Tiểu Luận Ma Túy Và Xã Hội | Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: LỜI MỞ ĐẦU

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tiểu luận phòng chống tệ nạn xã hội ma túy
  • Tiểu luận đề tài tệ nạn xã hội
  • Tiểu luận công tác phòng chống tệ nạn xã hội hiện nay
  • Bài thu hoạch về tệ nạn xã hội
  • Bài luận về tệ nạn xã hội trong sinh viên
  • Bài luận về tệ nạn xã hội
  • Tiểu luận về phòng chống tội phạm
  • Nghị luận về tệ nạn xã hội
 
 
 
 
 
 
 
Tiểu Luận Ma Túy Và Xã Hội

Tiểu Luận Ma Túy Và Xã Hội

LỜI MỞ ĐẦU


Bước vào thế kỷ 21 thế giới ngày càng có nhiều sự biện động về cả kinh tế lẫn chính trị, xuất hiện ngày càng nhiều các liên minh tập đoàn kinh tế trong nước và xuyên quốc gia, làm cho cuộc sống người dân ngày càng thay đổi và được nâng lên một tầm cao mới nhằm đáp ứng điều kiện và chất lượng sống thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Cuộc sống thay đổi, các hiện tượng xã hội ngày càng nhiều như nạn rượu chè, cờ bạc, mại dâm, buôn lậu….. Đặc biệt phải nói đến ở đây là tình trạng nghiện Ma Túy, ở việt nam số người nghiện ở ngưỡng  rất cao và qua nhiều năm làm công tác cai nghiện nhưng kết quả vẫn không khả quan hơn, tỷ lệ tái nghiện rất cao điều này làm cho các tệ nạn kéo theo ngày một gia tăng như trộn cắp, buôn lậu giết người cướp của……. Gây ảnh hưởng rất lớn đến an ninh và trật tự xã hội.
Làm biết bao gia đình ly tán chỉ vì có thành viên nghiện, không những làm kinhh tế suy  giảm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng, những người trong gia đình thì luôn u uất, tinh thần giảm buồn bã vì trong nhà có người nghiện, không chỉ vậy còn bị hang xóm dị nghị đàm tiếu.
Những cơn thèm nhớ càng làm cho người nghiện có cảm giác phải lầm bất cứ điều gì đó để đạt được thỏa mãn nhu cầu sử dụng của họ, biết trước hậu quả nhưng họ có thể bất chấp tất cả để đạt được mục đích. Người nghiện là vậy, ngoài những lúc lên cơn thèm nhớ thì cũng có khoảng thời gian đầu óc họ tỉnh táo để nhìn nhận lại những sự việc sảy ra là sai trái, và cần phải có sự điều chỉnh để phục hồi chức năng vốn có của họ.

Nội dung

1. Thực trạng sử dụng ma túy

Theo báo cáo Tình hình ma túy Toàn cầu năm 2015 của Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), tỉ lệ người sử dụng ma túy trên toàn thế giới vẫn không có nhiều xáo trộn. Ước tính có khoảng 246 triệu người, tương đương với khoảng hơn 5% dân số toàn thế giới trong độ tuổi từ 15 đến 64 đã từng sử dụng ma túy trái phép trong năm 2013. Số người có vấn đề về sử dụng ma túy chiếm khoảng 27 triệu người, gần một nửa trong số họ là người tiêm chích ma túy (PWID). Có khoảng 1,65 triệu người tiêm chích ma túy đang phải sống chung với HIV trong năm 2013. Nam giới sử dụng cần sa, cocain và anphetamin nhiều gấp ba lần nữ giới, trong khi nữ giới có xu hướng lạm dụng
thuốc giảm đau có chứa opiods và thuốc an thần.

Trong phát biểu nhân Ngày Quốc tế phòng chống Lạm dụng và Buôn bán trái phép Ma túy, ông Yury Fedotov, Giám đốc điều hành UNODC cho biết, mặc dù tình hình sử dụng ma túy trên toàn thế giới không có nhiều xáo trộn, tuy nhiên cứ sáu người có vấn đề về sử dụng ma túy thì chỉ có một người được tiếp cận với dịch vụ điều trị ma túy. “Đặc biệt là nữ giới phải đối mặt với rào cản cản trở sự tiếp cận với dịch vụ điều trị - trong khi đó, cứ trong năm người sử dụng ma túy đang điều trị, chỉ có một người là phụ nữ mặc dù một trong ba người sử dụng ma túy trên toàn cầu là nữ giới.” Bên cạnh đó, ông Fedotov cũng nhấn mạnh rằng cần phải làm nhiều việc hơn nữa nhằm tăng cường nhận thức, hiểu biết và giải quyết tình trạng lệ thuộc vào ma túy như một tình trạng mãn tính về sức khỏe, giống như các tình trạng mãn tính khác như bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, phải mất một thời gian dài, một quá
trình điều trị và chăm sóc dài hạn. “Không có biện pháp khắc phục nhanh chóng và đơn giản nào đối với vấn đề lệ thuộc ma túy, và chúng ta cần đầu tư xây dựng giải pháp điều trị dựa vào bằng chứng y học trong một thời gian dài.

