Tiểu luận Phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp

Or you want a quick look: Thực trạng, những vấn đề đặt ra hiện nay trong hoạt động phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Ví dụ về phản biện xã hội của báo chí
  • Tiêu luận về giám sát và phản biện xã hội
  • Quy trình phản biện xã hội
  • Phản biện xã hội là gì
  • Nội dung phản biện xã hội
  • Mẫu văn bản phản biện xã hội
  • Các đề tài phản biện hay
  • Quy định về phản biện xã hội
Phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp

Phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp

Phản biện xã hội gần đây được đề cập nhiều tới mức tưởng như là chức năng đương nhiên của tổ chức xã hội dân sự. Đúng là chức năng quan trọng nhất của xã hôi dân sự chính là tham gia giám sát và phản biện xã hội kèm với mục tiêu vì lợi ích và quyền lợi của cả cộng đồng. Thành phần quan trọng nhất của xã hội dân sự là các hội và các hiệp hội trong dân chúng, trong làng xã, mang tính chất liên kết cộng đồng. Theo đó ở Việt Nam, MTTQVN là tổ chức xã hội dân sự lớn nhất bao gồm các đoàn thể (Công đoàn, phụ nữ, thanh niên, nông dân .) hội nghề nghiệp, các NGO Xã hội dân sự có thể coi là các diễn đàn, là nơi mọi người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung.

Xã hội dân sự hỗ trợ người dân thực thi luật pháp , đồng thời phản ánh nguyện vọng của người dân. Nếu thể chế nhà nước hoạt động dựa vào luật, thể chế thị trường hoạt động dựa vào lợi nhuận thì xã hội dân sự vẫn tuân theo pháp luật, tuân theo quy luật thị trường, nhưng thúc đẩy đạo đức, khai thác tính nhân văn, tính cộng đồng. Xã hội dân sự là môi trường, là một kênh để người dân tham gia góp tiếng nói của mình đối với quyết sách của nhà nước. Nhưng gần đây, trong xã hội chúng ta cũng xuất hiện nhiều vấn đề tranh luận về phản biện xã hội. Về phía nhà nước cũng có những chính sách vĩ mô khuyến khích phản biện xã hội, cụ thể là mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã được giao phản biện xã hội.

Thực trạng, những vấn đề đặt ra hiện nay trong hoạt động phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam

(Mặt trận) - Để phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay, phản biện xã hội được xem là công cụ, kênh thông tin quan trọng và không thể thiếu giúp cấp ủy, chính quyền đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp lòng dân. Phản biện xã hội ở nước ta thời gian qua đã được thực hiện trên thực tế và đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền. Tuy nhiên, thực tế công tác phản biện xã hội còn nhiều hạn chế. Vừa qua Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và số 218-QĐ/TW, đề ra nhiệm vụ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội trong thời gian tới. Để giúp cán bộ Mặt trận, đoàn thể các cấp và nhân dân hiểu rõ hơn nội dung này, bài viết làm rõ hơn thực trạng, những vấn đề đặt ra trong hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Một số kết quả đạt được

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã quyết tâm, chủ động và sáng tạo tổ chức các hoạt động phản biện xã hội (PBXH) phù hợp với Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Sau 5 năm, ở cấp Trung ương, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tất cả các tổ chức chính trị-xã hội và nhiều tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ trì triển khai các hoạt động phản biện xã hội ở các vấn đề, lĩnh vực có ý nghĩa, tác động lớn đến toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân như: Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Hình sự, Luật Dân sự….

Những năm qua, hoạt động PBXH đã trở thành trọng tâm và có tác động thực tế, có nơi xem là hoạt động đột phá của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội để thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước. Hiện thực hóa vai trò PBXH của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội được ghi ở Hiến pháp năm 2013.

Hoạt động PBXH mặc dù đã được thực hiện từ trước năm 2013 nhưng chỉ từ khi có Quyết định 217-QĐ/TW và Hiến pháp năm 2013, thì hoạt động này mới được triển khai thực chất, sâu rộng và hiệu quả hơn. Trong 5 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tổ chức được 15.745 cuộc phản biện xã hội; 32.064 việc và nội dung tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền.

