Kho đề tài tiểu luận văn hóa doanh nghiệp hay nhất năm | Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: Tiểu luận xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì?

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Lối mở đầu tiểu luận văn hóa đã quốc gia
  • Các đề tài nghiên cứu về văn hóa
  • Một sở bài tiểu luận về cơ sở văn hóa Việt Nam
  • Tiểu luận nghiên cứu khoa học về văn hóa
  • Lời mở đầu tiểu luận văn hóa
  • Tiểu luận văn hóa học
  • Tiểu luận văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập
  • Tiểu luận văn hóa và phát triển
Kho đề tài tiểu luận văn hóa doanh nghiệp hay nhất năm

Kho đề tài tiểu luận văn hóa doanh nghiệp hay nhất năm

 

Chủ đề về xây dựng văn hóa của doanh nghiệp hiện đang được rất nhiều bạn sinh viên quan tâm và đưa vào chủ đề cho bài tiểu luận của mình. Vậy bạn đã tìm được một đề tài tiểu luận văn hóa doanh nghiệp hay và độc đáo nhất cho bản thân chưa. Nếu chưa hãy cùng Traloitructuyen.com tham khảo bài viết sau nhé.

  • Tiểu luận xây dựng văn hóa doanh nghiệp
  • Tiểu luận về xây dựng văn hóa doanh nghiệp
  • Tiểu luận văn hóa tổ chức

Tiểu luận xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì?

Tiểu luận xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì?

Tiểu luận xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp tất cả các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Nó chi phối về hành vi của các thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp và giúp tạo ra sự khác biệt so với doanh nghiệp khác.

Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp hiện nay được rất nhiều bạn sinh viên thực hiện và đã trở thành đề tài nghiên cứu trong hầu hết các trường cao đẳng, đại học. Bài tiểu luận này chính là báo cáo về vấn đề xây dựng văn hóa của một doanh nghiệp mà bạn thực tập, tìm hiểu hoặc nghiên cứu nhằm giúp ra các kết luận, đóng góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện hoặc cải tiến về văn hóa trong doanh nghiệp đó.

Một bài tiểu luận xây dựng văn hóa doanh nghiệp chất lượng và đạt tiêu chuẩn thường sẽ không quá 30 trang và nó tùy thuộc vào yêu cầu, quy trình của trường hoặc giáo viên hướng dẫn.

Hướng dẫn cách làm bài tiểu luận xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Hướng dẫn cách làm bài tiểu luận xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Hướng dẫn cách làm bài tiểu luận xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Để làm bài tiểu luận văn hóa doanh nghiệp các bạn cần phải thực hiện theo những bước cơ bản như sau:

Bước 1: Xác định đề tài của bài tiểu luận

Đầu tiên bạn phải lựa chọn được đề tài tiểu luận phù hợp. Đề tài có thể do giáo viên hướng dẫn đưa ra hoặc do bạn tự tìm kiếm và lựa chọn.

Cần xác định rõ được về phạm vi nghiên cứu của đề tài đó chẳng hạn như nội dung, mức độ nghiên cứu... Cần phải nói rõ nội dung đề tài nghiên cứu là gì, lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cuối cùng là phải đặt được tên đề tài ngắn gọn, phù hợp với nội dung bài tiểu luận.

Bước 2: Tìm kiếm và tập hợp nguồn thông tin

Sau khi đã tìm được đề tài nghiên cứu bạn nên tập hợp những nguồn thông tin có liên quan tới đề tài đó. Thông tin bạn có thể lấy từ:

+ Tài liệu sách báo, tạp chí...

+ Thông tin trên mạng internet...

+ Kết quả từ thí nghiệm, thực tập, thực địa..

+ Kết quả của quá trình học tập.

Bước 3: Lập đề cương

Đề cương chính là phần khung của bài tiểu luận. Bản đề cương càng chi tiết thì bài tiểu luận của bạn càng được rõ ràng và có tính thuyết phục cao.

