Tiểu luận: Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả |Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: Nguyên nhân và kết quả: Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tiểu luận về cặp phạm trù nguyên nhân kết quả
  • Ví dụ cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả
  • Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả PDF
  • Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả
  • Bài tập lớn cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả
  • Powerpoint về cặp phạm trù nguyên nhân kết quả
  • Phương pháp luận của phạm trù nguyên nhân, kết quả
  • Tiểu luận vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả
Tiểu luận: Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Tiểu luận: Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

 

Nguyên nhân và kết quả: Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận

I. Khái niệm nguyên nhân và kết quả

– Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định.

– Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.

Ví dụ: Sự tác động qua lại giữa chiếc dùi và mặt trống là nguyên nhân của tiếng trống kêu. Tiếng trống kêu là kết quả của sự tác động giữa chiếc dùi và mặt trống.

– Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ.

Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.

Ví dụ: Việc một phần tử Séc-bi ám sát thái tử đế quốc Áo – Hung chỉ là nguyên cớ của chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Còn nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh này là mâu thuẫn từ lâu giữa các quốc gia tham chiến.

– Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác dụng đối với việc sinh ra kết quả. Ví dụ như áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác…

Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.

Ảnh minh họa: odclick.com

II. Một số tính chất của mối liên hệ nhân quả

1. Tính khách quan

Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không.

Vì mối quan hệ nhân quả là vốn có trong bản thân sự vật nên không thể đồng nhất nó với khả năng tiên đoán.

2. Tính phổ biến

Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được gây ra bởi những nguyên nhân nhất định.

Không có sự vật, hiện tượng nào không có nguyên nhân của nó. Vấn đề là chúng ta đã phát hiện, tìm ra được nguyên nhân hay chưa.

3. Tính tất yếu

– Tính tất yếu ở đây không có nghĩa là cứ có nguyên nhân thì sẽ có kết quả. Mà phải đặt nguyên nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định. Đó là tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trong những điều kiện nhất định.

– Nếu những sự vật, hiện tượng về cơ bản là giống nhau, tác động trong những hoàn cảnh tương đối giống nhau thì sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ bản.

Nếu các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chúng gây nên càng ít khác nhau bấy nhiêu.

III. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ qua lại như sau

1. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.

– Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.

Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả. Ví dụ: Ngày không phải là nguyên nhân của đêm và ngược lại.

– Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.

– Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.

– Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân loại nguyên nhân thành:

+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.

+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.

+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.

Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân.

Ví dụ: Nhúng một thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội, thì nhiệt độ của nước trong chậu sẽ tang lên. Sau đó, nước trong chậu do tăng nhiệt độ sẽ kìm hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh sắt.

3. Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả

Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.

Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng.

IV. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau:

1. Trong nhận thức

– Vì mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí con người nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng trong chính thế giới của hiện tượng chứ không thể ở bên ngoài.

– Do nguyên nhân luôn có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân của một hiện tượng, ta cần tìm trong những mặt, những sự kiện, những mối liên hệ đã xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.

– Bởi dấu hiệu đặc trưng của mối liên hệ nhân quả là nguyên nhân sinh ra kết quả, nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần đặc biệt chú ý dấu hiệu đặc trưng này.

– Vì một hiện tượng có thê do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong quá trình tìm nguyên nhân của một hiện tượng, ta cần hết sức tỉ mỉ, thận trọng, vạch ra được kết quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối liên hệ cũng như từng tổ hợp khác nhau của chúng. Từ đó ta mới có thể xác định đúng về nguyên nhân sinh ra hiện tượng.

– Vì một hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả, trong mối quan hệ khác có thể là nguyên nhân, nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy, cần xem xét nó trong những mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như trong những quan hệ nó là kết quả.

2. Trong hoạt động thực tiễn

Vì mối liên hệ nhân quả mang tính tất yêu nên ta có thể dựa vào mối liên hệ nhân quả để hành động thực tiễn. Khi hành động, ta cần chú ý:

READ  Những NLCB của chủ nghĩa Mác-Lênin

– Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó, cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra nó.

– Muốn cho hiện tượng xuất hiện, cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều kiện cần thiết. Vì hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ hoặc đồng thời nên cần tùy hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp thích hợp.

– Trong hoặt động thực tiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong. Vì chúng giữ vai trò quyết định trong sự xuất hiện, vận động và tiêu vong của hiện tượng.