Hoạt động PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã góp phần làm sáng tỏ một cách khách quan những kết quả và hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Chính phủ và chính quyền các địa phương, của các tổ chức; kiến nghị những nội dung nhằm thực hiện đúng và có hiệu quả hơn các chính sách, quy định pháp luật; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, tổ chức, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, hạn chế vi phạm pháp luật. Nhiều kiến nghị sau phản biện đã được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nghiêm túc tiếp thu và thực hiện.

Qua hoạt động phản biện xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã có nhiều kiến nghị, đề xuất quan trọng đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng ở các cấp trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện. Qua đó, góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tạo không khí dân chủ, đồng thuận trong nhân dân, động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của địa phương và đất nước.

Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, về cơ chế, mặc dù các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành việc thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhưng nhìn chung, hoạt động triển khai xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động này còn thực hiện khá chậm trễ. Chủ trương của Đảng đối với vấn đề PBXH trong Quy chế giám sát và Phản biện xã hội của Bộ Chính trị; Hiến pháp năm 2013; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) là những văn bản quan trọng, tạo cơ chế bước đầu về PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thực hiện các chủ trương này, cơ chế về PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, mặc dù đã được triển khai nhiều năm trên thực tế, nhưng chúng ta vẫn chưa xây dựng được một cơ chế hữu hiệu để điều chỉnh hoạt động PBXH. Thông tri số 28/TTr-MTTW-BTT ngày 17/4/2014 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Nghị quyết liên tịch số  403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn chưa đủ các công cụ hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay. Hiện nay, các chủ thể có thẩm quyền vẫn còn gặp phải nhiều vướng mắc, lúng túng trong việc xây dựng, hoàn thiện các quy định cụ thể nhằm tạo tính đột phá trong chất lượng PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Việc chưa tạo ra được một cơ chế hữu hiệu cho tổ chức hoạt động PBXH đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của hoạt động này.

READ  Mẫu Lời Cam Đoan Dùng Trong Bài Báo Cáo, Luận Văn Ấn Tượng Nhất

Nội dung và hình thức pháp luật về PBXH còn gặp phải nhiều vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho những chủ thể thực hiện PBXH. Theo những kết quả nghiên cứu cho thấy, từ khi triển khai thực hiện chủ trương được đề ra tại Đại hội X của Đảng về PBXH, đã có một số văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng, ban hành trong đó có đề cập tới một số vấn đề liên quan tới PBXH. Tuy nhiên, chính vì việc quy định trong nhiều loại văn bản khác nhau đã dẫn đến một thực trạng là các quy định của pháp luật có liên quan đến PBXH tồn tại một cách khá tản mạn. Các quy định này nằm rải rác từ Hiến pháp, các đạo luật về tổ chức bộ máy, các đạo luật chuyên ngành cho đến các văn bản hướng dẫn thi hành. Không chỉ nằm rải rác trong nhiều loại văn bản khác nhau, nội dung các quy định cũng có nhiều hạn chế. Một số văn bản, chủ yếu được ban hành trong thời gian gần đây quy định trực tiếp về hoạt động PBXH của một số loại chủ thể, còn hầu hết các văn bản trước đây chỉ quy định một cách gián tiếp một số nội dung liên quan đến hoạt động này, dẫn đến các quy định còn chung chung, không cụ thể. Hạn chế này không chỉ làm các chủ thể gặp nhiều khó khăn khi thực hiện PBXH, mà còn có thể là sơ hở để những thế lực thù địch lợi dụng thực hiện mục tiêu chống phá. Thực tế hiện nay đang thiếu những quy định rõ ràng và cụ thể về cơ chế tiếp nhận ý kiến phản biện và chế tài đối với việc không tiếp nhận ý kiến phản biện. Hiệu quả của hoạt động PBXH phụ thuộc rất nhiều vào khâu tiếp nhận xử lý các ý kiến phản biện của các chủ thể có thẩm quyền. Phản biện dù có hay, mạnh mẽ và thuyết phục đến đâu nếu không tiếp nhận và xử lý thì cũng không giải quyết được vấn đề. Các chủ thể khi tiếp nhận xử lý các ý kiến phản biện có thể chấp nhận sửa đổi phương án cũ hoặc không chấp nhận thay đổi. Tuy nhiên, việc xử lý có thể theo chiều hướng chấp nhận, hoặc không chấp nhận đều phải có lý do và sự giải trình cụ thể và công khai để chủ thể phản biện biết được ý kiến phản biện vì sao được chấp nhận, hoặc không được chấp nhận. Cơ sở để thực hiện được hoạt động này chính là pháp luật phải có quy định cụ thể, rõ ràng và minh bạch về trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền khi tiếp nhận ý kiến phản biện. Nếu xây dựng được cơ chế này nó không chỉ tăng thêm niềm tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phản biện, mà nó còn nâng cao nhận thức của các nhà cầm quyền về trách nhiệm của mình khi tiếp nhận ý kiến phản biện đồng thời tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng của PBXH trong thực tế đời sống.