Theo một báo cáo tại hội nghị cho biết năm 2015, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta đã được kiềm chế nhưng vẫn diễn biến phức tạp.
Lực lượng chức năng đã phát hiện đối tượng phạm tội về ma túy (giảm 9,7% về số vụ, 5% về số đối tượng so với năm 2014), thu giữ 1.510 kg heroin (tăng 179%); 178 kg cocain cùng nhiều tang vật, tài sản khác... Năm 2015 là năm thứ ba liên tiếp diện tích cây thuốc phiện phát hiện giảm.
Toàn quốc thống kê được +84888672676 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, giảm 3.193 người (1,56%) so với năm +84888672676 người), trong đó có +84888672676 người đang điều trị tại 142 cơ sở cai nghiện ma túy. Hiện có 57/63 tỉnh, thành phố triển khai điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, với 239 cơ sở, điều trị cho +84888672676 người. Bộ Công an cũng đang tiến hành điều trị thí điểm bằng thuốc Methadone cho phạm nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện tại Trại giam Phú Sơn 4 với 30 phạm nhân tham gia điều trị.
Tính đến cuối năm 2015, toàn quốc có trường hợp báo cáo nhiễm HIV còn sống, trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là trường hợp người nhiễm HIV/AIDS tử vong. Theo ước tính, cả nước hiện có khoảng +84888672676 người nhiễm HIV đang còn sống, mỗi năm có khoảng +84888672676 trường hợp nhiễm HIV mới.
Số người nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm trong 5 năm gần đây, ở mức dưới 0,3% dân số, đáp ứng được mục tiêu của Chiến lược phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn  tầm nhìn 2030 nhưng mức độ giảm của dịch HIV/AIDS chưa nhiều, chưa ổn định và chưa bền vững.
Trong khi đó, tình hình tệ nạn mại dâm, tội phạm liên quan đến mại dâm có chiều hướng tăng, khó kiểm soát. Mại dâm tập trung chủ yếu ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, khu du lịch, xuất hiện trở lại các tụ điểm mại dâm nơi công cộng, đường phố, các đường dây thông qua mạng Internet, du lịch tình dục; mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người nước ngoài bán dâm tăng. Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, số người bán dâm có hồ sơ quản lý là +84888672676 người.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp. Cụ thể: Quy trình đưa người nghiện vào cơ sở điều trị bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, công tác quản lý cai nghiện, quản lý sau cai nghiện còn lúng túng; quá trình triển khai Đề án đổi mới công tác cai nghiện còn chậm, hiệu quả chưa cao.
Người nghiện ma túy tổng hợp có xu hướng tăng, nguyên nhân gây bất ổn cho an ninh, an toàn xã hội. Chương trình điều trị Methadone cho người nghiện ma túy đã được mở rộng
nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Cùng với đó, nguồn kinh phí trong nước và quốc tế cho công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đang bị cắt giảm nhiều.
Hiện nay tại các địa phương đã chia sẻ kinh nghiệm cụ thể và cả vướng mắc trong thực hiện chuyển đổi các mô hình cai nghiện, trong đó đặc biệt là cai nghiện tại cộng đồng, sử dụng điều trị thay thế bằng Methadone; kéo giảm các tụ điểm phức tạp về ma túy, mại dâm, quản lý các tụ điểm kinh doanh nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn.

