Uống thuốc bổ khi nào là tốt nhất? Những quy tắc cần biết trước khi sử dụng thuốc bổ

Or you want a quick look: ► Tại sao phải uống viên uống bổ sung đúng thời điểm

Uống thuốc bổ khi nào là tốt nhất? đây là điều mà rất nhiều người quan tâm. Uống thuốc bổ không đúng thời điểm có thể sẽ phá hỏng dược tính hoặc làm cho sản phẩm không có hiệu quả. Vậy uống thuốc bổ​​ khi nào là tốt nhất để mang lại hiệu quả cao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

► Tại sao phải uống viên uống bổ sung đúng thời điểm

- Thuốc bổ là tên gọi chung cho tất cả các loại thuốc mà thành phần của nó thường là các vitamin, DHA, EPA, chất khoáng, acid amin (hợp chất đơn giản do chuyển hóa chất đạm tạo thành)…

[external_link_head]

- Thuốc bổ thường có tác dụng như: làm trẻ hóa tế bào, tăng cường khả năng biến đổi thức ăn thành dưỡng chất đi nuôi cơ thể, bồi bổ xương khớp, chống loãng xương, hỗ trợ trí não…

- Chính vì uống không đúng cách sẽ khiến cho thuốc bị ảnh hưởng. Nếu như khi đang đói bụng mà bạn uống thuốc thì khoảng 1 giờ trước khi ăn sẽ giúp lưu thuốc tại dạ dày trong vài chục phút rồi sẽ bị đưa xuống rượu để hấp khá nhanh.

- Nhưng nếu bạn thuốc uống ngay sau khi ăn, thì sẽ khiến thuốc nằm trong dạ dày lâu hơn, từ 1 đến 4 tiếng sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, khiến thuốc sẽ bị hấp thụ kém hơn dẫn đến thuốc tác dụng chậm.

- Nếu chia thời gian theo bữa ăn thì có thể kể đến 4 loại thuốc khác nhau như: 1 loại uống vào lúc đói bụng, 2 lúc no bụng, 3 loại nên uống chung với bữa ăn, 4 loại nên uống trước hoặc sau bữa ăn. Vậy nên uống thuốc bổ khi nào hiệu quả tốt nhất?

 

Uống thuốc bổ khi nào là tốt nhất? Những quy tắc cần biết trước khi sử dụng thuốc bổ

 uống thuốc bổ khi nào hiệu quả tốt nhất?

► Uống thuốc bổ khi nào là tốt nhất?

1. Những loại thuốc nên uống vào những lúc bụng no (uống sau khi ăn)

- Một số loại viên uống kém bền với mọi trường axit có thể kể đến như erythromycin,ampicillin, lincomycin… thì bạn nên uống khi bụng đã no nhờ có các loại thức ăn đóng vai trò trung hòa axit có trong dạ dày, nếu bạn uống vào bụng đói thì môi trường nhiều axit sẽ khiến cho viên uống bị phân hủy nhanh chóng.

- Aspirin cùng các thuốc chống viêm không chứa steroid thì nên uống vào những lúc no bụng để không làm ảnh hưởng đến viêm mạc dạ dày.

2. Những loại viên uống uống khi đói

- Hiện có rất nhiều các loại viên uống kháng sinh mà bạn nên uống vào những khi bụng đói vì sẽ giúp viên uống ngấm vào máu nhanh hơn và tăng hiệu quả điều trị bệnh.

READ  5 địa chỉ khám sức khỏe tổng quát uy tín tại TP.HCM

- Còn các loại viên uống ở dạng bao tan ở ruột hay dạng dược chất kéo dài thì thời điểm bụng đói là thời điểm tốt nhất để uống.Lúc này thuốc sẽ nhanh chóng được đưa xuống ruột và giúp bao viên thuốc không bị ảnh hưởng.

3. Những loại viên uống nên uống chung cùng với bữa ăn

- Ứng cử viên đó chính là các loại A, vitamin D, vitamin E, vitamin K và các loại kháng sinh kháng nấm vì đặc điểm tan nhiều và nhanh chóng trong dầu mỡ. Khi uống cùng bữa ăn sẽ nhờ các chất béo có trong thức ăn giúp hấp thụ viên uống nhanh hơn.

- Và các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa có bổ sung enzyme tiêu hóa có tên là pancreatin cũng rất nên uống kết hợp cùng với bữa ăn (hoặc có thể uống 5 đến 10 phút trước khi ăn sẽ giúp cho thức ăn) để vừa giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn còn giúp viên uống hấp thụ được đầy đủ vào cơ thể.

[external_link offset=1]

4. Trước đi khi ngủ

- Thời điểm trước khi đi ngủ là thời điểm rất tốt để uống các loại viên uống có liên quan đến hệ thần kinh.

