Sám hối là gì? Ý nghĩa và cách thực hiện đúng Pháp

Or you want a quick look: Sám hối là gì?

Chúng ta thường nghe đến từ sám hối, nhưng chắc rằng không phải bất kỳ ai cũng hiểu trọn vẹn sám hối là gì? Ý nghĩa và cách thực hiện sám hối đúng Pháp? Đã đến với Đạo, am hiểu sâu sắc về những khía cạnh kiến thức của Phật Pháp là quý vị đã bước được phân nửa chặng đường đến với giác ngộ.

Sám hối là gì?

Nói một cách dễ hiểu, sám hối là tự mình ăn năn, hổ thẹn về những lỗi lầm gây ra trong quá khứ. Từ đó nguyện không tái phạm lỗi lầm đó lần nữa. Giải thích theo cách khác thì trọng tâm của sám hối là “ăn năn chừa bỏ”.

[external_link_head]

Sám hối là gì? Ý nghĩa và cách thực hiện đúng Pháp

Tuy nhiên, nếu quý vị vin vào hai chữ sám hối, cứ phạm lỗi rồi sám hối thì không còn ý nghĩa gì nữa. Đây không phải là phương pháp sám hối Phật dạy. Trong đạo Phật, mọi sai lầm phát sinh từ thân miệng ý - thân làm điều sai, miệng nói điều ác, ý buông lung niệm ác, khi quý vị nhận ra lỗi lầm của mình, tha thiết hối lỗi quyết không tái phạm. 

Ý nghĩa của việc Sám hối trong Phật giáo

Trong kinh Trường A Hàm, đức Phật có dạy rằng  "Ai biết sửa đổi lỗi lầm thì người đó có tiến bộ trong giáo pháp của Như Lai". Trong kinh tứ thập nhị chương, đức Phật cũng khẳng định rằng "Người có lỗi không biết sửa đổi, diệt trừ nơi tự tâm, thì lỗi ấy sẽ đến thân, như nước chảy về biển, dần dần thành sâu rộng ". Điều này không chỉ đúng với đạo mà cả với đời. Người biết sửa đổi những lỗi lầm sẽ ngày càng tiến bộ, còn người ngập sâu trong vũng bùn tội lỗi sẽ u mê không lối thoát, dần dần mất đi bản tính thiện của chính mình.

READ  Tuổi Kỷ Hợi hợp với tuổi nào?

Nên là, sám hối có ý nghĩa to lớn trong việc sửa mình, nâng cao phẩm giá, các hạnh lành để bản thân ngày càng hướng đến chân thiện mỹ. Khi trong hiện tại không tạo các nhân xấu mà nuôi nhiều nhân tốt thì sẽ nhận được những quả tốt đẹp. Chẳng phải chúng ta vẫn thường nghe “gây nhân tạo quả” đấy sao!

[external_link offset=1]

Sám hối là gì? Ý nghĩa và cách thực hiện đúng Pháp

Hơn nữa, khi mắc phải những lỗi lầm, quý vị chịu khó sám hối, quyết không tái phạm sẽ khiến thân tâm luôn được nhẹ nhàng, tránh xa những lo âu phiền muộn. Đây chính là cảnh giới của sự tự tại, thanh thản. 

Cách Sám hối đúng Pháp trong Phật giáo

Trong đời thường, người mắc phải những sai lầm, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có những cách trừng phạt hoặc tự trừng phạt khác nhau. Có người tra tấn bản thân mình bằng đòn roi, có người đem lễ vật cúng để xin tội,... Nhưng quý vị tuyệt đối không nên đánh đồng giữa đời và đạo. Đạo Phật không hề bắt buộc chúng ta phải làm như vậy mới gọi là sám hối. Đối với Phật Pháp, sám hối chính là quán xét lại tội lỗi mình đã gây ra và thành tâm ăn năn hối cải. 

Đạo Phật thường lấy ngày 14 ÂL và 30 ÂL để làm ngày sám hối. Quý Phật tử thường đến chùa vào 2 ngày này, họ đọc kinh và lạy Hồng Danh 108 Đức Phật. Đây là cách sám hối đúng Pháp.

Sám hối là gì? Ý nghĩa và cách thực hiện đúng Pháp

Tuy nhiên, quý vị không nên cho rằng cứ lạy Phật xong thì tội nghiệp sẽ được tiêu trừ hẳn, mà đây chỉ là một phương tiện để thông qua kinh kệ, quý vị sẽ được thức tỉnh lại những lỗi lầm và ăn năn hối lỗi. 