Bước 4: Giải quyết nội dung nghiên cứu

Đây là một trong những bước chiếm nhiều thời gian công sức nhất khi làm bài tiểu luận. Người viết tiểu luận phải tiến hành nghiên cứu, làm thí nghiệm, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu cho từng mục của bài tiểu luận. Sau đó sẽ viết các kết quả mà mình đã nghiên cứu được vào bài tiểu luận.

Bước 5: Hoàn thiện cấu trúc bài tiểu luận

Ở bước này bạn cần phải điều chỉnh lại nội dung và bố cục bài tiểu luận sao cho phù hợp nhất. Sửa chữa lỗi sai về chính tả, câu văn và từ ngữ sao cho bài tiểu luận được trình bày dễ hiểu và khoa học nhất.

Ngoài ra cần định dạng các phần tiểu luận và tạo các phần cần thiết như trang bìa, mục lục...

Tổng hợp các đề tài tiểu luận văn hóa doanh nghiệp hay

Nếu bạn đang viết tiểu luận văn hóa doanh nghiệp mà chưa chọn được đề tài phù hợp thì có thể tham khảo danh sách đề tài dưới đây nhé.

1.Hệ thống tiêu chí giúp nhận diện văn hóa doanh nghiệp.

2. Một số biện pháp trong quản trị sản xuất tác nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

3. Phân tích đạo đức và văn hóa trong kinh doanh của tập đoàn Coca Cola Việt Nam.

4. Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nhân sự tại công ty A.

5. Phát triển văn hóa doanh nghiệp ở công ty A.

6. Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.

7. Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại tập đoàn Aeon Việt Nam.

8. Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần sữa TH True Milk.

9. Giải pháp giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty A.

10. Phân tích tầm quan trọng của xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

11. Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp: Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

12. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp và các dạng văn hóa doanh nghiệp.

13. Phân biệt văn hóa doanh nghiệp phương Tây và văn hóa doanh nghiệp phương Đông.

READ  Tiểu luận Luật doanh nghiệp

14. Thực tiễn và kiến nghị văn hóa doanh nghiệp của công ty Vinamilk.

15. Biểu hiện của xây dựng văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Vinaphone.

16. Văn hóa doanh nghiệp – yếu tố vàng cho sự thành công văn hóa doanh nghiệp tại công ty A.

17. Thực trạng và giải pháp văn hóa doanh nghiệp hiện nay.

18. Cách thức xây dựng, vai trò của triết lý kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp.

19. Văn hóa doanh nghiệp và những điều cần quan tâm.

20. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

21. Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tới sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên công ty B.

22. Văn hóa doanh nghiệp và thay đổi văn hóa doanh nghiệp.

23. Phân tích văn hóa doanh nghiệp giữ người tài.

24. Văn hóa doanh nghiệp và thu hút nhân tài.

25. Tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện nay.

26. Một số khó khăn trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam.

27. Hoàn thiện công tác xây dựng văn hóa công nghiệp tại công ty A.

28. Văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre.

29. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

30. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Vinamilk và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Nếu bạn đang khó khăn trong việc lựa chọn đề tài tiểu luận hay không có thời gian làm bài luận thì hãy tham khảo DỊCH VỤ VIẾT TIỂU LUẬN THUÊ để lựa chọn một đơn vị uy tín và tin cậy nhất.

Với danh sách đề tài tiểu luận văn hóa doanh nghiệp mà Traloitructuyen.com đã cung cấp trên chắc hẳn đã mang tới cho bạn đọc thêm nhiều sự lựa chọn. Hy vọng qua đây các bạn sẽ chọn cho mình được đề tài phù hợp và hoàn thành tốt bài tiểu luận để đạt được điểm cao nhất. Chúc các bạn luôn luôn thành công.

Xem thêm

Tiểu Luận Về Văn Hóa Việt Nam, Tiểu Luận Nền Văn Hóa Việt Nam

Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị và ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm trong văn hóa. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa và giải quyết những vấn đề xã hội; nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những môi trường văn hóa xã hội bị hủy hoại mà mục tiêu kinh tế cũng không đạt được. Hơn nữa, văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa không thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là bản sắc dân tộc của văn hóa. Để xây dựng một nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng và nhà nước ta phải có những chính sách, biện pháp đúng đắn trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Từ đó, em chọn đề tài “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”….

