TIEU LUAN QUYEN LUC CHINH TRỊ – Tài liệu text

Or you want a quick look:

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………………...……. 2

NỘI DUNG…………………………………………………………………………………………………………..……. 3

I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN LỰC……………………………………………………. 3

1. Quyền lực cá nhân……………………………………………………………………………………..……. 3

2. Quyền lực xã hội…………………………………………….………………………………………………..…. 3

3. Quyền lực công cộng và quyền lực công……………………………….…………….……. 3

4. Quyền lực chính trị…………………………………………………………………………………………. 4

5. Quyền lực nhà nước…………………………………………………………………………………..……. 5

II- PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC VÀ THỰC THI QUYỀN LỰC…………. 5

1. Phân loại phương thức tổ chức quyền lức nhà nước

theo kiểu nhà nước…………………………………………………………………………………………...…. 5

2. Những yếu tố kỹ thuật trong phương thức tổ chức và

thực thi quyền lực nhà nước………………………………………………………………………...……. 7

KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………………..…. 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………………...…. 15

1

[external_link_head]

LỜI MỞ ĐẦU

Quyền lực là một nhân tố tất yếu trong đời sống xã hội. Bất kỳ một

cá nhân nào sống trong xã hội cũng phải tham gia vào những quan hệ

quyền lực và bị chi phối bởi các quan hệ quyền lực tương ứng ở các mức

độ khác nhau. Quan hệ quyền lực bao trùm lên hầu hết như tất cả các thành

viên trong xã hội.

Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, kể từ khi xã hội

phân chia thành các giai cấp khác nhau, và cùng với nó là sự xuất hiện của

chính trị, thì việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị luôn là vấn đề

trọng tâm của các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội.

Cũng từ rất lâu, do ý thức được tầm quan trọng của việc nắm giữ

quyền lực chính trị, loài người đã bỏ ra nhiều công sức phân tích, lý giải và

tìm hiểu về nó với mong muốn tìm ra phương thức kiểm soát và sử dụng

quyền lực một cách hiệu quả nhất. Nhiều nhà nghiên cứu ở các nước

phương Đông và phương Tây, từ thời cổ đại đến nay đã cố gắng làm rõ các

vấn đề về quyền lực chính trị, nhưng cho đến nay, người ta vẫn chưa thể

tìm ra “công thức chung” để lý giải các hiện tượng, các quá trình chính trị

cũng như các cơ chế để giành và giữ quyền lực chính trị. Vấn đề quyền lực

nói chung và quyền lực chính trị nói riêng vẫn là một vấn đề còn tương đối

bí ẩn đối với chính trị nói chung và khoa học chính trị nói riêng.

Ở Việt Nam, vấn đề quyền lực và quyền lực chính trị vẫn chưa được

nghiên cứu một cách có chiều sâu và còn nhiều điểm tranh luận giữa các

nhà nghiên cứu. Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu một cách khoa học và

hệ thống hơn về vấn dề quyền lực và quyền lực chính trị là một yêu cầu

mang tính khách quan và bức thiết.

2

NỘI DUNG

I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN LỰC

Phạm trù “quyền lực” nói chung và “quyền lực chính trị” nói riêng

là một phạm trù rất phức tạp; phạm trù trung tâm của khoa học chính trị, là

chìa khóa để giải thích một trong những hiện tượng phổ biến và bản chất

nhất của đời sống xã hội. Đó là, bằng cách nào để con người, những cá

nhân khác nhau, không lặp lại nhau lại có thể sống thành cộng đồng (huyết

thống, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, lãnh thổ…). Quyền lực một mặt

được hiểu qua phân tích khoa học, mặt khác chủ yếu được cảm nhận và trải

nghiệm trong quá trình giành, giữ và thực thi quyền lực.

Quyền lực là một loại quan hệ xã hội trong quá trình phối hợp hành

động chung. Trong quá trình đó, nhờ sở hữu các nguồn lực (các giá trị xã

hội), chủ thể này có thể làm thay đổi nhận thức hành vi của chủ thể khác

theo một mục đích nhất định.

