Viết đoạn văn nghị luận về mục đích của việc học (30 mẫu) |Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: Nghị luận xã hội về mục đích học tập của học sinh - Mẫu 1

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Dàn ý nghị luận về mục đích học tập
  • Viết đoạn văn nêu mục đích chân chính của việc học
  • Viết đoạn văn nghị luận về việc học tập
  • Suy nghĩ về mục đích học tập của em
  • Nghị luận về mục đích chân chính của việc học
  • Suy nghĩ của em về mục đích học tập của UNESCO
  • Viết đoạn văn về mục đích học tập của học sinh hiện nay
  • Mục đích học tập của học sinh là gì
 
Viết đoạn văn nghị luận về mục đích của việc học

Viết đoạn văn nghị luận về mục đích của việc học

 

Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về mục đích học tập của học sinh gồm 3 đoạn văn mẫu, giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, tích lũy vốn từ để viết đoạn văn nghị luận xã hội ngày một hay hơn.

Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm một số đoạn văn khác như 109 đoạn văn nghị luận 200 chữ, Đoạn văn nghị luận về giá trị của thời gian. Vậy mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nghị luận xã hội về mục đích học tập của học sinh - Mẫu 1

Giáo dục đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển trong mỗi một quốc gia. Và học tập là một vấn đề luôn được nhiều người quan tâm và nhắc đến. Tuy nhiên, để học tập một cách có hiệu quả, thì điều quan trọng nhất ở đây là mỗi người cần đề ra cho bản thân một mục đích học tập.

Học ở đây là quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiến thức cho mình. Mục đích học tập chính là việc tạo ra một mục tiêu phấn đấu và nỗ lực. Học tập trau dồi trí thức và mục đích học tập định hướng những kiến thức cần thiết cho mỗi người. Ví dụ như, một người bác sĩ cần trau dồi các kĩ năng chuyên môn về sinh học, hóa học, một nhà thiên văn học lại cần có sự am hiểu sâu rộng về khoa học, kĩ thuật …

Ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ rơi vào cảnh học tập không có mục đích. Lí do khiến cho các bạn đến trường hàng ngày là vì ba mẹ ép buộc. Chính bởi vậy nên các bạn bị căng thẳng, dẫn đến chán nản và mệt mỏi, từ đó có những suy nghĩ tiêu cực nhằm mục tiêu có được kết quả học tập cao trong khi kiến thức trống rỗng. Các bạn học tủ, học vẹt, chép phao, quay bài … trong các kì thi, bài kiểm tra.

Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta phải xác định rõ ta học vì ai, vì cái gì. Mục đích học tập tạo động cơ thúc đẩy bản thân liên tục trau dồi kiến thức, từ đó gặt hái thành tích cao trong các kì thi mà không cần phải dùng những mánh khóe, gian lận trong thi cử. Mục đích học tập tạo định hướng tương lai rõ ràng, giúp chúng ta thành công hơn khi bước vào đời.

Học sinh là những thế hệ trẻ, là chủ nhân tương lai của đất nước. Mỗi người trong chúng ta cùng nhau cố gắng học tập, tương lai xây dựng đất nước sẽ ngày một lớn mạnh, sánh ngang với các cường quốc trên thế giới.

Nghị luận xã hội về mục đích học tập của học sinh - Mẫu 2

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: Nếu còn nhỏ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Trong thực tế ngày nay có rất nhiều người thành đạt trên con đường học tập xong cũng không có ít những người thất bại bởi do mục đích học tập khác nhau.

Nói đến học tập là nói đến trí thức, năng lực suy nghĩ mà con người muốn tiếp thu tri thức được lưu truyền từ đời này qua đời khác, chính vì vậy việc học là vô cùng cần thiết với mọi người.

Vậy học như thế nào là học có mục đích? là học để phục vụ mọi công việc đạt kết quả cao, nói một cách đơn thuần làm việc theo kinh nghiệm sản xuất thì công việc tiến triển chậm chất lượng không tốt chỉ phù hợp với công việc đơn giản, phù hợp với thời kỳ khoa học kỹ thuật chưa phát triển. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển cần phải có tri thức thực sự, có nghĩa là có mục đích học tập chính đáng thì ta mới có thể đạt kết quả cao trong học tập, công việc và giúp ích cho đất nước. Mục đích học tập chân chính không chỉ tích lũy trí thức mà còn làm quá trình rèn luyện tư chất đạo đức của mỗi người.