- Người bệnh dễ bị co thắt phế quản nhất thì nên uống Thuốc chống hen, suyễn trước khi ngủ. Uống viên uống vào thời điểm này sẽ giúp cho bạn ngăn ngừa những cơn hen suyễn có thể xảy ra.

- Bạn nên nhớ trước khi đi ngủ tuyệt đối tránh uống các loại viên uống giúp cung cấp Vitamin C, can xi đặc biệt là nhân sâm để có thể tránh mất ngủ.

- Mỗi loại viên uống bổ sung đều có một đặc điểm tính chất khác nhau nên dẫn đến cách uống của mỗi loại cũng khác nhau. Vậy nên bạn phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ trước khi dùng để biết mình nên uống viên uống bổ sung khi nào là tốt nhất nhé.

 

Uống thuốc bổ khi nào là tốt nhất? Những quy tắc cần biết trước khi sử dụng thuốc bổ

Uống thuốc bổ khi nào là tốt nhất

► Những quy tắc cần biết trước khi sử dụng thuốc bổ

- Không cần dùng thực phẩm chức năng nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh

Nếu phải dùng bất cứ loại thuốc nào, hãy tìm một lý do chính đáng. Theo các chuyên gia y tế, nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh không cần phải uống bất cứ một loại thuốc nào.

Bởi thực phẩm chức năng vẫn là một loại thuốc, nó sẽ ít nhiều tác động đến cơ thể của bạn. Đối với những người có nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường do lối sống ít vận động, béo phì hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh, bạn cần cân nhắc đến việc uống thuốc bổ sung bởi nó sẽ tác động tới tình trạng bệnh của bạn.

- Cân nhắc khi uống thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ sung

Khi muốn uống bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào, bạn cần cân nhắc kỹ càng, giữa lợi ích và nguy cơ có thể mang đến cho cơ thể. Hãy nhớ rằng nhiều thuốc bổ sung có hoạt chất không khác gì việc bạn bổ sung nó qua thực phẩm với chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.

- Bắt đầu với liều lượng dành cho trẻ em

READ  Top 7 loại sữa bột tốt nhất cho bé hiện nay | Sữa nào tốt

Với việc uống các loại thuốc bổ, nên bắt đầu với liều lượng thấp, để nhận được tác dụng chậm, từ từ. Điều này còn giúp bạn tránh bị hội chứng ruột kích thích do uống các loại thuốc bổ sung. Với các chiến lược tiếp thị thuốc, viên thuốc bổ ngày càng lớn hơn, nhưng điều này không cần thiết với nhiều người.

Bởi thuốc lớn hơn, có thể tác dụng phụ cũng nhiều hơn tương ứng. Với một số thuốc vitamin tổng hợp, nên uống liều lượng trẻ em dễ dàng và an toàn hơn. Bởi thuốc nói chung và thuốc bổ nói riêng liều lượng được khuyến cáo trên vỏ thuốc phù hợp với người châu Âu có thể trạng và trọng lượng khác hẳn người châu Á.

- Không uống thuốc bổ vô thời hạn

Không có một loại thuốc bổ hay thực phẩm chức năng nào dùng mãi mãi, từ ngày này sang tháng khác. TS. Moyad cho biết, theo các nghiên cứu hiện đại, các loại thuốc bổ nên được dùng với liều thấp nhất, với mức giá thấp nhất và có thời gian ngắn nhất.

Với quy tắc này, người dùng thuốc sẽ không bị phụ thuộc quá nhiều vào thuốc hoặc trở nên nghiện các loại thuốc bổ, thay vào đó họ có thể tập trung vào việc thay đổi lối sống, trong đó bao gồm cả chế độ ăn uống lành mạnh giúp bổ sung những dưỡng chất còn thiếu cho cơ thể.

Tuy nhiên có những loại thuốc có thể giúp ngăn ngừa tái phát ung thư hoặc ngăn ngừa bệnh tật được bác sĩ kê đơn, người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều  trị

- Không phải cứ thuốc đắt mới tốt

Hầu hết các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng đều được bán ra với giá thành khá cao, trong đó phần nhiều là được cấp bằng sáng chế. Nói cách khác, nếu bạn đang trả rất nhiều tiền cho một loại thực phẩm chức năng đắt đỏ, chưa chắc nó đã tốt hơn những loại thuốc bổ sung có hoạt chất tương tự nhưng rẻ tiền.