Có rất nhiều cách phân loại quyền lực: Phân loại theo nguồn gốc,

nguồn lực (bạo lực, của cải, trí tuệ); phân loại theo mối quan hệ chủ yếu

trong xã hội (gia đình, cộng đồng xã hội, nhà nước); phân loại theo phương

thức thực thi và hiệu quả của nó (cưỡng bức, điều tiết, ảnh hưởng)… Ở

đây, chúng ta phân loại quyền lực như sau:

1. Quyền lực cá nhân

Quyền lực cá nhân là quyền lực có được nhờ những phẩm chất cá

nhân, thể hiện bằng sự công nhận của người khác. Quyền lực đó đem lại

khả năng chi phối gây ảnh hưởng của một cá nhân lên suy nghĩ và hành vi

của người khác.

2. Quyền lực xã hội

Là khái niệm được xem xét quyền lực nói chung trong đời sống xã

hội không trực tiếp liên quan đến việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà

nước. Như quyền lực kinh tế, quyền lực đạo đức, quyền lực dòng tộc…

3. Quyền lực công cộng và quyền lực công

Quyền lực công cộng - quyền lực chung của cộng đồng xã hội, là

nhu cầu tất yếu khách quan trong đời sống của con người khi đã tập hợp

3

thành xã hội. Đó chính là nhu cầu phối hợp hoạt động chung, duy trì trật tự

chung và bảo vệ cộng đồng xã hội khỏi sự xâm hại từ bên ngoài. Đối với

một cộng đồng nhỏ như gia đình, dòng họ, thậm chí là thị tộc… quyền lực

công cộng được tổ chức rất đơn giản; ở phạm vi rộng lớn là các nhà nước,

quyền lực công cộng bao trùm toàn xã hội trong một lãnh thổ quốc gia có

chủ quyền và được gọi là quyền lực công.

Tổ chức quyền lực công (quyền lực nhà nước) là một bộ máy có

nhiều cơ quan quyền lực, nhiều cấp, tổ chức bao trùm và rộng khắp toàn xã

hội. Các cơ quan quyền lực công được trao cho các quyền: quyết định (sau

này gọi là quyền lập pháp), quyền thực thi các quyết định (quyền hành

pháp), quyền bảo vệ tính đúng đắn các quyết định - xử phạt những ai vi

phạm quyết định công (quyền tư pháp)… Những người được giao nhiệm

vụ thực thi quyền lực công là những người giữ một chức vụ, có quyền hạn

nhất định và được giao các phương tiện công để thực hiện quyền lực; trong

đó có nhiều phương tiện đặc quyền, tức ngoài bộ máy công quyền không ai

có thể có được.

4. Quyền lực chính trị

Là loại quyền lực của các giai cấp, các nhóm xã hội, các lực lượng

xã hội dùng để tác động đến quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà

nước nhằm tối đa hóa lợi ích của mình.

Quyền lực chính trị phụ thuộc vào ba yếu tố:

- Về khách quan, phụ thuộc vào sự phân công lao động xã hội, cơ

cấu xã hội, vị trí, vai trò của các giai cấp trong cơ cấu xã hội nhất định.

- Về chủ quan, phụ thuộc vào khả năng sử dụng các nguồn lực của

giai cấp, của nhóm xã hội, của các lực lượng xã hội, tức khả năng tập trung

quyền lực (tổ chức và tập hợp lực lượng).

- Phụ thuộc vào lực lượng chi phối, ảnh hưởng và sử dụng quyền lực

nhà nước, nhằm đạt được mục đích của giai cấp mình.

Trong cùng một điều kiện khách quan như nhau, nhưng quyền lực

chính trị của cùng một giai cấp ở mỗi nước khác nhau có thể rất khác nhau;

trong cùng một quốc gia, nhưng quyền lực chính trị của cùng một giai cấp

qua mỗi thời kỳ khác nhau có thể khác nhau. Sự khác biệt đó bị chi phối

4

[external_link offset=1]

bởi năng lực chủ quan của chủ thể quyền lực. Tức khả năng sử dụng những

giá trị xã hội, những nguồn lực có được, sự tự tổ chức lực lượng… Nếu

không có năng lực này, vị trí, vai trò khách quan của một giai cấp, một

nhóm xã hội, một lực lượng xã hội dù thuận lợi về mặt lịch sử cũng chỉ

mãi mãi là nguồn lực, là khả năng mà thôi, thông thể trở thành giai cấp

thống trị xã hội được. Khi có nguồn lực trong tay, quá trình ảnh hưởng, chi

phối, sử dụng quyền lực nhà nước cần phải mang tính chính đáng, tức mục

đích sử dụng quyền lực nhà nước phải rõ ràng và nhận thức ủng hộ của các

giai cấp, các tầng lớp khác và đông đảo nhân dân. Không có mục tiêu sử

dụng quyền lực nhà nước chính đáng, không thể giành và sử dụng được

quyền lực nhà nước, do đó không thể hiện thực hóa đầy đủ quyền lực chính

trị của giai cấp mình được.