Trong cuộc sống đã có rất nhiều tấm gương có mục đích học tập chân chính. Chúng ta không thể quên được thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký – thầy không được tạo vật ưu ái tặng cho đôi bàn tay nhưng thầy không hề nản lòng trước những khó khăn của cuộc sống, thầy vẫn học bằng đôi bàn chân, vẫn tích lũy tri thức để rồi trở thành một thầy giáo giỏi giúp ích cho đất nước.

READ  Dàn ý bài văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội

Vậy bản thân chúng ta cần học tập như thế nào để có mục đích sống? chúng ta cần phải học đều ở tất cả các môn, có ý thức tinh thần vươn lên trong học tập, tự bản thân vượt qua các kỳ thi để tiến tới phổ thông trung học, cao đẳng, đại học… tìm được một công việc tốt, làm việc có hiệu quả để trở thành một người thành đạt trong cuộc sống.

Trái với người có mục đích học tập chân chính là những người chây ì trong việc học tập, lợi dụng học tập để phục vụ cho lợi ích cá nhân: thăng quan tiến chức, những người như vậy sẽ chẳng làm được gì có ích, làm hại quốc gia, chúng ta cần loại bỏ những hạn chế đẩy mạnh ưu điểm để có kết quả tốt trong học tập tốt nhất.

Tóm lại để trở thành người thành công trong cuộc sống, trở thành người có tài, có đức chúng ta hãy xây dựng cho mình mục đích học tập chân chính. Như lời khuyên của Lê Nin: "Học, học nữa, học mãi”, để đáp ứng nhu cầu bản thân cũng như của đất nước trong giai đoạn ngày nay.

Nghị luận xã hội về mục đích học tập của học sinh - Mẫu 3

Nếu có người hỏi bạn rằng “Mục đích học tập của bạn là gì?” thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Thực ra mục đích học tập của mỗi người tuy không giống nhau ở cái đích đến nhưng giống nhau ở quá trình. Mỗi người trong quá trình học tập và rèn luyện của mình đều có một mục đích chung và chia nhỏ thành nhiều mục đích riêng. Vậy mục đích học tập là gì?

Lê nin từng nói “Học, học nữa, học mãi” có ý nghĩa quan trọng đối với việc học, ông muốn nhấn mạnh đến sự học, rằng học không bao giờ là đủ, là thừa, học đến suốt cuộc đời chúng ta vẫn thấy có quá nhiều điều mà bản thân mình không biết.

Mục đích học tập chính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập, khi bạn học thì bạn mong muốn nhận lại được gì từ việc học này. Đó chính là mục đích học tập

Học để biết cũng chính là một mục đích và là mục đích đầu tiên của mỗi người khi tiếp xúc với việc học. Những kiến thức về văn hóa, xã hội, kinh tế cơ bản, khái quát nhất là những điều mà mỗi người có thể nắm được sau khi học. Khi biết được kiến thức thì bạn sẽ tự tin khi mọi người hỏi về vấn đề đó.

Học để làm là mục đích sau khi đã biết được kiến thức. Học để làm người, làm việc, làm giàu cho gia đình và xã hội đều là những mục đích của quá trình học tập. Bạn sẽ nhận ra rằng mình có thể làm được gì, theo đuổi được gì từ khi thu nhận được những kiến thức trên ghế nhà trường và trong cuộc sống này.

Học để chung sống, để hòa đồng, để bắt nhịp được với cuộc sống đang xoay vần chuyển nhịp từng ngày. Bạn sẽ nhận ra nếu như không chịu khó học tập, tìm hiểu thì bạn sẽ trở thành người luôn đi phía sau, tụt hậu, bị lãng quên. Như vậy mục đích này sẽ khiến cho bạn có thêm động lực để học, để rèn luyện từng ngày.

Mục đích của học tập rất rộng, nếu bạn không biết được mục đích của sự học là gì thì bạn sẽ không thể tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp nhất. Khi nhận ra đâu là mục đích chính thì bạn sẽ không phải loay hoay và tìm ra được định hướng cho tương lai.

