Trịnh Văn Quyết là ai? Xem tiểu sử ‘Quyết còi’ chi tiết nhất

Or you want a quick look:

Trịnh Văn Quyết (Quyết còi) là người thứ hai tại Việt Nam chính thức trở thành "tỷ phú USD", sau ông Phạm Nhật Vượng, sở hữu nhiều bất động sản, dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng ở các tỉnh thành trên đất nước. 

Trịnh Văn Quyết là ai? Xem tiểu sử 'Quyết còi' chi tiết nhất
Mạo hiểm với người khác, nhưng với chúng tôi là cơ hội

1. Tóm tắt tiểu sử chi tiết ông Trịnh Văn Quyết

Chức Vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng FLC Faros (ROS)

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC)

Thành viên HĐQT Công ty TNHH Bất động sản SGInvest

Tổng Giám đốc Công ty TNHH Luật SMiC
Ngày sinh 27/11/1975.
Cung hoàng đạo Nhân Mã.
Danh sách tài sản LC : 0888672676 CP, ROS: 0888672676 CP.
Giá trị tài sản hiện tại 24.250,97 Tỷ VNĐ.
Quê quán Xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Nơi sinh sống Lô 30, BT6, Khu đô thị Mỹ Đình II, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Học vấn Cử nhân luật (Đại học Luật Hà Nội).

Cử nhân Hành chính (Học viện Hành chính Quốc gia).

Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (Đại học Irvine, Hoa Kỳ).

Tiến sỹ Quản trị kinh doanh (Đại học Quốc tế Hoa Kỳ).

2. Ông Trịnh Văn Quyết là ai?

Trịnh Văn Quyết sinh ngày 27 tháng 11 năm 1975 tại Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ Phần Tập đoàn FLC với giá trị tài sản 22,7 ngàn tỷ đồng, tương đương 1,02 tỷ USD. Năm 14 tuồi, Trịnh Văn Quyết đã có ý chí khởi nghiệp và trở thành tỷ phú đô la năm 43 tuổi, xếp thứ hai sau đại gia bất động sản Phạm Nhật Vượng.

[external_link_head]

Năm 1997, Trịnh Văn Quyết tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Thời điểm lúc đó, sinh viên khi ra trường là phải vào cơ quan Nhà nước mới được coi là thành đạt, tuy nhiên ông không thể xin được việc trong cơ quan Nhà nước và đã trở thành một Luật sư cho công ty tư vấn Luật.

Trịnh Văn Quyết là ai? Xem tiểu sử 'Quyết còi' chi tiết nhất
Tôi không biết và cũng không quan tâm mình Giàu số 1 hay số 10

3. Xuất thân và sự nghiệp

Ông Trịnh Văn Quyết sinh ra tại một gia đình công chức nghèo. Bố của ông Trịnh Văn Quyết là Trịnh Hồng Quý, mẹ ông là Đỗ Thị Giáp. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Quyết vào TP.HCM học sửa chữa điện tử và nuôi ước mơ vào Đại học.

READ  Song Luân ‘Cây táo nở hoa’: Trên đầu giường của tôi vẫn có ảnh người yêu cũ

Sau 2 năm làm thợ sửa chữa, tranh thủ học vào buổi tối, năm 1996, chàng trai nghèo quê Vĩnh Phúc liền lúc nhận giấy báo trúng tuyển vào 3 trường đại học. Ông quyết định chọn đại học Luật Hà Nội để theo học.

Năm 1995, chàng thanh niên Trịnh Văn Quyết khi ấy mới 20 tuổi, bắt đầu bước chân vào giảng đường đại học Luật Hà Nội.

Trịnh Văn Quyết không bắt đầu ngay với nghiệp buôn bán mà khởi sự với công việc gia sư, rồi văn phòng gia sư. Tích cóp được chút vốn, ông gia nhập ngành kinh doanh điện thoại di động cũ lúc đó chưa phát triển mạnh.