5. Quyền lực nhà nước

Cơ sở trực tiếp để hình thành nên quyền lực nhà nước là quyền lực

công và quyền lực chính trị của các giai cấp, các lực lượng trong xã hội,

nhưng cơ bản là của giai cấp thống trị về kinh tế.

Đặc trưng của quyền lực nhà nước là vừa có tính công quyền (xã

hội), vừa có tính chính trị (giai cấp). Cho nên nhà nước có chức năng xã

hội và chức năng chính trị. Nhà nước là cơ quan duy nhất trong xã hội

được sử dụng những phương tiện công. Nguồn gốc của quyền lực nhà

nước là quyền lực nhân dân, nhưng được tổ chức thành một bộ máy đốc

lập với nhân dân, đứng trên nhân dân. Bộ máy này thường xuyên đứng

trước nguy cơ bị quan liêu hóa, lạm quyền, chuyên quyền… Vì vậy, quyền

lực nhà nước phải luôn được kiểm soát.

II- PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC VÀ THỰC THI QUYỀN LỰC

1. Phân loại phương thức tổ chức quyền lức nhà nước theo kiểu

nhà nước

Khi nói đến quyền lực, chúng ta không thể không nói đến phương

thức tổ chức và thực thi quyền lực. Vì muốn nhìn nhận quyền lực thì phải

nghiên cứu phương thức tổ chức và thực thi nó. Tổng hợp của các phương

thức tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là hệ

5

READ  Tiểu luận là gì? Hướng dẫn viết và trình bày bài tiểu luận chi tiết nhất

thống chính trị mà hình thức và bản chất của chúng được thể hiện trong các

“chế độ” chính trị, “chế độ nhà nước”. Nói đến chế độ nhà nước tức nói

đến chế độ chính trị, vì nhà nước thể hiện bản chất chế độ chính trị. Chế độ

nhà nước được chia ra làm nhiều loại, bằng nhiều cách:

1.1. Chia theo phương thức sản xuất và hình thái kinh tế - xã hội

Chế độ nhà nước này cũng được gọi là “kiểu nhà nước”, phản ánh

bản chất giai cấp thống trị của nhà nước. Cho đến nay đã có bốn kiểu nhà

nước: Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà

nước xã hội chủ nghĩa. Gắn liền với các kiểu nhà nước là các phương thức

tổ chức và thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước đặc trưng.

1.2. Chia theo hình thức chính thể cộng hòa hoặc chuyên chế

Trong chế độ cộng hòa, phương thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà

nước do đa số nhân dân quyết định, thông thường bằng bầu cử dân chủ.

Trong chế độ này có cộng hòa dân chủ và quân chủ lập hiến với bốn mô

hình chủ yếu là: Cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị, cộng hòa hỗn

hợp và cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Trong chế độ chuyên chế thì do một nhóm, một tập đoàn hay một cá nhân

quyết định, tương ứng với các chế độ này còn được gọi là chế độ quân

phiệt, tài phiệt hoặc độc tài.

1.3. Xác định phương thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà

nước theo mức độ phân quyền: Phần quyền tuyệt đối (triệt để), thường

thấy ở các nước cộng hòa tổng thống; phân quyền “mềm” ít triệt để hơn ở

các nước cộng hòa đại nghị; tập quyền xã hội chủ nghĩa ở mô hình Xô viết.

1.4. Xác định theo hình thức tổ chức nhà nước: Liên bang, liên

minh hay đơn nhất.

1.5. Khuynh hướng chính trị có vai trò nổi bật trong thế giới đương

đại là tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước theo mô hình nhà nước pháp

6

quyền. Mô hình này mang những đặc điểm chung, phổ quát nhất của các

nhà nước dân chủ hiện đại.