Việc xác định mục đích học tập vô cùng quan trọng, nó giúp cho bạn không những có định hướng mà còn rút ngắn thời gian đi tìm câu trả lời học để làm gì. Thông thường những người biết xác định mục đích học tập là những người sẽ thành công sớm hơn.

Việc bạn học đại học, chọn một ngành học phù hợp với khả năng và với đam mê của mình chính là việc bạn đã biết xác định được mục đích sau này bạn sẽ làm được gì.

Bên cạnh đó, có không ích người không biết mình học làm gì, bởi họ đang “học cho người khác”, vì gia đình, vì khuôn khổ mà học theo ý người khác để rồi đánh mất đi nhiều điều quan trọng nhất.

Bởi vậy mục đích học tập rất quan trọng, bạn cần phải tìm cho mình một con đường riêng của việc học để theo đuổi giấc mơ của mình.

Nghị luận xã hội về mục đích học tập – Bài 4

Nhà trường là nơi ươm mầm những tài năng, là nơi mang đến những nguồn kiến thức quý báu cho mỗi người. Một trong những mục đích phấn đấu của con người là hoàn thành tốt việc học tập. Tuy nhiên,rất nhiều người cảm thấy hoang mang khi không xác định được động cơ học tập của mình khi không có mục đích rõ ràng.

 

Học tập là một quá trình lâu dài, bền bỉ và kiên trì, đòi hỏi mỗi người phải luôn tích cực, chủ động phấn đấu. Mục đích của học tập chính là học hỏi được rất nhiều kiến thức xã hội, để xây dựng nền tảng cho con người có thể làm việc, thực hiện các giấc mơ của mình. Lê Nin đã từng nói “ học, học nữa, học mãi” nhằm nhấn mạnh tầm quan trong của học tập. Học chẳng bao giờ là đủ, mỗi ngày cuộc sống lại dạy cho ta thêm nhưng bài học mới, nhân loại lại cho ra đời những phát minh, sáng tạo mới. Mục đích của chúng ta chính là học hỏi hết công suất, cố gắng tìm hiểu chuyên sâu được càng nhiều càng tốt.

READ  Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

Mỗi người sẽ có những ước mơ, đam mê khác nhau, chính vì thế mục đích học tập cũng khác nhau. Có người yêu thích lịch sử, họ sẽ say mê bên những thư viện, với những cuộc trò chuyện với những con người là chứng nhân của lịch sử để học hỏi, tìm tòi khám phá. Hay những người thợ máy, kỹ sư họ lại đam mê học tập những kiến thức về động cơ, máy móc, tuy đối với người khác là khô khân, nhưng với họ nó là nguồn cuốn hút vô cùng lớn.

Không phải ai cũng có mục đích học đại học, hay học những cấp cao hơn. Nhiều người trẻ đặt mục tiêu cả đời để hoàn thành các cấp bậc thạc sỹ, tiến sỹ, được đặt chân đến những giảng đường nổi tiếng như Cambridge, Harvard thì học lại có những cách thức, học tập khác nhau. Nhưng có những bạn chỉ đơn giản muốn học tập những kiến thức nền tảng, để có được một nguồn vốn cơ bản rồi tự do buôn bán, kinh doanh hay sống với đam mê khác của họ.

Học để làm người, học để trở thành doanh nhân, tổng thống hay chỉ là những con người nhân viên bình thường. Khi bạn có mục đích rõ ràng, bạn sẽ có thể dễ dàng xây dựng một hệ thống cách học hỏi kiến thức khác nhau nhưng hiệu quả cho bản thân. Ngày hôm nay, có nhiều bạn trẻ không biết học để mai sau làm gì. Họ lắng nghe và làm theo mong muốn của người khác, bố mẹ nhưng không thực sự hiểu được mục đích học của họ sẽ làm gì, phục vụ được gì cho bản thân. Chính vì thế, họ dễ dàng chán nản, stress mệt mỏi vì nguồn kiến thức vô hạn. Các hình thức như học đối phó, bệnh thành tích, quay cóp, chép bài có lẽ cũng bắt nguồn từ việc học không mục đích. Không xác định được kiến thức môn học ấy giúp gì cho họ, thì việc học cũng không bao giờ hiệu quả, đào sâu hiểu kỹ được..

