SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ 18 THÁNG TUỔI VÀ CÁCH CHĂM SÓC

Or you want a quick look:

Khi bé 18 tháng tuổi, các kỹ năng vận động và nhận thức của bé ngày càng hoàn thiện. Bé 18 tháng tuổi đã lớn hơn trước rất nhiều, bé cao hơn, và khung xương cũng đã vững chắc hơn trước, dù bố mẹ vẫn thấy bé còn rất nhỏ. Chăm sóc bé 18 tháng tuổi đòi hỏi mẹ vừa phải biết làm thế nào cho bé vừa tự do, thoải mái khám phá và cảm nhận thế giới vừa giúp chúng phát triển các kỹ năng. Thông qua đó, mẹ vừa giúp bé hoàn thiện các kỹ năng, vừa đánh giá được khả năng vận động, nhận thức và các chức năng khác của cơ thể bé.

SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 18 THÁNG TUỔI

1. Phát triển kỹ năng vận động

Năng lực thể chất của bé ở độ tuổi này có sự phân hóa rõ rệt. Không cần sự trợ giúp của bố mẹ, một số bé 18 tháng tuổi có thể leo cầu thang, nhún nhảy, tự di chuyển quanh phòng bằng cách vịn vào vật dụng trong nhà, nhiều bé đã có thể chạy, tuy nhiên vẫn chưa vững và có thể bị té ngã. Ngoài những hoạt động mạnh, phần lớn các bé ở giai đoạn này đều có thể làm những hoạt động nhẹ nhàng như xếp hình, lật giở sách hoặc vẽ nguệch ngoạc bằng bút chì màu.

[external_link_head]

Hãy luôn sẵn sàng vì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Bố mẹ có thể ngạc nhiên về sự phát triển tổng thể những bộ phận trong cơ thể bé. Tìm kiếm đồ chơi bên ngoài sẽ thúc đẩy bé leo trèo như việc nhún nhẩy và đứng tự do trong khung leo trèo. Làm một trong những điều đó sẽ giúp bé có những giờ chơi rất thoải mái và giúp xây dựng sức mạnh và sự nhanh nhẹn thể chất của bé.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ 18 THÁNG TUỔI VÀ CÁCH CHĂM SÓC

Đối với bé, đâu đâu cũng toàn những điều mới mẻ và thú vị

Các dấu hiệu phát triển kỹ năng vận động của bé 18 tháng tuổi:

  • Trèo lên các đồ vật, có thể tự mình leo ra khỏi cũi
  • Tự đi một mình hoặc ít nhất có thể vịn vào đồ vật và bước đi
  • Có thể đi lùi và đi theo vòng tròn
  • Có thể cố gắng đá vào một quả bóng với độ chính xác không cao
  • Có khả năng chạy
  • Bò lên cầu thang; có thể đi lên cầu thang nếu được giúp đỡ
  • Có thể nhảy múa
  • Có chủ ý khi thả vật dụng ra khỏi tay, nhất là vào thời điểm gần 18 tháng tuổi
  • Sử dụng muỗng hoặc nĩa
  • Tự cởi quần áo ra; giơ thẳng tay chân lúc mặc quần áo
  • Biết lật các trang sách
  • Có thể vẽ nguệch ngoạc
  • Có khả năng ném các vật lên cao

2. Khả năng ngôn ngữ 

Tại thời điểm này, bé đã biết thêm được khá nhiều từ mới, nhưng việc phát âm rõ ràng vẫn hơi “quá sức” vì phần lớn các bé sẽ có sự nhầm lẫn, nói ngọng nói đớt giữa một số âm tiết như “T” và “Th”, “S” hoặc “R”. Khi bé phát âm sai, mẹ nên kiên nhẫn và dành thêm thời gian nói lại từ bé phát âm sai để bé lập lại. Không nên la mắng hay chọc ghẹo bé.

READ  Xem ý nghĩa tướng mắt cười cho cả nam và nữ

Ngoài ra, ở thời điểm này trở đi, mẹ có thể dạy bé về tên, vị trí của mắt, mũi, miệng và các bộ phận cơ thể đơn giản khác vì bé đang vào giai đoạn phát triển nhận thức cùng con chơi trò dự đoán tên, và vị trí của mắt, mũi, miệng. Đây là cách giúp bé ghi nhớ thêm từ vựng và cách gọi của chúng.

Ngoài ra, mẹ có thể đọc truyện cho bé và để bé chọn câu chuyện muốn nghe. Bé không chỉ lắng nghe và còn có thể bắt chước cách phát âm, biết thêm nhiều từ mới và phát triển khả năng ngôn ngữ.

