30 Đề tài tiểu luận quản trị học mẫu và Cách viết lời mở đầu hay nhất |Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: Tổng hợp 30 đề tài tiểu luận quản trị học hay nhất

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Lời mở đầu tiểu luận quản trị
  • Dàn ý lời mở đầu tiểu luận
  • lời mở đầu tiểu luận triết học mác - lênin
  • Lời mở đầu tiểu luận về nhà nước
  • Lời mở đầu tiểu luận du lịch
  • Cách viết lời mở đầu tiểu luận chủ nghĩa xã hội
  • Lời mở đầu tiểu luận ngành y
  • Lời mở đầu tiểu luận ngành may
 
30 Đề tài tiểu luận quản trị học mẫu và Cách viết lời mở đầu hay nhất

30 Đề tài tiểu luận quản trị học mẫu và Cách viết lời mở đầu hay nhất

 

Bạn đang phân vân không biết chọn đề tài hay làm tiểu luận quản trị học như thế nào? Bắt đầu từ đâu để đi đúng hướng, không phải lòng vòng sửa đi sửa lại tốn nhiều thời gian? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chọn đề tài tiểu luận quản trị học phù hợp và cách viết lời mở đầu dẫn dắt vào bài tiểu luận thuyết phục nhất.

  • Tiểu luận quản trị học về phong cách lãnh đạo
  • Tiểu luận quản trị học về doanh nghiệp
  • Tiểu luận quản trị học mẫu
  • Tiểu luận môn quản trị học đại cương
  • Lời mở đầu tiểu luận quản trị học
  • Bài tiểu luận quản trị học mẫu
  • Tiểu luận quản trị học về ra quyết định

Tổng hợp 30 đề tài tiểu luận quản trị học hay nhất

Tổng hợp 30 đề tài tiểu luận quản trị học hay nhất

Tổng hợp 30 đề tài tiểu luận quản trị học hay nhất

Quản trị học là môn học trang bị cho sinh hệ thống các lý thuyết cơ bản nhất về quản trị. Bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

- Các khái niệm cơ bản về quản trị học như tổ chức, quản trị và nhà quản trị.

- Các chức năng cơ bản của nhà quản trị như hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát...

- Các yêu cầu kỹ năng và năng lực cần thiết đối với một nhà quản trị.

- Các môi trường của tổ chức, ý nghĩa và mục tiêu của việc phân tích môi trường đối với doanh nghiệp.

Bạn nên phân chia các nhóm đề tài tiểu luận quản trị học theo từng chức năng cụ thể. Như vậy thì việc chọn đề tài hay tìm kiếm tài liệu liên quan, quá trình làm bài của bạn cũng có trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Bạn có thể tham khảo những đề tài gợi ý theo một số nhóm chức năng cơ bản trong quản trị học sau đây:

Tiểu luận quản trị học về tổ chức

Chức năng tổ chức trong quản trị học là sự thiết lập một hệ thống các vị trí của từng cá nhân, bộ phận sao cho phối hợp làm việc với nhau một cách hiệu quả nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức.

Tham khảo ngay top 10 đề tài tiểu luận quản trị học về tổ chức hay sau đây:

1/ Tìm hiểu những kiểu cơ cấu tổ chức trong quản trị học được doanh nghiệp áp dụng phổ biến nhất hiện nay

2/ Phân tích yếu tố con người trong công tác quản trị doanh nghiệp

3/ Phân tích yếu tố cơ chế quản lý trong quản trị học

[external_link offset=1]

4/ Phân tích yếu tố cơ sở vật chất trong quản trị học

READ  File Mẫu Bìa Tiểu Luận Mẫu Đồ Án / Khóa Luận Tốt Nghiệp - Chia sẻ kiến thức, kết nối đam mê

5/ Phân tích yếu tố cơ cấu tổ chức trong quản trị học

6/ Phân tích yếu tố môi trường hoạt động trong quản trị học

7/ Các yếu tố cấu thành chức năng tổ chức trong quản trị học

8/ Các phương pháp xử lý xung đột trong tổ chức hiệu quả

9/ Trình bày các nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức trong quản trị học

yếu tố con người trong công tác quản trị

10/ Hoàn thiện các phương pháp kiểm tra, giám sát của Công ty X

Tiểu luận quản trị học về hoạch định

Hoạch định là một chức năng thiết yếu và nền tảng của một nhà quản trị. Đây là công việc đầu tiên của một nhà quản trị phải thực hiện để triển khai các hoạt động nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra. Chức năng hoạch định bao gồm quá trình xác định mục tiêu trong tương lai và những cách thức thực hiện, công cụ hỗ trợ phù hợp để đạt được mục tiêu đó.