Xác định được mục đích học tập rõ ràng là vô cùng quan trọng, nó giúp bạn rút ngắn thời gian học tập, đạt được hiệu suất làm việc cao hơn và giúp bạn trả lời cho câu hỏi: “ Mình đang làm gì, mình muốn làm gì sau này “. Đừng vì giấc mơ của người khác mà lao đầu hay bỏ bê việc học chỉ vì không hiểu rõ mục đích, lợi ích của việc học tập.

 

Nghị luận xã hội về mục đích học tập – Bài 5

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: Nếu còn nhỏ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Trong thực tế ngày nay có rất nhiều người thành đạt trên con đường học tập xong cũng không có ít những người thất bại bởi do mục đích học tập khác nhau.

Nói đến học tập là nói đến trí thức, năng lực suy nghĩ mà con người muốn tiếp thu tri thức được lưu truyền từ đời này qua đời khác, chính vì vậy việc học là vô cùng cần thiết với mọi người.

Vậy học như thế  nào là học có mục đích? là học để phục vụ mọi công việc đạt kết quả cao, nói một cách đơn thuần làm việc theo kinh nghiệm sản xuất thì công việc tiến triển chậm chất lượng không tốt chỉ phù hợp với công việc đơn giản, phù hợp với thời lỳ khoa học kỹ thuật chưa phát triển. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển cần phải có tri thức thực sự, có nghĩa là có mục đích học tập chính đáng thì ta mới có thể đạt kết quả cao trong học tập, công việc và giúp ích cho đất nước. Mục đích học tập chân chính không chỉ tích lũy trí thức mà còn làm quá trình rèn luyện tư chất đạo đức của mỗi người.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng nhân vật Hoạn Thư trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán

 

Trong cuộc sống đã có rất nhiều tấm gương có mục đích học tập chân chính. Chúng ta không thể quên được thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký – thầy không được tạo vật ưu ái tặng cho đôi bàn tay nhưng thầy không hề nản lòng trước những khó khăn của cuộc sống, thầy vẫn học bằng đôi bàn chân, vẫn tích lũy tri thức để rồi trở thành một thầy giáo giỏi giúp ích cho đất nước.

Vậy bản thân chúng ta cần học tập như thế nào để có mục đích sống? chúng ta cần phải học đều ở tất cả các môn, có ý thức tinh thần vươn lên trong học tập, tự bản thân vượt qua các kỳ thi để tiến tới phổ thông trung học, cao đẳng, đại học… tìm được  một công việc tốt, làm việc có hiệu quả để trở thành một người thành đạt trong cuộc sống.

Trái với người có mục đích học tập chân chính là những  người chây ì trong việc học tập, lợi dụng học tập để phục vụ cho lợi ích cá nhân: thăng quan tiến chức, những người như vậy sẽ chẳng làm được gì có ích, làm hại quốc gia, chúng ta cần loại bỏ những hạn chế đẩy mạnh ưu điểm để có kết quả tốt trong học tập tốt nhất.

Tóm lại để trở thành người thành công trong cuộc sống, trở thành người có tài, có đức chúng ta hãy xây dựng cho mình mục đích học tập chân chính. Như lời khuyên của Lê Nin: ” Học, học nữa, học mãi”, để đáp ứng nhu cầu bản thân cũng như của đất nước trong giai đoạn ngày nay.

READ  Tuyển tập các bài văn đạt giải nhất Quốc gia và điểm 10 Đại học

Đoạn văn nghị luận về mục đích học tập của học sinh

Muốn đạt được kết quả học tập tốt, mỗi học sinh cần xác định được mục đích trong học tập. Mục đích học tập của học sinh ngày nay không gì khác là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, trở thành người hữu ích, góp phần xây dựng gia đình, xã hội và đất nước. Việc xác định được mục đích học tập đúng đắn sẽ giúp học sinh có định hướng, ra sức say mê học tập đạt được kết quả cao nhất. Để thực hiện được mục đích ấy, mỗi học sinh phải tích cực xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân và kiên trì thực hiện kế ấy. Tích cực tu dưỡng đạo đức, siêng năng tập tốt ở lớp, ở trường và tự học ở nhà. Phải năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp học tập. Học từ sách vở và học trong cuộc sống. Học phải đi đôi với hành, tránh lối học tủ, học vẹt, học lệch các môn… Có ước mơ, khát khao, hoài bão lớn lao ở tương lai. Xây dựng cuộc sống trong sạch, vững mạnh, tránh xa các thói xấu và tệ nạn xã hội. Học sinh không có mục đích trong học tập chẳng khắc nào mũi tên không có đích đến, không những không có động lực học tập mà sẽ sớm chán nản và bỏ dở việc học. Bởi vậy, muốn học tập tốt nhất định phải xác định rõ mục đích trong học tập và kiên trì học tập để đạt đến mục đích ấy. Con đường phía trước do mỗi chúng ta lựa chọn. Hãy là người có lựa chọn thông minh và đúng đắn để đi đến thành công.

