TOP 13 mẫu Nghị luận về văn hóa ứng xử hay nhất

Or you want a quick look: Dàn ý nghị luận về văn hóa ứng xử

Nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử gồm dàn ý chi tiết kèm theo 13 bài văn mẫu hay giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng mới khi viết văn.

TOP 13 mẫu Nghị luận về văn hóa ứng xử hay nhất

Văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân là cơ sở đánh giá cả về học vấn lẫn ý thức. Cho đến ngày nay, văn hóa ứng xử vẫn luôn là vấn đề nổi cộm trong xã hội, đặc biệt là đối tượng giới trẻ, tương lai và bộ mặt của đất nước. Qua 13 bài Nghị luận về văn hóa ứng xử sẽ giúp các bạn học sinh lớp 12 củng cố thêm vốn từ cũng như có nhiều ý tưởng mới khi viết văn. Chúc các bạn học tập tốt.

[external_link_head]

Dàn ý nghị luận về văn hóa ứng xử

I. Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện nay.
  • “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.

II. Thân bài:

- Giải thích ứng xử là gì?

+ Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.

- Ứng xử mang lại điều gì cho con người?

  • Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng.
  • Và ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự,… có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.
  • Một học sinh ngoan ngoãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ đúng không bạn?
  • Hay như trong các cuộc thi hoa hậu cũng vậy. Ở vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh dự thi. Người nào mà có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác trong cùng một cuộc thi khi cơ hội của mọi người là như nhau.

- Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

III. Kết luận

- Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn minh, lịch sự.

Nghị luận về văn hóa ứng xử ngắn gọn

Nghị luận về văn hóa ứng xử - Mẫu 1

Ngày nay thì có lẽ chưa bao giờ cụm từ “văn hóa ứng xử” lại được nhắc nhiều như ngày nay. Và điều đó như đã cho ta thấy rằng tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong cuộc sống cũng như sự xuống cấp và quả thật rất đáng báo động của nó đang đặt ra khiến không ít người trong chúng ta phải giật mình nhìn lại về văn hóa ứng xử của chính mình.

Văn hóa được hiểu là tổng hòa các giá trị, các giá trị tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ cũng như trong hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân này với tập thể, cộng đồng. Và ngay cả qua các hoạt động sáng tạo ấy, thì dường như các thế hệ tiếp nối nhau dường như cũng đã hình thành nên những quy chuẩn, những giá trị thước đo, những khuôn mẫu chuẩn mực. Có thể nói những cái riêng biệt, độc đáo của một cộng đồng, một dân tộc. Và còn như sự ứng xử có thể hiểu đơn giản là cách mình đối đáp, đáp trả với người khác khi mà người đó đang tác động đến ta. Tóm lại ta như thấy chính cách ứng xử được thể hiện rõ rệt qua thái độ, hành vi, lời nói, cử chỉ của mình là cách mà người khác đang nhìn nhận hay cũng như đang nhận xét về tính cách, nhân cách của ta. Nói tóm lại văn hóa ứng xử là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, và cả giữa con người với tất cả những gì xung quanh chúng ta. Đó chính là sự bao gồm tất cả như cây cỏ hoa lá, bao gồm cả các loài vật hay đó chính là mẹ thiên nhiên sản sinh ra vậy.

Ta có thể thấy những nét văn hóa ứng xử là nơi để chúng ta cho mọi người được thấy về con người. Và chính cá tính nhân cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó giúp ta như cũng đã thể hiện được tinh thần, ý chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc hay cộng đồng khác. Dường như mà đã gọi là văn hóa ứng xử thì đó phải là những ứng xử đẹp, đó chính là sự lịch sự, văn minh. Ví dụ như chúng ta nói chuyện phải nói nhỏ nhẹ, duyên dáng, có học thức. Và đó không phải mở miệng ra là chửi thề rồi chỉ trích, nói xấu người này, người kia, vứt rác thì phải vứt đúng nơi, đúng chỗ, chứ không thể bạ đâu vứt đó.

Trước hết chúng ta phải kể tới văn hóa ứng xử giữa người với người. Văn hóa này đã được dân tộc ta cũng như đã được hun đúc nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao, tục ngữ như câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hay cả câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”, “Uống nước nhớ nguồn”, đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, văn hóa quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Và có thể nói chính những cái nôi đầu tiên mà chúng ta học cách ứng xử, giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Dường như ở đó, ngay từ thuở bé, chúng ta như cũng đã được ông bà, cha mẹ dạy cho khi gặp người lớn phải biết cười. Và có những hành động như vòng tay cúi đầu xuống và chào ông, chào bà, chào cô, chào chú, khi được người lớn cho quà phải biết giơ hai tay nhận lấy và nói lời cảm ơn, và còn là khi làm một việc gì đó sai trái phải biết vòng tay lại cúi đầu xin lỗi. Cho đến khi lớn hơn một chút, dường như chúng ta được dạy cách đi đâu phải thưa, về nhà phải gửi lời chào để người lớn trong nhà không phải lo lắng vì chúng ta. Có thể thấy trong một gia đình luôn ngập tràn yêu thương, tiếng cười và niềm vui là điểm tựa là vạch xuất phát tốt nhất để gieo mầm cho những thế hệ tiếp nối cách ứng xử văn minh, rất lịch sự, và lại có khuôn phép, lễ giáo.

Hiện nay thì đã có không ít các bạn học sinh, sinh viên trong chúng ta là những người đó. Các bạn chính vì quá mải mê hưởng thụ cuộc sống mà quên mất học tập, tích lũy tri thức, rèn luyện đạo đức. Khi các bạn về nhà không chịu học bài, làm bài tập, lên lớp thầy cô kiểm tra thì kiếm cách thoái thác, tìm lí do này lí do nọ, không được thì bảo ông thầy này ác, bà cô kia keo kiệt, và đằng sau lưng thì đi nói xấu đủ kiểu. Thật đau lòng vì còn đâu là truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo”, hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” của người dân Việt ta truyền từ bao thế hệ nay.

Và tiếp đến là văn hóa ứng xử giữa con người và chính với môi trường xung quanh. Thường thường thì chúng ta vẫn hay nghĩ vì là con người với nhau có xúc giác, có cảm nhận, và có cả những nhận thức nên người ta lại như đã rất coi trọng trong việc ứng xử, giao tiếp lẫn nhau mà ít nhắc đến văn hóa ứng xử với môi trường xung quanh. Đó chính là một sự thiếu sót lớn bởi con người chúng ta không phải là sinh vật duy nhất sống trên Trái đất này. Cũng bởi vì vậy ứng xử sao cho hợp lẽ với môi trường xung quanh cũng là một lối sống đẹp như: bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, sống xanh. Bên cạnh những kẻ ích kỉ đó còn có những người đang ngày đêm không ngừng nghỉ và họ dường như cũng đã tìm mọi cách để bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường. Đó là những cô chú công nhân dọn vệ sinh ngày đêm miệt mài cầm theo cây chổi dọn dẹp phố phường, những bạn tình nguyện viên xung phong đến những vùng sâu vùng xa, những nơi còn nghèo khó nhất để giúp bà con một tay xây cái trường, cái nhà để cho các em nhỏ có nơi vui chơi và học tập.

Văn hóa ứng xử luôn luôn được đề cao và đặc biệt coi trọng trong bất cứ thời đại nào, chính vì vậy bạn và tôi hãy rèn luyện cho mình những lối sống có văn hóa. Mỗi người có ý thức sẽ tạo lên được một xã hội có ý thức, xã hội có ý thức thì mới phát triển toàn diện về cả môi trường xã hội lành mạnh và môi trường tự nhiên trong sạch.

Nghị luận về văn hóa ứng xử - Mẫu 2

Ứng xử và văn hóa ứng xử sao cho phù hợp với xã hội chưa bao giờ lại được quan tâm như hiện tại. Điều đó cho thấy sự xuống cấp đáng báo động của nó trong trong cuộc sống khiến mỗi người phải nhìn lại chính mình

Ông cha ta đã từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Vậy văn hóa ứng xử là gì?. Trước hết đó là tổng hòa các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân với tập thể, với cộng đồng. Đó là nét đẹp văn hóa mà mỗi người cần được rèn luyện và phát triển thường xuyên. Tuy đó chỉ là những lời nói, giao tiếp, trò chuyện bằng những lời nói, hành động rất thường ngày nhưng qua đó chúng ta có thể đánh giá được người đối diện như thế nào. Chính vì vậy ứng xử cũng được coi như một chuẩn mực để đánh giá đạo đức và con người.

Trong cuộc sống người khéo ăn, khéo nói luôn được lòng người đối diện. Cách ứng xử thông minh không chỉ tạo ra thiện cảm của mọi người, còn tạo ra không khí vui vẻ, cởi mở, công việc hay cuộc sống cũng vì thế thoải mái hơn, dễ dàng hơn. Ứng xử khéo léo trước hết được thể hiện ở lời nói dịu dàng, biết thưa gửi, lịch sự, khi nói chuyện biết lắng nghe và lắng nghe những gì người khác nói chính là một phần của văn hóa ứng xử. Bạn sẽ nhận lại được cái nhìn thiện cảm và ấn tượng tốt từ người đối diện.