- Xem xét nhãn thuốc trước khi mua

[external_link offset=2]

Khi mua bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm nào, cần nhớ xem xét kỹ nhãn bao bì và hướng dẫn sử dụng của thuốc. Bởi trong hướng dẫn sử dụng bao giờ cũng có những khuyến cáo với người dùng, như thuốc có dùng cho người bệnh tim, người đang mang thai, trẻ em hay ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần hay không.

Bên cạnh đó, những loại thực phẩm chức năng phải đảm bảo không có phthalate, màu nhân tạo, hương liệu nhân tạo, đường hay chất làm ngọt nhân tạo, không có gluten, không sử dụng hormon, lactose, sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ, không có chất bảo quản, không có men, các thành phần gây dị ứng (như đậu nành, đậu phộng, hạt cây...), thuốc không có các kim loại nặng như arsenic, cadmium, chì, thủy ngân, thuốc cũng được thử nghiệm đạt các tiêu chuẩn về an toàn.

- Khi sử dụng thuốc không cần xét nghiệm máu thường xuyên

Với một số trường hợp, người bệnh cần phải được xét nghiệm máu để tìm kiếm hoạt chất mà cơ thể đang thiếu hụt như kali, magie, sắt, vitamin B12. Ví dụ như nếu một người phụ nữ bị mệt mỏi do mất máu kinh nguyệt quá nhiều cần có một xét nghiệm nghi ngờ bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

READ  Top 10 nha khoa uy tín và chuyên sâu TPHCM

Tuy nhiên những xét nghiệm máu về các hoạt chất rất đơn giản và ít có ý nghĩa bởi sau một thời gian uống thuốc bổ sung, có thể xét nghiệm máu của bạn sẽ được cải thiện, nhưng điều này không có nghĩa là sức khỏe của bạn được cải thiện. Do vậy xét nghiệm máu kiểm tra sau thời gian uống thực phẩm bổ sung là không cần thiết. Xét nghiệm máu thực sự có ý nghĩa để tìm và phát hiện bệnh ban đầu.

- Phối hợp giữa bác sĩ và dược sĩ

Thông thường bác sĩ là người kê toa và dược sĩ là người tư vấn dùng thuốc. Đối với những người có thói quen tự mua thuốc về dùng, họ thường chỉ hỏi dược sĩ về tác dụng của thuốc và tự dùng. Thực tế là uống thực phẩm chức năng hay thuốc đều cần đến sự tư vấn của bác sĩ và dược sĩ. Bởi chỉ có bác sĩ và dược sĩ mới là người hiểu về sức khỏe của bệnh nhân, có thể dùng thuốc gì, hay những tương tác với thuốc người bệnh đang sử dụng, các phản ứng phụ có thể xảy ra trên mỗi cơ địa của bệnh nhân.

- Dùng thuốc với thực phẩm

Thực phẩm chức năng thường được bổ sung trong hoặc ngay sau bữa, trừ một số loại thuốc khuyến cáo người bệnh dùng lúc đói.

Những nghiên cứu cho thấy, tác dụng phụ phổ biến nhất ở mọi người khi sử dụng thuốc bổ sung hay thực phẩm chức năng là rối loạn dạ dày, tốt nhất nên uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn sẽ giúp dịch vị dạ dày và thức ăn dễ hấp thu thuốc nhất vào cơ thể.

- Quá liều khi thực phẩm bổ sung

Những người thích sử dụng thuốc bổ, thực phẩm chức năng có thể nói đến vô vàn các lợi ích của chúng mang lại, nhưng thực tế, chúng cũng là một loại thuốc.

Những viên thuốc có thể gây hại cho các bộ phận trong cơ thể của bạn như gan, thận ... ví dụ như bạn có thể bị quá liều vitamin D.

Thực tế đã chỉ ra, nếu quá liều seleium (200mcg mỗi ngày) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, ung thư tuyến tiền liệt, tái phát ung thư da, và không có lợi cho sức khỏe tim mạch. Selen là một chất dinh dưỡng tuyệt vời và có thể ngăn ngừa bệnh tật, tuy nhiên, quá ít hoặc quá nhiều có thể gây hại.

Trên đây là những thời điểm hợp lý để uống thuốc bổ đạt hiệu quả tốt nhất, bài viết đã giải đáp được câu hỏi cho bạn đọc: uống thuốc bổ khi nào là tốt nhất? Hy vọng các bạn sẽ luôn có sức khỏe thật tốt, cảm ơn các bạn đã đọc bài!

_____________________________________

Bài liên quan:

>>> Vitamin C có trong thực phẩm nào?

>>> Thuốc bổ não tăng cường trí nhớ cho trẻ em nên dùng

>>> Uống vitamin E hằng ngày có tốt không? Nên uống thế nào để phát huy triệt để tác dụng nhất [external_footer]

See more articles in the category: Tốt nhất