Với thu nhập trung bình chỉ khoảng 300 USD/người (tương đương 3,3 triệu đồng thời điểm đó), không nhiều người Việt sở hữu được một chiếc điện thoại di động, vốn được xem là món hàng xa xỉ với giới kinh doanh chứ chưa nói đến sinh viên đại học.

[external_link offset=1]

Cũng với cách thức tương tự, ông chủ tập đoàn FLC khi đó đầu tư kinh doanh thêm đồ gỗ và tivi. Như ông Quyết từng tiết lộ, thực tế một số đồ gỗ bán tại phòng trọ là hàng mua trên phố Đê La Thành (Hà Nội), còn tivi là từ chợ trời.

Chủ tịch AMD Group nhận xét, việc Quyết buôn điện thoại di động cũ cũng có nhiều điểm giống với làm bất động sản sau này, chỉ khác nhau về quy mô và mức độ phức tạp.Năm 2001, vốn có máu kinh doanh, ra trường, Quyết mở Công ty Tư vấn luật SMiC - chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các vấn đề sở hữu trí tuệ của ông đã ghi dấu ấn qua vụ Honda Vietnam tranh chấp với công ty GMN về khoản 2,2 triệu đô la Mỹ tiền đền bù đất đai ở Hưng Yên; vụ giúp Techcombank thắng kiện một nhóm khách hàng năm 2005... 

Ngoài những biệt tài trên thương trường, ông Quyết còn có thú vui chơi siêu xe, có kế hoạch mua hai máy bay trực thăng để kinh doanh dịch vụ du lịch.

Năm 2008, thành lập công ty Trường Phú Fortune - cái nôi của tập đoàn FLC, lấn sân sang lĩnh vực chứng khoán với CTCP chứng khoán FLCS (Chứng khoán Artex)

Năm 2009, khởi công FLC Landmark Tower, ông Trịnh Văn Quyết trở thành ngôi sao mới nổi trên thị trường bất động sản.

Năm 2010, các lĩnh vực thu về một mối, Trường Phú Fortune chuyển thành tập đoàn FLC.

READ  Louis Pasteur -‘vị ân nhân của nhân loại’

Năm 2014, khởi công khu nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn trên khu đầm lầy nước mặn rộng 200 hecta. 

Năm 2015, khởi công dự án Twin Tower, đại gia Trịnh Văn Quyết thành "bầu" Quyết của đội bóng đá FLC Thanh Hóa.

Năm 2016, cổ phiếu ROS của FLC Faros lên sàn, ông Quyết soán ngôi giàu nhất sàn chứng khoán với tổng tài sản 33.000 tỷ đồng.

Năm 2017, thành lập Bamboo Airways - Hàng Không Tre Việt vốn 700 tỷ.

Khởi nghiệp từ tay trắng, song đến hiện tại, ông Quyết từng có hai năm liên tiếp nằm trong top những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, là một trong 5 luật sư được vinh danh trong chương trình hãng luật và luật sư tiêu biểu.

[external_link offset=2]

4. Phong thái đầu tư của ông Trịnh Văn Quyết

Chủ tịch AMD Group đúc rút ra 6 điểm đặc biệt của ông Quyết: Một là nhìn thấy trước nhu cầu sắp bùng nổ của thị trường; hai là tạo được lòng tin với những người làm cùng, đối tác; ba là hiểu cách làm người ta biết đến mình; bốn là tiếp cận và phục vụ nhu cầu của số đông; năm là sử dụng công nghệ thông tin; và cuối cùng là đi theo cách riêng”.

Với phong thái làm việc đầy nhiệt huyết, ông Trịnh Văn Quyết từng khẳng định "không chỉ trong thể thao, ngay cả đầu tư bất động sản, tỉnh nào cứ đầm lầy, cát trắng sa mạc không ai làm thì FLC làm".