Tham khảo ngay top 10 đề tài tiểu luận quản trị học về hoạch định mới nhất sau đây:

1/ Thực trạng công tác hoạch định nhân sự tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay ở Việt Nam

2/ Chức năng hoạch định trong hoạt động quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ

3/ Chính sách quản trị nguồn nhân lực và hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn ABC

4/ Phân biệt hoạch định chiến thuật và hoạch định chiến lược

5/ Cách vận dụng ma trận SWOT trong hoạch định chiến lược tại doanh nghiệp

6/ Quy trình hoạch định chiến lược tại doanh nghiệp

7/ Nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược của Công ty X: Thực trạng và giải pháp

8/ Ưu và nhược điểm của công cụ hỗ trợ hoạch định chiến lược trong quản trị học

9/ Thiết lập mục tiêu chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp

10/ Ma trận phát triển - tham gia thị trường (BCG) và cách sử dụng BCG trong hoạch định chiến lược tại doanh nghiệp

[external_link offset=2]

Đề tài tiểu luận quản trị học về lãnh đạo

Tham khảo ngay top 10 đề tài tiểu luận quản trị học về lãnh đạo dễ đạt điểm cao nhất:

1/ Phong cách lãnh đạo của CEO Phạm Hà

2/ Phong cách lãnh đạo của Công ty X

3/ Chức năng lãnh đạo trong quản trị học

4/ Bản chất của lãnh đạo, phân biệt sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản trị trong quản trị học

5/ Thực trạng công tác quản trị và lãnh đạo tại Công ty X

6/ Các lý thuyết về tạo động cơ làm việc cho nhân viên

7/ Ứng dụng của mô hình động cơ thúc đẩy của Porter và Lawler trong quản trị học

8/ Phân tích các phong cách lãnh đạo trong quản trị học

9/ Ưu và nhược điểm của phương pháp lãnh đạo bằng tâm lý, giáo dục, thuyết phục, động viên

10/ Ưu và nhược điểm của phương pháp lãnh đạo dân chủ

Trên đây là 30 đề tài tiểu luận quản trị học thông dụng dành cho sinh viên, bạn có thể tham khảo, lên ý tưởng đề tài cho bài luận của mình nhé. Ngoài ra, nếu bạn vẫn chưa ưng ý với các đề tài sẵn có này hoặc đang còn “tăn tăn” vì không biết cách viết, không có thời gian làm tiểu luận quản trị học. Hãy liên hệ với dịch vụ hỗ trợ & viết tiểu luận thuê của Luận Văn 2S nhé! Hãy cho chúng tôi biết vấn đề của bạn, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết nó!

Mẫu lời mở đầu tiểu luận quản trị học 

Lời mở đầu tiểu luận quản trị học về chức năng tổ chức

"Trong thời đại mà xã hội đang ngày càng phát triển văn minh và hiện đại thì kéo theo đó là sự xuất hiện của rất nhiều doanh nghiệp và tổ chức xã hội. Để duy trì và phát triển tổ chức của mình đứng vững trong môi trường có nhiều cạnh tranh thì đòi hỏi những nhà quản trị phải có phương pháp tổ chức phù hợp và hiệu quả. Nhà quản trị phải biết cách chèo lái thật khéo để hướng tổ chức của mình luôn đi đúng hướng. Hay nói cách khác thì các nhà quản trị phải thực chức năng quan trọng của mình là tổ chức. 

Việc cải cách cơ cấu tổ chức để doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Điển hình là Công ty X, vào năm 2015 đã xảy ra một sự cố tài chính rất nghiêm trọng do quản lý không hiệu quả và chức năng tổ chức đã không được thực hiện tốt. Và họ đã thực hiện một cuộc cải cách ngoạn mục để đảo ngược tình thế và vực dậy công ty của mình. Và họ đã làm như thế nào? Tất cả sẽ được trả lời trong bài tiểu luận này của chúng tôi."