– Để đẩy nhanh hay kìm hãm, loại trừ sự biến đổi của một hiện tượng xã hội nào đó, ta cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều, hay lệch hoặc ngược chiều với chiều vận động của mối quan hệ nhân quả khách quan.

Quan hệ nhân quả là gì? Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả theo Mác – Lenin?

1. Quan hệ nhân quả là gì?

Quan hệ nhân quả là quan hệ giữa hành vi và hậu quả mà trong đó hành vi phải xảy ra trước và có mối quan hệ nội tại, tất yếu với hậu quả.

2. Quan hệ nhân quả tiếng Anh là gì?

Quan hệ nhân quả tiếng Anh là: “Causality”.

3. Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả theo Mác – LeNin:

3.1. Khái niệm nguyên nhân – kết quả:

Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.

Kết quả là một phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.

Nội hàm của khái niệm nguyên nhân vừa trình bày đưa lại cho chúng ta nhận thức đầu tiên rất quan trọng, đó là sự vật hiện tượng không bao giờ là chính bản thân nguyên nhân, chỉ có sự tác động của các sự vật hiện tượng mới là nguyên nhân.

3.2. Một số tính chất của mối liên hệ nhân quả:

Tính khách quan

Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không.

Vì mối quan hệ nhân quả là vốn có trong bản thân sự vật nên không thể đồng nhất nó với khả năng tiên đoán.

Tính tất yếu

– Tính tất yếu ở đây không có nghĩa là cứ có nguyên nhân thì sẽ có kết quả. Mà phải đặt nguyên nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định. Đó là tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trong những điều kiện nhất định.

– Nếu những sự vật, hiện tượng về cơ bản là giống nhau, tác động trong những hoàn cảnh tương đối giống nhau thì sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ bản.

Nếu các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chúng gây nên càng ít khác nhau bấy nhiêu.

Tính phổ biến

Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được gây ra bởi những nguyên nhân nhất định.

Không có sự vật, hiện tượng nào không có nguyên nhân của nó. Vấn đề là chúng ta đã phát hiện, tìm ra được nguyên nhân hay chưa.

3.3. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ qua lại như sau

Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.

– Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.

Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả.

– Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.

– Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.

– Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân loại nguyên nhân thành:

+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.

+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.

+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân

Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân.

Ví dụ: Nhúng một thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội, thì nhiệt độ của nước trong chậu sẽ tang lên. Sau đó, nước trong chậu do tăng nhiệt độ sẽ kìm hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh sắt.

Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Engels nhận xét rằng:

” Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau. Chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu và không có kết thúc. Một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể”

Ông cũng khẳng định:

” Nguyên nhân và kết quả là những biểu tượng có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi nào được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt, nhưng khi ta xét trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì nguyên nhân hội tụ lại và quyện vào nhau trong biểu tượng về sự tác động qua lại phổ biến trong đó nguyên nhân và kết quả luôn đổi chỗ cho nhau: cái ở đây hay bây giờ là nguyên nhân, thì ở chỗ khác hay lúc khác lại trở thành kết quả và ngược lại..”

Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.

Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng.

3.4. Ý nghĩa của phương pháp luận:

Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, Triết học Mác-Lenin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ này để ứng dụng vào thực tiễn và tư duy, cụ thể là:

– Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân.

Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực.

– Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chủ thể cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan… Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực. Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.

3.5. Sự vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả trong thực tiễn:

Đối với những mối liên hệ nhân – quả ở trong tự nhiên, con người càng nghiên cứu được càng nhiều càng tốt. Nhờ biết được những hậu quả do các tác động lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, con người ta có thể lợi dụng được những nguồn năng lượng lớn để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người.

Ví dụ biết được về hiện tượng của thủy triều là do sức hút của mặt trăng tạo nên làm cho nước biển bị cuốn theo gây nên những đợtt thủy triều tràn vào đất liền, người ta có thể lợi dụng nó để tạo ra nguồn điện.

READ  Bài Tiểu Luận Về Du Lịch chọn lọc

Đồng thời người ta sử dụng mối quan hệ nhân – quả của các hiện tượng tự nhiên để thấy được những tác hại mà các hiện tượng đó gây ra.

Mối liên hệ nhân – quả ở trong lĩnh vực xã hội, tức là lĩnh vực hoạt động của con người phức tạp hơn rất nhiều. Mối quan hệ nhân – quả này có đặc điểm trước hết là nó chỉ xuất hiện khi có hoạt động của con người. Đặc điểm này có thể đúng, không đúng ở trong những lĩnh vực khác nhau. Có những hoạt động được coi là hoạt động có ý thức của cá nhân, nhưng lại là hoạt động vô ý thức đối với cộng đồng. Chủ thể hoạt động bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích của chính bản thân mình, nhưng tác động của nó tới đời sống xã hội còn tùy thuộc vào những mối liên hệ và những hậu quả xã hội mà nó gây ra.