5. Danh hiệu, khen thưởng cá nhân và doanh nghiệp

  • Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội trao tặng SMiC về thành tích trong hoạt động tư pháp năm 2007.
  • Cúp vàng “Doanh nhân Văn hóa” do Trung tâm Văn hoá Doanh nhân Việt Nam trao tặng Tổng Giám Đốc SMiC năm 2009.
  • Kỷ niệm chương “Bảo vệ Công lý” do Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội trao tặng Tổng Giám đốc SMiC năm 2009.
  • Cúp vàng “Doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam” do Liên Bộ trao tặng SMiC năm 2009.
  • Cúp vàng “Lãnh đạo xuất sắc” do Liên Bộ trao tặng Tổng Giám Đốc SMiC năm 2009.
  • Danh hiệu “Hãng luật tiêu biểu của năm 2009”, “Luật sư tiêu biểu của năm 2009”.
  • Bằng khen của Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội trao tặng SMiC đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động hành nghề và góp phần xây dựng Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội vững mạnh 2010.
  • Bằng khen của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội trao tặng SMiC đã có thành tích trong công tác bổ trợ tư pháp năm 2010.
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng SMiC đã có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
  • Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trao tặng Tổng Giám Đốc SMiC đã có thành tích xuất sắc trong thi hành Luật Luật sư.
  • Danh hiệu “Hãng luật tiêu biểu của năm 2012”, “Luật sư tiêu biểu của năm 2012”.
  • Top 10 Giải thưởng Sao Đỏ - Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2014 trao cho ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC và Tổng Giám đốc Công ty Luật SMiC.
  • Tập đoàn FLC hai lần được vinh danh tại giải thưởng Sao Vàng Đất Việt vào các năm 2013 và 2015.
  • Danh hiệu “Gương sáng tư pháp năm 2015” trao cho Tổng giám đốc Công ty Luật SMiC.
    Trịnh Văn Quyết là ai? Xem tiểu sử 'Quyết còi' chi tiết nhất
    Quyết định mở Bamboo Airways là đúng thời điểm

6. Sự kiện hoạt động gần đây của ông Trịnh Văn Quyết

Tháng 12/ 2019, Trịnh Văn Quyết bàn giao lại chức CEO Bamboo Airways cho ông Đặng Tất Thắng. Trước đó, ông Thắng cũng từng đảm nhiệm vai trò này từ khi Bamboo Airways thành lập giữa năm 2017 đến tháng 3/2019.

READ  Lý do khiến cuộc hôn nhân của nhà văn Gào đổ vỡ sau 10 năm chung sống

Ban lãnh đạo của Bamboo Airways gồm có 8 thành viên, gồm Tổng giám đốc Đặng Tất Thắng và 7 Phó tổng giám đốc. Sau gần một năm hoạt động, Bamboo Airways đã khai thác hơn 20 máy bay trên 34 đường bay nội địa và quốc tế. Hãng cũng vừa nhận máy bay thân rộng Boeing 787-9 đầu tiên.

Hiện tại, ông Trịnh Văn Quyết chỉ còn giữ vai trò chủ tịch tại hãng hàng không của FLC. FLC đã thực hiện xúc tiến đầu tư tại Singapore trên nhiều lĩnh vực như bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, vận hành quản lý khách sạn và đặc biệt là hàng không.

Năm 2020, hãng hàng không của tập đoàn FLC đặt mục tiêu chiếm 30% thị phần nội địa, khai thác 30 máy bay và nâng mạng bay lên 85. Bên cạnh đó, Bamboo Airways cũng đặt mục tiêu IPO, nâng vốn hóa lên 1 tỷ USD trong năm tới.

Theo Tổng giám đốc Bamboo Airways, năm 2025, hãng dự kiến vận hành 100 máy bay, vận chuyển 50 triệu khách mỗi năm, khi đó hãng dự kiến đạt doanh thu gần 7 tỷ USD, lợi nhuận 400 triệu USD (hơn 9.200 tỷ đồng).

Tags: trịnh văn quyết lừa đảolê thị ngọc diệp trịnh văn quyếttrịnh văn quyết nguyễn phú trọngcuộc đời trịnh văn quyếttrịnh văn quyết quê thanh hóatrịnh văn quyết bamboo [external_footer]

See more articles in the category: Là ai

Leave a Reply