Khái niệm quản lý trường hợp- Quản lý trường hợp: là một tiến trình hợp tác giữa các nhà chuyên môn trong các hoạt động đánh giá nhu cầu của thân chủ để kết nối điều phối các dịch vụ, nguồn lực hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của họ một cách nhanh và mang lại hiệu quả cao nhất.
- Quản lý trường hợp vói người sử dụng ma túy: là một quá trình trợ giúp của công tác xã hội, bao gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu của khách hàng bao gồm cá nhân và gia đình của người sử dụng ma túy, xác định điều phối và kết nối nguồn lực nhằm giúp khách hàng phục hồi với việc sử dụng chất gây nghiện và các vấn đề có liên quan. Ở đây có sự hiện diện của các dịch vụ trợ giúp xã hội và lâm sàng chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ những người đang thực hiện đang có nhiều nhu cầu phức tạp chú trọng đến mục đích chăm sóc và bảo vệ dài hạn.
Mục đích của quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy
- Đảm bảo phương pháp tiếp cận theo hướng lấy khách hàng (là người sử dụng ma túy) làm trung tâm, tất cả các hoạt động trợ giúp đều phải đặt lợi ích của khách hàng lên trên đáp ứng tốt nhất nhu cầu cho khách hàng.
- Cung cấp và kết nối cho khách hàng dịch vụ tổng thể giúp khách hàng có thể giải quyết vấn đề ở nhiều phương diện từ nhu cầu cơ bản sống còn đến nhu cầu tình cảm tâm lý, tinh thần và xã hội.
- Đảm bảo sự an toàn tối đa cho khách hàng. Quy trình QLTH với người sử dụng ma túy áp dụng cách thức quản lý chặt chẽ từ khi tiếp nhận đánh giá sơ bộ mức độ tổn thương nhằm đánh giá sự cần thiết phải có sự can thiệp khẩn cấp đến đánh giá toàn bộ, lập kế hoạch, thực hiện, lượng giá và kết thúc. Vì vậy, khách hàng luôn được đảm bảo an toàn.
- Giúp đỡ khách hàng có thể tiếp cận đến các dịch vụ chuyên sâu khác thông qua việc kết nối và chuyển gửi tới các dịch vụ phù hợp cho khách hàng.
 Vai trò của nhân viên quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy
- Vai trò là người kết nối dịch vụ: nhân viên quản lý trường hợp là người có được những thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho khách hàng các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với những nguồn lực, chính sách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh trong giải quyết vấn đề cho cá nhân họ. Š
- Vai trò là người điều phối: Mục tiêu của quản lý trường hợp là làm thế nào giúp khách hàng tiếp cận được các nguồn lực trong cộng đồng có hiệu quả, điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng điều tiết các nguồn lực của nhân viên quản lý trường hợp.
Do đó mục đích của điều phối nguồn lực, tạo cơ hội cho khách hàng tiếp cận được các nguồn lực nhằm hỗ trợ việc điều trị nghiện một cách hiệu quả, tránh sự chồng chéo và lãng phí các nguồn lực này. Š -- - Vai trò là người vận động: Trong vai trò này, NVQLTH sẽ thực hiện các hoạt động nhằm vận động và thu hút sự tham gia của khách hàng, các thành viên trong gia đình, người thân, các cơ quan tổ chức liên quan, v.v. tham gia vào tiến trình hỗ trợ khách hàng. Nguồn lực có thể bao gồm người thân của khách hàng, cơ sở vật chất, tài chính, kỹ thuật, thông tin, sự ủng hộ về chính sách đối với họ; Trong số các nguồn lực thì nguồn lực về chính sách và tài chính là 2 nguồn lực rất quan trọng trong quy trình QLTH với người sử dụng ma túy. Š
- Vai trò là người trợ giúp: nhân viên quản lý trường hợp còn được xem như người cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho những khách hàng và gia đình không có khả năng tự đáp ứng được nhu cầu của mình và tự giải quyết vấn đề trong quy trình điều trị
nghiện. Š
- Vai trò là người truyền thông: Trong quản lý trường hợp NVQLTH sử dụng truyền thông để cung cấp thông tin và kiến thức tới nhóm đối tượng khác nhau trong cộng đồng (khách hàng, gia đình của khách hàng, cộng đồng, các tổ chức khác, v.v.) đồng thời cũng truyền thông thông tin về khách hàng của mình tới các cá nhân, tổ chức, v.v. với mục đích tìm kiếm nguồn lực để hỗ trợ khách hàng của mình. Những vấn đề chung về quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy 13 NVQLTH cần cung cấp kiến thức về những hậu quả của ma túy, các chương trình/ mô hình điều trị nghiện hiện tại, các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng, những quy định của pháp luật liên quan đến ma túy, v.v, cho khách hàng. Bên cạnh đó, NVQLTH cũng có vai trò làm cho xã hội thông cảm và giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với khách hàng.

READ  Tiểu luận giải quyết tranh chấp đất đai |Traloitructuyen.com


2. Các dịch vụ điều trị và hỗ trợ người nghiện


Hiện nay ở nước ta đã có rất nhiều các mô hình và dịch vụ giành cho việc điều trị nghiện ma túy nhưng chủ yếu tật trung ở 2 cách chính đó là:

_ Điều trị bằng phương pháp dùng methadone: đây là liệu pháp đucợ sử dụng rộng rãi cho tất cả mọi người hầu hết là những người nghiện thuốc phiện và heroin. Hiệu quqr đem lại cũng rất đáng kể nhưng đòi hỏi người cai phải kiên trì và uống thuốc đều đặn hàng ngày, sau một thời gian sẽ được giảm liều sử dụng nếu họ chịu đựng được thì sẽ tiếp tục giảm liều và dần dần không cần sử dụng nữa.
_ Điều trị bằng tâm lý trị liệu: phương pháp này rất mới mẻ thường áp dụng cho những người sử dụng các chất ma túy tổng hợp như thuốc lắc, đá………Đây là những loại ma túy gây ảo giác có tính hương thần mạnh dễ làm cho nạn nhân hoang tưởng mất ý thức có nhữnghànhđộng thô bạo với mọi người xung quanh hoặc với chính mình. Liệu pháp này nhằm giúp thân chủ ổn định tâm lý và có thể thay đổi hành vi trong tương lai.
Ngoài ra có rất nhiều các mô hình cai nghiện đã được áp dụng và dưới đây là một số mô hình tiêu biểu nhất.
•Cai nghiện bắt buộc tại cơ sở chữa bệnh:

Đây là hình thức cai nghiện được áp dụng với các đối tượng nghiện đã cai tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc đối tượng không có nơi cư trú nhất định. Tùy theo đặc điểm nhân thân, mức độ nghiện và theo qui định của UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc Trung ương mà các đối tượng được đưa vào cai nghiện tập trung tại cơ sở chữa bệnh với thời gian từ 1 đến 2 năm theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy. Trong thời gian này, đối tượng được điều trị, phục hồi toàn diện các mặt tâm sinh lý kết hợp với giáo dục, tư vấn, dạy nghề, lao động sản xuất.
•Cai nghiện tự nguyện tại cơ sở chữa bệnh:

Ngoài hình thức cai nghiện bắt buộc, nhiều địa phương đang áp dụng hình thức cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở chữa bệnh, thời gian cai nghiện tự nguyện từ 6 tháng đến một năm. Các đối tượng tự nguyện cũng được áp dụng qui trình chung về điều trị, phục hồi (trừ lao động, sản xuất thì tự giác tham gia).
•Cai nghiện tại cộng đồng:

Cai nghiện tại cộng đồng được thực hiện đa dạng hóa với các hình thức cai nghiện tại nhà, tại cơ sở của xã, phường, các trung tâm quận, huyện, trung tâm của các tổ chức xã hội và công trường 06 phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng địa phương, hoàn cảnh của từng đối tượng.
•Mô hình cai cắt cơn giải độc thuần túy:

với mô hình này, đối tượngtậptrung tại một địa điểm của xã, phường và tiến hành cắt cơn, giải độc 10 đến 15 ngày, kết hợp giáo dục, tuyên truyền rồi các đối tượng trở về gia đình. Do hiệu quả mô hình này rất thấp (hầu hết tái nghiện lại +84888672676% sau thờigian ngắn trở về gia đình) nên các địa phương dần dần bỏ cách làm này.
•Mô hình cai cắt cơn giải độc gắn với quản lý, giáo dục, hỗ trợ vốn, dạy nghề, tạo việc làm, giám sát lâu dài dựa vào cộng đồng: đây là mô hình được tiến hành dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo, quản lý của chính quyền, sự tham gia của cơ quan chuyên môn và các đoàn thể xã hội.
Mô hình cai nghiện tại công trường 06: hình thức này được áp dụng với biện pháp cai nghiện kết hợp trị liệu phục hồi thông qua lao động, sản xuất ở công trường tập trung do các địa phương quản lý. Thời gian lao động từ 6 tháng đến 1 năm (sau khi cắt cơn giải độc, phục hồi sức khoẻ từ 15 đến
30 ngày). Kết thúc thời gian lao động tập trung, người nghiện trở về địa phương dưới sự giám sát, quản lý lâu dài dựa vào cộng đồng. Mô hình này có hiệu quả cao, tỷ lệ tái nghiện sau 2 đến 3 năm khoảng 15 đến 20% (như ở Tuyên Quang). Tuy nhiên, hiện nay mô hình này chưa được áp dụng rộng rãi ở các địa phương, đặc biệt là các tỉnh, thành phố gặp nhiều khó khăn về điều kiện tổ chức công trường lao động.