Việc quy định một cách tản mạn, rải rác trong nhiều loại văn bản vừa không giải quyết được vấn đề về mặt nhận thức, vừa gây khó khăn cho hoạt động quản lý đối với lĩnh vực này. Thực tế đưa đến một hạn chế là sau rất nhiều năm, kể từ khi có chủ trương của Đảng về hoạt động PBXH, nhận thức, cũng như hiệu quả của hoạt động vẫn không được cải thiện. Rất nhiều người, trong đó có cả những người làm việc trong các cơ quan công quyền vẫn không hiểu PBXH là gì, hay mơ hồ về quyền và trách nhiệm của mình khi thực hiện PBXH. Hạn chế này xuất phát từ thiếu sót của những người xây dựng luật pháp đã không tạo ra được một hệ thống pháp luật đầy đủ toàn diện về PBXH, để giúp cho người dân có nhận thức đúng đắn.

Các tổ chức khoa học công nghệ là một trong những tổ chức được tiến hành hoạt động PBXH. Trên thực tế, ở Việt Nam đã có nhiều tổ chức khoa học và công nghệ (thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đóng vai trò tích cực trong việc nghiên cứu và PBXH. Tính chất công khai là một trong những đặc trưng quan trọng của PBXH, để phân biệt PBXH với một số hoạt động khác. Phản biện mà không được thực hiện một cách công khai thì không còn đúng nghĩa với bản chất của nó.

Vì vậy, sự vận hành của hệ thống PBXH rất cần khung pháp lý đồng bộ trong các văn bản pháp luật. Trong các văn bản pháp luật hiện hành vẫn thiếu những quy định cụ thể về trách nhiệm, chế tài từ phía Nhà nước, như: cung cấp thông tin, minh bạch hóa… để các chủ thể của quyền lực xã hội có điều kiện phản biện. Những quy định vẫn chỉ nhấn mạnh phương thức, nội dung phản biện theo yêu cầu của đối tượng chịu sự phản biện, chưa tạo khuôn khổ pháp lý khuyến khích vai trò phản biện độc lập, chủ động, tích cực của các pháp nhân và thể nhân, tổ chức và cá nhân nên kết quả còn hạn chế.

Thứ hai, trong tổ chức thực hiện hoạt động PBXH, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua tổng kết đang tồn tại những hạn chế, bất cập cần khắc phục, cụ thể như:

Các cuộc PBXH do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện cho đến nay chưa thực sự rõ nét; số cuộc PBXH còn ít, kể cả ở Trung ương và địa phương; tiếng nói của Mặt trận sau các cuộc phản biện chưa đủ mạnh để làm “thay đổi căn bản” nội dung của dự thảo được phản biện.

Mặc dù Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đang tích cực triển khai hoạt động phản biện, song quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong lựa chọn nội dung phản biện, nguồn nhân lực, kinh phí và kể cả những vấn đề “tế nhị” trong quá trình phản biện, nhất là tại các địa phương. Trong 3 hình thức PBXH, mới chú trọng thực hiện hình thức hội nghị phản biện, cấp huyện và xã thực hiện phản biện xã hội còn ít và khó khăn.