Tiểu luận “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” A. MỞ ĐẦU

Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam. Người không chỉ cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa mà còn để lại những di sản vô cùng quý giá cho nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là hệ tư tưởng của đảng, của dân tộc ta mà còn là kim chỉ nam cho mọi đường lối, chính sách của Đảng để tiếp tục sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng. Văn hóa có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc.Theo Người, tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song con người là nhân tố quyết định. Để đưa đất nước đi lên, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế, nhưng chủ thể của hoạt động kinh tế lại chính là con người và thước đo trình độ con người lại chính là văn hóa. Người nhấn mạnh: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Vì thế, văn hóa không thể đứng ngoài “mà phải ở trong kinh tế và chính trị” và ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm“trong văn hóa”. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa và giảiquyết những vấn đề xã hội; nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những môi trường văn hóa – xã hội bị hủy hoại mà mục tiêu kinh tế cũng không đạt được. Hơn nữa, văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc. Hồ ChíMinh cho rằng, văn hóa không thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trướchết là văn hóa của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính làbản sắc dân tộc của văn hóa. Để xây dựng một nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng và nhà nước ta phải có những chính sách, biện pháp đúng đắn trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Từ đó, em chọn đề tài“ Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” B. NỘI DUNG

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

1. 1. Khái niệm văn hóa

1. 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa.

Cùng với định nghĩa về văn hóa, Hồ Chí Minh còn đưa ra Năm điểm lớn địnhhướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc , bao gồm: xây dựng tâm lý, luânlý, xã hội, chính trị và kinh tế. Như vậy, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quantâm đến văn hóa, đã thấy rõ vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội. Vìthế, ngay khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã bắt tay vào việc xây dựng, kiến tạo một nền văn hóa mới ở Việt Nam trên tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế,chính trị, xã hội, đạo đức đến tâm lý con người, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển đất nước

READ  Tiểu luận Nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay | Traloitructuyen.com

Vị trí và vai trò của văn hóa cũng được Hồ Chí Minh xác định rõ trong quanđiểm của mình. Thứ nhất, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiếntrúc thượng tầng. Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội.

Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng, chính trịgiải phóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển. Theo Người: “Xã hội thế nào,văn hóa thế ấy Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ, thì văn hóa cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được”. Chúng ta phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc để giải phóng chính quyền, giải phóng chínhtrị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển. Kinh tế phải đi trước một bước. Xây dựng kinh tế để làm nền tảng cho việc xây dựng văn hóa. Hai là, văn hóa không thể đưng ngoài mà phải ở trong kinh tế vàchính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.Người cho rằng, văn hóa có tính tích cực, chủ động, đóng vai trò to lớn như mộtđộng lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và chính trị. Văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa, điều mà chủ nghĩa xã hội và thời đại đang đòi hỏi.

Nền văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm ba tính chất: tính dân tộc,tính khoa học và tính đại chúng. Điều đó có nghĩa là: văn hóa mỗi dân tộc đều cóbản sắc đặc trưng riêng, giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của các dântộc khác. Đồng thời, phải có tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại. Và nên văn hóa ấy phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên. Theo Hồ Chí Minh, văn hóa có ba chức năng. Một là, bồi dưỡng lý tưởng, tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp. Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí. Balà, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân. Hồ Chí Minh chia văn hóa làm ba lĩnh vực: văn hóa giáo dục, văn hóa văn nghệ và văn hóa đời sống.

II. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới đấtnước hiện nay.