3. Các vấn đề và nhu cầu của người sử dụng ma túy


Người sử dụng ma túy hiện nay họ đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề gây ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân họ chẳng hạn như những vấn đề sau:
a. Các vấn đề
 Sự kỳ thị của cộng đồng
Người sử dụng ma túy thường sẽ bị phân biệt đối xử hay đơn giản như bị mọi người xung quanh ( bạn bè, hàng xóm) có những ánh mắt nhìn với các thái độ khác nhau từ khinh khỉnh đến ghanh ghét, luôn có tâm lý lo lắng sợ hãi khi tiếp xúc với người nghiện chính vì vậy mọi người mới luôn có sự đề phòng gười nghiện, làm cho họ bị xa lánh, hoặc chính cộng đồng tự tách biệt họ riêng rẽ.
Họ coi những người sử dụng ma túy là người hư hỏng không đáng tin cậy và có thể gây hại cho họ bất cứ lúc nào nên tâm lý lo ngại tránh xa và luôn luôn cảnh giác người nghiện chính điều này đã làm sự tách biệt phân hóa giữa những người nghiện với cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống, họ không được tôn trọng, ít được tham gia các hoạt động chung của xã hội cũng chính vì sự kỳ thị và xa lánh của mọi người.
 Duy trì sau cai
Đã từng có rất rất nhiều người cai nghiện thành công tại các trung tâm cai nghiện nhưng chỉ sau một thời gian ngắn về địa phương hòa nhập cộng đồng họ lại tái nghiện như thường, nguyên nhân là do sau khi cai nghiện họ trở về đoàn tụ với gia đình và các đối tượng bạn bè ghiện trước đây rủ rê lôi kéo họ quay trở lại con đường cũ, hoặc chỉ cần vô tình đi qua chỗ cũ nơi họ đã từng sử dụng ma túy lúc trước lại khiến họ gợi nhớ lên cơn thèm thuốc, hoặc đơn giản là thấy người khác sử dụng tự dưng lại bồn chồn và khiến họ lại háo hức sử dụng lại.
Ý này nói đến là người nghiện sau cai trở về địa phương nhưng lại ở trong một hoàn cảnh có vấn đề nên việc bị lôi kéo sử dụng là khó tránh khỏi.
 Vấn đề đảm bảo sức khỏe
Họ cần được chăm sóc về mặt y tế trong quá trình cai nghiện và sau cai nghiện để giúp họ vượt qua và ổn định sức khỏe yên tâm sống học tập và lao động.
Điều này cũng làm cho việc điều trị trở nên thiết thực hơn khi vấn đề sức khỏe của họ cần được đảm bảo, không những thế việc này còn giúp cho quá trình chăm sóc và điều trị trở nên dễ dàng hơn, vừa điều trị nghiện, vừa cải thiện sức khỏe. ở trong các trung tâm cai nghiện vấn đề này luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu bằng các hình thức cụ thể như việc tập thể dục mỗi sáng và luôn đổi mới cải
thiện khẩu phần ăn để họ có một sức khỏe tốt nhất. và một điều đặc biệt quan trọng hơn nữa đó là luôn có được sự chăm sóc của đội ngũ y bác sỹ về sức khỏe, họ thường xuyên được thăm khám uống thuốc và điều trị khi có vấn đề để làm sao cho sức khỏe luôn được đảm bảo an toàn nhất về mặt y tế phần nàocũng giúp họ yên tâm điều trị lao động và cai nghiện thành công.
Vấn đề về tâm lý
Có thể bản thân họ phải chịu dựng những cú xốc về tâm lý chẳng hạn như bạn bè sốc thuốc chết ngay trước mặt họ, hoặc người thân chết khi thấy họ sử dụng ma túy điều này làm cho việc tâm lý của họ bị khủng hoảng một cách nặng nề, hụt hẫng lo sợ hoặc cảm thấy bất an trong lòng luôn cảm thấy có lỗi khi việc này sảy ra.
Đặc biệt với người sử dụng các loại ma túy tổng hợp hiện nay như ma túy đá thì việc này dẫn đến tình trạng rối loạn hành vi lý trí, khó khăn trong việc kiểm soát bản thân dẫn đến những hành động có nguy cơ gây hại cho bản thân và xã hội, tiêu biểu như nhiều vụ leo lên cột điện, mái nhà hoặc thậm chí cầm dao giết người do tưởng đó là kẻ thù
Các loại ma túy này gây ảo giác và kích thích hệ thần kinh trung ương mạnh mẽ làm cho người dùng nó không có khả năng kiểm soát bản thân và dẫn đến những hành động bất thường gây hại cho bản thân và xã hội.
 Vấn đề về việc làm
Đây cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất của người nghiện ma túy sau cai trở về địa phương, bản thân họ không tự tìm được một công việc phù hợp, hoặc chính các cá nhân tập thể công ty doanh nghiệp không muốn nhận họ vào làm vì sợ bị ảnh hưởng hoặc không tin tưởng vào khả năng của họ, vẫn còn đó tâm lý lo âu sợ hãi khi nhận người nghiện vào làm việc.
Người nghiện không tìm được việc làm đẫn đến đói nghèo không có thu nhập họ lại rơi vào hoàn cảnh có vấn đề lại dẫn đến tình trạng thất nghiệp không có việc làm lại rơi vào vòng tròn lao lý trộm cắp cướp giật và tái nghiện.
 Vấn đề tái hòa nhập cộng đồng
Họ rất có quyết tâm cai nghiện nên sau khi cai nghiện thành công việc đầu tiên đối với họ là mong muốn trở về với gia đình và tái hòa nhập lại với cộng đồng vốn có của họ, nhưng ở đây họ gặp phải rất nhiều các khó khăn rào cản đặc biệt là sự kỳ thị của mọi người xung quanh phần nào cũng làm cho họ thấy tự ti mặc cảm về bản thân, có thể việc nói móc xỉa xói làm họ thấy ngại va chạm, ngại tiếp xúc để trở lại với cộng đồng.
b. Các nhu cầu Người sử dụng ma túy cũng cần có những nhu cầu thiết yếu sau đây:
Nhu cầu an toàn
Họ cần đuợc sống trong một môi trường lành mạnh tránh xa những yếu tố gây hại hoặc có ảnh hưởng đến họ chẳng hạn như cần được chăm sóc về y tế. đây là một tronmg những nhu cầu cơ bản và cấp thiết nhất đối với họ, ngoài ra việc đáp ứng nhu cầu về y tế còn giúp cho họ có một sức khỏe tốt để họ có thể yên tâm hơn.
 Nhu cầu được tôn trọng
Họ cũng là con người, cũng cần được tôn trọng, họ có nhân cách và giá trị phẩm hạnh riêng của mỗi cá nhân, vì vậy tôn trọng chính là việc cộng đồng không nên lên án kỳ thị hay có những hành vi mang tính chất làm hạ thấp uy tín nhân phẩm của người sử dụng ma túy. Tôn trọng quyền, tôn trọng các quyết định của họ để đảm bảo cho việc mỗi cá nhân người sử dụng ma túy cảm thấy họ không bị xa lánh hay bỏ rơi.

