Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là gì ? Quy định về trường hợp đặc biệt bổ nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền?

Or you want a quick look: 1. Khái niệm về đại sứ đặc mệnh toàn quyền.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là gì ? Khi nào được bổ nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền? Quy định về trường hợp đặc biệt bổ nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền? Bài viết dưới đây Công ty Luật Minh Khuê sẽ phân tích là làm rõ:

Ngoại giao là một trong những nghề có từ lâu đời nhất. Từ khi hình thành các quốc gia và có sự tiếp xúc giữa các quốc gia là có công tác ngoại giao.

[external_link_head]

Trước thế kỷ XVI chưa thực sự có một ngạch ngoại giao. Các sứ thần do Nhà vua chọn trong số các doanh nhân, đại thương gia, quan lại của Triều đình rồi chính các vị này sẽ chọn lấy các cộng sự của mình thường trong giới quý tộc, giàu sang, đôi khi do chính họ tự đài thọ.

Qua các thời kỳ, người đứng đầu các phái đoàn Ngoại giao đã có những tên gọi khác nhau: Nhà thuyết khách, sứ giả, sứ thần…

Khi các Cơ quan đại diện thường trú xuất hiện, chức danh Đại diện, Đại sứ đã xuất hiện với nhiều cách gọi khác nhau: Đại diện toàn quyền, Đại sứ, Đại sứ toàn quyền, Đại sứ đặc mệnh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền…

1. Khái niệm về đại sứ đặc mệnh toàn quyền.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài với sự thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia hữu quan ở cấp cao nhất (cấp đại sứ).

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm bên cạnh nguyên thủ quốc gia. Thông thường người mang hàm đại sứ có chức vụ ngoại giao là đại sứ đặc mệnh toàn quyền, được ghi nhận trong tập quán pháp quốc tế và được khẳng định trong Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyển của Việt Nam do Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cử với uỷ nhiệm thư bên cạnh nguyên thủ quốc gia của nước tiếp nhận. Giúp việc cho đại sứ có các Tham tán, Bí thư, Tuỳ viên, công nhân viên hành chính và một số tuỳ viên chuyên trách theo các ngành như báo chí, văn hoá, quân sự... Đại sứ đặc mệnh toàn quyền có chức năng, nhiệm vụ: thay mặt nước cử đại diện tại nước tiếp nhận, đàm phán theo chỉ thị của Chính phủ, tìm hiểu tình hình nước sở tại và thông báo lại cho Chính phủ, bảo vệ quyền lợi nhà nước và công dân nước mình ở nước SỞ tại, thúc đẩy phát triển quan hệ lâu dài về mọi lĩnh vực giữa hai nước.

READ  Tuổi Tý khắc và hợp với những tuổi gì trong làm ăn, hôn nhân?

Khái niệm đại xứ quán được hiểu là cơ quan đại diện ngoại giao.

2. Quy định về trường hợp đặc biệt bổ nhiệm đặc đại sứ đặc mệnh toàn quyền.

2.1. Trường hợp đặc biệt bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền

Điều 12 Nghị định 102/2018/NĐ-CP quy định:

Trong trường hợp quá độ tuổi bổ nhiệm thông thường, người được tiến cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được xem xét bổ nhiệm căn cứ yêu cầu đối ngoại, địa bàn công tác, năng lực, uy tín cá nhân theo quy định tại Nghị định này.

2.2. Nguyên tắc bổ nhiệm đặc đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt

Ngày 08/8/2018, Chính Phủ ban hành Nghị định 104/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Theo đó, dù quá độ tuổi bổ nhiệm thông thường, người được tiến cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền vẫn được xem xét bổ nhiệm căn cứ yêu cầu đối ngoại, địa bàn công tác, năng lực, uy tín cá nhân dựa theo nguyên tắc:

- Việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt phải bảo đảm chặt chẽ, khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định;

- Khi được bổ nhiệm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền thực hiện đầy đủ nhiệm kỳ công tác theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài;

[external_link offset=1]

- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đối với từng trường hợp cụ thể.

2. 3. Điều kiện về năng lực, uy tín cá nhân.

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 104/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì vấn đề này được quy định như sau:

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt nếu đáp ứng các tiêu chí về năng lực, uy tín sau đây:

- Có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Có uy tín, kinh nghiệm và năng lực vượt trội trong lĩnh vực đối ngoại.

2.4. Điều kiện về yêu cầu đối ngoại.

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 104/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì vấn đề này được quy định như sau:

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt nhằm thực hiện một trong các yêu cầu đối ngoại sau đây:

- Thúc đẩy một hoặc một số lĩnh vực hợp tác đặc biệt quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

READ  Kem dưỡng da mặt tốt dành cho TUỔI 40 và phụ nữ trung niên

- Xử lý một hoặc một số vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của Việt Nam trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

2.5. Điều kiện về địa bàn công tác.