2. Những yếu tố kỹ thuật trong phương thức tổ chức và thực thi

quyền lực nhà nước

2.1. Khái niệm phương thức tổ chức quyền lực nhà nước

Phương thức tổ chức quyền lực nhà nước là tổng hợp những cách

thức, hình thức và phương pháp tổ chức quyền lực nhà nước thành các cơ

quan nhằm thực thi quyền lực nhà nước.

Phương thức tổ chức quyền lực nhà nước thay đổi qua những giai

đoạn của lịch sử, nó phụ thuộc vào phương thức sản xuất xã hội và mang

tính tất yếu. Có những phương thức tổ chức quyền lực nhà nước đặc trưng

cho từng kiểu nhà nước, nhưng cũng có những phương thức chung cho tất

cả các kiểu nhà nước. Do đó, trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước

vừa mang tính tất yếu chính trị vừa mang tính tất yếu kỹ thuật. Bản chất

giai cấp của nhà nước thay đổi qua từng kiểu nhà nước, nhưng một số hình

thức tổ chức tổ chức và thực thi quyền lực ít thay đổi hơn. Để thực hiện

chức năng của một cơ quan quyền lực công cộng của toàn xã hội, nhà nước

có nhiệm vụ duy trì trật tự chung, điều hành hoạt động chung và bảo vệ

quốc gia khỏi sự xâm hại từ bên ngoài. Vì vậy, phương thức tổ chức và

thực thi quyền lực nhà nước cần phải được tiếp cận cụ thể hơn ở các yếu tố

kỹ thuật của nó, xuyên suốt tất cả các kiểu nhà nước.

2.2. Yếu tố chính sách

Chính sách hiểu theo nghĩa rộng, là một hệ thống các mục tiêu chính

trị được xác định, cùng với đó là con đường, lực lượng, phương tiện và

phương pháp; những chiến lược, sách lược và giải pháp, thể hiện lợi ích,

quan điểm, mục tiêu… của một tổ chức chính trị nhất định, đại diện cho

những giai tầng xã hội nhất định, phản ánh được xu thế phát triển của lịch

sử.

Để đảm bảo phương thức tổ chức và thực thi quyền lực, một tổ chức

chính trị, nhà nước nhất định phải có một chương trình hành động hướng

đích, thể hiện tầm nhìn, chiến lược, sách lược để tổ chức tập hợp lực

7

lượng. Chính sách phải đáp ứng được cả những nhu cầu trước mắt và lâu

dài, ngắn hạn và dài hạn; vừa giải quyết những vấn đề bức xúc, vừa giải

quyết những vấn đề lâu dài của xã hội. Đảm bảo được hoàn cảnh thực tế,

tương quan lực lượng, phù hợp với đặc điểm văn hóa, truyền thống dân tộc

trong từng bước đi, cũng như nắm bắt tình thế và đón nhận thời cơ chính

trị.

Chính sách hiểu theo nghĩa hẹp là chính sách của nhà nước, hay là

chính sách công - chương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm

quyền lực công cộng. Quyền lực chính trị của giai cấp thống trị được tổ

chức thành nhà nước; thông qua việc thực hiện các chính sách của nhà

nước, giai cấp thống trị tiến hành các biện pháp nhằm đạt được các mục

tiêu của mình trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Chính sách công

là công cụ quan trọng nhất trong những công cụ thực thi quyền lực của nhà

nước, việc hoạch định và thực thi có hiệu quả các chính sách là tiêu chí căn

bản để đánh giá cả hệ thống chính trị. Vì vậy, chính sách vừa là sản phẩm,

vừa là chức năng chủ yếu của nhà nước.

Chính sách với tư cách là thể hiện cụ thể hệ tư tưởng, các nguyên tắc

chỉ đạo và đường lối phát triển của một chính đảng, đóng vai trò quyết

định trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị. Một chính phủ bị

thay thế bởi một chính phủ khác bởi vì chính phủ đó đã không có những

chính sách hợp lòng dân, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Khả

năng đưa ra và thực hiện được các chính sách đúng đắn, hiệu quả, hợp lòng

dân quyết định một cách cơ bản tính chính đáng của quyền lực.