Không những thế, cư xử văn hóa còn được mọi người yêu quý và tôn trọng. Những người làm kinh doanh, buôn bán khéo léo trong ứng xử, giao tiếp luôn để lại ấn tượng tốt đẹp với khách hàng vì thế mà có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn, có nhiều khách hàng hơn. Chính vì thế, ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đó là văn hóa đối nhân xử thế, biết quan tâm nhau, dạy cho chúng ta biết đối xử một cách thông minh, trọng tình trọng nghĩa. Ngay từ thủa bé, bố mẹ đã dạy chúng ta biết đi thưa về gửi, khi ăn phải biết mời người lớn tuổi, khi sai phải biết nhận lỗi cúi đầu. Đó chính là những bà học đầu tiên về làm người, về cách ứng xử trong cuộc sống. Lớn hơn là mối quan hệ với thầy cô, đồng nghiệp và xã hội. Một gia đình biết yêu thương nhau, tràn ngập tiếng cười được bắt nguồn từ những điều nhỏ như thế. Những mối quan hệ của bạn trong xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu bạn có một cách ứng xử phù hợp, hòa nhã với tất cả mọi người.

Văn hóa ứng xử là thể hiện rõ nhất con người bạn, tính cách và phẩm chất cá nhân. Nhưng đáng tiếc thay trong xã hội hiện tại vẫn còn xuất hiện nhiều bạn hành xử một cách thiếu văn hóa, không biết cách cư xử. Không ít những bạn học sinh, sinh viên là một trong những số đó. Lên xe buýt không nhường ghế cho người già và trẻ em, khi tới trường có thái độ bất kính với thầy cô giáo, phát ngôn thiếu văn hóa, có những hành xử thiếu tôn trọng người khác. Thấy bạn bè đánh nhau không can ngăn còn có những lời lẽ châm biếm, tung clip lên mạng xã hội. Chỉ vì một chút lỗi lầm bị thầy cô nhắc nhở cũng vì thế mà lên mạng xã hội nói những điều không hay. Có thể do các bạn vốn đã quen với cuộc sống đủ đầy, được tiếp xúc với một nền văn hóa mới cởi mở hơn nên đã dần đánh mất đi những giá trị truyền thống mà ông cha ta để lại. Nhưng dù có ở xã hội nào đi chăng nữa, chúng ta cũng không vì thế mà đánh mất đi những giá trị văn hóa của dân tộc mình đó là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Tôn sư trọng đạo….”. Khi vật chất và giá trị đồng tiền lên ngôi, con người cùng vì thế mà trở nên lạnh lùng, vô cảm với chính cả với cuộc sống của mình và những người xung quanh. Cư xử văn hóa trở thành một đề tài đáng quan tâm đối với toàn xã hội.

Ứng xử có văn hóa không chỉ từ lời nói mà còn từ hành động, từ những điều nhỏ nhất như kêu gọi mọi người giữ gìn môi trường, quyên góp áo ấm cho trẻ em vùng cao, hay chỉ là không vứt rác bừa bãi ra môi trường cũng thể hiện bạn là một người biết cách ứng xử, có tấm lòng bao dung với mọi người

Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của mỗi người. Việc trau dồi kiến thức và kỹ năng sẽ là chìa khóa giúp chúng ta hòa nhập với xã hội, hòa hợp được với mọi người

Nghị luận về văn hóa ứng xử - Mẫu 3

Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.

Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Văn hóa ứng xử được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.

Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

[external_link offset=1]

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.

Nghị luận về văn hóa ứng xử - Mẫu 4

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

READ  Cách viết phần kết bài trong văn nghị luận​

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.

Nghị luận về văn hóa ứng xử - Mẫu 5

Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên, không những học trao dồi thêm kiến thức mà còn phải biết học tập, rèn luyện đạo đức của bản thân, cũng giống như ông cha ta đã có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Cũng chính bởi vậy mà cách ứng xử của con người đặc biệt là ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, chính bản thân mỗi chúng ta cũng phải tiếp tục học tập, rèn luyện về cách ứng xử của mình. Không chỉ đối với gia đình, nhà trường mà còn phải đối với toàn xã hội.

Để có thể hiểu rõ được thế nào là ứng xử, làm thế nào để có thể ứng xử tốt thì ta hãy cùng tìm hiểu: ứng xử là gì? Ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi hay chính là sự giao tiếp, xử sự giữa con người với con người. Thông qua đó, tình cảm, khả năng biểu đạt và sự thiết lập mối quan hệ giữa mọi người được hình thành. Ứng xử không chỉ là cách đối đáp với người lớn tuổi hơn mình mà còn là cách đối đáp với người cùng tuổi hay ngay cả đối với trẻ em.

Một dẫn chứng về cách ứng xử. Đối với một người già nhờ bạn giúp đỡ, dù bạn đang rất bận nhưng có rất nhiều cách để ứng xử giúp cho họ cảm thấy hài lòng. Thay vì một câu nói: “Cháu đang bận lắm” thì bạn có thể nói: “Cháu có thể giúp gì cho bà và giờ cháu hơi bận một tí, cháu có thể đi tìm người khác giúp bà được chứ ạ”. Họ sẽ cảm thấy rất hài lòng và vui vẻ nhận lời, thay vì câu nói cụt lủn, họ sẽ không giận bạn, nhưng họ sẽ cảm thấy phiền lòng trước sự dửng dưng của bạn. Đã bao giờ bạn thử đặt ngược địa vị lại, nếu đó là ông, là bà bạn đi ra đường mà ai cũng như bạn, thì ông bà sẽ như thế nào? Hay khi bạn đi mua hàng, dù đó là quan hệ giữa người mua – người bán, nhưng khi mua một món đồ, một lời nói cảm ơn cũng sẽ làm họ ấm lòng. Một cách cư xử nhẹ nhàng, có văn hóa, cho dù nó không đem lại lợi ích kinh tế cho họ, nhưng nó lại là một thứ giá trị tinh thần, làm con người ta cảm thấy ấm lòng hơn.

Đã bao giờ bạn tự hỏi, những người ăn xin sẽ nghĩ như thế nào, nếu bạn “vứt tiền” vào giỏ cho họ chưa? Sẽ rất khó để bạn tưởng tượng được, họ phải đến bước đường cùng, họ không còn sự lựa chọn nào nữa, thì họ mới làm thế. Họ không bắt ép bạn cho tiền, thậm chí những gói đồ ăn thừa, những bộ quần áo cũng của bạn cũng giúp họ cảm thấy được bao bọc nhiều hơn. Thay vì “vứt tiền” bạn hãy đặt những đồng tiền dù ít nhưng có ý nghĩa vào tay cho họ. Họ đáng được trân trọng, yêu thương thay vì cho rằng: đã đi ăn xin thì không cần lòng tự trọng.

Có ai nói với bạn rằng, cách cư xử của bạn một phần do bố mẹ chỉ dạy không? Điều đó là chắc chắn có, họ sẽ nói rằng: bố mẹ không chỉ cho bạn. Chính vì vậy, nếu bạn không muốn ai nói về bố mẹ mình thì hãy tự mình rèn luyện, luyện tập thường xuyên cách/thái độ ứng xử của mình với mọi người. Với trẻ em, bạn hãy làm tấm gương phản chiếu giúp các em noi theo. Với người lớn, bạn hãy trao dồi thêm các kỹ năng từ họ và hãy cư xử như một người được học tập và rèn luyện để có cách ứng xử cho phù hợp.

Vậy, nguyên nhân của việc rất nhiều người trẻ tuổi nhưng cần phải chấn chỉnh về cách ứng xử là do đâu? Là do các bạn không ý thức được tầm quan trọng của việc ứng xử, là do bạn thờ ơ, vô cảm với mọi điều bình thường nhưng đầy ý nghĩa ở xung quanh; là do bạn được sinh ra trong trong điều kiện vật chất tốt mà bạn không biết đến những đối với bạn là vô nghĩa nhưng đối với họ thì thực sự có ý nghĩa.

Ứng xử không chỉ là thông qua lời nói và hành động. Vậy tại sao, mỗi người đều nói được rồi thì cần gì phải học? Bạn đã nhầm nếu có suy nghĩ ấy, học nói để biết nói điều hay lẽ phải, hiểu lý lẽ và biết đối nhân xử thế với mọi người, chứ không phải là xu nịnh, tâng bốc để lấy lòng người khác.

Chính vì vậy, cần phải dạy và chấn chỉnh về cách ứng xử của học sinh với mọi người ngay từ những ngày bước chân vào lớp 1. Nhưng không nên đổ hết trách nhiệm cho nhà trường mà thay vào đó, sự giáo dục, chỉ bảo cho các em học sinh là điều rất cần thiết tại chính gia đình các em. Làm thế làm đó để những đạo lý truyền thống có ý nghĩa của dân tộc ta trường tồn mãi mãi với thời gian và ngày càng phát triển vững mạnh hơn nữa.