Ví dụ, lợi nhuận buôn ma túy là rất cao, cho nên bọn buôn bán ma túy không từ bỏ một hành vi nào thúc giục việc buôn bán ma túy để kiếm lợi. Xét từ phía cộng đồng, đó là hành động rất có hại, hành động có thể nói là một hành động tự sát. Tuy nhiên, những tác động đó người ta không thể ngăn chặn một sớm một chiều, nếu không nghiên cứu những quan hệ lợi ích tác động vào quan hệ nhân – quả.

Do đó nghiên cứu mối quan hệ nhân-quả ở trong đời sống xã hội cũng chính là nghiên cứu mối quan hệ tác động về mặt lợi ích. Những lợi ích nào được sinh ra từ những tác động nào, nó đưa lại những hậu quả nào, đó chính là mục tiêu đề nghiên cứu mối quan hệ nhân – quả trong đời sống cộng đồng.

Tóm lại, mối quan hệ nhân – quả được thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực. Nhưng dù ở lĩnh vực nào thì con người cũng phải luôn luôn tìm hiểu, nghiên cứu để khắc phục, tránh những hậu quả xấu do các tác động gây ra. Ngược lại, chúng ta cũng có thể lợi dụng mối quan hệ nhân – quả này để phục vụ cho cuộc sống của mình.

Mẫu bài tiểu luận 

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển . Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Do vậy , bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển chung về kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước . Để có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường . Nếu không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường , nền kinh tế sẽ bị thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững . Nhất là trong những năm gần đây do nền kinh tế phát triển nước ta đang đi lên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đã đẩy mạnh quá trình đô thị hoá dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm . Do vậy trong khuôn khổ bài tiểu luận triết học này em xin dựa vào cặp phạm trù triết học nguyên nhân - kết quả để đề cập đến một số vấn đề bức xúc của ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường đô thị .


VẬN DỤNG LÝ LUẬN TRIẾT HỌC 3

( cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả ) Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả : 1. Nguyên nhân là sự tác động giữa các mặt hiện tượng quá trình gây ra các biến đổi nhất định. Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt hiện tượng quá trình mà có. Ví dụ : Đô thị hoá là nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hay chất thải công nghiệp độc hại là nguyên nhân còn ô nhiễm môi trường là kết quả . 2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả . Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan, tính khách quan này quy định mối quan hệ nhân quả dựa trên lập trường duy vật . Do tính phổ biến của mối liên hệ nhân quả nên một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả, một kết quả có thể cũng do nhiều nguyên nhân. Ta có thể lấy ví dụ trên thực tế như : nguyên nhân là bầu ôzôn bị thủng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tồn tại của loài người . Nhưng kết quả của sự ô nhiễm môi trường cũng do nhiều nguyên nhân gây nên do con người , do công nghiệp , chất thải độc hại ... và chính những nguyên nhân này lại gây nên nhiều kết quả khác... Nhiều nguyên nhân nhưng chỉ gây ra một kết quả do vậy muốn có được một kết quả tốt thì phải biết phát hiện nhiều nguyên nhân, phải biết hạn chế những tác động của nguyên nhân ngược chiều tạo điều kiện cho nguyên nhân cùng chiều; phải chú trọng đến nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong . Chẳng hạn như trong quá trình bảo vệ môi trường như hiện nay thì mọi người cùng có ý thức bảo vệ thì sẽ nhân lên thuận lợi để đạt được kết quả tốt hơn . Hoặc trong dự án bảo vệ môi trường của Chính phủ có thuận lợi về vốn đầu tư nước ngoài và kỹ thuật xử lý chất thải ... thì kết quả đạt hiệu quả cao . Nhưng thực tế có không ít nguyên nhân tác động ngược chiều làm hạn chế hoặc triệt tiêu kết quả theo dự định. Có thể lấy ví dụ như trong quá trình thực hiện dự án bảo vệ môi trường, thì có một số cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện lợi dụng tham nhũng của công... Khi xác định một mối liên hệ nhân quả cụ thể trong một thời gian nào đó nguyên nhân có trước kết quả vì chỉ có tác động lẫn nhau mới gây ra sự biến đổi. Nhưng khi xét cả quá trình mối liên hệ nhân quả thì ta thấy có thể chuyển đổi vị trí cho nhau một cách biện chứng . Ví dụ : bảo vệ môi trường tốt và mọi người có ý thức giữ gìn môi trường tốt thì sẽ đưa đến kết quả môi trường trong sạch và là nguyên nhân của sự phát triển kinh tế đất nước bền vững, sức khoẻ của mọi người được bảo vệ tốt hơn ; kinh tế đất nước có phát triển bền vững, mọi người khoẻ mạnh thì đưa đến kết quả đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân mới được cải thiện . Nói chung , chúng luôn có mối liên hệ phổ biến với nhau tác động qua lại, qui định sự thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau của sự vật hiện tượng, quá trình.