Khác với đường lối, chiến lược, mọi chính sách đều hướng tới giải

quyết những vấn đề, những nan giải cụ thể, sản xuất hay cung cấp những

hàng hóa và dịch vụ cụ thể, các vấn đề công cộng; cần có chính sách để

giải quyết, chứ không thể chỉ dựa vào các biện pháp nhất thời mang tính

tình huống và cảm tính, cũng như không thể trông đợi vào sự tự giác, tự

nguyện của các cá nhân và các tổ chức phi nhà nước khác. Chính sách phải

đáp ứng được những đòi hỏi mang tính hệ thống như: tính giai cấp (phù

hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền), tính dân tộc (đặc điểm văn hóa,

tâm lý, thói quen dân tộc), tính nhân loại (phù hợp với các xu hướng phát

8

READ  Tiểu luận Luật doanh nghiệp

triển tiến bộ của nhân loại). Thỏa mãn các đòi hỏi mang tính kỹ thuật như:

tính khả thi kỹ thuật (đủ trình độ, kiến thức chuyên ngành để thực hiện ),

tính khả thi tài chính (đủ nguồn vốn cho việc thực hiện chính sách), tính tối

ưu kinh tế (lợi nhuận nhiều nhất với chi phí thấp nhất).

Như vậy, ở nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì chính sách có vị trí và tầm

quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo cho việc thực thi quyền lực chính

trị và quyền lực nhà nước. Do vậy, vấn đề chính sách là vấn đề ưu tiên

hàng đầu trong hoạt đông chính trị, nhất là việc giành, giữ và thực thi

quyền lực của các tổ chức chính trị, nhà nước, các nhà chính trị, giới chính

trị, đặc biệt là giới lãnh đạo chính trị.

2.3.Yếu tố thể chế (tổ chức)

Bản chất của yếu tố này là tạo ra một khuôn khổ trong đó chứa đựng

các yếu tố như luật chơi, sơn chơi, người chơi cho quá trình thực thi quyền

lực chính trị và quyền lực nhà nước. Trong khuôn khổ (thể chế) mọi tổ

chức, cá nhân đều thực hiện nhiệm vụ của mình theo chức năng đã được

quy định. Nếu tất cả đều làm tốt trong một hệ thống đã được thiết kế tốt thì

quá trình thực thi quyền lực nhà nước trở thành chuẩn mực thường xuyên.

Hệ thống các thể chế cùng các yếu tố như quan hệ chính trị, các cơ chế và

nguyên tắc vận hành tạo thành hệ thống chính trị, hay nói cách khác là tổ

chức và vận hành hệ thống chính trị.

Hệ thống chính trị là một tổ hợp có tính chỉnh thể, bao gồm các thể

chế chính trị (các tổ chức như nhà nước, đảng chính trị, các tổ chức chính

trị - xã hội…), hoạt động theo những quan hệ chức năng nhất định, vận

hành theo những cơ chế và nguyên tắc cụ thể, nhằm thực thi quyền lực

chính trị mà trung tâm là quyền lực nhà nước.

Với tư cách là tổng hợp các phương thức thực thi quyền lực chính trị

và quyền lực nhà nước, hệ thống chính trị xác lập vai trò, chức năng, cách

thức phối hợp và tác động của các chủ thể chính trị trong quá trình hiện

thực hóa ý chí, lợi ích của giai cấp, các lực lượng xã hội.

Trong hệ thống chính trị, nhà nước đóng vai trò trung tâm. Với tư

cách là cơ quan công quyền, nhà nước thực thi quyền lực của tất cả công

dân bằng bộ máy nhà nước, bằng đạo luật và hoạch định chính sách. Lợi

9

ích của các giai cấp, các lực lượng xã hội chủ yếu được hiện thực hóa

thông qua nhà nước, bằng nhà nước.

Các đảng chính trị, với tư cách là đại diện cho lợi ích chính trị của

các giai cấp, các lực lượng xã hội là cơ sở của nhà nước, có chức năng

tham gia vào cơ cấu quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng con đường bầu cử.

Vai trò của các đảng chính trị phụ thuộc vào vai trò của các lực lượng xã

hội mà đảng đại diện, phụ thuộc vào năng lực chính trị của đảng, biểu hiện

trong việc ảnh hưởng, chi phối hoặc nắm trọn quyền lực nhà nước.

Các tổ chức chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của các đảng chính

trị. Mặc dù không có chức năng trực tiếp tham gia vào cơ cấu quyền lực

nhà nước, nhưng bằng nhiều phương thức, trong đó có cả việc thông qua

đảng chính trị, gây ảnh hưởng, gây áp lực, diễn giải thông tin, vận động

hành lang… để tác động đến quá trình thực thi quyền lực nhà nước.

