Đã bao giờ bạn đột nhiên thấy tâm trạng xám xịt, năng lượng tụt xuống mức 0, chẳng thiết tha làm điều gì trong khi hôm qua tâm trạng còn rất bình thường? Nếu câu trả lời là có, thì bạn đã quay vào ô "Mood swing" rồi đấy

Tình trạng dao động về tâm trạng (Mood swing) là gì?

[external_link_head]

(Ảnh: Shutterstock)

Tính tình của con gái thường được ví là “Sáng nắng, chiều mưa”. Và điều này hoàn toàn có cơ sở khoa học cả đấy. Bạn đã bao giờ bắt gặp hay nghe qua từ “Mood swing”? Đó chính là từ để chỉ tâm trạng vui buồn thất thường mà không rõ nguyên do tại sao. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở nữ giới bởi sự thay đổi của nội tiết tố.

Mood swing là gì?

Dao động về tâm trạng (Mood swing) không phải là một loại bệnh mà chỉ là một tình trạng của tinh thần và cảm xúc. Tình trạng này hay bị nhầm lẫn với rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorder).

Có rất nhiều thứ ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta mỗi ngày. Ví dụ như nhịp độ sinh học của cơ thể. Đa số chúng ta đều cảm thấy tràn đầy năng lượng vào buổi sáng và trưa nhưng lại trở nên uể oải, có những cảm xúc tiêu cực vào đầu giờ chiều hoặc buổi tối. Miễn là tình trạng dao động về tâm trạng đó không ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và công việc của chúng ta thì nó hoàn toàn bình thường.

READ  HUE LÀ GÌ? TINT, SHADE, HUE, TONE – THUẬT NGỮ MÀU SẮC ĐỒ HỌA CÁC BẠN CẦN NẮM RÕ

Còn nếu tình trạng đó xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống thường ngày thì nó có thể là một trong những triệu chứng của một loại bệnh về tâm thần hoặc sự thay đổi trong cơ thể và bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Nhưng điều quan trọng là, bạn cần phải tìm ra nguyên nhân đằng sau tình trạng dao động về tâm trạng để kịp thời chữa trị.

Điều gì gây ra dao động về tâm trạng?

Tình trạng dao động về tâm trạng (Mood swing) là gì?

[external_link offset=1]

(Ảnh: Shutterstock)

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) thường xảy ra ở nữ giới trong 1 – 2 tuần trước khi có kinh nguyệt. Ngoài việc khiến tâm trạng thay đổi thất thường, PMS còn có thể gây mệt mỏi, thay đổi khẩu vị ăn uống, đầy hơi chướng bụng… Khoảng 90% phụ nữ đều trải qua PMS. Mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng này có thể thay đổi theo độ tuổi và chế độ sinh hoạt.

Sự thay đổi estrogen được cho là nguyên nhân chính gây ra PMS. Trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen tăng và giảm nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trạng và hành vi của nữ giới.

Rối loạn lưỡng cực

Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực sẽ trải qua tình trạng dao động tâm trạng mạnh mẽ hơn những người bình thường. Rối loạn lưỡng cực có 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn trầm cảm với các triệu chứng giống như trầm cảm nặng.
  • Giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ.
  • Giai đoạn hưng phấn hoặc giai đoạn không trầm cảm.

Rối loạn trầm cảm chính

Ở rối loạn trầm cảm chính (Major depressive disorder – MDD), người bệnh trải qua cảm giác đau buồn trong một thời gian dài. MDD đôi khi còn được gọi là trầm cảm bệnh lý (clinical depression).

READ  Mansa Musa – Wikipedia

Rối loạn trầm cảm kinh niên

Rối loạn trầm cảm kinh niên (Dysthymia) là hình thức trầm cảm nhẹ và trung bình, ít nghiêm trọng nhưng nó lại kéo dài dai dẳng. Dạng trầm cảm này thường kéo dài vài năm tại một thời điểm. Các triệu chứng xuất hiện rồi biến mất, thay đổi theo từng ngày và từ tuần này sang tuần khác.