Nghị luận về văn hóa ứng xử - Mẫu 6

Hiện nay, ứng xử được xem là chuẩn mực để đánh giá sự khéo léo, thông minh của một con người. Vấn đề ứng xử trong khi giao tiếp đang khiến cho nhiều người băn khoăn, không biết như thế nào mới là ứng xử có văn hóa và đúng mực.

Thật vậy, hiện nay chúng ta gặp gỡ và tiếp xúc nhiều người, chúng ta đòi hỏi phải giao tiếp bằng ngôn ngữ và hành động. Vậy, cách ứng xử như thế nào để tạo được một cuộc đối thoại thành công và khéo léo lại phù thuộc vào mỗi người.

Có rất nhiều người sẽ nhận biết được đối phương có tính cách như thế nào qua cách ứng xử hằng ngày như thế này. Bởi ứng xử chính là thước đo sự hiểu biết cũng như kiến thức của một người.

Hằng ngày chúng ta vẫn giao tiếp với nhau chính là chúng ta đang duy trì cách ứng xử. Bạn có phải là người ứng xử khôn khéo, xử lí mọi thông tin nhanh gọn không. Có nhiều người sinh ra đã biết cách ăn nói, ứng xử nhưng có nhiều người cần phải cố gắng rèn luyện từng ngày thì mới có thể ứng xử tốt.

Một người có cách ứng xử khéo léo, đúng mực thì luôn tạo được thiện cảm, yêu mến của những người xung quanh. Vì họ đã tạo ra được không khí và môi trường sống rất lành mạnh. Ngược lại nếu bạn là người không biết ứng xử, đối nhân xử thế thì bạn sẽ luôn rơi vào thế bị động không thể hòa nhập cùng với người khác.

Ứng xử có vai trò quan trọng đối với mỗi chúng ta. Nó sẽ tạo nên sự thành công trong cuộc sống của bạn sau này. Ứng xử là một cách bạn chạm đến cái đích của cuộc sống nhanh hơn người khác, bởi bạn biết tận dụng lợi thế của mình. Giới trẻ hiện nay là những người cần phải có được sự ứng xử tốt, đúng mực đối với mọi tầng lớp người. Tuy nhiên hiện nay có một số phần tử ứng xử thô lỗ, vô phép đã tự tạo ấn tượng xấu cho những người xung quanh. Điều này thật đáng buồn. Chúng ta có thể học cách ứng xử tốt ngay trong gia đình mình, từ ba mẹ, anh chị em. Bạn lễ phép, đi thưa về gửi cũng là một cách ứng xử tốt. Và ngoài xã hội cũng vậy, bạn nên biết rằng mình đang ở vị trí nào để có thể cư xử đúng mực nhất. Thế mới là người khéo léo.

Văn hóa ứng xử là một cụm từ mà người ta thường dùng để đo nhân cách của một người người. Cái gì cũng cần có văn hóa, có khuôn phép mà chúng ta lấy nó làm thước đo. Chính bạn đang tự xây dựng con người mình qua lời nói và qua hành động hằng ngày. Vị trí, vai trò của ứng xử trong xã hội ngày nay thực sự quan trong. Bạn sẽ có thể thấy được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân, không ngừng cố gắng học hỏi và hoàn thiện hơn nữa.

Nghị luận về văn hóa ứng xử - Mẫu 7

Trong cuộc sống, người sống với người bằng tình cảm, bằng lời nói ngọt ngào sẻ chia nhiều điều trong cuộc sống. Cách bạn nói, cách bạn thể hiện chính là văn hóa ứng xử. Ứng xử vốn được coi là tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như thế nào.

Vậy ứng xử là gì? Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động và cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.

Nhiều người sẽ đặt câu hỏi là ứng xử mang lại điều gì cho họ. Tất nhiên rồi, một người ứng xử tốt, chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Và điều ngược lại, những ai nói không văn hóa, nói tục chửi bậy, có những hành động thô lỗ vô văn hóa, đi ngược lại với các đạo lí của xã hội thì chắc chắn sẽ bị xa lánh và bị mọi người ghét bỏ. Những người có thái độ ứng xử không tốt vừa cho thấy họ đang không tôn trọng người xung quanh mình và đó cũng là không tôn trọng chính bản thân mình. Không phải cố ý, nhưng họ đang tạo ra một hình ảnh xấu trong lòng mọi người dù bản thân hoàn toàn không phải vậy.

Không thể chối cãi rằng, một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, chăm chỉ đến trường, chào thầy chào cô mọi lúc mọi nơi, chắc chắn sẽ được thầy cô yêu quý. Một học sinh láo nháo, mất dạy thì chẳng ai có thể yêu quý được cả, chỉ có bị ghét bỏ thành học sinh cá biệt mà thôi. Có thể bản thân của em không xấu, nhưng mà cách làm của em làm người khác không thiện cảm nên thành kẻ xấu.

Hay như trong cuộc thi hoa hậu, phải trải qua rất nhiều phần thi sắc đẹp, nhưng cuối cùng vẫn phải có vòng thi ứng xử để thử tài năng về học thức và thái độ sống, đẹp người và cần cả đẹp nết nữa. Cách ứng xử chính là đạo đức là cái nết của con người.

Giới trẻ hiện nay, cách ứng xử đang bị tha hóa dần dần. Hình như công nghệ quá phát triển nên con người sống với nhau bằng thế giới ảo. Thế giới mà ở đó, công nghệ lên ngôi. Nhắn tin nói chuyện qua facebook, hay zalo thì rất lịch sự, quan tâm từng việc một, quan tâm đến ngày sinh nhật các kiểu. Nhưng khi gặp ngoài đời thì một câu chào cũng không có. Trên mạng là một người vô cùng tử tế, gặp ở ngoài thì nói năng thô tục, hành động thì thô bạo không chấp nhận được. Đến cả việc nói chuyện với nhau cũng phải nhắn qua điện thoại, ngôn ngữ giao tiếp giảm dần, con người khó nói chuyện với nhau. Đặc biệt trong các nhà trường thì học sinh bỏ học, cãi thầy cô giáo quá nhiều. Con cãi cha mẹ không phải số lượng nhỏ, sự tôn trọng lẫn nhau ngày càng bị giảm sút đi rất nhiều.

Vì vậy, ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và trên hết là điều đó sẽ giúp cho bạn có một lối sống ứng xử tốt.

Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người, xem người đó có văn hóa có học thức hay không đều chỉ cần thông qua cách ứng xử. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với con người có hiểu biết, văn minh, lịch sự. Mỗi học sinh hãy chăm chỉ học hành thật tốt, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô giáo của mình để có thể là người có nhiều thiện cảm trong lòng mọi người.

Nghị luận về văn hóa ứng xử đầy đủ nhất

Nghị luận về văn hóa ứng xử - Mẫu 1

Không chỉ riêng nước ta mà tất cả các quốc gia trên thế giới đang chú trọng đến việc giáo dục học sinh về "văn hóa ứng xử", tại sao vấn đề ứng xử lại được quan tâm hàng đầu đến như vậy. Có thể thấy dạy cách ứng xử là việc quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, và có phải chăng nền văn hóa ứng xử của con người chúng ta đang bị xuống cấp trầm trọng. Vậy văn hóa ứng xử là gì? Làm như thế nào để có thể trở thành một người có văn hóa ứng xử tốt?

Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính ta với những người xung quanh. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp, về chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống.

Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử đối với cuộc sống của chúng ta như thế nào? Đối với gia đình việc chúng ta thể hiện lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ ông mẹ là thể hiện đạo đức của một người con ngoan hiếu thuận. Đối với nhà trường thì lại có một thước đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một mực đó là hạnh kiểm và học lực, khi đi học chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình ra sao sẽ được thầy cô đánh giá đúng như vậy. Đối với xã hội việc thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quý. Từ đó ta có thể thấy ứng xử là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Ví dụ khi đi thi chương trình Hoa hậu Việt Nam bên cạnh các phần thi trang phục, sắc đẹp thì sẽ có phần thi quan trọng đó là phần thi ứng xử. Phần thi ứng xử là phần thể hiện trí thông minh, cách đối nhân xử thế của người đó đối với mọi người xung quanh. Vì vậy bên cạnh Hoa hậu, Á hậu 1, Á hậu 2, còn có Hoa hậu thân thiện. Hay một ví dụ thực tế hơn khi chúng ta đi xin việc bên cạnh việc xét năng lực thì người ta sẽ xét về đạo đức nữa. Chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của việc ứng xử với mọi người xung quanh nhất là trong xã hội hiện đại, nơi mà con người ta ngày càng đòi hỏi một chuẩn mực xã hội cao hơn.