II . Vận dụng vào thực tế :

1. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị : Một kết quả do nhiều nguyên nhân và ngược lại , ô nhiễm môi trường đô thị hiện nay do một số nguyên nhân cơ bản sau đây và từ một nguyên nhân ô nhiễm môi trường cũng sinh ra nhiều kết quả. Trong những năm gần đây do quá trình đô thị hoá và do tác động của cơ chế thị trường giá đất tăng cao nên nhiều ao hồ bị lấp dần để xây nhà và công trình thậm chí có nơi không còn ao và đất trống nữa dẫn đến tình trạng thiếu rãnh thoát nước, nước thải từ các hộ gia đình tràn chảy ra đường vì không có hệ thống thoát nước điều này đã gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng nhiều chỗ bị ngập ngay cả lúc trời không mưa có thể nói là "thiếu nước sạch thừa nước bẩn". Nhiều nhà máy trước đây nằm ở ngoại thành nay do đô thị hoá đã lọt vào giữa các đô thị với dân cư đông đúc gây ô nhiễm môi trường cho những người sống xung quanh . Hơn nữa việc mở rộng không gian đô thị sẽ dần dần chiếm dụng đất nông nghiệp, tài nguyên đất bị khai thác triệt để tỷ lệ cây xanh và mặt nước trong đô thị bị giảm dẫn đến tình trạng thiếu ôxy không khí ngột ngạt, ô nhiễm. Bề mặt đất thấm nước, thoát nước bị suy giảm dẫn đến tình trạng ngập úng ở nội thành cũng như ngoại thành.Thực tế là tháng 8/2001 cả thành phố Hà Nội bị ngập trong nước mưa vì nước không thoát được dẫn đến tình trạng ngập úng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thành phố . Không thể không kể đến một nguyên nhân đó là sự bùng nổ về phương tiện giao thông cơ giới trong đô thị vượt quá khả năng chịu tải của hệ thống giao thông gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, thải ra nhiều khí bụi độc hại (NO,CO),tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn trầm trọng trong đô thị . Đô thị hoá làm tăng dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị làm tăng sức ép về nhà ở và vệ sinh môi trường đô thị . Một số dân cư không tìm được chỗ ở và việc làm ổn định đã lấn chiếm đất công tạo thành các xóm liều xóm bụi , nhà ổ chuột ... với điều kiện môi trường rất kém mất vệ sinh ... Do quá trình xây dựng phát triển kinh tế hiện nay các nhà máy công nghiệp , các ngành nghề sản xuất phụ phát triển nhanh ngày càng nhiều do đó mức độ ô nhiễm ở những nơi có nhà máysản xuất công nghiệp, sản xuất ngành nghề phụ là rất nghiêm trọng . Do ý thức của không ít cá nhân tổ chức về bảo vệ môi trường còn rất kém , đây chính là tồn tại khó khắc phục bởi đó là do ý thức kém Đó là một số nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường đô thị tạo nên một thách thức rất lớn đối với môi trường ở nước ta . Nếu không có giải pháp kịp thời và tương xứng có thể dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm, không bền vững và khó khắc phục .