Hoạt động PBXH đòi hỏi phải có một lực lượng chuyên nghiệp, thạo việc để tham mưu tổ chức và huy động trí tuệ trong quá trình phản biện. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp nhìn chung còn “non” tay nghề, thiếu kinh nghiệm và một bộ phận thiếu nhiệt huyết với công việc, còn có tâm lý ngại va chạm, nên ảnh hưởng lớn tới chất lượng PBXH.

Hiện tại chưa có cơ chế phát huy được một cách hiệu quả nhất sức mạnh của các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động PBXH. Nội dung, phương thức hoạt động PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tuy có sự đổi mới nhưng trên thực tế các phương thức này tỏ ra chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất.

Những hạn chế trong hoạt động PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong những năm qua có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan, cả đối tượng phản biện và bản thân chủ thể phản biện là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Có thể điểm một vài nguyên nhân sau:

Một là, do yếu tố văn hóa, truyền thống, tàn dư của phong cách từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Việc thiếu kỹ năng cũng như tư duy phản biện ở nước ta hiện nay một phần quan trọng là từ hệ quả của một nền giáo dục thụ động, áp đặt, ít sáng tạo. Tâm lý ngại phản biện, ngại tranh luận đã trở thành một thói quen không chỉ ở một thế hệ người Việt. Chính vì vậy, phản biện còn là một khái niệm còn rất mới ở Việt Nam.

Hai là, nhận thức về phản biện đối với nhiều người, ngay cả đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, có liên quan đến hoạt động PBXH còn nhiều hạn chế. Vẫn còn quan niệm phản biện là chống đối, là đối lập…, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ba là, cơ chế của Nhà nước, cũng như ngay trong hệ thống Mặt trận đến nay chưa rõ ràng, cụ thể để xây dựng được một lực lượng phản biện chuyên nghiệp. Hệ thống tổ chức chưa hoàn thiện; đội ngũ cán bộ làm PBXH chưa chuyên nghiệp, chưa có một giáo trình cụ thể về PBXH và cán bộ chưa được đào tạo chuyên sâu về PBXH; điều kiện về cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay chưa được đầu tư, là những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Bốn là, đẩy mạnh thực hiện dân chủ xã hội đã tạo nhiều điều kiện cho người dân được thể hiện quan điểm, tiếng nói của mình, nhưng nói chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trên thực tế. Đối với đối tượng chịu sự phản biện, do tâm lý sợ phức tạp, do sự bảo thủ trì trệ, sợ thay đổi nên có thành kiến với việc PBXH. Đối với đối tượng thực hiện PBXH, do tâm lý sợ quyền lực, ngại va chạm nên việc phản biện mang nặng tính hình thức, không dám nói thẳng, nói thật. Yêu cầu hiện nay là phải làm rõ, giải quyết được mối quan hệ này, cũng như chứng minh được PBXH chính là động lực cho sự phát triển, thì khi đó việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, cũng như các điều kiện bảo đảm cho PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo được yêu cầu của thực tiễn.

READ  Tiểu luận môn định giá doanh nghiệp tổng quan về định giá doanh nghiệp - Tài liệu text

Những vấn đề đặt ra

Xây dựng môi trường tôn trọng nhân dân, văn hóa lắng nghe, giải trình để phản biện xã hội trở thành hoạt động thường xuyên

Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động PBXH trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. PBXH đang trở thành một nhu cầu khách quan của xã hội vì so với giai đoạn trước đây, tình hình chính trị - kinh tế - xã hội ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi, kéo theo đó là rất nhiều vấn đề phức tạp cần có sự đồng thuận, sự chung tay của toàn xã hội cùng với Đảng, Nhà nước để giải quyết. Cùng với mục tiêu đề ra là thực hành dân chủ rộng rãi, mở rộng dân chủ trực tiếp, bảo đảm các quyền của công dân, tạo điều kiện cho công dân được tham gia giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước đã khiến cho PBXH trở thành một nhu cầu tất yếu, một biện pháp cần thiết để thực hiện nền dân chủ. Một hệ thống chính trị dân chủ của một nền chính trị dân chủ luôn luôn đặt trọng tâm và mục tiêu hoạt động của mình là phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, vì thực chất của hệ thống chính trị nước ta là cơ chế thực hiện quyền lực nhân dân. Nhân dân làm chủ bằng nhiều hình thức và có nhiều cách để thực hiện quyền làm chủ của mình. Trong những phương thức đó, PBXH là một cách có tác dụng trực tiếp và có hiệu quả, thể hiện cụ thể và rõ nét vai trò làm chủ của nhân dân trong một xã hội mà “mọi quyền hành đều ở nơi dân”. Với vai trò hết sức quan trọng thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau, PBXH cần được đẩy mạnh và trở thành một hoạt động thường xuyên hơn nữa ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, việc tạo ra cho nó cơ sở pháp lý rõ ràng và môi trường xã hội phù hợp là điều hết sức cần thiết. Những quy định cụ thể của pháp luật về PBXH sẽ là điều kiện thuận lợi tiên quyết để các chủ thể thực hiện tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của mình.

Nâng cao nhận thức

Những năm gần đây, hoạt động PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được tiến hành từng bước, đi từ thấp đến cao, từ những vấn đề cụ thể hàng ngày trong đời sống của cộng đồng dân cư đến những vấn đề lớn có tầm vĩ mô của cả nước. Nhìn chung, nhận thức của toàn xã hội đối với PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được nâng lên một bước. Nếu như trước đây, nhận thức về vấn đề này còn khá mơ hồ, thì nay nó đã được định hình một cách rõ nét hơn. PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang dần trở thành một hoạt động được tiến hành thường xuyên ở nhiều lĩnh vực do nhiều chủ thể thực hiện, đặc biệt là phản biện đối với các dự thảo chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các dự án, đề án có tầm ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến người dân… Ngoài ra, dựa trên đánh giá về kết quả hoạt động, có thể thấy, các chủ thể PBXH đã có ý thức rõ ràng hơn về chức năng của mình, từ đó lựa chọn các hình thức thực hiện phản biện khác nhau, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội thể hiện tiếng nói của mình. Sự thay đổi này dẫn tới kết quả là đã thu hút ngày càng nhiều tầng lớp nhân dân - những chủ thể chịu tác động trực tiếp từ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tham gia phản biện. PBXH đã giúp các cá nhân công dân và các cơ quan, tổ chức được thể hiện tiếng nói, quan điểm của mình, thể hiện sự đồng tình hay phản đối trên cơ sở những lý lẽ khoa học. Nhiều ý kiến phản biện đã phát huy tác dụng và được các chủ thể tiếp thu, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế khách quan, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Vì vậy, những năm gần đây, nhiều chính sách của Nhà nước, dự án của các cơ quan quản lý có chiều hướng khả thi trên thực tế và hợp với lòng dân hơn.

Bên cạnh đó, PBXH ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có được chỗ đứng và giá trị nhất định như nó vốn có. Hạn chế này xuất phát từ việc chúng ta nhận thức chưa rõ ràng về PBXH, mặc dù so với giai đoạn trước đây đã có những tiến bộ đáng kể. Việc nhận thức chưa rõ ràng đã kéo theo nhiều vấn đề như chủ thể phản biện nhầm lẫn hoạt động PBXH của mình với một số hoạt động khác có nội dung gần giống, hoặc lúng túng trong khi thực hiện phản biện, nhất là ở cấp cơ sở…