2. 1. Thực trạng nền văn hóa Việt Nam trong thời gian qua

2.1.2. Thành tựu.

Trong điều kiện đất nước ta đi lên xã hội chủ nghĩa, trải qua hơn 30 năm đổi mới, cùng với những thay đổi tích cực của nền kinh tế xã hội, văn hóa Việt Namcũng đã đạt được những thành tựu đáng kể.Trong lĩnh vực tư tưởng, lối sống và đạo đức, chúng ta luôn đi theo con đườngchủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây chính là con đường đúngđắn mà nước ta đã kiên định từ đầu, vận dụng sáng tạo để phát triển nền văn hóa dân tộc, đảm bảo cho đời sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng. Đảng ta luôn lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tương Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Các cán bộ, đảng viên luôn có ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần trách nhiệm và năng lực tổchức thực tiễn. Nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng bước hình thành. Mỗi công dân được khuyến khích và có cơ hội phát huy tính năng động, tích cực, sở trường và năng lực cá nhân. Do đó, không khí dân chủ trong xã hội ngày càng tăng lên. Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lâp thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những việclàm thiết thực hướng về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến, nhớ ơn các anhhùng dân tộc, quý trọng danh nhân văn hóa, đền ơn đáp nghĩa những người cócông với đất nước, lá lành đùm lá rách trở thành phong trào quần chúng. Mọi công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.

Sự nghiệp giáo dục thu được những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, trình độ học vấn của nhân dân, làm tăng thêm sức mạnh nội sinh. Ứng dụng khoa học – kĩ thuật ngày càng phổ biến trong hoạt động sản xuất và đời sống giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hiệu quả sản xuất.Trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, các hoạt động sáng tạo có bước phát triển mới. Các bộ môn nghệ thuật truyền thống được giữ gìn, phát huy và nhiều bộ môn nghệ thuật mới được sáng tạo thêm hoặc học hỏi từ các nước bạn bè trên thế giới. Hoạt động lý luận, phê bình đã đạt được những kết quả tích cực, khẳng định mạnh mẽ văn nghệ cách mạng và kháng chiến, đẩy lùi một bước những quan điểm sai trái. Số đông văn nghệ sĩ được rèn luyện và thử thách trong thực tiễncách mạng, có vốn sống, giàu lòng yêu nước; trước những biến động của thời cuộc và những khó khăn của đời sống vẫn giữ gìn được phẩm chất, kiên địnhquan điểm sáng tác phục vụ nhân dân, làm sứ mệnh người nghệ sĩ – chiến sĩ. Nhiều văn nghệ sĩ tuổi cao, vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tạo, lớp trẻ có nhiều cố gắng tìm tòi cái mới. Văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số có bước tiến đángkể. Đội ngũ những nhà văn hoá người dân tộc thiểu số phát triển cả về số lượng, chất lượng, đã có những đóng góp quan trọng vào hầu hết các lĩnh vực văn học, nghệ thuật

Thông tin đại chúng phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô, về nội dung và hình thức, về in ấn, phát hành, truyền dẫn, ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của xã hội. Hệ thống mạng thông tin trong nước và quốc tế được thiết lập, tạo khả năng lựa chọn, khai thác các nguồn thông tin bổ ích phục vụ đông đảo công chúng. Đội ngũ các nhà báo ngày càng đông và có bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng và nghiệp vụ.

READ  Top 10 bài tiểu luận quản lý nhà nước hay nhất không thể bỏ qua - Top Báo Cáo Thực Tập Tốt Nhất

Hoạt động giao lưu văn hoá với nước ngoài được mở rộng. Chúng ta có dịp tiếp xúc rộng rãi với những thành tựu văn hoá nhân loại, đồng thời giới thiệu với nhân dân các nước khác những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hoá Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã quan tâm tăng cường bộ máy tổ chức, ban hành những văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động của ngành văn hoá. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hóa được nâng cao, xây dựng thêm nhiều nhà văn hoá, câu lạc bộ, bảo tàng, thư viện, cửa hàng sách báo, khu vui chơi giải trí…và đã có những phương thức hoạt động mới có hiệu quả.

2.1.3. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền văn hóa nước ta vẫn còn tồn tại.

Trước hết là ở trong nhận thức tư tưởng, trong đạo đức và lối sống của ngườidân, ngay cả trong nội bộ cán bộ, đảng viên.Trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, một số người dao động, hoài nghi về con đường xã hội chủ nghĩa, phủ nhận thành quả của chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phủ nhận lịch sử cách mạng hào hùng của nước Việt Nam ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.