READ  Tiểu luận: Lựa chọn địa điểm đầu tư khách sạn / Resort 4-5 sao

2, Thực trạng hậu quả của việc ô nhiễm môi trường đô thị :

a, Hiện trạng môi trường nước : Tỷ lệ dân cư được cấp nước máy còn rất thấp chất lượng nước còn kém. Cấp nước sạch cho đô thị là một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo sinh môi trường đô thị ,"tỷ lệ dân đô thị được cấp nước sạch tính chung là 53% . Nguồn nước cung cấp cho đô thị hiện nay là khoảng 70% là lấy từ nguồn nước mặt, 50% lấy từ nguồn nước ngầm" (1) . Ở một số thành phố do khai thác nguồn nước ngầm quá mức đã gây sụt lún đất ở đô thị và nguồn nước ngầm chớm bị ô nhiễm chất hữu cơ. Khai thác nước ngầm quá mức ở một số vùng ven biển làm nước bị mặn hoá . Hiện nay , công nghệ xử lý cấp nước tại nhiều nhà máy còn nhiều lạc hậu chất lượng nước cấp không đảm bảo vệ sinh

* Thoát nước và xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu tối thiểu.

Hệ thống thoát nước tại các đô thị hiện nay đều là hệ thống chung cho cả thoát nước mưa , nước thải công nghiệp . Hệ thống thoát nước này có 3 nhược điểm chính là chưa có trạm xử lý nước thải tập trung tiết diện các đường cống nhỏ và bị bùn cạn lắng đọng làm khả năng thoát nước kém, hệ thống cống rãnh thưa, nhiều nhiều đường phố không có cống thoát nước . Hệ thống cống rãnh thoát nước yếu kém cùng với hồ ao bị san lấp đã gây ra tình trạng úng ngập trầm trọng trong mùa mưa ở rất nhiều nơi, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sản xuất kinh tế . Lấy ví dụ như trận mưa tháng đã làm cả thủ đô tràn ngập trong nước mưa, cán bộ công nhân viên không thể đi làm được và một số nhà máy cũng bị đóng cửa vì cũng bị ngập dẫn đến sản xuất bị đình đốn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của đất nước ta , hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Tuy nhiên hiện nay ở Hà Nội đã xây dựng trạm bơm thoát nước Yên Sở bắt đầu nạo vét sông, thoát nước nhằm giải quyết cơ bản tình trạng úng ngập Cục môi trường. Báo cáo quan trắc môi trường trong mùa mưa nhưng hệ thống thoát nước ở nội đô vẫn chưa được nâng cấp đáng kể nên tình trạng ngập úng trong thời gian gần đây vẫn xảy ra nghiêm trọng Nước thải bệnh viện : chứa rất nhiều mầm mống gây bệnh truyền nhiễm và các hoá chất độc hại. Mà các nguồn nước thải này chỉ được xử lý sơ bộ lại thải trực tiếp vào nguồn nước mặt đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm môi trường nước mặt ở đô thị còn các nguyên nhân kia chỉ là nguyên nhân bên trong . Và cho dù nó là nhiều nguyên nhân hay một nguyên nhân thì nó cũng gây nên nhiều kết quả bởi nó có mối liên hệ biện chứng với nhau . * Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở đô thị Tình hình chung ở các đô thị là môi trường nước mặt đều là nơi tiếp nhận các nguồn nước chưa được xử lý nên đã bị ô nhiễm có nơi bị ô nhiễm nặng . "Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mặt thường cao như chất rắn lửng lơ nhu cầu ôxy sinh hoá , nhu cầu oxy hoá học , nitơrit , nitơrat .. gấp từ hai đến 5 lần thậm chí từ 10 đến 15 lần tiêu chuẩn cho phép (TCCP) đối với nguồn nước mặt . Lượng hóa học côli vượt TCCP hàng trăm lần . Ngoài chất ô nhiễm hữu cơ trên môi truờng nước mặt đô thị ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và hoá chất độc hại nặng như thuỷ ngân asen ,clo, phenon...” dẫn đến tình trạng sức khoẻ ngày càng suy thoái số bệnh nhân tại khoa chống độc ở các bệnh viện ngày càng tăng nhanh nhà nước đã phải đầu tư rất nhiều tiền vào chữa trị cho người dân và còn dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác. b, Hiện trạng môi trường không khí : * Ô nhiễm bụi rất trầm trọng Ở hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm rất trầm trọng tới mức báo động "nồng độ bụi trung bình ở các thành phố là 0,4 đến 0,5 mg/m, nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh các nhà máy , xí nghiệp hay gần đường giao thông lớn đều vượt TCCP từ 1,5 đến 3 lần nơi bị ô nhiễm lớn nhất trong các địa điểm là khu dân cư gần các nhà máy xi măng Hải Phòng..."  . Ô nhiễm bụi chủ yếu do giao Cục môi trường. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường  thông vận tải xây dựng sửa chữa nhà cửa và một phần do sản xuất công nghiệp gây ra . .

* Ô nhiễm các khí SO2 , CO , NO2 .