Phát huy vai trò chủ thể phản biện xã hội

Chủ thể chính tiến hành hoạt động PBXH theo quy định là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Tuy nhiên, từ cơ cấu tổ chức đến nguồn tài chính để tiến hành các hoạt động của Mặt trận và các tổ chức thành viên ít nhiều bị phụ thuộc và chịu sự chi phối từ phía Nhà nước, cho nên PBXH đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước được xem là vấn đề khá “nhạy cảm”, nhất là tại địa phương. Sự ràng buộc về cơ cấu tổ chức đến kinh phí hoạt động của các chủ thể đối với Nhà nước đã ít nhiều khiến cho hoạt động phản biện của các chủ thể này trong nhiều trường hợp không đảm bảo được tính khách quan do có tình trạng né trách nhiệm, nể nang... Và thực trạng này cho đến nay vẫn chưa có những quy định thực sự hiệu quả để giải quyết. Vấn đề quan trọng là cần tiếp tục nghiên cứu, xác lập địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân và tạo quyền phản biện cho các chủ thể PBXH, đồng thời xây dựng quan hệ hợp tác giữa các chủ thể này với hệ thống lãnh đạo, quản lý thay cho quan hệ lãnh đạo - phục tùng. Số lượng cán bộ còn thiếu, năng lực, trình độ, kỹ năng PBXH còn yếu, cần phải được quan tâm tăng cường tập huấn, bồi dưỡng.

Khắc phục tính hình thức

PBXH nhiều khi mang tính hình thức nên ít động viên được nhân dân trực tiếp tham gia. Các chủ thể tiến hành thiếu những biện pháp chủ động, tích cực để tập hợp và phản ánh trung thành những ý kiến và nguyện vọng của nhân dân. Giá trị của nhiều ý kiến phản biện gần như chỉ mang tính tham khảo. Các chủ thể có thẩm quyền gần như đọc xong rồi để đấy, không có sự tiếp thu hay phản hồi, chính điều này đã làm giảm đi phần nào giá trị của những ý kiến phản biện. Nhiều dự án, kế hoạch của Nhà nước đã được đưa ra để lấy ý kiến của nhân dân, nhưng đôi khi chỉ là hình thức cho đúng thủ tục, bởi ai phản biện thì cứ việc phản biện, còn việc của các chủ thể được phản biện thì họ vẫn làm, bất kể ý kiến phản biện đó là thế nào đi chăng nữa.

Đề ra một cơ chế rõ ràng về việc tiếp thu, xử lý các ý kiến phản biện là một nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay. Trên thực tế, sau khi nhận phản biện, các chủ thể có thể tiếp thu hoặc không tiếp thu, nhưng cần phải có cơ sở để công khai cho nhân dân biết tại sao lại có sự xử lý như vậy. Do thiếu cơ sở pháp lý, nên vấn đề xây dựng cơ chế tiếp nhận những ý kiến phản biện vẫn còn vướng mắc, gây khó khăn cho cả đối tượng phản biện và bị phản biện. Nếu không có các quy định cụ thể, ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể thì PBXH sẽ chỉ tồn tại như một hoạt động mang tính hình thức, lãng phí, không hiệu quả.

Phân định phạm vi phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp

Các văn bản của Đảng, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định, chỉ có Mặt trận, các tổ chức chính trị- xã hội mới có trách nhiệm thực hiện phản biện xã hội, trên thực tế nhiều tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, báo chí đã thực hiện phản ánh, góp ý mang tính phản biện xã hội cao. Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam cũng đã thực hiện PBXH từ năm 2002 theo văn bản của Chính phủ. Thách thức đối với PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là, nếu Mặt trận né tránh thì các tổ chức xã hội khác sẽ làm; nếu nhận thức không đúng về PBXH thì dễ bị lợi dụng, không những không tăng đồng thuận, mà còn gây hoài nghi, khoét thêm mâu thuẫn, bất ổn trong nhân dân. Vấn đề đặt ra, cần phải phân định rõ hơn phạm vi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện PBXH, phát huy sự tham gia của các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp và người dân vào PBXH. PBXH phải bám sát vào mục đích, nguyên tắc được quy định trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

READ  tiểu luận quản lý nhà nước về giáo dục - 123doc

Cần có luật về phản biện xã hội

PBXH là hoạt động đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, một số văn bản dưới luật và hướng dẫn của phản biện xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định và điều chỉnh một cách trực tiếp và toàn diện vấn đề PBXH. Vì vậy, yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH đang trở nên bức thiết. Nếu được điều chỉnh bởi pháp luật, hay nói cách khác nếu có những quy định cụ thể, rõ ràng, minh bạch đối với các vấn đề xoay quanh hoạt động này thì sẽ tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để PBXH phát huy được những mặt tích cực của nó đối với đời sống chính trị - xã hội của đất nước.