Đất nước của chúng ta đang trong đà phát triển để trở thành một đất nước văn minh, giàu mạnh, để giàu mạnh thì đất nước ta phải mở cửa hội nhập với quốc tế bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đạt được thì chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn. Khi đất nước mở cửa thì rất nhiều nền văn hóa khác nhau du nhập vào nước ta, vì vậy chúng ta bắt buộc phải hòa nhập với nền văn hóa ấy, nhưng chúng ta hòa như thế nào để không tan, để vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng thì là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp. Một thực tế mà chúng ta đang nhận thấy rằng chúng ta đang bắt chước văn hóa phương Tây rất nhiều, bên cạnh những cái chúng ta áp dụng đúng thì cũng có những cái chúng ta lai căng. Như nền văn hóa của nước Hàn Quốc là khi ăn thì phải làm ra tiếng động thật to để thể hiện sự ngon miệng và biết ơn với người nấu, nhưng văn hóa của chúng ta là ăn uống nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Nếu chúng ta học theo cách ứng xử của nước bạn cầm về nước mình thì chúng ta sẽ biến thành người thô lỗ, thiếu văn hóa. Vì vậy, chúng ta phải nhận thức điều gì nên học và điều gì không nên học, để hòa nhưng không tan.

Chúng ta ai cũng muốn được sống trong môi trường tốt nhất từ chất lượng cuộc sống, đến văn hóa ứng xử. Nhưng để tạo thành một xã hội thì phải có người nọ kẻ kia, có người văn minh và người thiếu văn hóa. Có những người mở miệng ra là phát ngôn những từ thô lỗ, tục tĩu. Chúng ta không thể đổ lỗi do môi trường sống, hay môi trường giáo dục được mà đó là do ý thức của chính bản thân chúng ta. Trong bản thân mỗi con người chúng ta ai cũng đều có 50% là ý nghĩ tốt đẹp và 50% là ý nghĩ xấu xa. Nếu chúng ta dập tắt cái ý nghĩ xấu xa của mình đi thì chúng ta sẽ thành người tốt đẹp và ngược lại. Tôi ví dụ một bài báo về việc những bữa cơm từ thiện có giá 2.000 nghìn đồng. Đó là những hành động của những người có nghĩa cử cao đẹp, họ biết "lấy lá lành đùm lá rách". Nhưng cũng có một quán cơm bình dân cũng những món ăn như thế mà người ta lấy tận +84888672676 nghìn. Đó là cách ứng xử trong buôn bán, cách chặt chém và ứng xử thiếu văn hóa. Mới đây tôi lại biết đến những món ăn mới ở Hà Nội như là món bún chửi, từ bao giờ bún chửi lại trở thành đặc sản của Hà Nội, phải chăng văn hóa chửi lại là nền văn hóa mới, mới được khai sáng. Đã có rất nhiều bài báo xung quanh vấn đề này, người thì cho đó là điều hay, người thì cho đó là điều không hay, còn tôi tôi thấy đó là hành động thiếu mỹ quan, thiếu văn hóa.

Để chúng ta trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì chúng ta hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quý trọng. Những điều tốt đẹp bạn mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.

READ  [TaiMienPhi.Vn] 4 Bài văn Nghị luận xã hội về tác hại của ma túy trong xã hội, Văn mẫu

Nghị luận về văn hóa ứng xử - Mẫu 2

Trong xã hội hiện tại, ứng xử được coi như một tiêu chuẩn để đánh giá sự khéo léo trong giao tiếp và kiến thức của mỗi người. “Văn hóa ứng xử” như thế nào cho đúng được không ít người đặt câu hỏi, làm thế nào để trở thành người ứng xử giỏi, thể hiện hành động và lời nói phù hợp giữa con người với con người trong xã hội hiện nay.

Có một câu chuyện vui về cách ứng xử như sau: “Một chị đang than thở trong văn phòng: “Hôm nào cũng tăng ca, lương thì không tăng đồng nào…”, chợt nghe thấy tiếng bước chân giám đốc, bèn nói tiếp: “Giám đốc vất vả thật, dạo này nhìn gầy đi bao nhiêu, thấy mà thương.”

Dù chỉ là một câu chuyện vui nhưng qua đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Vậy trước hết, chúng ta cần phải hiểu “văn hóa ứng xử là gì”. Trước hết, đó là cách cư xử, giao tiếp, bày tỏ thái độ, thể hiện hành động thích hợp giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên ấn tượng đẹp đẽ về bản thân mà còn tạo ra bản sắc văn hóa cho cộng đồng, cho xã hội.

[external_link offset=2]

Qua câu chuyện thú vị về cô nhân viên trên, ta có thể nhận thấy những người đối đáp thông minh, không chỉ gây ra thiện cảm đối với những người đối diện mà còn tạo ra được môi trường làm việc thân thiện, cởi mở. Ngược lại, nếu là những người không biết cách ứng xử thì luôn rơi vào những tình huống khó xử, khó hòa nhập với mọi người. Trước hết, văn hóa ứng xử được thể hiện từ những lời ăn tiếng nói, từ cách nói chuyện đi đứng chẳng thế mà ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay như “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, điều đó cho thấy từ xa xưa ông cha ta đã rất chú trọng về cách ứng xử trong đời sống hàng ngày. Ngày nhỏ, được ông bà dạy “khi đi em hỏi, khi về em chào”, khi gặp người lớn phải biết cúi đầu thưa gửi, khi được tặng quà phải biết nói cảm ơn. Lớn thêm chút nữa, văn hóa ứng xử của mỗi người được thể hiện qua hành động, đi thưa về gửi, không làm những việc sai trái để bố mẹ muộn phiền. Văn hóa ứng xử còn được thể hiện qua hành động, đó là không văng tục chửi bậy, khi gặp người gia phải biết lễ phép, khi người khó khăn biết giúp đỡ. Dù hành động tuy nhỏ, nhưng cũng góp phần tạo nên một văn hóa ứng xử tốt đẹp. Khi bắt gặp người già cơ nhỡ, khó khăn, dù chỉ là mua hộ mớ rau hay nhường cho một manh áo ấm cũng thể hiện được tình yêu thương của mình, cách cư xử văn hóa.

Giới trẻ hiện tại được tiếp xúc với nền văn hóa mới, cởi mở hơn, hiện đại hơn nhưng đồng thời cũng cần có được một ứng xử phù hợp, đúng mực với mọi tầng lớp. Tuy nhiên, thật đáng buồn thay, chúng ta vẫn thấy có một vài phần tử thô lỗ, vô văn hóa, tạo nên sự thiếu thiện cảm trong mắt mọi người. Dù hành động nhỏ như đổ rác sai nơi quy định, lên xe buýt thấy người già, trẻ nhỏ mà không nhường ghế đến những lời nói kém văn hóa như nói xấu thầy cô, bố mẹ, xúc phạm tới người khác. Tất cả những điều đó đáng nên án và cần được loại bỏ. Chúng được bắt nguồn từ nhận thức của mỗi cá nhân, do sự tham lam ích kỷ từ bản thân mỗi người. Những biểu hiện không tốt, cách ứng xử kém văn hóa đó còn được bắt nguồn do ảnh hưởng của đám đông, văn hóa mạng. Và hơn hết cần có sự giáo dục từ gia đình, bố mẹ và thầy cô hướng những thế hệ tương lai của đất nước không chỉ có một kiến thức tốt, mà còn có những ứng xử phù hợp với xã hội ngày nay

Dù chỉ là một lời nói, một hành động nhỏ cũng đủ để nói lên tính cách, phẩm chất của mỗi người. Do đó, ngay từ hôm nay, chúng ta phải cố gắng rèn luyện để xây dựng bản thân hướng tới chân thiện mỹ

Ứng xử trở thành một vài trò thực sự quan trọng trong xã hội hiện đại. Mỗi người cần rút kinh nghiệm cho bản thân để hoàn thiện mình.

Nghị luận về văn hóa ứng xử - Mẫu 3

Có lẽ chưa bao giờ cụm từ “văn hóa ứng xử” lại được nhắc nhiều như ngày nay. Điều đó cho ta thấy rằng tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong cuộc sống cũng như sự xuống cấp đáng báo động của nó đang đặt ra khiến không ít người trong chúng ta phải giật mình nhìn lại về văn hóa ứng xử của chính mình.

Vậy câu hỏi đầu tiên được đặt ra cho tất cả mọi người, đó là: văn hóa ứng xử là gì?

Đầu tiên ta phải hiểu thế nào là văn hóa, thế nào là ứng xử? Văn hóa là tổng hòa các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân này với tập thể, cộng đồng. Và qua các hoạt động sáng tạo ấy, các thế hệ tiếp nối nhau đã hình thành nên những quy chuẩn, những giá trị thước đo, những khuôn mẫu chuẩn mực, những cái riêng biệt, độc đáo của một cộng đồng, một dân tộc. Còn ứng xử có thể hiểu đơn giản là cách mình đối đáp, đáp trả với người khác khi mà người đó đang tác động đến ta. Và cách ứng xử được thể hiện rõ rệt qua thái độ, hành vi, lời nói, cử chỉ của mình là cách mà người khác đang nhìn nhận, đang nhận xét về tính cách, nhân cách của ta. Nói tóm lại văn hóa ứng xử là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tất cả những gì xung quanh chúng ta bao gồm cây cỏ hoa lá, bao gồm cả các loài vật hay đó chính là mẹ thiên nhiên. Văn hóa ứng xử là nơi để chúng ta cho mọi người được thấy về con người, cá tính nhân cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó giúp ta thể hiện được tinh thần, ý chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc hay cộng đồng khác. Đã gọi là văn hóa ứng xử thì đó phải là những ứng xử đẹp, lịch sự, văn minh. Ví như nói chuyện phải nói nhỏ nhẹ, duyên dáng, có học thức, chứ không phải mở miệng ra là chửi thề rồi chỉ trích, nói xấu người này, người kia, vứt rác thì phải vứt đúng nơi, đúng chỗ, chứ không thể bạ đâu vứt đó, cứ tiện cho mình, sạch cho mình là được, còn xung quanh có ra sao cũng mặc kệ. Từ những ví dụ trên, chúng ta thấy rằng văn hóa ứng xử đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người, và đặc biệt là cuộc sống hiện đại ngày nay.