READ  Bài Tiểu Luận Về Bến Nhà Rồng, Báo Cáo Về Chuyến Tham Quan Bến Nhà Rồng


4. Tầm quan trọng của quản lý trường hợp đối với người sử dụng ma túy

Quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy là một hoạt động can thiệp mang lại hiệu quả cực to lớn trong công tác điều trị nghiện đối với người sử dụng ma túy, với mục đích là tìm kiếm nguồn lực kết nối các chương trình dịch vụ để đạt được mục tiêu cai nghiện giúp thân chủ có thể tự tin để tái hòa nhập cộng đồng một cách
thành công và hiệu quả nhất. Nhân viên công tác xa hội sẽ là người trực tiếp làm việc với thân chủ cùng họ tìm ra vấn đề của họ để có thể lên kế hoạch kết nối đến các nguồn lực cần thiết cho vấn đề của thân chủ đồng thời là người lên kế hoạch trợ giúp
họ một cách khoa học và dựa trên sự trao đổi bàn bạc với họ để lựa chọn phương án
hỗ trợ hiệu quả nhất. Trong quá trình điều trị thì nhân viên quản lý trường hợp sẽ là người trực tiếp
làm việc với thân chủ, bên cạnh đó giám sát việc thực hiện các kế hoạch đề ra nhằm đảm bảo tiến độ của quá trình trợ giúp, và để trợ giúp một cách liên tục và đầy đủ nhất đảm bảo đủ liệu trình với sự tham gia của người sử dụng ma túy. Nếu quá trong quá trình điều trị mà thân chủ bỏ giữa chừng thì lúc này nhân viên quản lý trường hợp lại cần phải linh hoạt trong việc sử dụng các kỹ năng cần thiết, phù hợp để đưa thân chủ trở lại với liệu pháp điều trị một cách kịp thời nhất đảm bảo cho quá trình luôn
được diễn ra liên tục. Việc sử dụng các liệu pháp về y tế kết hợp với trị liệu tâm lý sẽ giúp cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn, nhanh hơn và hiệu quả cao hơn.
Một cách tổng quát hơn nữa quản lý trường hợp đều nhắm đến mục đích giúp thân chủ kết nối được nguồn lực, cai nghiện ma túy và ổn định tâm lý để sẵn sàng cho việc hòa nhập trở về cộng đồng. Giúp thân chủ hoàn thành các mục tiêu đề ra trong kế hoạch.
Ví dụ:
T là một lái xe đường dài, do áp lực công việc và những lôi kéo của bạn bè anhh đã sử dụng và nghiện ma túy được hai năm. Đứa con đầu biết được chuyện này rất buồn và đã có ý định tự tử nhưng rất may mọi người phát hiện kịp. Vì lo cho con vì lo cho cuộc sống gia đình nên anh đã quyết định tìm đến sự tư vấn của trung tâm và được giới thiệu làm việc với nhân viên quản lý trường hợp. Đến đây T được tư vấn và giới thiệu các hình thức trợ giúp và việc kết hợp cùng với nhân viên quản lý trường hợp lên kế hoạch và thực hiện các kế hoạch đó theo lộ trình. Nhân viên quản lý trường hợp sẽ kết nối T với những dịch vụ phù hợp nhất đối với anh bên cạnh đó còn cung cấp các kiến thức kỹ năng trong việc phòng ngừa và bảo vệ bản thân khỏi những cám dỗ và những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống để có thể lấy lại được niềm tin với gia đình con cái và quan trọng hơn nữa là cai nghiện thành công.


5. Đánh giá các yếu tố tác động đến quản lý trường hợp trong hỗ trợ người sử dụng ma túy


a. Các chính sách
Hiện nay đảng và nhà nước đã ban hành rất nhiều cơ chế chính sách liên quan đến người sử dụng ma túy như sau:
Theo đó chính sách, pháp luật về cai nghiện ma túy của Việt Nam từng bước được cải thiện đáng kể. Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2008, tại Điều 34a quy định “… Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy được triên khai trong nhóm người nghiện ma túy thông qua chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Chính phủ quy định cụ thể các biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy và tổ chức thực hiện các biện pháp này”. Luật
Phòng, chống chống HIV/AIDS, trong đó quy định điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là một trong các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. Bộ Luật Hình sự số 37/2009/QH12 được sửa đổi bổ sung năm 2009 đã bãi bỏ Điều 199 về tội sử dụng trái phép các chất ma túy.
Năm 2006, Đề án “Triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone” tại Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác đã đạt được kết quả tích cực và chỉ rõ đa số bệnh nhân tham gia điều trị có những chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống, tình hình an ninh, trật tự xã hội tại các địa phương triển khai thí điểm đề án đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệbệnh nhân sử dụng heroin giảm rõ rệt, chỉ có 12,5% số bệnh nhân có kết quả xét
nghiệm heroin dương tính vào tháng thứ 9 (tính từ khi bắt đầu điều trị). Do đó, tỷ lệ người nhiễm HIV do tiêm chích heroin giảm. Hiệu quả về kinh tế cũng cho thấy, đ ây dựng một trung tâm cai nghiện cho khoảng 1.000 người, cần khoảng 70 tỷ đồng; trong quá trình điều trị, người nghiện phải chi khoảng 70 triệu đồng/người. Trong khi đó, điều trị cho 1.000 người bằng methadone thì chỉ cần 20 tỷ đồng.