Các dấu hiệu phát triển khả năng ngôn ngữ của bé 18 tháng tuổi:

[external_link offset=1]
  • Cố gắng bắt chước các từ bạn nói
  • Sử dụng từ đơn như một câu hoàn chỉnh (“Sữa” thay cho “Con muốn uống sữa”, và “Bai” thay cho “Con muốn đi về”)
  • Nói ít nhất 5 từ khi được 15 tháng tuổi
  • Có thể nói khoảng 30 từ khi được 18 tháng tuổi
  • Bắt đầu sử dụng những cụm từ đơn giản khi đạt 18 đến 24 tháng tuổi
  • Hiểu được các khái niệm trên, dưới, tắt và nóng

3. Phát triển nhận thức

Khi bước vào tháng thứ 15 đến 18, bé rất bận rộn khám phá thế giới của riêng mình. Chính khả năng tập trung ngày càng được nâng cao và óc tò mò khiến bé dễ dàng học được những điều mới thông qua thực tế xung quanh. Bé có thể ném, kéo, đập phá, cho vào miệng, lục tung, xếp thành đống rồi đạp đổ những món đồ chơi, đó là cách để bé tìm hiểu mục đích sử dụng của đồ vật. Tuy nhiên, bé cũng tỏ ra thích thú khi xem sách ảnh một mình hoặc quan sát bố mẹ. Việc quan sát các hoạt động của bố mẹ sẽ giúp trẻ ghi nhớ cách bố mẹ làm việc, từ đó có thể bắt chước theo nhiều xách khác nhau.

Để phát triển khả năng ghi nhớ và nhận thức của bé, mẹ có thể đề nghị bé tự cất đồ chơi sau khi chơi xong hoặc nhờ bé lấy đồ giúp mẹ. Khuyến khích bé thực hành khả năng sáng tạo khi để nhiều bút chì màu không độc, sơn, cọ vẽ và giấy xung quanh bé. Để một bàn đồ chơi ở vị trí đủ cao để bé có thể tiếp cận thoải mái và biết mình luôn được chào đón với những trò chơi đó. Đừng dọn dẹp quá nhanh, khả năng tập trung của bé rất ngắn và bé luôn thích sự chuyển giữa hoạt động này với hoạt động khác. Chỉ cho bé cách thực hiện một vài lần sau đó khuyến khích bé thử làm một mình. Đây là giai đoạn độc lập và bạn sẽ nhận thấy em bé của mình muốn tham gia vào những gì bạn đang làm. Hãy khuyến khích những nỗ lực và để bé biết bé rất thông minh. Sự chú ý và những phản hồi tích cực là rất quan trọng để bé xây dựng cho mình lòng tự trọng và sự tự tin.

READ  “Công tử” là gì? Nghĩa của từ công tử trong tiếng Việt | Traloitructuyen.com

Các dấu hiệu phát triển nhận thức của bé 18 tháng tuổi:

  • Bắt đầu có khái niệm về thời gian (nghỉ ngơi sau khi ăn trưa, tắm trước khi đi ngủ)
  • Chủ động khám phá các vật thể bằng cách sờ vào và di chuyển (lắc, đập, ném đi)
  • Tìm kiếm những vật bị giấu đi tại nơi nhìn thấy lần cuối cùng
  • Đặt đồ vật vào thùng và lấy ra lại
  • Sắp đặt các hình khối, xếp đồ chơi theo kích thước
  • Tự xem sách ảnh một mình
  • Chỉ các đồ vật khi bạn gọi tên của chúng (chiếc mũi, con chó, bức hình)
  • Tham gia vào nhiều trò chơi đóng vai hơn
  • Mô phỏng cuộc sống thực tế trong các trò chơi (cho búp bê ăn, quét nhà)
  • Có thể làm theo những câu lệnh đôi (“Đi ra ngoài lấy đôi giày vào đây cho mẹ nào”)

4. Khả năng giao tiếp và cảm xúc

Về mặt giao tiếp, ở giai đoạn này, bé bắt đầu dùng những từ đơn giản để biểu thị ý muốn với bố mẹ, như bé sẽ nói từ “sữa” ý muốn chỉ “Con muốn uống sữa” hay “Mẹ mua sữa cho con.” Bé còn có thể nghe thấy và học từ mới nhanh hơn khi nghe những người xung quanh nói chuyện.

Không chỉ biểu đạt ý muốn, bé còn cảm thấy thất vọng hoặc giận dữ khi đòi hỏi không được đáp ứng. Như khi bé đang đói hoặc không ai chơi cùng, bé có thể khóc nhè và cáu kỉnh. Ở trường hợp này, bố mẹ hãy giữ bình tĩnh, làm bé cười hoặc làm bé phân tâm để quên đi cơn giận, sau đó nhẹ nhàng khuyên bảo bé. Không nên tức giận la mắng vì như thế sẽ gây cản trở quá trình phát triển cảm xúc của bé.