Lời mở đầu tiểu luận quản trị học về lãnh đạo

Mong rằng, những chia sẻ về tiểu luận quản trị học trong bài viết này của chúng tôi sẽ hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình!

Xem thêm

Tổng hợp 5 mẫu lời mở đầu tiểu luận hay và ấn tượng nhất

Mẫu 1: Lời mở đầu hay cho bài tiểu luận kinh tế

loi_mo_dau_hay_cho_bai_tieu_luan

Mẫu 2: Lời mở đầu cho bài tiểu luận văn học

loi_mo_dau_cua_bai_tieu_luan

Mẫu 3: Lời mở đầu bài tiểu luận Marketing

loi_mo_dau_tieu_luan

Mẫu 4: Lời mở đầu tiểu luận triết học

loi_mo_dau_bai_tieu_luan

Mẫu 5: Lời mở đầu hay cho bài tiểu luận thực tế

loi_mo_dau_tieu_luan_1

Cách viết lời mở đầu tiểu luận hấp dẫn

Để viết được lời mở đầu thu hút, hấp dẫn. Điều đầu tiên, bạn nên tự đặt ra cho mình các câu hỏi “Cái gì”, “Vì sao” và “Bằng cách nào” đối với đề tài tiểu luận của bạn. Cụ thể:

  • Bài tiểu luận của bạn nói về vấn đề gì? 
  • Lý do vì sao đề tài này lại quan trọng (hữu ích)?
  • Bằng cách nào để bạn tranh luận cho lý lẽ của mình?
READ  Mẫu bìa tiểu luận đẹp nhất

Bạn đã có đáp án cho ba câu hỏi này rồi chứ? Vậy chúng ta bắt đầu các bước chi tiết để viết lời mở đầu tiểu luận hấp dẫn thôi nào! Bạn cũng nên xem qua bài viết: 10 Mẫu lời cảm ơn tiểu luận hay nhất để "combo" lời mở đầu, lời cảm ơn của bạn ghi điểm tuyệt đối nhé!

Bước 1: Mở đầu lời mở đầu bằng một câu đề

“Câu đề” ở đây có thể là một giai thoại ngắn, một lời trích dẫn, lời nói hài hước, một con số thống kê gây bất ngờ… để thu hút sự chú ý của người đọc. Chúng không nhất thiết phải xoay quanh một yếu tố cụ thể đến đề tài của bạn mà có thể là chủ đề liên quan tương đối rộng chẳng hạn!

Bước 2: Thêm thông tin cơ sở vào phần mở đầu

Sau câu đề, bạn nên cung cấp cho người đọc thêm một vài thông tin có liên quan đến chủ đề, đề tài. Bạn nên trình bày những yếu tố có liên quan nhất giúp cho người đọc hình dung được điều mà bạn sắp bàn luận. Ví dụ như: Tiểu luận của bạn nói đến vấn đề “Nhà nước có nên mở rộng vốn đầu tư vào nông nghiệp” thì bạn nên cung cấp thông tin về loại cây trồng, thách thức, khó khăn của người nông dân… Hay bạn đang phân tích về một tác phẩm văn học, bạn có thể tóm tắt ngắn gọn nội dung, nhân vật...

Bước 3: Trình bày luận điểm của tiểu luận

Thông thường, luận điểm chính của tiểu luận sẽ được thêm vào ở phần cuối cùng của lời mở đầu. Đây là thời điểm bạn cần nêu lên lý lẽ, chủ đề bàn luận của tiểu luận. Một luận điểm tốt là luận điểm cụ thể, có thể chứng minh và gây được sự chú ý, quan tâm. Đủ thuyết phục và hấp dẫn người đọc tiếp tục xem tiếp bài tiểu luận của bạn. Bạn nên sử dụng một số câu dẫn để chuyển tiếp giữa phần thông tin với trình bày luận điểm sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên nhất. 

loi_mo_dau_tieu_luan_2

Cách viết lời mở đầu cho bài tiểu luận

Một số lưu ý khi viết lời mở đầu cho bài tiểu luận

  • Cần nắm rõ 3 câu hỏi “thần thánh”: “Cái gì?”, “Vì sao?”, “Bằng cách nào?”. Hay nói cách khác, bạn phải hiểu rõ luận điểm của mình.
  • Không “vơ đũa cả nắm”.