Trước hết phải kể tới văn hóa ứng xử giữa người với người. Văn hóa này đã được dân tộc ta hun đúc nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao, tục ngữ như: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”, “Uống nước nhớ nguồn”, … đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, văn hóa quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Và cái nôi đầu tiên mà chúng ta học cách ứng xử, giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Ở đó, ngay từ thuở bé, chúng ta được ông bà, cha mẹ dạy cho khi gặp người lớn phải biết cười, vòng tay cúi đầu xuống và chào ông, chào bà, chào cô, chào chú, khi được người lớn cho quà phải biết giơ hai tay nhận lấy và nói lời cảm ơn, hay khi làm một việc gì đó sai trái phải biết vòng tay lại cúi đầu xin lỗi. Lớn hơn một chút, chúng ta được dạy cách đi đâu phải thưa, về nhà phải gửi lời chào để người lớn trong nhà không phải lo lắng vì chúng ta. Một gia đình luôn ngập tràn yêu thương, tiếng cười và niềm vui là điểm tựa là vạch xuất phát tốt nhất để gieo mầm cho những thế hệ tiếp nối cách ứng xử văn minh, lịch sự, có khuôn phép, lễ giáo. Ví dụ như một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình hòa thuận, bố mẹ biết cách dạy dỗ, khi chúng ta phạm sai lầm thì nhẹ nhàng khuyên giải, chỉ ra lỗi sai để mình biết cách khắc phục, sửa chữa. Nhưng cũng với một đứa trẻ như thế nhưng nếu cách hành xử của bố mẹ là la mắng, là đòn roi thì lại ngược lại, đứa bé đó dễ trở thành một con người bạo lực, không làm chủ được bản thân, không thích người khác chỉ trích mình. Và cái nôi khác rộng hơn để chúng ta học được cách giao tiếp, ứng xử với mọi người sao cho hợp lí nhất, hài hòa nhất là trường học. Khi mình đã trở thành một cô cậu học sinh, một sinh viên hiểu biết hơn thì lại khác. Thấy bạn mình khó khăn, bất trắc, chúng ta sẵn sàng vì bạn quyên góp, ủng hộ để giúp bạn vượt qua thử thách, gian khổ, khi thấy hai bạn gây gổ, cãi nhau, ta không vì thế mà đổ thêm dầu vào lửa để hai bạn xa lánh nhau mà thay vào đó là khuyên ngăn và giải thích cho hai bạn xem ai là người đúng, ai sai để không vì một phút nóng giận trước mắt mà phải hối hận về sau. Hay khi đi xe buýt, chúng ta gặp một bà cụ già, một em bé nhỏ tuổi, một phụ nữ mang thai thì mình biết nhường ghế cho họ, … Đó là văn hóa ứng xử, là chính con người, chính nhân cách của chúng ta. Nhưng đó không phải là tất cả, một số khác không hiếm thấy trong chúng ta lại hành xử như một kẻ thiếu văn hóa, hay nói đúng hơn là vô học, mặc dù học có trong tay bằng này, chứng chỉ nọ. Không ít các bạn học sinh, sinh viên trong chúng ta là những người đó. Các bạn vì mải mê hưởng thụ cuộc sống mà quên mất học tập, tích lũy tri thức, rèn luyện đạo đức. Về nhà không chịu học bài, làm bài tập, lên lớp thầy cô kiểm tra thì kiếm cách thoái thác, tìm lí do này lí do nợ, không được thì bảo ông thầy này ác, bà cô kia keo kiệt, sau lưng thì đi nói xấu đủ kiểu. Còn đâu là truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo”, hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” của người dân Việt ta truyền từ bao thế hệ nay. Thậm chí, nhiều bạn là bạn bè với nhau, nhưng vì xích mích hay hiểu lầm nhỏ mà các bạn đánh nhau còn quay cả clip tung lên mạng để trả thù cho hả hê. Trong trường học là vậy, còn ngoài trường học thì lại còn đáng buồn hơn. Lên xe buýt mặc kệ cụ già, mặc kệ em nhỏ hay phụ nữ đang mang thai phải đứng thì các bạn vẫn thản nhiên ngồi cười đùa vô tư không chút suy nghĩ, hay đến những nơi công cộng các bạn coi đó như chỗ không người, mặc sức hát hò, la lối đủ kiểu mà không thèm quan tâm đếm xỉa gì đến suy nghĩ, cảm xúc của người khác. Thật đáng buồn khi ngày nay không khó để bắt gặp những hình ảnh ứng xử giữa con người với nhau sao mà đau đớn, tê tái thế. Hình ảnh nữ sinh đánh nhau rồi tung clip lên mạng, hình ảnh anh em ra tòa vì tranh chấp tài sản, hình ảnh bạn bè đâm nhau chỉ vì câu nói lỡ lời, hình ảnh con cái đi tù vì tội giết cha, giết mẹ, rất nhiều và rất nhiều nữa. Khi vật chất lên ngôi và đồng tiền là mục đích duy nhất, văn hóa ứng xử giữa người và người với nhau bỗng trở nên lạnh lùng và thực dụng vô cùng.

Tiếp đến là văn hóa ứng xử giữa con người và môi trường xung quanh. Thường thì chúng ta vẫn hay nghĩ vì là con người với nhau có xúc giác, có cảm nhận, có nhận thức nên người ta rất coi trọng trong việc ứng xử, giao tiếp lẫn nhau mà ít nhắc đến văn hóa ứng xử với môi trường xung quanh. Đó là một sự thiếu sót lớn bởi con người chúng ta không phải là sinh vật duy nhất sống trên Trái đất này, vì vậy ứng xử sao cho hợp lẽ với môi trường xung quanh cũng là một lối sống đẹp như: bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, sống xanh. Chúng ta ỷ y vì có những người vệ sinh môi trường sẽ theo sau dọn dẹp cho mình nên tiện đâu vứt rác đó, tiện đâu cũng ngắt hoa bẻ cành được. Những người lớn thì bất chấp hậu quả để chặt phá rừng, để thả mìn bắt cá. Và cái kết thì như những gì chúng ta đang thấy, khô hạn, hạn hán thiếu nước trầm trọng, lũ lụt, giông tố thì ngày càng mạnh lên. Phải chăng mẹ thiên nhiên đang nổi giận. Văn hóa ứng xử với môi trường của chúng ta vì vậy ngày càng xuống cấp nghiêm trọng hơn. Ra công viên thấy hoa đẹp là ngắt, là nhổ về nhà trồng, thấy xe buýt là ào ào chen lấn nhau lên, vào bệnh viện thì nói oang oang như chốn không người, thấy thùng rác cũng không thèm bỏ vào mà tiện tay ném cái vèo, chỉ biết sạch cho mình, còn xung quanh thì kệ, sao cũng được, hình như người ta càng ngày càng sống ích kỉ với nhau. Bên cạnh những kẻ ích kỷ đó còn có những người đang ngày đêm không ngừng nghỉ tìm mọi cách để bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường. Những cô chú công nhân dọn vệ sinh ngày đêm miệt mài cầm theo cây chổi dọn dẹp phố phường, những bạn tình nguyện viên xung phong đến những vùng sâu vùng xa, những nơi còn nghèo khó nhất để giúp bà con một tay xây cái trường, cái nhà để cho các em nhỏ có nơi vui chơi và học tập. Đó là những bác nông dân gương mẫu không dùng thuốc hóa học nữa mà chuyển sang dùng các biện pháp sinh học để bảo vệ đất đai, nguồn nước hay nói rộng hơn là bảo vệ môi trường.

Bản thân em là một thế hệ trẻ được sinh ra khi đất nước đang trên đà phát triển, được thụ hưởng một nền giáo dục tốt, có lẽ cái mà em cần phải học và học nhiều hơn cả chính là văn hóa ứng xử. Cần rút ra cho mình những bài học để rồi hoàn thiện cách ứng xử của mình trong cuộc sống. Còn bạn?

Nghị luận về văn hóa ứng xử - Mẫu 4

Văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân là cơ sở đánh giá cả về học vấn lẫn ý thức. Từ xưa đến nay, kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam có không ít những câu chuyện, những lời hát, lời ca ý nghĩa ẩn chứa bài học ứng xử lễ nghĩa chuẩn mực. Cho đến ngày nay, văn hóa ứng xử vẫn luôn là vấn đề nổi cộm trong xã hội, đặc biệt là đối tượng giới trẻ, tương lai và bộ mặt của đất nước.

