Khái niệm hàng hóa là gì? Hàng hóa sức lao động là gì? Hai thuộc tính của hàng hóa | Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: Hàng hóa là gì?

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Hai thuộc tính của hàng hóa
  • Câu hỏi về thuộc tính hàng hóa sức lao động
  • Hai thuộc tính của hàng hóa liên hệ với hàng hóa được sản xuất ở Việt Nam
  • Điểm đặc biệt của hàng hoá slđ
  • Giá trị hàng hóa là gì
  • Phân tích chỉ rõ sự khác nhau giữa hàng hoá thông thường và hàng hoá sức lao động
  • Giá trị sử dụng của hàng hóa 
  • Hàng hóa là gì có máy loại hàng hóa hàng hóa đặc biệt là
 
 
 
 
 
 
 
Khái niệm hàng hóa là gì? Hai thuộc tính của hàng hóa

Khái niệm hàng hóa là gì? Hai thuộc tính của hàng hóa

Sự ra đời của hàng hóa gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Đánh dấu sự ra đời của hàng hóa là sự hình thành các bộ lạc. Con người không thể tự sản xuất tất cả mọi thứ để đáp ứng nhu cầu của mình và họ bắt đầu trao đổi với nhau để đảm bảo sự sinh tồn. Chỉnh bởi tính cấp thiết của hàng hóa trong xã hội, từ trước Mác, đến Mác và sau Mác đã có rất nhiều lý luận ra đời nhằm nghiên cứu cho loại vật chất mang tên “hàng hoá”. Vậy hàng hóa là gì? Hai thuộc tính của hàng hóa là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!

  • Ví dụ về hai thuộc tính của hàng hóa
  • Vì sao hàng hóa có hai thuộc tính
  • Hàng hóa có hai thuộc tính là
  • Giá trị của hàng hóa là gì
  • Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì
  • Hàng hóa là gì
  • Làm rõ các thuộc tính của hàng hóa

Hàng hóa là gì?

Hàng hóa là gì?

Hàng hóa là gì?

Theo định nghĩa của Karl Marx, hàng hóa  sản phẩm của lao động, thông qua trao đổi, mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất. 

Hàng hóa có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể. Từ khái niệm này, ta có thể rút ra kết luận một đồ vật muốn trở thành hàng hoá cần phải thỏa mãn 3 yếu tố:

  • Hàng hóa là sản phẩm của lao động
  • Hàng hóa có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người
  • Thông qua trao đổi, mua bán

Hàng hóa có thể được phân thành nhiều loại như:

  • Hàng hóa đặc biệt
  • Hàng hóa thông thường
  • Hàng hóa thứ cấp
  • Hàng hóa hữu hình
  • Hàng hóa vô hình
  • Hàng hóa công cộng
  • Hàng hóa tư nhân

Hai thuộc tính của hàng hóa là gì?

Hai thuộc tính của hàng hóa là gì?

Hai thuộc tính của hàng hóa là gì?

Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một số nhu cầu nào đó của con người. (có thể là nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần, nhu cầu cá nhân, nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất…). Đối với giá trị sử dụng, hàng hóa có các đặc điểm như sau:

  • Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định
  • Hàng hóa không nhất thiết chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất. Khi khoa học kỹ thuật càng phát triển người ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính mới của hàng hóa và sử dụng chúng cho nhiều mục đích khác nhau.
  • Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hoặc mọi kiểu tổ chức sản xuất.
  • Giá trị sử dụng không dành cho bản thân người sản xuất hàng hóa mà cho người tiêu dùng hàng hóa (xã hội). Người mua có quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa theo mục đích của họ. Hay nói cách khác, sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Giá trị hàng hóa

Trước tiên, để bạn đọc có thể hình dung rõ hơn về khái niệm này, chúng ta sẽ cùng xét một ví dụ đơn giản như sau:

Giả sử một con gà có thể được đổi lấy 10kg táo. Có nghĩa là gà và táo là vật mang giá trị trao đổi. Trong trường hợp này, có hai câu hỏi đặt ra:

Thứ nhất: Tại sao gà và táo là hai loại hàng hóa khác nhau, có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi với nhau?

Thứ hai: Tại sao chúng ta lại trao đổi theo tỷ lệ nhất định 1:10

Cụ thể trong ví dụ này, hao phí lao động của người nuôi gà sẽ bằng với hao phí lao động của người trồng táo. Hay nói cách khác thời gian lao động xã hội cần thiết để nuôi một con gà sẽ bằng với thời gian lao động xã hội cần thiết để trồng được 10kg táo => 1 con gà có giá trị bằng 10kg táo.

=> Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh bên trong hàng hóa. Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa, nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng việc hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Giá trị hàng hóa có những đặc trưng cơ bản như sau:

  • Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa
  • Là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại ở kinh tế hàng hóa

Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

Đề trả lời cho câu hỏi “Vì sao hàng hóa có hai thuộc tính” chúng ta sẽ đi vào phân tích mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa:

  • Mặt thống nhất: Hai thuộc tính này tồn tại đồng thời trong một sản phẩm, hàng hóa. Phải có đủ hai thuộc tính này sản phẩm, vật phẩm đó mới được gọi là hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai thuộc tính, thì sản phẩm, vật phẩm không được coi là hàng hóa.
  • Mặt mâu thuẫn: Người sản xuất làm ra hàng hóa để bán, mục đích của họ là mặt giá trị (tức là lợi nhuận) chứ không phải là giá trị sử dụng. Trong tay người bán có giá trị sử dụng, tuy nhiên cái mà họ quan tâm là giá trị hàng hóa. Ngược lại, đối với người mua, họ lại rất cần giá trị sử dụng. Nhưng để có giá trị sử dụng, trước hết họ cần thực hiện giá trị hàng hóa sau đó mới có thể chi phối giá trị sử dụng. Vì vậy mâu thuẫn giữa hai thuộc tính này chính là quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa là hai quá trình khác nhau về thời gian và không gian. Quá trình thực hiện giá trị được thực hiện trước (trên thị trường), quá trình thực hiện giá trị sử dụng diễn ra sau (trong tiêu dùng). Nếu giá trị của hàng hóa không được thực hiện thì sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất.

Nói tóm lại, giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là gì?

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là gì? 

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là gì?

Như đã đề cập ở phần trên, hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính này tồn tại trong bất kỳ một loại hàng hóa nào, thiếu một trong hai thuộc tính này sản phẩm sẽ không được coi là hàng hóa. Cũng theo lý thuyết của Mác, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính đó không phải do hai lao động tạo ra mà bởi vì lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt. Cụ thể tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.

READ  Tiểu luận: Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ - Bài phát biểu

Lao động cụ thể

Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều các loại hình lao động khác nhau cùng tồn tại song song. Ví dụ như làm nông nghiệp, lái xe, bán hàng, thợ thủ công... đó là những lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Các loại lao động này tạo ra một loại sản phẩm cụ thể và những loại sản phẩm này là khác nhau. Các Mác gọi đó là lao động cụ thể.

Đặc trưng của lao động cụ thể:

Thứ nhất, mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định bởi mỗi lao động cụ thể sẽ có một mục đích riêng, công cụ lao động riêng, đối tượng lao động riêng. Chính những cái riêng đó đã làm cho lao động cụ thể này khác với lao động cụ thể kia.

Ví dụ:

  • Lao động cụ thể của người thợ may cần các nguyên vật liệu là vải vóc, kim chỉ, máy may... mục đích là để tạo ra những sản phẩm may mặc như quần áo,...
  • Lao động cụ thể của người thợ xây cần các nguyên vật liệu là gạch, đá, xi măng, sắt, thép... để tạo ra các công trình xây dựng.
  • Lao động cụ thể của người thợ cơ khí để tạo ra các sản phẩm bằng kim loại.
  • Lao động cụ thể của người thợ mộc để tạo ra các sản phẩm bằng gỗ...

Thứ hai, lao động cụ thể phản ánh trình độ phân công lao động xã hội. Trong xã hội, không một ai có thể đảm nhận toàn bộ các công việc, người ta chỉ có thể đảm nhiệm một công việc, một lao động cụ thể nhất định. Bởi vậy cần có sự phân công lao động xã hội. Hay nói cách khác, càng xuất hiện nhiều lao động cụ thể thì phân công lao động xã hội càng chi tiết, sản xuất hàng hóa càng phát triển.

Thứ ba, lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn. Lao động cụ thể tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào.

Ví dụ:

Lao động cụ thể của người thợ làm bánh là tạo ra các loại bánh và chắc chắn nó không thể tạo ra quần áo, sản phẩm kim loại khi ở các hình thái kinh tế xã hội khác.

Thứ tư, lao động cụ thể ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và có tính chuyên môn hóa cao. 

Lao động trừu tượng

Lao động trừu tượng chỉ xét về mặt hao phí lao động nói chung. Bao gồm có hao phí về cơ bắp, về thần kinh và về sức lực của người sản xuất hàng hóa. Có nghĩa là chúng ta gạt bỏ đi mọi hình thức cụ thể của sản xuất lao động hàng hóa và chỉ xét ở góc độ hao phí lao động. Chẳng hạn như, lao động của người thợ may, thợ xây, thợ mộc hay thợ làm bánh ta không xét đến việc họ sản xuất sản phẩm gì, sản xuất cho ai, với mục đích gì mà chỉ cần quan tâm đến hao phí lao động trong công việc của họ như thế nào mà thôi.