  • Bạn cần cho người đọc hiểu rõ về những thứ mà họ đang đọc bằng việc sử dụng câu văn đơn giản, dễ hiểu và thú vị.

  • Bạn cũng có thể tìm kiếm các lối thông báo mới lạ thay cho việc trình bày trực tiếp mục đích đề tài tiểu luận bằng những câu văn mang như: “Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày....” hay “Bài tiểu luận này có mục đích…” 
  • Bạn nên lập cho mình một dàn ý bao gồm các nội dung chính. Sau đó mới triển khai chi tiết.

 Hướng dẫn cách viết lời mở đầu tiểu luận thu hút

Mục đích chính của đoạn văn giới thiệu là khơi gợi sự quan tâm của người đọc và xác định chủ đề cũng như mục đích của bài luận. Để viết được một lời mở đầu tiểu luận tốt bạn cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Thu hút sự chú ý của người đọc

Bắt đầu phần giới thiệu của bạn bằng một câu “hook” để thu hút sự chú ý của người đọc và giới thiệu chủ đề chung. Dưới đây là một số gợi ý về cách tạo một “hook”:

  • Nêu một sự thật hoặc thống kê thú vị về chủ đề của bạn
  • Đặt một câu hỏi tu từ
  • Tiết lộ một quan niệm sai lầm phổ biến về chủ đề của bạn
  • Đặt bối cảnh cho câu chuyện của bạn: ai, khi nào, ở đâu, cái gì, tại sao, như thế nào?
  • Chia sẻ một giai thoại (một câu chuyện ngắn hài hước) có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của bạn.
  • Hoặc vào thẳng chủ đề trọng tâm của bài.

Bước 2: Trình bày nguyên nhân lựa chọn đề tài

Bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:

  • Bài tiểu luận của bạn viết về chủ đề gì?
  • Lý do tại sao bạn lại lựa chọn chủ đề này cho bài tiểu luận của mình?
  • Tại sao chủ đề này lại quan trọng?
  • Chủ đề mà bạn nghiên cứu có ý nghĩa gì?

Hình ảnh lời mở đầu tiểu luận 1

Bước 3: Trình bày các nội dung cơ bản của bài tiểu luận

Như đã nói ở trên, mục đích của phần mở đầu để gây sự chú ý và thu hút người đọc đến với phần tiếp theo. Do đó, bạn cần tóm tắt các ý chính mà bạn dự định sẽ thảo luận ở phần thân bài để gợi sự tò mò cho người đọc, hay chính là giảng viên của bạn, hoặc cũng có thể là các sinh viên khác cùng lớp.

READ  Tiểu Luận Thực Hành Tham Vấn | Traloitructuyen.com

Kết thúc phần mở đầu bằng một câu liên kết với phần nội dung đầu tiên của thân bài.

  • Chú ý:
  • Lời mở đầu tiểu luận cần được viết ngắn gọn.
  • Các ý được sắp xếp một cách khoa học, logic.
  • Nhất định phải nêu lên được đề tài nghiên cứu là gì.
  • Không nên lấy tất cả các ý chính của thân bài để viết vào lời mở đầu mà phải tóm lược một cách súc tích mà vẫn giữ nguyên được về mặt ý nghĩa.

 

Bạn có nên viết phần giới thiệu trước không?

Bạn có thể điều chỉnh lời mở đầu sau khi hoàn thành phần nội dung chính của bài. Tuy nhiên, để định hình tốt nhất cho bài tiểu của mình bạn nên viết lời mở đầu ngay khi bắt tay vào làm bài.

Bản nháp đầu tiên của bạn có thể không có phần mở đầu tốt nhất, nhưng khi bạn tiếp tục viết, những ý tưởng mới sẽ đến với bạn và suy nghĩ của bạn sẽ phát triển tập trung rõ ràng hơn. Hãy lưu ý những điều này và khi bạn làm việc thông qua các bản sửa đổi, hãy tinh chỉnh phần mở đầu của mình. 