Ứng xử được định nghĩa là sự giao tiếp cả về lời nói và cử chỉ của con người khi gặp các tình huống xã hội. Mỗi người sẽ có một thái độ, hành vi khác nhau khi bị đặt vào trong cùng một trường hợp bị tác động, tùy thuộc vào tính cách và học thức của người đó. Cách ứng xử chính là tấm gương phản chiếu thẳng thắn nhất bản chất của mỗi người, cách bạn nói năng, hành xử với những người xung quanh quyết định bạn là ai, bạn đáng giá bao nhiêu.

Trên thực tế, hành vi ứng xử của các bạn trẻ trong xã hội ngày nay là sự giao thoa nhuần nhuyễn giữa đông và tây, giữa cái mới và cái cổ điển. Với sự bùng nổ của thiết bị công nghệ, các bạn có cơ hội được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa mới, từ đó hình thành cung cách ứng xử tiến bộ, hợp thời. Không còn những hủ tục như trọng nam khinh nữ, đạo tam tòng như thế hệ cũ, các bạn trẻ thể hiện sự tôn trọng với phái yếu bằng những hành động "ga - lăng" như luôn nhường phụ nữ đi trước, mở cửa, kéo ghế cho các bạn gái, nói năng vừa đủ nghe, lịch thiệp,... Ngoài ra, được bồi bổ kiến thức đa chiều, văn hóa ứng xử của các bạn trẻ cũng được nâng tầm, từ đó tác động đến những lối suy nghĩ còn lạc hậu, không theo kịp thời đại nhằm từng bước thay đổi, loại trừ.

Văn hóa ứng xử của các bạn trẻ được xét trên các khía cạnh như cách đối xử với ông bà, cha mẹ, người thân, đối xử với mọi người xung quanh và đối xử với chinh bản thân mình. Hầu hết giới trẻ đều được giáo dục từ nhỏ về bài học lễ nghi, chào hỏi người lớn tuổi nên dù có hội nhập, những đức tính tốt đẹp ấy vẫn được bảo tồn và phát huy. Con cái vẫn kính trên nhường dưới, đặt chữ hiếu lên đầu, biết lo lắng và suy nghĩ cho cha mẹ, ông bà. Ra ngoài xã hội, các bạn dần có nếp sống văn minh hơn như biết xếp hàng đợi đến lượt, nói lời cảm ơn khi nhận lại tiền thừa từ người bán hàng,... Ngay với những vấn đề cá nhân như tình yêu, giới trẻ cũng biết cách ăn nói sao cho hấp dẫn, biết đối xử với công bằng vừa hợp tình để duy trì mối quan hệ dài lâu. Các bạn trẻ cũng biết tôn trọng sở thích cá nhân, không có thói quen chê bai, dè bỉu, đánh giá một người khác biệt về phong cách ăn mặc. Như vậy, nhìn chung, văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay là điều đáng mừng đối với toàn thể công dân xã hội.

Mặt khác, hành vi ứng xử của giới trẻ cũng hoàn toàn có thể bị tác động tiêu cực vì mạng xã hội. Với nếp sống nhanh, sống gấp, một số bạn trẻ tự cho rằng bản thân mình là cái rốn của vũ trụ, sinh ra thói tự kiêu, tự cao tự đại, chỉ cần bản thân mình mong muốn thì mọi người phải làm theo ý mình. Lối suy nghĩ này rất dễ dẫn đến cách ăn nói xấc xược, hỗn láo khi cha mẹ không ủng hộ ý kiến, ngoài xã hội thì sẵn sàng phản bác, thậm chí gây gổ, dùng đến bạo lực nếu như bị làm phật ý. Thường những đối tượng này sẽ sống cô lập, xa lánh xã hội và ngày càng trở nên tiêu cực. Họ dễ rơi vào tình trạng trầm cảm do thiếu hụt kĩ năng giao tiếp cũng như tính ái kỉ khiến họ có cái nhìn nông nổi, hạn hẹp. Không những vậy, hành vi ứng xử thô lỗ, cục cằn của những bạn trẻ như vậy dễ gây ảnh hưởng tới trật tự an ninh công cộng và những người xung quanh. Đơn cử như việc tổ chức đua xe trái phép của những chàng thanh niên mới lớn, thích thể hiện bản lĩnh cái tôi dũng cảm. Hậu quả không những nguy hiểm đến tính mạng, bị phạt hành chính mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng đến khu dân cư.

Trong thời gian gần đây, nổi cộm lên giữa những câu chuyện thường nhật của người dân, cái tên Khá Bảnh được nhắc tới rất thường xuyên. Khá Bảnh, tên thật là Ngô Bá Khá, là một giang hồ mới nổi ngụ tại Bắc Ninh. Anh chàng này nổi tiếng với những hành động rất nực cười như điệu "múa quạt" và cách ăn mặc lố lăng, nhưng lại được rất nhiều các bạn trẻ mến mộ không rõ vì lý do gì. Kênh mạng xã hội của Khá Bảnh nhận được nhiều lượt theo dõi, chủ yếu là các bạn trẻ và các em học sinh độ tuổi Trung học phổ thông. Hành vi đậm chất giang hồ, đâm chém, cờ bạc, ma túy,... của hắn ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và định hướng của các em nhỏ và giới trẻ. Tuy nhiên đến tận mới đây, Bảnh mới bị lực lượng chức năng bắt giữ vì hành vi tổ chức cờ bạc chuyên nghiệp của mình. Thử hỏi xem, trước khi bị bắt, đã có bao nhiêu em nhỏ bị đầu độc bởi những trò kệch cỡm, những hành vi mang tính tha hóa của hắn

Suy đồi hành vi còn thể hiện ở lối sống buông thả, sống nay không biết ngày mai. Bị ảnh hưởng bởi phong cách sống phương Tây, các bạn trẻ cho rằng sống để hưởng thụ, để làm những điều mình thích. Giới trẻ không ngại ngần phá vỡ các quy chuẩn văn hóa dân tộc như kính trên nhường dưới, coi nhẹ chuẩn mực đạo đức xã hội, ma túy, mại dâm,... Thậm chí, việc sống thử trước hôn nhân cũng được các bạn trẻ hào hứng đón nhận, coi đó là hành động hợp mốt, hợp thời, gây ra những hậu quả đáng tiếc như có thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai. Với những nước đã phát triển, giới trẻ thường được giáo dục cách bảo vệ bản thân ngay từ khi còn nhỏ thì tại Việt Nam, việc áp dụng một cách nửa vời vô hình dung gây ra những hậu họa đáng tiếc cho chính bản thân giới trẻ.

READ  Đặc điểm của văn nghị luận – khái niệm chung 2020 2020 – bacdau.vn

Nguyên nhân của của sự xuống dốc trong hành vi đạo đức là do lối sống cộng đồng, có xu hướng sao chép lẫn nhau của đại bộ phận các bạn trẻ. Là những công dân mới, các bạn luôn đặt vấn đề sành điệu, hợp mốt lên hàng đầu, ví dụ như nhìn thấy hình ảnh nhả khói thuốc từ những nam tài tử, giới trẻ thường học đòi và bắt chước với mong muốn trông cũng thật bảnh bao. Tiếp đó là do môi trường sống, môi trường giáo dục. Do công việc bận rộn, nhiều cha mẹ sẵn sàng để con cái phát triển một cách bản năng, thiếu đi định hướng ứng xử, hành vi khiến những đứa trẻ mất phương hướng, không biết thế nào là đúng sai, dẫn đến hậu quả khi lớn thường khó hòa nhập và giao tiếp với cộng đồng. Lý do quan trọng nhất vẫn là nằm ở bản thân ý thức của mỗi người. Con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những hành vi ứng xử xấu, kém văn minh, nếu không giữ vững lập trường và luôn tuân thủ các giới hạn ứng xử của bản thân thì rất dễ sa ngã.

Để khắc phục tình trạng tha hóa đạo đức, hành vi ứng xử văn hóa, nhà trường, gia đình và xã hội cần có sự phối hợp tác động về mọi mặt. Gia đình uốn nắn hành vi của con trẻ từ khi còn nhỏ, thường xuyên quan tâm, điều chỉnh cách ứng xử của con cái độ tuổi hình thành nhân cách. Nhà trường cần có hệ thống giáo dục bài bản, linh hoạt, vừa đáp ứng nhu cầu mở rộng văn hóa, vừa đảm bảo khuôn khổ chuẩn mực đạo đức. Với xã hội, cần có những chế tài xử phạt nghiêm minh trước những hành vi sai trái, đồng thời tuyên dương những hành động đẹp nhằm biểu dương và khích lệ các bạn trẻ sống theo đúng đạo đức, truyền thống dân tộc.

Bản thân mỗi chúng ta chính là thế hệ trẻ, là tương lai, vận mệnh đất nước, chúng ta cần từng bước nâng cao nhận thức đúng đắn về cách ứng xử trong giao tiếp, hành động từ những điều nhỏ nhặt nhất. Cùng với sự chỉ dẫn và quan tâm từ nhà trường, gia đình, hãy hình thành những thói quen tốt đẹp, tích cực tham gia các phong trào bài trừ thói hư tật xấu, rèn luyện trở thành công dân tốt, có lối ứng xử tốt đẹp, lành mạnh. Có như vậy, đất nước mới có tiềm năng phát triển dựa trên nền tảng con người bền vững.

