn thành chương trình đào tạo. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn mẫu cấu trúc bài tiểu luận kinh tế, hãy tham khảo ngay bên dưới. 

  • Tên đề tài: “Chính sách tiền tệ ở Việt Nam”.
  • Link tải: Cấu trúc bài tiểu luận kinh tế

7.5. Cấu trúc bài tiểu luận luật

Cấu trúc bài tiểu luận luật sẽ là mẫu cấu trúc tiếp theo mà chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc ngay phía bên dưới.

Cấu trúc bài tiểu luận luật

Cấu trúc bài tiểu luận luật

Tên đề tài: “Ảnh hưởng của luật đầu tư 2005 đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài ở các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam”.

Tham khảo cấu trúc bài:

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TÌM HIỂU BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ KHÁI QUÁT VỀ LUẬT ĐẦU TƯ

1.1. Bối cảnh ra đời và nguồn gốc của luật đầu tư 2005

1.2. Nội dung cơ bản của luật đầu tư

1.2.1. Quy định chung

1.2.2. Về hình thức đầu tư

1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.....….XEM TIẾP

Cấu Trúc Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh

Cấu Trúc Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh

7.6. Cấu trúc bài tiểu luận khoa học

Khoa học luôn vận động để tìm ra những bản chất và quy luật của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống, từ đó để xây dựng một học thuyết mới hay phủ định một học thuyết lỗi thời. Dưới đây chúng tôi giới thiệu đến bạn mẫu cấu trúc bài tiểu luận khoa học nhằm giúp bạn có định hướng cho bài làm tiểu luận của mình.

  • Tên đề tài: “Laser và triển vọng”.
  • Link tải: Cấu trúc bài tiểu luận khoa học

7.7. Cấu trúc bài tiểu luận lịch sử Đảng

Và cuối cùng, chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc cấu trúc bài tiểu luận lịch sử Đảng, một trong những chủ đề tiểu luận quan trọng với các bạn sinh viên.

Tên đề tài: “Điện Biên Phủ trên không - mười hai ngày đêm lịch sử”.

Tham khảo cấu trúc bài:

PHẦN MỞ ĐẦU

  1. Lý do chọn đề tài
  2. Nhiệm vụ nghiên cứu
  3. Nội dung nghiên cứu
  4. Kết quả nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: BỐI CẢNH

CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI CHIẾN TRANH

CHƯƠNG III: DIỄN BIẾN..….XEM TIẾP

Một số lưu ý đối với bố cục bài tiểu luận

Khi sắp xếp bố cục một bài tiểu luận bạn không chỉ quan tâm đến bố cục tổng thể của cả tiểu luận và phải quan tâm đến bố cục của từng trang, từng phần nội dung của tiểu luận. Sau đây là một số lưu ý quan trọng đối với bố cục một bài tiểu luận:

Tiêu đề

Phần tiêu đề được trình bày trên một trang bìa tiểu luận chuẩn gồm các nội dung sau:

  • Viết tên trường của bạn
  • Một phần ba của cách bên dưới tên của tổ chức của bạn, viết tên đề tài của bài tiểu luận.
  • Về phía dưới tên đề tài, viết tên của bạn, tên khoa và  tên của giảng viên hướng dẫn.
  • Một bản cấu trúc bài tiểu luận mẫu với một trang tiêu đề có sẵn sẽ thuận tiện cho bạn.

hinh-anh-cau-truc-bai-tieu-luan-6

Trang đầu tiên trong bố cục bài tiểu luận

Trước khi bạn bắt đầu viết, bạn phải sắp xếp cấu trúc trang đầu tiên của bài viết của mình:

  • Thêm tiêu đề vào bài luận của bạn ở góc bên phải nửa inch bên dưới cạnh trên của tờ giấy. Bạn phải làm điều này cho mọi trang giấy của bạn ngoại trừ trang trích dẫn tác phẩm.
  • Ở góc trên bên trái của tờ giấy của bạn đặt tiêu đề
  • Ngay bên dưới tiêu đề, bắt đầu viết đoạn đầu tiên của tiêu đề của bạn.

Văn bản trích dẫn

Bất cứ khi nào trích dẫn tư liệu của người khác trong bài tiểu luận của bạn, bạn sẽ phải sử dụng trích dẫn trong văn bản trong văn bản để hiển thị cho người đọc nơi bạn tìm thấy thông tin của mình. 

Tài liệu tham khảo

Phần tài liệu tham khảo là nơi bạn liệt kê mọi nguồn bạn đã sử dụng.

  • Liệt kê các nguồn của bạn theo thứ tự bảng chữ cái.
  • Nếu tham chiếu của bạn chiếm nhiều hơn hai dòng văn bản, hãy thụt dòng văn bản thứ hai sang phải một inch và tất cả các dòng khác cho cùng một tham chiếu sau lần thứ hai.
  • Tài liệu được lấy từ các hình thức truyền thông khác nhau (in, web, bài giảng, v.v.) phải được định dạng khác nhau. 
  • Viết tên cuối cùng của tác giả theo sau là tên của mình. Đặt tiêu đề và sau đó thông tin xuất bản như được chỉ ra ở trên.

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cấu trúc bài tiểu luận
  • Cấu trúc bài luận văn
  • Mẫu bài tiểu luận hoàn chỉnh
  • Mẫu bài tiểu luận đẹp
  • Cấu trúc bài tiểu luận tiếng Anh
  • Tiểu luận kế toán
  • Cấu trúc bài tiểu luận triết học
  • Kết cấu đề tài tiểu luận là g
See more articles in the category: Tiểu luận