Nhiều người còn sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ…đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp. Hoạt động buôn lậu và nạn tham nhũng phát triển. Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng. Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến, gây nghiều hậu quả xấu cho nhân dân. Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là trong việc cưới xin, tang lễ, lễ hội…Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền. Nạn tham nhũng, dùng tiền của Nhà nước tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đoạ không được ngăn chặn có hiệu quả. Hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địavị, cục bộ, địa phương, bè phái mất đoàn kết khá phổ biến. Những tệ nạn đó gây sự bất bình của nhân dân, làm tổn thương uy tín của Đảng, của Nhà nước. Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò, bạn bè, môi trường giáo dục xuống cấp, lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi, nghiện ma tuý…ở một bộ phận học sinh, sinh viên. Nhiều học sinh, sinh viên có hiện tượng coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Đời sống văn học, nghệ thuật còn những mặt bất cập. Nhiều tác phẩm được tạo ra chỉ với mục đích thương mại mà không mang tính nghệ thuật, nhân văn . Trong sáng tác và lý luận, phê bình, đã có lúc nảy sinh khuynh hướng phủ nhận thành tựu văn học cách mạng và kháng chiến, đối lập văn nghệ với chính trị, nhìn xã hội với thái độ bi quan. Một số ngành nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu, đặc biệt là sân khấu truyền thống gặp rất nhiều khó khăn, chưa hướng tới được đông đảo nhân dân.Lãnh đạo quản lý trong xuất bản văn học, nghệ thuật còn nhiều sơ sở. Thiếu sự đầu tư trọng điểm và lâu dài cho sự ra đời những tác phẩm lớn, cho việc giữ gìn và phát triển những ngành nghệ thuật truyền thống.

Về thông tin đại chúng, còn nhiều sản phẩm chất lượng thấp, chưa kịp thời phát hiện và lý giải những vấn đề lớn do cuộc sống đặt ra. Báo chí chưa biểu dương đúng mức những điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, cũng như thiếu sự phê phán kịp thời những việc làm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạo đức xã hội. Không ít trường hợp thông tin thiếu chính xác, làm lộ bí mật quốc gia. Xu hướng lạm dụng quảng cáo để thu lợi còn khá phổ biến. Một số ít nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông tin thiếu trung thực, gây tác động xấu đến dư luận xã hội, nhưng chưa được xử lý kịp thời theo pháp luật.

Giao lưu văn hoá với nước ngoài chưa tích cực và chủ động, còn nhiều sơ hở.Số văn hoá phẩm đồi trụy, phản động xâm nhập vào nước ta còn quá lớn, trongkhi đó, số tác phẩm văn hoá có giá trị của ta đưa ra bên ngoài còn quá ít. Lực lượng hoạt động văn hoá – văn nghệ trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay không nhỏ, đã có những công trình nghiên cứu, tác phẩm văn học, nghệ thuật tốt hướng về Tổ quốc. Song chúng ta còn thiếu những biện pháp tích cực giúp đồng bào tìm hiểu sâu văn hoá dân tộc, liên hệ mật thiết với tổ quốc, góp phần đấu tranh với những hoạt động chống phá đối với Tổ quốc

Chính sách khuyến khích và định hướng đầu tư xã hội cho phát triển văn hoá còn chưa rõ. Ở nhiều vùng nông thôn, nhất là vùng sâu,vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng, kháng chiến trước đây, đời sống văn hoá còn quá nghèo nàn

Để khắc phục được những yếu kém, phát huy những lợi thế đó, Đảng và nhà nước ta phải có những chính sách đúng đắn, hợp lý, từ đó xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Lối mở đầu tiểu luận văn hóa đã quốc gia
  • Các đề tài nghiên cứu về văn hóa
  • Một sở bài tiểu luận về cơ sở văn hóa Việt Nam
  • Tiểu luận nghiên cứu khoa học về văn hóa
  • Lời mở đầu tiểu luận văn hóa
  • Tiểu luận văn hóa học
  • Tiểu luận văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập
  • Tiểu luận văn hóa và phát triển
See more articles in the category: Tiểu luận