Rối loạn nhân cách giới

Rối loạn nhân cách giới (Borderline personality disorder) là một dạng rối loạn tâm thần. Ở căn bệnh này, sự thay đổi cảm xúc xảy ra một cách mạnh mẽ và đột ngột. Những người bị rối loạn nhân cách giới thường không có khả năng đối mặt với căng thẳng. Họ cũng có xu hướng tự làm hại bản thân.

Dậy thì

Dậy thì là giai đoạn mà chúng ta trải qua sự thay đổi về ngoại hình, tâm sinh lý và cảm xúc nhiều nhất. Dao động về tâm trạng và những phản ứng cảm xúc khó hiểu là điều bình thường ở giai đoạn này.

Mang thai

Sự thay đổi nội tiết tố trong lúc mang thai có thể dẫn tới thay đổi trong cảm xúc và tâm trạng. Bên cạnh đó, cơ thể của phụ nữ mang thai thay đổi rõ rệt khiến họ cảm thấy áp lực và căng thẳng hơn.

Mãn kinh

Mãn kinh là một giai đoạn chuyển giao quan trọng trong cuộc đời của người phụ nữ. Và ở giai đoạn này, tâm trạng của người phụ nữ thay đổi nhiều không kém so với giai đoạn dậy thì. Khi nồng độ estrogen giảm, rất nhiều phụ nữ trải qua hàng loạt triệu chứng, bao gồm tâm trạng buồn vui thất thường, dễ nổi nóng, mất ngủ và giảm ham muốn tình dục.

Tiêu thụ nhiều nước uống có cồn và dùng chất kích thích

Bạn có thể sẽ trải qua những sự thay đổi trong tâm trạng nếu bạn sử dụng chất kích thích hoặc tiêu thụ đồ uống có cồn. Quá nhiều chất kích thích và đồ uống có cồn có thể dẫn tới tình trạng nghiện, khiến tâm trạng thay đổi thất thường.

READ  I hate you trong tiếng Tiếng Việt – Tiếng Anh-Tiếng Việt
[external_link offset=2]

Làm sao để đối phó với tình trạng dao động về tâm trạng?

Tình trạng dao động về tâm trạng (Mood swing) là gì?

(Ảnh: Shutterstock)

Tập thể dục đều đặn

Di chuyển và vận động mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ tinh thần. Khi vận động, cơ thể sản xuất nhiều endorphine và hormone mang lại cảm giác hạnh phúc. Do đó, hãy cố gắng duy trì tập thể dục khoảng 30 phút/ ngày; 5 ngày/tuần để tâm trạng luôn thoải mái.

Tránh dùng caffeine, cồn và nước uống nhiều đường

Hãy cắt giảm 3 thứ này nhiều nhất có thể để duy trì tâm trạng ổn định. Bởi chúng có thể thay đổi cảm xúc tự nhiên. Chúng có thể là nguyên nhân chính gây ra dao động về tâm trạng hoặc khiến tình trạng đó tệ hơn.

Thay đổi chế độ ăn

Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn sẽ giúp tâm trạng ổn định hơn. Bởi sự thay đổi lượng đường trong máu sau những bữa ăn lớn có thể khiến cảm xúc thay đổi. Trong khi đó, những bữa ăn nhỏ được phân bổ đều trong ngày có thể giúp ổn định lượng đường trong máu.

Học cách điều khiển cảm xúc bằng thiền và yoga

Thiền, hít thở sâu và tập yoga đều được chứng minh là có thể giúp xua tan căng thẳng. Liệu pháp massage (massage therapy) hoặc trò chuyện (talking therapy) cũng giúp ích rất nhiều.

Ngủ đủ giấc

Và cuối cùng, một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn tránh được nhiều bệnh tật và giúp cơ thể luôn tỉnh táo. Bạn nên ngủ từ 7 – 8 giờ mỗi ngày và cố gắng đi ngủ trong khoảng 21 – 22 giờ. Bởi sau thời điểm này, các cơ quan trong cơ thể trở về trạng thái nghỉ ngơi.

Tiếp Thị Gia Đình

Theo: Healthline

>> Xem thêm: TƯ THẾ NGỦ NÀY BẢO VỆ SỨC KHỎE BAN ĐÊM, LẠI GIỮ DA ĐẸP, DÁNG XINH NHẤT KHI THỨC DẬY