"Nồng độ khí SO2 , CO , NO2 ở một số khu trung cư gần khu công nghiệp thì vượt quá mức độ cho phép nhiều lần, ở một số nút giao thông lớn trong đô thị nồng độ khí NO2 vượt quá TCCP " . (4) * Ô nhiễm tiếng ồn đô thị : Theo kết quả quan trắc cho thấy mức độ ồn ào ngoài nhà vào buổi tối thì vượt quá TCCP. Tỷ lệ cây xanh thấp cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường đô thị tỷ lệ cây xanh ở các khu công nghiệp , khu đô thị còn quá thấp cho dù trong thời gian gần đây ở khắp các nước ta hầu hết đã quan tâm trồng cây xanh hơn . " ở một số khu công nghiệp khi thẩm duyệt xây dựng thì không thực hiện yêu cầu của Khoa học công nghệ môi trường là phải dành 15% diện tích để trồng cây xanh " (5) 2, Giải quyết mâu thuẫn & Biện pháp khắc phục : Qua đây có lẽ chúng ta cũng thấy được những nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng của môi trường với đời sống con người và đối với phát triển kinh tế xã hội đồng thời cũng thấy được mức độ trầm trọng của sự ô nhiễm môi trường ảnh hưởng như thế nào . Vậy em xin được đưa ra một số đề xuất về biện pháp giải quyết và khắc phục ô nhiễm môi trường đô thị đó là : Tạp chí bảo vệ môi trường số Trích báo cáo dự án điều tra khảo sát định hướng bảo vệ môi trường năm

+ Cần bổ xung chính sách thuế phí, quỹ môi trường chính sách về áp dụng công nghệ sạch hơn , công nghệ ít chất thải , công nghệ xử lý chất thải . + Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý kết hợp các công cụ quản lý có tính mệnh lệnh . Đảm bảo công bằng các lợi ích về môi trường . + Tăng cường các biện pháp cưỡng chế tài chính đối với hành vi không tuân thủ quy định bảo vệ môi trường . + Cần đẩy mạnh phong trào văn hoá công tác bảo vệ môi trường đó là khôi phục củng cố phát huy truyền thống địa phương trong giữ gìn vệ sinh phường khu phố như phong trào trồng cây xanh sạch đẹp + Vận động dân cư có ý thức bảo vệ môi trường , mỗi người dân tự mình phải có ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp ...

KẾT LUẬN CHUNG

Qua phân tích trên đây chúng ta có thể thấy rõ thực trạng ô nhiễm môi trường cũng như mức độ ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước . Do vậy Chính Phủ cần tìm ra nhiều biện pháp ngăn chặn sự suy thoái môi trường nói chung và môi trường đô thị nói riêng. Vậy nhiệm vụ của Chính Phủ là phải bảo vệ môi trường song Chính Phủ không thể tự mình làm được tất cả. Do vậy để bảo vệ môi trường cần có sự tham gia của mọi công dân. Hợp sức cùng nhau không còn là điều lựa chọn mà là điều cần thiết . Bởi vì tất cả chúng ta cùng hít thở một bầu không khí , uống một dòng nước , lao động nghỉ ngơi và giải trí trong cùng một môi trường . Do đó nhà nước cần tiếp tục có chính sách khuyến khích cộng đồng dân cư thực hiện hoá chủ trương của Đảng "bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân " làm tốt nhiệm vụ hoá bảo vệ môi trường trước mắt cần xây dựng chương trình bảo vệ môi trường để phát triển bền vững từ cộng đồng là cách tiếp cận phù hợp nhất cho phát triển bền vững môi trường đất nước Thế kỷ 21 . Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Văn Duyên cùng các thầy cô giáo và bạn bè đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận này . 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạp chí bảo vệ môi trường số 15,6 và 10 năm

2. Báo cáo dự án "điều tra khảo sát đánh giá hiện trạng và định hướng bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam"

3. Cục môi trường .Báo cáo kết quả quan trắc môi trường .

4. Sách giáo khoa triết học Mác -Lênin-2001- ĐHQLKDHN 12

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tiểu luận về cặp phạm trù nguyên nhân kết quả
  • Ví dụ cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả
  • Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả PDF
  • Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả
  • Bài tập lớn cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả
  • Powerpoint về cặp phạm trù nguyên nhân kết quả
  • Phương pháp luận của phạm trù nguyên nhân, kết quả
  • Tiểu luận vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả
See more articles in the category: Tiểu luận