Tất cả các quá trình thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước

đều diễn ra trong những quan hệ, cơ chế hết sức phức tạp, đa dạng, hướng

tới việc xác lập một trạng thái cân bằng tối ưu (các bên đều chấp nhận

được) trong phân bổ các lợi ích xã hội. Ngoài ra hệ thống chính trị còn

thực hiện chức năng của mình dựa trên những thể chế mang tính kỹ thuật

như hệ thống bầu cử, hệ thống các phương tiện truyền thông, môi trường

văn hóa chính trị…

Hệ thống chính trị trong thực thi quyền lực chính trị và quyền lực

nhà nước được nhìn nhận như một bộ máy xử lý các yếu tố đầu vào là các

nhu cầu chính trị, thông tin, sự tương quan các lợi ích để cho một kết quả

đầu ra là các quyết định chính trị (pháp luật, chính sách…), thông qua đó

quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước được thực hiện.

2.4. Yếu tố kiểm soát quyền lực

Kiểm soát quyền lực nhà nước là một hệ thống những cơ chế được

thực hiện bởi nhà nước và xã hội nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà

nước đúng đắn, hiệu lực, hiệu quả.

Xét theo nghĩa rộng, kiểm soát quyền lực nhà nước chính là việc

thiết kế tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước sao cho đúng với bản chất,

10

chức năng của nhà nước (nhà nước được làm những gì mà nhân dân ủy

quyền - nghĩa là pháp luật cho phép).

Xét theo nghĩa hẹp, kiểm soát quyền lực nhà nước là toàn bộ những

cách thức, quy trình, quy định mà dựa vào đó nhà nước và xã hội có thể

ngăn chặn, loại bỏ những hành động sai trái của nhà nước, phát hiện và

điều chỉnh việc thực thi sai lệch quyền lực nhà nước. Là hoạt động kiểm

soát quyền lực nhà nước hợp pháp bằng thể chế của xã hội với mục tiêu

xác định. Theo cách tiếp cận này, quyền lực nhà nước chỉ có thể được kiểm

soát khi có cơ chế xác định và các điều kiện cần thiết cho sự vận hành của

nó trên thực tế.

Ngày nay, việc kiểm soát quyền lực nhà nước được chế định cụ thể

theo những chuẩn mực chung trong hiến pháp, pháp luật của các nước dân

chủ. Đó là, khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là

người quyết định hình thức tổ chức và phương thức thực thi quyền lực nhà

nước. Nhân dân thực hiện sự ủy quyền có điều kiện và có thời hạn cho các

đại biểu của mình để thực thi quyền lực nhà nước, đồng thời có quyền bãi

miễn các đại biểu đó. Các cơ quan quyền lực nhà nước được tổ chức sao

cho trong quá trình thực thi quyền lực chúng vừa thống nhất phối hợp hành

động, vừa kiềm chế, chế ước lẫn nhau, tạo nên cơ chế chống lại sự chuyên

quyền và lạm quyền. Trong các quốc gia dân chủ hiện đại, đã xuất hiện

hàng loạt thể chế bên trong và bên ngoài nhà nước có chức năng kiểm soát

quyền lực, như giám sát của quốc hội, tòa án hiến pháp, kiểm toán, thanh

tra nhà nước; chế định các quyền kiểm soát của xã hội công dân như:

quyền thông tin, quyền khiếu nại, quyền tố cáo, quyền bãi miễn…

Kiểm soát quyền lực nhà nước là một trong những phương thức thực

thi quyền lực nhà nước, bản thân nó là một cơ chế đảm bảo cho bộ máy

nhà nước hoạt động đúng chức năng và đạt hiệu quả tối đa.

2.5. Yếu tố con người chính trị

Con người chính trị là con người của một giai đoạn lịch sử cụ thể

trong quá trình phát triển của xã hội, giữ một địa vị cụ thể trong quá trình

phân công lao động xã hội, vì vậy thuộc về một nhóm xã hội, một cộng

đồng, một giai cấp, một quốc gia nhất định. Với tư cách đó, họ tham gia

11

vào đời sống chính trị (công việc của nhà nước và xã hội) để hiện thực hóa

ý chí và lợi ích của nhóm xã hội, của cộng đồng, của giai cấp và của quốc

gia mình.