READ  Dùng từ “Ban giám hiệu”, “Hội phụ huynh” có chính xác không? – Giáo dục Việt Nam

Các hình thức sám hối trong đạo Phật

Có nhiều hình thức sám hối để quý vị học hỏi, như sau:

Tác pháp sám hối

Khi chúng ta mắc phải lỗi lầm, thỉnh các vị Cao Tăng thanh tịnh đến để chứng minh và chú nguyện. Trách nhiệm của quý vị là thành thật bày tỏ tất cả những tội lỗi một cách rõ ràng, thành khẩn. Sự ăn năn thành tâm của quý vị cộng với chú nguyện của chư Tăng sẽ giúp đẩy lùi bớt những tội nghiệp mắc phải, đạt được thanh tịnh. 

Hồng danh sám hối

Pháp sám hối hồng danh nghĩa là sám hối trì niệm danh hiệu Phật, nghĩ về những công hạnh cao đẹp, hoàn mỹ của chư Phật. Tự tâm chúng ta phát nguyện thực hành theo để chuyển đổi cái tâm xấu ác của chính mình. Quý vị quỳ lạy 108 lần, con số 108 này cũng ám chỉ 108 phiền não. Đây là phương pháp sám hối mà hầu hết các chùa đều thực hành. 

[external_link offset=2]

 Thủ tướng sám hối

Đây là một pháp sám hối dành cho người tu hành có trình độ cao hoặc ở chỗ không có Tăng, khó hơn những pháp trước. Trước tiên, quý vị phải đến trước tượng Phật thành tâm lễ bái, cung kính và trình bày những lỗi lầm đã phạm. Phát nguyện ăn năn, chừa bỏ. Điều quan trọng là thực hành việc này cho đến khi thấy được hảo tướng như là hào quang, Phật hay Bồ-tát đến xoa đầu thì mới có kết quả. Cho nên, không phải ai cũng có thể thực hiện được pháp sám hối này. 

Sám hối là gì? Ý nghĩa và cách thực hiện đúng Pháp

Vô danh sám hối

Đây là một phương pháp siêu việt rất cao, vô cùng cao về độ khó. Chỉ có các bậc thượng căn mới có thể hành trì. Vô danh nghĩa là các bậc Thánh không còn sanh tử, thanh tịnh hoàn toàn. 

Nói chung, quý vị hãy nhìn lại trước đây, mình có làm gì sai trái khiến tâm tư luôn khó chịu, mệt mỏi hay không? Nếu có, hãy thực hành ngay pháp sám hối, ăn năn sửa đổi. Có như thế tâm này mới đạt được sự an yên đích thực, những nghiệp xấu mới vơi đi ít nhiều.

READ  CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ KĨ THUẬT TRÊN CẦN CÂU – HOA BAN CAMP™

>>>Tìm hiểu thêm: Niết bàn là gì? Ý nghĩa

Sám hối là gì? Ý nghĩa và cách thực hiện đúng Pháp

TRẦN VĂN BẠO

Xin chào, tôi là điêu khắc gia Trần Văn Bạo. Tôi có niềm đam mê mãnh liệt với Mỹ Thuật Phật Giáo đặc biệt là tạc tượng đài Phật Giáo. Có lẽ tôi có duyên sâu dày với lĩnh vực này và đặc biệt tượng đài phật giáo là tâm huyết mãnh liệt của tôi. Vận dụng những kiến thức điêu khắc khi được đào tạo tại trường Đại Học Mỹ Thuật HCM cùng những nghiên cứu về Phật Pháp khi có duyên tu tập tại chùa Huê Nghiêm Phú Nhuận 3 năm, sau bao nhiêu năm tôi tự xây dựng, dẫn dắt đội ngũ riêng của tôi đã xây dựng không ít tôn tượng phật giáo lớn nhỏ trong và ngoài nước. Và để đi đến thiết lập lại đội ngũ mạnh mẽ hơn, chuyên nghiệp hơn tôi đã ra quyết định thành lập công ty TNHH BUDDHIST ART. Đó là niềm tự hào của không chỉ riêng anh em đồng đội mà còn là niềm tin chắc chắn của các bạn hữu tín đồ phật giáo, chùa chiền, các sư thầy sư cô về vấn đề xây dựng tượng đài Đức Phật. Chúng tôi có châm ngôn làm việc riêng bằng cả tâm huyết đó là: "Muốn tạc tượng Phật trong lòng phải có Phật", cho nên trước nay chúng tôi đã xây dựng không ít kiệt tác tượng đài phật giáo lớn nhỏ trong và ngoài nước đạt được tính an toàn, chất lượng, mỹ thuật cao nhất. Rất mong được đồng hành trợ duyên cùng quý đèn trang trí Sư Thầy, Sư Cô, Phật Tử trên con đường phát triển Mỹ Thuật Phật Giáo. Xin chân thành cảm ơn!

[external_footer]
See more articles in the category: Wiki

Leave a Reply