Ngày 27/12/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2596/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020.Trong đó quan điểm về cai nghiện ma túy được nhấn mạnh và làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai Đề án. Nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của bộ não, điều trị nghiện ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép. Từ đó cần thực hiện đa dạng hóa các biện pháp và mô hình điều trị nghiện gồm điều trị nghiện tại gia đình, cộng đồng và điều trị nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội. Tăng dần điều trị nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, giảm dần điều trị nghiện bắt buộc tại các
Trung tâm với lộ trình phù hợp. Điều trị nghiện bắt buộc chỉ áp dụng đối với người nghiện ma túy có hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội theo
quyết định của tòa án nhân dân. Tạo điều kiện cho người nghiện dễ dàng tiếp cận vớicác dịch vụ điều trị nghiện thích hợp tại cộng đồng.
Nhà nước đầu tư nguồn lực và có chính sách khuyến khích xã hội hóa công tác dự phòng và điều trị nghiện; hỗ trợ điều trị nghiện cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn. Các
đối tượng khác do cá nhân và gia đình người nghiện có trách nhiệm tham gia, đóng góp.
Ngày 13/12/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2434/QĐ-TTg về rà soát thống kê người nghiện ma túy. Việc rà soát, thống kê người nghiện ma túy có vait rò, ý nghĩa to lớn và cấp thiết trong việc xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, chủ trương, kế hoạch phòng, chống ma túy và công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
_ Lợi thế khi sau các chính sách này được đưa ra thì công tác quản lý trường hợp đố viới người sử dụng ma túy ngày càng được dễ dàng thực hiện. Các cơ chế chính sách ngày càng đổi hơn để phù hợp với hoàn cảnh nội dung và các nhu cầu của người sử dụng ma túy. Ở đây nhân viên quản lý trường hợp sẽ lựa chọn các kỹ năng cần thiết phù hợp với cá nhân từng từng thân chủ, ngoài ra việc ban hành các chính sách còn giúp người sử dụng ma túy biết được các quyền lợi của bản thân nắm vững được các mô hình hay chính sách đối với mình. Chưa dừng lại ở đó và để đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì các chính sách phải thường xuyên đổi mới để phù hợp hơn với nhu cầu người nghiện cũng là để cho công tác quản lý trường hợp   trở nên thuận lợi và chuyên nghiệp hơn.
b. Cơ sở cung cấp dịch vụ
Người sử dụng ma túy được chăm sóc bởi các dịch vụ như y tế, trị liệu về tâm lý điều trị nghiện, hầu hết các dịch vụ này được cung cấp bởi các trung tâm điều trị nghiện và các trung tâm cung cấp dịch vụ cho người sử dụng ma túy. Ở nước ta hiện nay đang hát triển nhiều trung tâm với các dịch vụ được trang bị hết sức chuyên nghiệp cho người nghiện như thăm khám sức khỏe định kỳ làm các xét nghiệm thường xuyên, điều trị bằng liệu pháp thay thế hoặc liệu pháp tâm lý. Do được đầu tư để phát triển
nên công tác quản lý trường hợp cúng phần nào được hưởng lợi tuy vậy cũng còn đôi chút khó khăn đó là về mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ chưa được phân bố đồng đều mà chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn điều này dẫn đến khó khăn trong việc triển khai đến các nơi địa bàn xa xôi hẻo lánh khiến cho độ phủ sóng chưa cao ,điều kiện cơ sở hạ tầng chưa được hiện đại hóa một cách đồng bộ khiến cho việc thăm khám xét nghiệm gặp khó khăn.
c. Đội ngũ cán bộ
Một số đã được đào tạo một cách bài bản để có đủ khả năng ứng phó với mọi loại vấn đề trong công tác điều trị nghiện. Tuy nhiên số lượng chưa nhiều mà trong khi số lượng người có nhu cầu ngày càng tăng nên chưa đáp ứng được, một số còn thiếu các kỹ năng chuyên môn trong vấn đề làm việc với người sử dụng ma túy.
Để việc hỗ trợ cai nghiện theo hướng chuyên nghiệp tôi xin đưa ra một số kiến
nghị sau:
Để phục vụ cho việc định hướng xây dựng mô hình Trung tâm điều trị nghiện ma túy theo hướng mở và thân thiện; kết hợp hài hòa việc thực hiện các hình thức, biện pháp điều trị nghiện, trong đó chú trọng triển khai các gói dịch vụ khám và điều trị toàn diện cho người nghiện tự nguyện tham gia điều trị như: Dịch vụ khám, xét nghiệm tìm chất ma túy; dịch vụ tư vấn giúp người nghiện ma túy và gia đình của họ
lựa chọn các hình thức, biện pháp cai nghiện phù hợp; dịch vụ điều trị nghiện tự nguyện tập trung tại trung tâm; dịch vụ hỗ trợ điều trị ngoại trú tại gia đình và tại cộng đồng; dịch vụ tư vấn tâm lý trị liệu, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho người sau cai nghiện; dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone và các dịch vụ khác liên quan đến điều trị nghiện ma túy, điều trị các bệnh cơ hội và hỗ trợ quản lý sau cai nghiện, trung tâm cần tập trung thực hiện tốt một số
nội dung sau:
Thứ nhất, Cần đổi mới công tác quản lý, giáo dục, khơi dậy và nâng cao ý thức tự giác của người sử dụng ma túy trong việc chấp hành nội quy, quy chế, quy trình cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm hoặc nơi cung cấp dịch vụ; tuyệt đối không để hiện tượng ma tuý bị rò rỉ vào Trung tâm, không để xảy ra các vụ việc gây mất an ninh trật tự, tiêu cực tại Trung tâm.
Thứ hai, nhân rộng việc triển khai các mô hình quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy vì nó mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng ma túy, xóa bỏ các rào cản vướng mắc ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ trong quản lý trường hợp vì đây là một hướng đi mới đúng đắn và hiệu quả mang lại rất khả quan.
Thứ ba, Cần phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên một cách bài bản chuyên nghiệp để có thể đưa việc quản lý trường hợp ngày càng phát triển sâu rộng hơn nữa để họ có kỹ năng và chuyên môn đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao hơn của quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy.