Nghị luận về văn hóa ứng xử - Mẫu 5

Nhân loại coi trọng ứng xử như một tiêu chuẩn khẳng định kiến thức. Khi một hoa hậu được mọi người tôn vinh, ngoài những tiêu chí về sắc đẹp, gương mặt, hình thể, thì kết quả của phần thi ứng xử luôn tạo nên sức nặng quan trọng để giành chiến thắng. Nói rộng hơn, cách ứng xử là nền tảng văn hóa, là vẻ đẹp cao sang của tâm hồn, muốn có được đòi hỏi phải có sự uyên bác cùng với bản lĩnh và tài năng. Muốn làm giàu, có thể chỉ vài năm, nhưng để có nếp sống hay cách ứng xử có văn hóa có thể phải trải qua nhiều năm tháng học hành và tiếp thu nghiêm chỉnh.

Ai cũng muốn mình đối đáp thông minh, ứng xử khéo léo, lịch thiệp. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn luôn phải nghe những lời tục tĩu, thô lỗ, vẫn gặp không ít kẻ ngụy biện để che đậy thói hư, tật xấu của mình. Có một chuyên gia nhận định rằng: "Những kẻ trộm cắp không hề có khái niệm về sự xấu hổ và không hề đọc sách. Những gã ăn nói lỗ mãng, đánh chửi vợ con, ứng xử thô thiển cũng rất ít đọc sách. Họ không có lòng tự trọng nên cũng không biết tôn trọng người khác, kể cả những người thân yêu của họ!”. Nhận định trên của vị chuyên gia không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp, nhưng điều mà tôi tâm đắc nhất chính là nhận xét của ông ta; "Họ không có lòng tự trọng nên cũng không biết tôn trọng người khác". Thiết nghĩ, muốn được mọi người tôn trọng, trước hết phải biết tôn trọng mình, sau đó phải biết tôn trọng người khác. Đã có một sự thật là không thiếu người có bằng cấp cao nhưng sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực xã hội, thậm chí ngay lĩnh vực chuyên môn làm nên tấm bằng cũng chưa phải đã sâu sắc, thuyết phục được đồng nghiệp. Ngược lại, nhiều người chẳng có bằng cấp gì mà thông thái, sâu sắc khiến mọi người phải nể phục.

Sống giữa cộng đồng dân cư, tôi nhận ra một điều có khi thường ngày ít ai để ý: Văn hóa không phải là một vấn đề cao xa, mà từ trong cách ứng xử tử tế với nhau trong cuộc sống đời thường. Văn hóa có những cấp độ khác nhau, có lĩnh vực đòi hỏi trình độ "hàn lâm, cao sang quyền quý” nhưng nói chung tính văn hóa bắt đầu từ lòng chân thành đối với nhau, giản dị, trung thực và thấm đẫm tình người. Chẳng hạn như đến ngày sinh nhật của người bạn thân nên có một lời chúc tốt đẹp, một giỏ hoa đẹp để tặng, một món quà lưu niệm nhỏ thay lời chúc mừng, thế mà đã có mấy ai nhớ đến? Một cuộc viếng thăm không được hẹn trước vào cuối giờ tan ca, khi gia chủ đã mệt nhừ người, có nên chăng? Ngay cả việc nhỏ như cách gọi, cách trả lời điện thoại sao cho có văn hóa mà không phải ai cũng biết. Cách gọi, cách trả lời điện thoại cộc lốc không một lời thưa gửi, tạo sự bực bội khó chịu cho người nghe không còn là chuyện cá biệt. Lại có người nói năng quá lời, nói nhiều, nói dai đến mức không cần biết người nghe có muốn nghe hay không. Hút thuốc lá trong phòng làm việc, trên toa xe, trong rạp hát, nơi công cộng như chốn không người, bất chấp lời phàn nàn, sự khó chịu của những người xung quanh.

Chúng ta hiện nay đang đau đầu, khó chịu về những cử chỉ bất lịch sự diễn ra xung quanh ta, đặc biệt ở lớp trẻ mới lớn, lớp người đang chịu ảnh hưởng nhiều của mặt trái của cơ chế thị trường, chạy theo lối sống ích kỉ, vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân mà quên đi lẽ sống cao đẹp "mình vì mọi người" mà ông cha ta bao đời để lại. Bây giờ không hiếm trường hợp gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi, không nhường cho người già, phụ nữ có con nhỏ. Nói tục, chửi bậy, chửi thề trước đông người cũng là những biểu hiện không có văn hóa. Những kẻ bất lịch sự không chỉ thể hiện họ không tôn trọng người khác mà chính họ thiếu lòng tự trọng, đã nêu ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác. Những cách hành xử như vừa nêu là những biểu hiện rất thiếu văn hóa, không thể chấp nhận trong giao tiếp xã hội.

Lấy ví dụ về lời chào hỏi khi gặp gỡ người quen, chúng ta chào chứng tỏ mình đã nhận ra họ, kèm theo lời chào có thể là cái bắt tay, mỉm cười hay theo phong tục Châu Âu, có thể ôm hôn nếu hai bên tình cảm gắn bó, thân mật. Lời chào hỏi liên quan đến những quy ước nhất định, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hóa dân tộc, đặc biệt có liên quan đến địa vị xã hội của hai người. Nó được thể hiện như sau: theo tuổi tác người trẻ chào người già trước, theo địa vị xã hội người có địa vị thấp chào trước người có địa vị cao hơn, kết hợp hình thức chào với mức độ thân mật và gắn với đặc điểm văn hóa dân tộc: nắm tay nhau, bá vai, vỗ vai nhau, ôm hôn, cũng như thời gian gặp gỡ, mới gặp hay lâu ngày rồi, với môi trường gặp gỡ ở ngoài phố, nơi công cộng hay tại gia đình, ở ngoài phố cần kín đáo hơn, ở gia đình thân mật, cởi mở hơn.

Mục đích và ý nghĩa của lời chào hỏi chính là chúng ta tự đặt mình trong hệ thống cách xử thế đã được quy định và được xã hội chấp thuận. Tục ngữ có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ", vậy mà có những người quen biết nhau, khi ra đường gặp nhau cố tình làm ngơ để khỏi chào hỏi, có những thầy giáo, cô giáo, là những người được Đảng và Nhà nước ta giao trọng trách dạy dỗ học sinh những điều hay, lẽ phải để trở thành người tốt, người có ích cho xã hội, vậy mà ứng xử kém đến nỗi học sinh cúi đầu chào mà thầy giáo dửng dưng xem như không thấy, coi việc chào hỏi là nghĩa vụ của học sinh, còn mình là "bề trên" nên không cần chào lại. Đó là biểu hiện của bất lịch sự, ứng xử không có văn hóa. Phép lịch sự dạy chúng ta tôn trọng người khác, bất kể người đó có tuổi tác, địa vị xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tài sản, cuộc sống riêng tư của họ như thế nào đi nữa. Đó chính là một nghệ thuật sống tế nhị và ứng xử có văn hoá. Người cấp trên, người tài giỏi tỏ ra khiêm tốn với người chung quanh, với người cấp dưới, chủ động chào hỏi, chuyện trò với họ, chứng tỏ mình đánh giá cao họ. Nói đến đây, tôi lại nhớ đến hai câu thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh: "Biển vẫn cậy mình dài rộng thế; Vắng cánh buồm một chút vội cô đơn".

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về văn hóa ứng xử. Cảm hóa, khoan dung, độ lượng là một trong những đặc điểm trong văn hóa ứng xử của Người. Thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng con người được coi là nét chủ đạo trong, triết lí nhân văn cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, văn hóa ứng xử của Người vừa ân cần, niềm nở, vừa thân ái gần gũi, khi sai sót thì nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc phê bình kịp thời, nghiêm khắc mà vẫn khoan dung, độ lượng, lay động, cảm hóa lòng người. Chính nhờ sự giản dị, tế nhị trong cách ứng xử đã làm cho tất cả mọi người, dù địa vị, thành phần xuất thân như thế nào chăng nữa, khi tiếp xúc với Người đều để lại trong lòng mình ấn tượng sâu sắc bằng sự nể trọng, chia sẻ, tôn vinh bởi sức cảm hóa cuốn hút từ chính đạo đức, nhân cách, phép ứng xử văn hóa của Người.