Các dấu hiệu phát triển khả năng giao tiếp và nhận thức của bé 18 tháng tuổi:

  • Dễ cảm thấy thất vọng
  • Vẫn tỏ ra lo lắng khi không thấy người thân bên cạnh cho đến giai đoạn 18 tháng tuổi
  • Có thể đặc biệt yêu thích một chiếc chăn hoặc một món đồ chơi
  • Biểu lộ sự yêu thích với một số người hoặc đồ vật
  • Hiểu rõ hơn rằng bản thân và bạn là hai cá thể riêng biệt với những điều sở thích, cảm xúc và suy nghĩ khác nhau.
  • Có thể nói “Không” để biểu lộ sự phản kháng
  • Có thể biểu lộ sự cảm thông (ví dụ như vỗ vào lưng bạn khi thấy bạn không vui
  • Thích chơi ở gần những đứa bé khác hơn là trực tiếp chơi cùng nhau (chơi song hành)

MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHĂM SÓC BÉ 18 THÁNG TUỔI

1. Thời gian ngủ một ngày cho bé

Thời gian thức dậy trung bình vào buổi sáng của các bé là từ 6.30 đến 7 giờ nên bé sẽ rất cần một giấc ngủ nữa sau bữa trưa.

Hãy sắp xếp thời gian của bé cho thật hợp lý cả ngày và đêm. Nếu bé không muốn đi ngủ, thử làm cho phòng bé tối đi một chút.

2. Thực phẩm và dinh dưỡng cho bé 18 tháng tuổi

Nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ. Tổng lượng sữa bé cần mỗi ngày là 500-600ml .

READ  Cách viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch như thế nào?

– Luôn đảm bảo cho bé một chế độ ăn cân bằng, nhiều các loại rau và trái cây.

– Khi có thể, hãy để bé giúp mẹ chuẩn bị đồ ăn như đặt cà chua vào món salad, thêm lá rau diếp, dọn bàn và lấy đũa có sẵn. Điều này sẽ giúp bé học được những việc liên quan trong quá trình chuẩn bị bữa ăn.

– Chú ý đến đĩa thức ăn nhiều hơn một chút, nếu bạn thấy con thích món nào, hãy gắp nó cho bé. Luôn lưu ý đến bé trong bữa ăn và giúp bé ăn hết phần thức ăn của mình.

3. Giữ sức khỏe cho bé

– Trong tháng thứ 18 này, con bạn cũng cần được tiêm chủng vac-xin vì vậy hãy mang bé đến nơi tiêm chủng. Đừng quên mang theo sổ theo dõi sức khỏe để ghi lại thông tin.

– Bảo vệ da và mắt của bé từ tia cực tím nếu đưa bé ra ngoài nắng. Tránh đưa bé ra ngoài trong khoảng từ 10h sáng đến 3h chiều, kể cả mùa đông hay mùa hè. Đặc biệt bảo vệ mắt bé để tránh bị thoái hóa điểm vàng. Cung cấp cho con chế độ ăn có nhiều rau xanh và hoa quả.

– Khuyến khích trẻ đánh răng  2 lần một ngày với một bàn chải mềm, đầu nhỏ. Nếu có dùng kem đánh răng thì nên dùng loại không chứa  flour

[external_link offset=2]

Ở giai đoạn 18 tháng tuổi, tùy theo tiến độ phát triển, các bé có thể có những cách khám phá thế giới xung quanh khác nhau. Bố mẹ cần tìm hiểu tính cách của bé và để bé tự do khám phá trong phạm vi an toàn. Không nên gò ép bé theo ý muốn vì sẽ làm bé tự ti nhút nhát. Chúc bố mẹ có những giờ phút thoải mái bên bé.

Bác sỹ Hồ Thị Nam Huế

Trung tâm Dinh dưỡng VNM

Đọc thêm:

Sữa tăng cân cho trẻ dưới 1 tuổi

Khi chọn sữa tăng cân cho bé dưới 1 tuổi, mẹ cần kiểm tra thành phần để đảm bảo có những dưỡng chất giúp bé phát triển khỏe mạnh và tăng cân. Các dưỡng chất thiết yếu cần có trong sữa tăng cân cho bé 1 tuổi là protein, chất béo, vitamin và khoáng chất…

Sữa tăng cân cho trẻ 1 tuổi

Cách chọn sữa tăng cân cho bé 1 tuổi gồm kiểm tra bao bì, nguồn gốc, kiểm tra về thành phần sữa có các dưỡng chất giúp bé tăng cân cũng như cần chứa dưỡng chất tăng sức đề kháng cho bé. Để chọn được sữa tăng cân cho bé thì mẹ cần lưu ý những điều sau.

Các loại sữa bột trẻ em

Sau khi bú sữa mẹ, bé trên 2 tuổi cần bổ sung nhiều dưỡng chất hơn trước. Lúc này mẹ sẽ chọn lựa cho bé uống sữa bột để phát triển toàn diện. Muốn bé hấp thu tốt dinh dưỡng có trong sữa bột trẻ em, mẹ cần học cách sử dụng và bảo quản đúng. Cùng tham khảo những lưu ý khi cho bé uống sữa bột.[external_footer]

See more articles in the category: Wiki

Leave a Reply