Để thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước thì phải có lãnh

tụ chính trị, thủ lĩnh chính trị, giới chính trị, công chức chuyên nghiệp. Đặc

biệt, ở đó người dân luôn quan tâm đến công việc của cộng đồng, vận

READ  Tiểu luận môn học quản lý sự thay đổi - | XEMTAILIEU
[external_link offset=2]

mệnh đất nước, độc lập chủ quyền, dân chủ, tiến bộ và phát triển… nói

cách khác là công dân thực hiện hành vi chính trị.

Thủ lĩnh - thành viên có quyền lực của tổ chức, một nhóm xã hội mà

ảnh hưởng cá nhân của người đó đóng vai trò quan trọng trong các quá

trình, các tình huống chính trị, xã hội. Lãnh tụ chính trị là người có khả

năng thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình phát triển xã hội. Các lãnh tụ chính

trị thường là những người sáng lập, những người đứng đầu các tổ chức, các

đảng chính trị nên họ là linh hồn, người có ảnh hưởng quyết định đến sự

tồn tại và phát triển của các tổ chức. Thủ lĩnh chính trị của một quốc gia,

một dân tộc như là quyền lực được thực hiện bởi một hoặc một nhóm

người, nhờ đó mà động viên các thành viên của một dân tộc đứng lên hành

động.

Giới tinh hoa chính trị, những người có ảnh hưởng lớn, những lãnh

tụ, thủ lĩnh, những nhà tư tưởng, tổ chức, những trí thức của giai cấp cầm

quyền, những người có vai trò thông qua các quyết định chính trị, đại diện

cho ý chí của giai cấp mình. Giới tinh hoa là một bộ phận của một giai cấp,

là một nhóm xã hội thiểu số, thuộc tầng lớp trên, có ảnh hưởng quan trọng

tới đời sống xã hội. Giới tinh hoa cầm quyền là một bộ phận của giai cấp

cầm quyền, có kỹ năng hoạt động chính trị và trực tiếp thực thi quyền lực

nhà nước.

Đội ngũ cán bộ cốt cán (công chức, viên chức), là những người được

bầu, đề bạt hay bổ nhiệm, nắm quyền lực chủ chốt, quyền lãnh đạo hay

nắm những vị trí quan trọng trong một cơ quan, tổ chức của hệ thống

quyền lực chính trị. Họ có vai trò rất quan trọng, điều khiển, chỉ huy, lãnh

đạo một tổ chức, cơ quan quyền lực hoặc thực thi những nhiệm vụ chính trị

quan trọng cấp trên giao cho, hoặc do luật định.

12

Công dân (người dân) với tư cách là con người chính trị, những

thành phần, tầng lớp, giai cấp có cùng lợi ích căn bản, liên kết nhau lại

dưới sự lãnh đạo của cá nhân, tổ chức, đảng phái nhằm thực hiện các mục

tiêu và lợi ích của mình. Quần chúng nhân dân là những người lao động

sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần, chủ thể sáng tạo ra lịch

sử; trong hoạt động chính trị, với tư cách là những công dân, học là chủ thể

của mọi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước, có quyền quyết định

vận mệnh của mình về kinh tế, chính trị.

2.6. Yếu tố phương thức và nghệ thuật chính trị (văn hóa chính

trị)

Văn hóa chính trị là một loại hình văn hóa, ở đó kết tinh toàn bộ giá

trị, phẩm chất, năng lực, trình độ và phương thức hoạt động chính trị, được

hình thành trên cơ sở một nền chính trị với thể chế, hệ thống và thiết chế

đúng đắn, khoa học, thực hiện lợi ích giai cấp, dân tộc, quốc gia, phù hợp

với tiến bộ xã hội - con người.

Văn hóa chính trị chứa đựng toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần

của đời sống chính trị, do hoạt động chính trị tạo ra; là tri thức, năng lực,

trình độ hoạt động của chủ thể chính trị; chứa đựng các phẩm chất nhân

đạo, nhân văn, vươn tới sự phát triển và sự tiến bộ.