Mẫu 2

Tóm tắt nội dung:

việc tăng cường và phát huy dân chủ pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra còn rất nhiều bài báo trong các tạp chí cũng như internet đề cập đến nội dung này. Những bài viết này chủ yếu xoay quanh tình hình phản biện xã hội ở Việt Nam trong sự phát triển của đất nước.Bên cạnh đó phản biện xã hội cũng được khoa học đào sâu nghiên cứu trên nhiều khía cạnh, luận văn thạc sỹ của Mai Thi Thúy Hường đã tiếp cận vấn đề trong lĩnh vực báo chí “Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực và phản biện xã hội” đã được hội đồng chấm thi đánh giá cao.
Phản biện xã hội là một vấn đề Chính trị - xã hội được quan tâm chú ý nghiên cứu nhiều trong thời gian gần đây đặc biệt khi mà xã hội ngày một phát triển, trình độ dân trí ngày một được nâng cao thì người dân ngày có xu hướng quan tâm đến vấn đề chính trị, đến những quyết sách của Đảng và nhà nước và muốn lên tiếng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình nhiều hơn. Vì thế hoạt động phản biện xã hội đang phát triển ở nước ta và các nghiên cứu, bài viết thường đi sâu vào tìm hiểu tình hình cũng như hiệu quả của hoạt động này. Tuy nhiên có thể thấy hoạt động phản biện xã hội vừa mang màu sắc chính trị vừa mang màu sắc xã hội. Nó là một vấn đề mà xã hội học chính trị cần quan tâm, nghiên cứu. Bài viết dưới đây phần nào làm nổi bật lên mối quan hệ giữa chính trị và xã hội qua hoạt động phản biện xã hội.


II. Nội dung chính


1. Khái niệm về phản biện xã hội


Nhiều bào viết đã đề cập đến khái niệm về phản biện xã hội. Trong bài viết này xin đưa ra một khái niệm được đánh giá là cách dễ hiểu nhất.
Phản biện là một động từ chỉ sự đánh giá chất lượng của một công trình khoa học khi công trình được đưa ra bảo vệ lấy học vị trước hội đồng chấm thi [Từ điển tiếng Việt – Viện ngôn ngữ học, 2004]. Đây là cách hiểu theo nghĩa thường dùng của từ “phản biện”. Tuy nhiên trong khoa học cần hiểu khái niệm này theo nội hàm rộng hơn “Phản biện là nhận xét, đánh giá, bình luận, thẩm định công trình khoa học, dự án, đề án trong các lĩnh vực khác nhau. Phản biện là hành vi xác định tính khoa học của hoạt động của con người, xuất hiện khi con người chuẩn bị hành động. Phản biện làm cho mỗi một hành vi được tiến hành trên cơ sở có một sự xác nhận có chất lượng khoa học đối với nó… Phản biện là một thể hiện của các phản hành động xuất hiện một cách tự nhiên trong một xã hội mà ở đó mỗi con người đều tự do bày tỏ các nguyện vọng của mình. Phản biện góp phần điều chỉnh các khuynh hướng kinh tế, văn hóa chính trị, làm cho các khuynh hướng đó trở nên khoa học hơn, đúng đắn hơn và gần với đời sống con người hơn 


“Phản biện xã hội là sự phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học về nội dung, phương hướng chủ trương chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ, giáo dục, kinh tế, môi trường, trật tự an ninh chung của toàn xã hội, nhà nước và các tổ chức liên quan. Phản biện xã hội là phát huy dân chủ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, góp ý kiến với cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đều phục vụ lợi ích của đại đáoó nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Phản biện xã hội là nhu cầu cần thiết và đòi hỏi bắt buộc trong quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ nạn quan liêu
Định nghĩa trên được coi là dễ hiểu và sát với lĩnh vực chính trị nhất.