READ  Tiểu luận Quản trị dự án đầu tư: Lập dự án kinh doanh Restaurants Cake and Café | Traloitructuyen.com

Thứ tư, Cần tăng cường đầu tư, trang bị và khai thác có hiệu quả cơ sở và thiết bị dạy nghề , đồng thời phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp mở các lớp dạy nghề ngắn hạn phù hợp, thiết thực và có tính ứng dụng cao cho học viên sau khi ra khỏi trung tâm. Kết hợp dạy nghề với việc thực hành và tổ chức lao động sản xuất trị liệu; động viên học viên thực sự phấn khởi, tự nguyện trong việc học nghề và lao động để nâng cao chất lượng dạy nghề giúp cho học viên trở về có cơ hội tự tạo việc làm.
Thứ năm, Cần đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phù hợp gắn với việc quy hoạch, xây dựng và phát triển mô hình điều trị nghiện ma túy ở Trung tâm hoặc cộng đồng theo hướng mở và thân thiện phù hợp với Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020 của chính phủ ban hành.
• Đối với nghành công tác xã hội: Cần tổ chúc những buổi tham quan các mô hình cai nghiện tại trung tâm cho sinh viên để có thêm kinh nghiệm thực tế, có cai nhìn khách quan về người sử dụng ma túy nghiện. cần đào tạo bài bản trong việc quản lý trường hợp đối với người sử dụng ma túy cho sinh viên nhằm cung cấp các kiến thức kỹ năng để cho các em vững vàng khi bắt tay vào làm việc.
• Dạy lý thuyết cần phải gắn với thực tế để sinh viên dễ hiểu hơn công tác xã hội với quản lý trường hợp có vai trò quan trọng như thế nào trong việc điều trị nghiện hiện nay.
• Luôn cập nhật những biện pháp, những mô hình tiên tiến trên thế giới để có thể truyền tải cho sinh viên và áp dụng vào hoàn cảnh thực tế của nước ta để việc quản lý trường hợp mang tính ưu việt nhất.

KẾT LUẬN


Thực tế cho thấy tình hình việc sử dụng ma túy ngày càng diễn biến theo chiều hướng phức tạp, các loại chất gây nghiên mới được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều nguy hiểm hơn là mức độ nguy hại của nó ngày càng cao, cao hơn gấp nhiều lần so với các loại chất gây nghiện thông thường tiêu biểu là cây KHAT, đây là một loại cây để điều chế nên các loại ma túy và có mức độ cực độc cức hại so với các loại ma túy khác. Quay trở lại với mô hình điều trị tại trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội tỉnh Hòa Bình thì việc điều trị bằng methdone đã là một bước tiến mới trong điều trị nghiện mang lại giải pháp mới cho người sử dụng ma túy, giúp họ nâng cao sử khỏe cải thiện cuộc sống và từng bước hòa nhập cộng đồng.
Cần mở rộng hơn nữa các mô hình điều trị tại các địa phương trên cả nước để người nghiện được sử dụng các dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Và đặc biệt chú trọng đến việc phát triển theo hướng sử dụng liệu pháp quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy để người nghiện dễ dàng tìm kiếm được các nguồn lực, tiếp cận được các chương trình, dịch vụ một cách hiệu quả nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://congtacxahoibentre.vn/cac-don-vi-cung-cap-dich-vu-ctxh/dich-vu-ho-tronguoi-nghien-ma-tuy.html
-http://text.xemtailieu.com/tai-lieu/hoat-dong-cong-tac-xa-hoi-trong-ho-tro-dieu-tringhien-cho-nguoi-nghien-ma-tuy-tai-cong-dong-nghien-cuu-truong-hop-tai-co-sodieu-tri-methadone-thuoc-trung-tam-phong-chong-hiv-aids-thanh-pho-nam-dinh+84888672676.html
- Đề án đổi mới công tác cai nghiện đến năm 2020

http://vaac.gov.vn/mmtvietnam/vi/lai-chau-vuot-chi-tieu-dieu-tri-nghien-bang-methadone

http://ctxh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ctxh/Tai-lieu-QLTH-voi-ng-su-dung-ma-tuy.pdf
http://tiengchuong.vn/Nghien-cuu-Chuyen-de/Can-tiep-tuc-doi-moi-chinh-sach-vaphap-luat-ve-cai-nghien-ma-tuy/15814.vgp

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tiểu luận phòng chống tệ nạn xã hội
  • Tiểu luận đề tài tệ nạn xã hội
  • Tiểu luận công tác phòng chống tệ nạn xã hội hiện nay
  • Bài thu hoạch về tệ nạn xã hội
  • Bài luận về tệ nạn xã hội trong sinh viên
  • Bài luận về tệ nạn xã hội
  • Tiểu luận về phòng chống tội phạm
  • Nghị luận về tệ nạn xã hội
See more articles in the category: Tiểu luận