Viết đoạn văn nghị luận về mục đích của việc học

Nếu có người hỏi bạn rằng “Mục đích học tập của bạn là gì?” thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Thực ra mục đích học tập của mỗi người tuy không giống nhau ở cái đích đến nhưng giống nhau ở quá trình. Mỗi người trong quá trình học tập và rèn luyện của mình đều có một mục đích chung và chia nhỏ thành nhiều mục đích riêng. Mục đích học tập chính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập, khi bạn học thì bạn mong muốn nhận lại được gì từ việc học này. Đó chính là mục đích học tập. Học để biết cũng chính là một mục đích và là mục đích đầu tiên của mỗi người khi tiếp xúc với việc học. Những kiến thức về văn hóa, xã hội, kinh tế cơ bản, khái quát nhất là những điều mà mỗi người có thể nắm được sau khi học. Khi biết được kiến thức thì bạn sẽ tự tin khi mọi người hỏi về vấn đề đó. Học để làm là mục đích sau khi đã biết được kiến thức. Học để làm người, làm việc, làm giàu cho gia đình và xã hội đều là những mục đích của quá trình học tập. Bạn sẽ nhận ra rằng mình có thể làm được gì, theo đuổi được gì từ khi thu nhận được những kiến thức trên ghế nhà trường và trong cuộc sống này. Học để chung sống, để hòa đồng, để bắt nhịp được với cuộc sống đang xoay vần chuyển nhịp từng ngày. Bạn sẽ nhận ra nếu như không chịu khó học tập, tìm hiểu thì bạn sẽ trở thành người luôn đi phía sau, tụt hậu, bị lãng quên. Như vậy mục đích này sẽ khiến cho bạn có thêm động lực để học, để rèn luyện từng ngày. Mục đích của học tập rất rộng, nếu bạn không biết được mục đích của sự học là gì thì bạn sẽ không thể tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp nhất. Khi nhận ra đâu là mục đích chính thì bạn sẽ không phải loay hoay và tìm ra được định hướng cho tương lai.

Đoạn văn nghị luận về mục đích trong học tập của học sinh

Trên thực tế, mỗi người có một mục đích học tập khác nhau, từ đó có những phương pháp học tập khác nhau sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Còn với em, mục đích học tập của em đó chính là học để có được kiến thức nền tảng vững chắc, để có được một công việc tốt sau này và để có thể tiếp cận với những cơ hội giáo dục tốt hơn. Việc học trên trường sẽ giúp em có được kiến thức cơ bản của các môn học, kiến thức ấy có thể sẽ được ứng dụng vào cuộc sống của em sau này. Hơn nữa, với em, học là để phát triển bản thân, giúp bản thân tiếp cận được với những cơ hội giáo dục tốt hơn sau này. Ví dụ: thành tích học tập tốt sẽ được cấp học bổng tại các trường đại học danh giá trên khắp thế giới, được trở thành sinh viên trao đổi,.... Đồng thời, việc có thành tích học tập tốt cũng sẽ là điều kiện để các nhà tuyển dụng có thể xét duyệt hồ sơ xin việc sau này. Tóm lại, mỗi người cần xác định cho mình những mục tiêu học tập phù hợp để có phương pháp học tập hiệu quả nhất.

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Dàn ý nghị luận về mục đích học tập
  • Viết đoạn văn nêu mục đích chân chính của việc học
  • Viết đoạn văn nghị luận về việc học tập
  • Suy nghĩ về mục đích học tập của em
  • Nghị luận về mục đích chân chính của việc học
  • Suy nghĩ của em về mục đích học tập của UNESCO
  • Viết đoạn văn về mục đích học tập của học sinh hiện nay
  • Mục đích học tập của học sinh là gì

 

 

See more articles in the category: Nghị luận