Ở đây cần có sự phân biệt giữa 2 khái niệm “Phản biện” và “Phản đối”. Phản đối có nghĩa là không tuân theo, nghe theo, ví dụ như Phản đối chiến tranh. Phản đối là một hành động giữa những đối tượng mà một hay một số đối tượng không tuân theo hành động hay ý kiến của một hay một số đối tượng kia. Như vậy phản đối mang nét xung đột, phản kháng còn phản biện mang tính đồng thuận xã hội hơn bởi như định nghĩa trên thì nó như là sự tự do bày tỏ nguyện vọng có thể hiểu là như một sự đóng góp ý kiến của bản thân, sự bày tỏ chính kiến đối với một vấn đề nào đó. Phản đối là đưa ra sự không đồng ý nhưng không phải lúc nào cũng được lập luận một cách khoa học còn phản biện là một hành vi được thực hiện trên một cơ sở khoa học nhất định vì vậy nó góp phần điều chỉnh, xây dựng hơn là phản kháng lại.


2. Vai trò của phản biện xã hội


Phản biện xã hội là một hoạt động chính trị - xã hội, vì vậy nó có những vai trò chủ yếu sau:


a, Phản biện xã hội là một trong những yếu tố tạo ra động lực góp phần phát triển xã hội.


Trong xã hội luôn có nhiều nhóm lợi ích luôn có những nhu cầu khác nhau thuộc các giai tầng khác nhau. Các nhóm lợi ích bao giờ cũng hành động vì một mục tiêu nào đó, nhằm thực hiện những lợi ích nhất định. Và không không phải những hành động của nhóm lợi ích cũng đem lại lợi ích cho cộng đồng. Ví dụ nhưng tập đoàn doanh nghiệp họ kinh doanh với mục tiêu lớn nhất là đem lại lợi nhuận nên đôi khi họ chấp nhận chi phí nhỏ trong việc xử lý chất thải làm ô nhiễm môi trường, điều này đã tác động đến lợi ích chung của cộng đồng. Và như vậy những ý kiến của người dân là giải pháp cho vấn đề chung, liên quan đến lợi ích
Cũng hành động vì những mục tiêu nào đó nhưng trên mỗi khía cạnh hay mỗi lĩnh vực của đời sống con người bao giờ cũng có những cách lý giải khác nhau và do đó có những cách hành động khác nhau để đạt được mục tiêu như vậy. Phản biện tạo ra một giai đoạn đệm cho quá trình hành động tự nhiên của các nhóm lợi ích, đó là giai đoạn thảo luận và thỏa thuận.

Phản xã hội làm cho các quyết sách về chính trị, kinh tế xã hội trở nên ít chủ quan hơn, tức là sự xung đột về lợi ích giữa các giai tầng được điều chỉnh thông qua thảo luận. Phản biện là trạng thái chuyên nghiệp của thảo luận[…]. cần hiểu rằng phản biện không phải là chống đối[2]. Do đó có thể hiểu phản biện xã hội đã biến sự xung đột thành đồng thuận trong xã hội.Bất kỳ một cuộc cải cách xã hội nào cũng cần thiết một sự đồng thuận. nhưng mâu thuẫn không tránh khỏi của phát triển luôn tồn tại : sự biến đổi mô hình kinh tế đi nhanh hơn, dẫn đến sự hụt hơi cuả các mặt khác trong đời sống xã hội trên một quỹ đạo thời gian. Kết quả của sự lệch pha này dẫn đến xu hướng phân hóa thành các nhóm khác nhau về lợi ích[1]. Và điều dó dẫn đến một sự xung đột, để giải quyết xung đột nay không phải bằng một xung đột khác mà cần có sự thảo luận để đi đến quyết định. Đó là con đường tạo ra đồng thuận xã hội. Đồng thuận xã hội là điều kiện tiên quyết của khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn lịch sử mới, là đòi hỏi tr...


Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Ví dụ về phản biện xã hội của báo chí
  • Tiêu luận về giám sát và phản biện xã hội
  • Quy trình phản biện xã hội
  • Phản biện xã hội là gì
  • Nội dung phản biện xã hội
  • Mẫu văn bản phản biện xã hội
  • Các đề tài phản biện hay
  • Quy định về phản biện xã hội
See more articles in the category: Tiểu luận