Sức lay động cảm hóa ở Chủ tịch Hồ Chí Minh có tiềm ẩn yếu tố khách quan, nhưng bên cạnh đó là yếu tố chủ quan được thể hiện trong văn hóa ứng xử của Người. Trong phép ứng xử, với sự tinh tế mẫn tiệp, Người đã cố gắng khỏa lấp các khoảng cách, đã đạt tới đỉnh điểm của mối tương đồng, đẩy xa những tính khác biệt để đạt được mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có lợi cho sự nghiệp chung. Bởi thế, Người đã quy tụ được các bậc sĩ phu yêu nước, những trí thức lớn rời bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý để phục vụ đất nước. Người đã thuyết phục cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình làm Trưởng ban Thường vụ Quốc hội; cụ Phan Kế Toại, nguyên Khâm sai Bắc Kì, làm Phó Thủ tướng. Lường trước những khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp, Người đã thuyết phục một số nhà trí thức Việt kiều như; GS. Trần Đại Nghĩa, GS. Đặng Văn Ngữ về nước phục vụ cho Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Người chỉ rõ: "Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chưa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng tràn đầy, vì độ lượng của nó hẹp và nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn". Người rất tin tưởng quý trọng nhân dân, nên trong giao tiếp ứng xử với dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ: "Đối với tất cả mọi người trong các tầng lớp dân chúng, ta phải có một thái độ mềm dẻo, khôn khéo, biết nhân nhượng, biết trân trọng nhân cách của người ta". Riêng đối với những người lầm đường, lạc lối hay đã từng cộng tác với bên kia trận tuyến, Người yêu cầu: "Không nên đào bới những chuyện cũ ra làm án mới. Đối với những người không nguy hiểm lắm, thì nên dùng chính sách cảm hóa khoan dung".

Vị Chủ tịch nước còn vậy, thử hỏi sao mỗi người chúng ta không học tập được một phần nhỏ nào trong cách ứng xử và nhân cách của Người? Vì sao trước đây, xã hội ta còn nghèo, mức sống vật chất thấp mà con người thường yêu nhau, chia sẻ và cảm thông cho nhau. Khác với ngày nay, đời sống chung đã được cải thiện khá nhiều, nhưng phẩm chất đạo đức và lối sống của không ít người đã bị tha hóa, suy đồi dẫn đến nạn quan liêu, tham nhũng nặng nề đến nỗi trở thành "quốc nạn".

Mong rằng qua cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" mà Đảng và Nhà nước ta phát động thực hiện, giá trị văn hóa ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ luôn sống mãi với thời gian, là hành trang quý giá để Đảng và Nhà nước ta vận dụng chủ trương mở cửa hội nhập, "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước", để cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là thực hiện tự phê bình và phê bình, xây dựng văn hóa ứng xử được hiện thực hóa trong cuộc sống, để coi người đối với nhau, với xã hội, với đất nước tốt hơn, tử tế hơn, công bằng hơn và chính trực hơn.

Nghị luận về văn hóa ứng xử - Mẫu 6

Trong mọi mối quan hệ xã hội, văn hoá ứng xử vô cùng quan trọng. Nó trở thành một chuẩn mực thông qua đó người ta có thể đánh giá trình độ tri thức của con người, của một đất nước. Bởi vậy mà người xưa thường có câu:

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

Trong môi trường giáo dục, để học sinh phát triển toàn diện thì ngoài giáo dục tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp thì giáo dục đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng. Đạo đức, hành xử, là thước đo để đánh giá nhân cách của con người. Tuy nhiên, văn hoá ứng xử của học sinh hiện nay lại đang là vấn đề nhức nhối và cần được quan tâm.

Trên thực tế, trường học là nơi học sinh có cơ hội để khẳng định mình, được hưởng nền giáo dục toàn diện và tạo điều kiện thuận lợi, học sinh không chỉ giàu có về trí thức mà còn được hình thành và phát triển nhân cách của mình. Những học sinh luôn gương mẫu, lễ phép với thầy cô, ngoan ngoãn chăm chỉ học hành luôn là niềm tự hào của gia đình và nhà trường. Trong công việc, những học sinh này luôn thể hiện mình là người có trách nhiệm, chịu khó học hỏi tìm tòi, biết thắc mắc trước những cái khó, tìm thầy cô để bày tỏ nguyện vọng hay những vấn đề còn vướng mắc để nhận được sự tư vấn từ người có kinh nghiệm, từ đó mối quan hệ thầy trò ngày một tốt đẹp hơn.

Nhiều học sinh đau lòng trước những khó khăn của thầy cô mà kêu gọi giúp đỡ, chia sẻ những câu chuyện ấm lòng người. Đối với bạn bè, các em cũng có lối ứng xử rất phù hợp và đáng học hỏi, thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết xây dựng tập thể vững mạnh, ủng hộ giúp đỡ những bạn gia đình còn khó khăn, vất vả. Một số học sinh không quản ngại gian nan, cõng bạn đến trường nơi vùng núi xa xôi đều là những hành động vô cùng tốt đẹp và giàu ý nghĩa nhân văn. Trong cách ăn nói luôn đúng mực, đi thưa về chào, kính trên nhường dưới, lễ phép với người lớn tuổi đều được thể hiện rất tốt đẹp, góp phần xây dựng văn hoá ứng xử trong nhà trường lành mạnh, an toàn.

Song, mặt khác, ta cũng không khỏi bức xúc trước những hành vi thiếu văn hoá, ứng xử thiếu giáo dục của một bộ phận học sinh hiện nay. Nhiều bạn trẻ tỏ ra vô lễ, thiếu ý thức, xúc phạm những người thầy đang đứng trên bục giảng từng ngày truyền đạt kiến thức cho chính mình. Gặp thầy cô thì lướt qua hoặc cố tình xem như không biết, nhiều em còn ngang bướng, cãi lý, thậm chí dùng cả những lời lẽ nặng nề với thầy cô. Những thầy cô nghiêm khắc thì bảo bà này, ông nọ dữ dằn, khó ưa nhưng ai biết sâu đó là cả một tình thương bao la mong muốn các em nên người. Những bài báo viết về học sinh A đánh thầy nhập viện, học sinh B chửi thầy giáo trước cổng trường vẫn viết ra hằng ngày cho thấy mức độ đáng báo động về đạo đức của học sinh ngày nay. Ngang nhiên nói tục ngay trước mặt thầy cô, xé bài kiểm tra, ăn nói cộc cằn, thiếu lễ độ vào ra trong giờ học không xin phép, cố tình xúc phạm nhân phẩm thầy cô là những biểu hiện vẫn thường thấy đâu đây trong các trường học.

Trong gia đình, một bộ phận học sinh thờ ơ với cha mẹ, chăm chăm chơi điện tử mà bỏ bê học tập, thiếu lễ phép với ông bà, người thân. Có những em còn tai hại hơn khi nảy sinh trộm cắp tiền bạc của ba mẹ để thoả mãn nhu cầu sở thích cá nhân, chểnh mảng học hành, không quan tâm đến học tập khiến bố mẹ phiền lòng, lo lắng. Với bạn bè thì dùng ngôn ngữ tục tĩu mà các em xem đó như là lời nói để thể hiện cái tôi của bản thân, nhiều em còn đưa tên bố mẹ các bạn khác ra làm trò đùa. Thực trạng đáng buồn hơn là việc đánh nhau trong nhà trường, nhiều học sinh vì chút xích mích nhỏ mà gây gổ, lôi bè kéo cánh đánh nhau, gây tổn thương về tinh thần và thể xác cho bạn mình. Nhiều video được ghi lại cảnh hành hạ bạn, đánh nhau xé áo lột quần, quấy rối bạn cùng trường tràn lan trên mạng xã hội đã cho thấy đạo đức của học sinh đang ngày một xuống cấp nghiêm trọng. Một bộ phận khác sử dụng mạng Facebook, Zalo như một công cụ để hạ uy tín, chửi bới, gây gổ nhau, rồi dẫn đến những hành động thương tâm. Một số học sinh có dấu hiệu phạm tội khi con đang đi học.

Vậy nguyên nhân do đâu mà học sinh ngày càng trở nên hỗn láo, vô tâm, xấc xược như vậy. Liệu có phải đổ lỗi hết cho nền giáo dục? Thiết nghĩ, nhà trường có trách nhiệm vô cùng lớn và gia đình xã hội, bản thân mỗi học sinh cũng cần có trách nhiệm với lối sống của mình. Sự thiếu quan tâm từ gia đình, nhà trường, sự quản lí chưa nghiêm ngặt, xã hội trật tự trị an vẫn còn là vấn đề nhức nhối về tệ nạn xã hội thì làm sao có thể tránh cho trẻ những sai lầm lệch lạc. Vì vậy, chúng ta cần phối hợp thật chặt chẽ để giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh, mỗi người lớn phải là tấm gương đạo đức sáng ngời, thầy cô phải nêu gương cho học sinh. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác để học sinh phát huy khả năng và trái tim yêu thương của mình. Đặc biệt, mỗi một học sinh chúng ta phải thực sự hiểu mình, phải có nguyên tắc sống cho bản thân, tránh sa vào tệ nạn xã hội, cố gắng chăm chỉ học hành, quý thầy mến bạn. Có lối sống trung thực trong học tập và đời sống. Giản dị và khiêm tốn, nỗ lực hết mình để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Bác Hồ từng nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Vì vậy, chúng ta - những thế hệ tương lai, những chồi non của đất nước, hãy phấn đấu thật nhiều để xây dựng văn hóa học đường thật đẹp, rạng ngời trong nhân cách, lối sống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.[external_footer]

See more articles in the category: Nghị luận