Do đó, văn hóa chính trị có vai trò, chức năng xác định, lựa chọn,

định hướng chính trị của đảng cầm quyền; hướng đảng chính trị lựa chọn

chính trị khoa học và nhân đạo. Quy định tính chất, nội dung cương lĩnh,

đường lối, thể chế hoạt động chính trị với bản chất dân chủ, khoa học, pháp

lý và đạo lý…; không cho phép tồn tại một nền chính trị mất dân chủ, tha

hóa quyền lực, phi đạo lý. Điều tiết xu hướng vận động và phát triển của

nền chính trị nói riêng, của xã hội nói chung bằng hệ thống các giá trị,

phương thức hoạt động, năng lực chính trị của các chủ thể chính trị, của

toàn bộ trình độ và năng lực của nền chính trị; nó bảo đảm cho hoạt động

chính trị đi đúng mục tiêu chính trị của một đảng, một thể chế chính trị.

Đồng thời, văn hóa chính trị góp phần điều chỉnh các quan hệ chính trị,

phát huy dân chủ, huy động lực lượng và tiềm năng sáng tạo toàn dân; xây

dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hệ thống

chính trị; làm hạn chế những mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của nền

chính trị. Tạo môi trường chính trị có văn hóa, tạo điều kiện cho hiệu quả

hoạt động thực thi quyền lực chính trị.

13

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng, trong đời sống chính trò,

quyền lực là một vấn đề cơ bản. Còn trong khoa

học chính trò, phạm trù quyền lực và quyền lực

chính trò là phạm trù trung tâm, xuyên suốt. Vì vậy,

vấn đề vì sao người này lại có quyền đối với

người khác, quyền lực có cần thiết trong cuộc

sống xã hội hay không? Quyền lực chính trò là gì

và các hình thức tổ chức thực hiện nó trong các

xã hội có giai cấp ra sao đã được đề cập và

khám phá trong suốt chiều dài lòch sử.

Quyền lực, nói một cách chung nhất, là ý chí

của người này được người khác thi hành; đó là

quyền uy và thế lực để quyết đònh công việc,

điều hành người khác hành động theo ý chí của

mình. Còn quyền lực chính trò được hiểu là khả

năng thực hiện ý chí của một giai cấp đối với sự

phát triển của xã hội thông qua tổ chức quyền

lực nhà nước.

Trong các xã hội có giai cấp, sự biến đổi của

cơ cấu kinh tế và cùng với nó là sự biến đổi

của cơ cấu xã hội - giai cấp cũng như vò trí lòch sử

của các tầng lớp, giai cấp mà quyền lực chính trò

và các hình thức tổ chức thực hiện nó cũng

không ngừng biến đổi.

Đấu tranh cho quyền lực chính trị, giành giữ và thực thi quyền lực

chính trị là vấn đề trung tâm của đời sống chính trị, là hoạt động cơ bản,

thực chất của các chủ thể quyền lực. Tạo lập các nhân tố cơ bản đảm bảo

cho việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị là vấn đề quan trọng

nhất của các giai cấp, các chính đảng trong xã hội đương đại. Đó cũng là

14

vấn đề hệ trọng trong sự nghiệp xây dựng tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Học viện CT-HC QGHCM, Viện Chính trò học: Tập

bài giảng chính trò học (hệ cao cấp LLCT ), Nxb lý

luận chính trò, H, 2008.

2- TËp bµi gi¶ng chÝnh trÞ häc, TËp thĨ t¸c gi¶ ViƯn KHCT,

Häc viƯn ChÝnh trÞ qc gia Hå ChÝ Minh, Nxb ChÝnh trÞ

qc gia, H, 2000.

3- TËp bµi gi¶ng chÝnh trÞ häc, TËp thĨ t¸c gi¶ ViƯn Chính

trị học, Häc viƯn ChÝnh trÞ qc gia Hå ChÝ Minh, Nxb Lý

luận chÝnh trÞ, H, 2004.

4- Học viện CT-HC QGHCM, Viện Chính trị học: Chính trị học những vấn

đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị - hành chính, H, 2009.

5- Học viện CT-HC QGHCM, Viện Chính trị học: Các chun đề bài

giảng chính trị học (Dành cho cao học chun chính trị học), Nxb Chính

trị - hành chính, H, 2010.

6- Học viện CT-HC QGHCM: Vấn đề Quyền lực chính trị và thực thi

quyền lực chính trị (Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2008, Chủ nhiêm đề

tài: PGS, TSKH Phan Xn Sơn), H, 2008.

15 [external_footer]

See more articles in the category: Tiểu luận