Một số yêu cầu về kỹ năng làm bài nghị luận xã hội – Ngữ Văn lớp 9

Or you want a quick look:

Bài viết dưới đây sẽ nêu một vài yêu cầu khi các em viết văn nghị luận xã hội ngữ văn 9

1. Một số yêu cầu về kĩ năng

[external_link_head]

1.1. Phân tích đề bài để xác định vấn đề cần nghị luận

Trước một đề văn nghị luận xã hội, cần đặt ra và lần lượt trả lời hai câu hỏi:

– Đề yêu cầu nghị luận về vấn đế gì? (Về đạo đức – nhân sinh; về tư tưởng văn hoá; về lịch sử, kinh tế, chính trị; về địa lí, môi trường,…)

– Thao tác nghị luận chính cần sử dụng trong quá trình viết bài là gì? (Chứng minh, giải thích, bình luận,…)

1.2. Vận dụng các thao tác lập luận để làm bài văn nghị luận xã hội

Nhìn chung, các dạng bài nghị luận xã hội đều đòi hỏi người viết phải vận dụng, kết hợp các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận, trong đó, ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận,

a) Giải thích

[external_link offset=1]

– Đây là thao tác cần thực hiện để xác định vấn đề cần nghị luận, nhất là đối với những đề nêu yêu cầu về vấn đề nghị luận dưới hình thức những câu danh ngôn, định nghĩa, khái niệm,… Với thao tác này, người viết tìm hiểu và lí giải, làm sáng tỏ nội dung của đề bài, hiểu được thấu đáo vấn đề cần nghị luận.

– Các bước cụ thể cần thực hiện trong thao tác giải thích là:

+ Làm sáng tỏ vấn đề: Lí giải từ ngữ, điển tích, khái niệm,… để hiểu được vấn đề cốt lõi được đế cập tới trong đề bài là vấn đề gì. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng một câu trích dẫn nổi tiếng hoặc một ý tưởng do người ra để đề xuất thì cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ vấn đề theo cách đi từ những từ ngữ, khái niệm cụ thể đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy, cần giải thích cả nghĩa đen và nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn để là một hiện tượng đời sống, cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới hình thức nào (miêu tả, nhận diện,…)- Đây là bước trả lời cho câu hỏi Là gì?.

READ  22 dàn ý nghị luận xã hội ôn thi vào lớp 10

+ Lí giải vấn để: Tìm hiểu cơ sở, căn nguyên của vấn đề; đồng thời dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập một cách hiểu đúng đắn, sâu sắc, có tính khoa học nhằm phản biện lại những cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ. Người viết cần suy nghĩ kĩ đế có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô-gíc vể mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng. Đây là bước trả lời cho câu hỏi Tại sao?.

b) Chứng minh

– Đây là thao tác làm sáng tỏ chân lí bằng các dẫn chứng và lí lẽ. Khi người viết đã chấp nhận cái chân lí thể hiện trong một phát ngôn nào đó, nhiệm vụ cần làm tiếp theo là phải thuyết phục người khác cùng chấp nhận bằng cách đưa ra những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống, từ lịch sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu). Kèm theo dẫn chứng là những lí lẽ xác đáng, lập luận vững chắc, thuyết phục.

– Các bước cần thực hiện trong thao tác chứng minh:

+ Làm rõ điều cần chứng minh được nêu trong đề bài: Tìm hiểu điều cần phải chứng Iĩiinh, làm cho người khác thống nhất, đồng tình với cách hiểu của mình.

+ Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lí lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh: Trên cơ sở nguồn dẫn chứng trong vốn tư liệu của mình, cần tìm và lựa chọn những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu nhất (với mỗi nội dung cụ thể, có thể chọn một vài dẫn chứng đủ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh). Để dẫn chứng và lí lẽ có sức thuyết phục, nên sắp xếp chúng thành một hệ thống mạch lạc, chặt chẽ, theo một trong các trình tự: thời gian (từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại hoặc ngược lại,…); không gian (từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại,…)

READ  Nghị luận về lòng biết ơn ngắn gọn và chi tiết (19 mẫu)

+ Rút ra kết luận vế định hướng nhận thức và hành động: Vận dụng vấn để vào thực tiễn cuộc

sống hôm nay để định hướng nhận thức và hành động cho bản thân và mọi người.

Xem thêm: Những vấn đề chung về Nghị luận xã hội – Ngữ văn lớp 9

c) Bình luận

[external_link offset=2]

– Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả việc giải thích và chứng minh. Tuy nhiên, khi được sử dụng kết hợp trong thao tác bình luận, phần giải thích và chứng minh cần viết cô đọng, ngắn gọn để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận nhằm bàn luận, mở rộng để làm rõ vấn đề.

– Các bước cần thực hiện trong thao tác bình luận:

+ Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.

+ Bày tỏ thái độ, dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề (hiện tượng). Làm việc này chính là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận. Thông thường,’thái độ của người bình luận đối với vấn dề (hiện tượng) thể hiện ở ba khả năng: hoàn toàn nhất trí; chỉ nhất trí một phần (có giới hạn, có điều kiện); không nhất trí (bác bỏ hoàn toàn). Trên cơ sở thái độ được xác định, người viết bàn luận mở rộng vấn đề (hiện tượng) dưới nhiều góc độ để có cái nhìn thấu đáo hơn, toàn diện hơn.

READ  Nghị luận về việc giữ chữ tín trong cuộc sống

+ Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề (hiện tượng) trong cuộc sống hiện tại.

– Văn nghị luận xã hội cần ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ nhưng phải đảm bảo đủ ý và tránh khô khan, máy móc. Muốn làm được điều đó, cần:

+ Sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận như giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ,… với hệ thống luận điếm, luận cứ và lập luận rõ ràng, rành mạch, chặt chẽ.

+ Sử dụng thành thạo các phương pháp lập luận trong văn nghị luận, bao gồm: phương pháp suy luân nhân quả, phương pháp suy luận tổng – phân – hợp, phương pháp suy luận tương đồng, phương pháp suy luận tương phản,…

+ Tuân thủ các bước hình thành văn bản, bao gồm: lập ỷ, xác định hệ thống luân điểm, sắp xếp thành bố cục bài vãn và triển khai viết bài văn hoàn chỉnh. Các phần, các đoạn trong bài văn cần được liên kết một cách chặt chẽ về nội dung và hình thức.

+ Huy động, lựa chọn, sử dụng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng thích hợp, tiêu biểu, đủ sức thuyết phục người đọc, người nghe. [external_footer]

See more articles in the category: Nghị luận

Leave a Reply