Địa bàn công tác trong trường hợp đặc biệt bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền bao gồm một trong các địa bàn sau đây:

1. Quốc gia láng giềng hoặc thuộc khu vực Đông Nam Á.

2. Quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, Liên hợp quốc hoặc địa bàn có tầm quan trọng trong quan hệ với Việt Nam, phù hợp với yêu cầu đối ngoại trong từng thời kỳ.

3. Danh sách các đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nhiệm kỳ updating

Sáng 6/12/2019, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức lễ trao Quyết định bổ nhiệm 18 Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam nhiệm kỳ updating.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã dự và trao Quyết định cho các Đại sứ nước CHXHCN nhiệm kỳ updating.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh, sau gần 35 năm Đổi mới, thế và lực của đất nước đã được nâng cao đáng kể. Các đối tác đều đánh giá cao và coi trọng vai trò, vị thế ngày càng tăng của Việt Nam.

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ lịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ updating, nhiều đối tác, kể cả các nước lớn coi trọng và muốn tranh thủ Việt Nam. Đó là những thuận lợi rất căn bản.

Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh, nhiệm kỳ của các Đại sứ trùng với giai đoạn nước rút, có tính quyết định của việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn updating và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội updating cũng như xây dựng và bắt đầu triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn updating.

Đất nước đã chuyển sang giai đoạn hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, nhưng cũng đang đứng trước nhiều thách thức trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng, phát triển bền vững và tránh bẫy thu nhập trung bình. Do đó, ngoại giao phục vụ phát triển cần tiếp tục được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của các Đại sứ.

Trong bối cảnh đó, Phó Chủ tịch nước mong muốn các Đại sứ bám sát 3 nhiệm vụ đối ngoại then chốt là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.

Danh sách 18 cán bộ vừa nhận Quyết định bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại các nước nhiệm kỳ updating

Ông Nguyễn Vũ Tùng - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Đại Hàn Dân quốc.

READ  Bộ Linh trưởng – Wikipedia tiếng Việt

Ông Phạm Cao Phong - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Canada.

Ông Thái Xuân Dũng - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Czech.

Ông Lê Thanh Tùng - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cuba, kiêm nhiệm Cộng hòa Dominicana, Cộng hòa Nicaragua, Cộng hòa Haiti, Cộng hòa Costa Rica, Jamaica, Liên bang Saint Kitts and Nevis, Antigua và Barbuda, Cộng đồng Thịnh vượng Dominica, và Saint Lucia.

[external_link offset=2]

Ông Lý Quốc Tuấn - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Myanmar.

Ông Hoàng Xuân Hải - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Vương quốc Tây Ban Nha.

Ông Phạm Việt Anh - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan.

Bà Đặng Thị Thu Hà - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Vương quốc Morocco kiêm nhiệm Cộng hòa Ivory Coast, Cộng hòa Benin, Cộng hòa Guinea, Cộng hòa Burkina Faso, Cộng hòa Gabon, Cộng hòa Hồi giáo Mauritani và Cộng hòa Guiné-Bissau.

Bà Phạm Thị Kim Hoa - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Brazil kiêm nhiệm Cộng hòa Bolivia, Cộng hòa Peru, Cộng hòa Hợp tác Guyana và Cộng hòa Suriname.

Ông Phan Đăng Đương - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Vương quốc Thụy Điển kiêm nhiệm Cộng hòa Latvia.

Ông Trần Văn Khoa - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Brunei.

Ông Dương Quốc Thanh - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Argentina kiêm nhiệm Cộng hòa Paraguay và Cộng hòa Đông Uruguay.

Ông Lê Viết Duyên - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Venezuela kiêm nhiệm Cộng hòa Colombia, Liên bang Grenada, Liên bang Barbados và Liên bang Saint Vincent and the Grenadines.

Ông Nguyễn Hùng - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Ba Lan kiêm nhiệm Cộng hòa Lithunia.

Ông Nguyễn Nam Tiến - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Thống nhất Tanzania, kiêm nhiệm Cộng hòa Kenya, Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia, Cộng hòa Rwanda, Cộng hòa Uganda, Liên bang Comoros, Cộng hòa Dân chủ Somalia và Cộng hòa Burundi.

Ông Hoàng Văn Lợi - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Nam Phi kiêm nhiệm Cộng hòa Namibia, Cộng hòa Zimbabwe, Cộng hòa Botswana, Vương quốc Lesotho và Vương quốc Swaziland.

Bà Đặng Thị Hải Tâm - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Phần Lan kiêm nhiệm Cộng hòa Estonia.

Ông Hoàng Huy Chung - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Philippines kiêm nhiệm Cộng hòa Palau.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: updating để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Công ty luật Minh KHuê (tổng hợp & phân tích) [external_footer]

See more articles in the category: Wiki

Leave a Reply