Nếu bạn đang gặp khó khăn với phần mở đầu, hãy làm theo sự hướng dẫn của những người viết khác là bỏ qua nó ngay lúc này. Nhiều người viết bắt đầu với phần thân bài và phần kết luận và quay lại phần giới thiệu sau đó. Đó là một cách tiếp cận hữu ích, tiết kiệm thời gian nếu bạn thấy mình bị mắc kẹt trong những từ đầu tiên.

Bắt đầu từ nơi dễ bắt đầu nhất. Bạn luôn có thể quay lại từ đầu hoặc sắp xếp lại sau, đặc biệt nếu bạn đã hoàn thành phác thảo hoặc khuôn khổ chung được vạch ra như một dàn bài. Nếu bạn không có một phác thảo, thậm chí chỉ cần bạn bắt đầu bắt tay vào phác thảo ý tưởng, các ý của bạn sẽ được sắp xếp một cách thụ động từ trong tư duy.

hinh-anh-loi-mo-dau-tieu-luan-3

Tổng hợp các mẫu lời mở đầu bài tiểu luận hấp dẫn nhất

3.1. Mẫu lời mở đầu bài tiểu luận ngành Marketing 

Đề tài: Nâng cao chất lượng thương hiệu của Công ty TNHH X

Ngày nay kinh tế ngày càng phát triển cùng với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu đã tạo ra cơ hội phát triển vô cùng lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên nó cũng tạo ra thách thức và khó khăn không hề nhỏ khi mà tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải cải tiến, nâng cao chất lượng không ngừng để thỏa mãn các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng để có thể chiếm được lòng tin, ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

Do đó mà nâng cao chất lượng đang là vấn đề vô cùng cấp thiết và quan trọng để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường hiện nay.

Nâng cao chất lượng ở đây không chỉ dừng lại ở chất lượng sản, phẩm dịch vụ mà nó còn là nâng cao chất lượng thương hiệu, tăng độ nhận biết, lòng tin của khách hàng với thương hiệu sản phẩm, dịch vụ, từ đó gia tăng vị thế của thương hiệu trên thị trường.

Công ty TNHH X được thành lập từ năm 2010, đến nay đã trải qua 10 năm hoạt động và phát triển. Các nhà quản trị của công ty đã có nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, đến nay thương hiệu của công ty vẫn chưa nhận được sự nhận biết và đánh giá cao từ khách hàng, trong đó có cả những khách hàng thân quen.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, em xin chọn đề tài “Nâng cao chất lượng thương hiệu của Công ty TNHH X” làm đề tài tiểu luận của mình nhằm có được những đánh giá cụ thể về chất lượng, mức độ nhận biết và hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu của công ty, từ đó đưa ra đề xuất giúp nâng cao chất lượng thương hiệu của Công ty, góp phần nâng cao vị thế thương hiệu của Công ty trên thị trường.

3.2. Mẫu lời mở đầu hay cho bài tiểu luận ngành triết học 

hinh-anh-loi-mo-dau-tieu-luan-2

3.3. Mẫu lời mở đầu tiểu luận ngành quản trị 

hinh-anh-loi-mo-dau-tieu-luan-3

Xem thêm: 7 Mẫu Lời Cảm Ơn Trong Tiểu Luận Hay Và Cảm Động Nhất

3.4. Mẫu lời mở đầu bài tiểu luận ngành kinh tế 

hinh-anh-loi-mo-dau-tieu-luan-4

3.5. Mẫu lời mở đầu tiểu luận ngành Quản trị nhân sự 

hinh-anh-loi-mo-dau-tieu-luan-5

3.6. Lời mở đầu tiểu luận ngành Triết học 

hinh-anh-loi-mo-dau-tieu-luan-6

hinh-anh-loi-mo-dau-tieu-luan-7

3.7. Lời mở đầu tiểu luận kinh tế 

hinh-anh-loi-mo-dau-tieu-luan-8

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Lời mở đầu tiểu luận triết học
  • Dàn ý lời mở đầu tiểu luận
  • lời mở đầu tiểu luận triết học mác - lênin
  • Lời mở đầu tiểu luận về nhà nước
  • Lời mở đầu tiểu luận du lịch
  • Cách viết lời mở đầu tiểu luận chủ nghĩa xã hội
  • Lời mở đầu tiểu luận ngành y
  • Lời mở đầu tiểu luận ngành may
See more articles in the category: Tiểu luận