Đặc trưng của lao động trừu tượng:

Thứ nhất, lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Khi xét về mặt lao động trừu tượng, người ta có thể so sánh giá trị của hàng hóa này với các hàng hóa khác. Ví dụ lao động trừu tượng của người sản xuất tivi sẽ cao hơn lao động trừu tượng của người nuôi gà do hao phí lao động xã hội để làm ra một chiếc tivi sẽ cao hơn đối với việc nuôi một con gà. Và vì thế, giá cả của chiếc tivi cũng sẽ cao hơn so với giá của một con gà.

Thứ hai, lao đông trừu tượng là một phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa. Do lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa cho nên khi hai hàng hóa khác nhau trao đổi với nhau thì cần căn cứ theo nguyên tắc trao đổi ngang giá. Ví dụ như 1 con gà có thể đổi lấy 5kg gạo do có cùng hao phí lao động như nhau. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, là cơ sở cho sự ngang bằng trong việc trao đổi. Nếu không có sản xuất hàng hóa, không có trao đổi thì không cần phải quy các lao động cụ thể về lao động trừu tượng.

Mối quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng

Xét về lao động cụ thể, mỗi người sản xuất hàng hóa sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào và việc riêng của họ. Vì vậy, lao động cụ thể mang tính chất tư nhân.

Xét về lao động trừu tượng, khi gạt bỏ các hình thức cụ thể thì lao động của người sản xuất hàng hóa chỉ được xét là một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội nên nó có tính chất xã hội.

Phân công lao động xã hội sẽ tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất hàng hóa, họ làm việc cho nhau thông qua trao đổi hàng hóa. Từ đó, tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa sẽ phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa. Tính chất tư nhân và tính chất xã hội có tính mâu thuẫn:

  • Sản phẩm của người sản xuất hàng hóa tư nhân tạo ra có thể không ăn khớp với nhu cầu của xã hội.
  • Mức tiêu hao hao phí lao động cá biệt cao hơn mức tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận được.

Hậu quả của việc mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cuộc khủng hoảng sản xuất thừa. Đây có thể được coi là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa. Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hóa vừa vận động vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng.

Trên đây là toàn bộ nội dung về hàng hóa là gì và hai thuộc tính của hàng hóa. Phần lý thuyết này là nền tảng cơ sở đề giải quyết các vấn đề trong kinh tế chính trị khác như: Tính hai mặt của lao động sản xuất, nguồn gốc của tiền tệ, sản xuất giá trị thặng dư… Hy vọng bài viết sẽ hữu ích dành cho bạn đọ

Hàng hóa sức lao động là gì? Trình bày thuộc tính của hàng hóa sức lao động.

1. Khái niệm sức lao động là gì? 

1.1 Khái niệm sức lao động

Sức lao động theo quan điểm của triết học Mác là toàn bộ năng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. 

Hay nói cách khác, khả năng sức lao động của con người trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Sức lao động là khả năng lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong quá trình làm việc.

1.2 Hàng hóa sức lao động là gì? 

Hàng hóa sức lao động là kết quả của một quá trình lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Hàng hóa sức lao động được tạo thành khi xảy ra các điều kiện sau:

  • Người lao động được tự do sử dụng sức lao động của mình trao đổi lấy một giá trị khác. Ví như tiền hoặc một loại hàng hóa nào đó.
  • Bản thân người lao động không thể tự sản xuất kinh doanh. Vì vậy, họ phải bán sức lao động để phục vụ mục đích tồn tại và sống.

Khi hai điều kiện trên tồn tại song song, sức lao động sẽ trở thành hàng hóa như một điều kiện tất yếu.

hinh-anh-suc-lao-dong-la-gi-2

2. Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt 

Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt. Nó góp phần tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội. Theo đó người lao động luôn cố gắng tạo ra những kết quả lao động tốt nhất. Từ đó để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động.

  • Hàng hóa sức lao động được hình thành từ con người với những nhu cầu phức tạp và đa dạng. Nó phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội.
  • Người lao động có nhiều nhu cầu cần được đáp ứng. Đáp ứng về cả vật chất lẫn tinh thần, được khuyến khích và tôn trọng.
  •  Việc cung cấp hàng hóa đặc biệt phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của cá nhân với những đặc điểm riêng biệt. Ví dụ như nhận thức, tâm lý, văn hóa, môi trường sinh hoạt, khu vực địa lý,…
READ  Bài tiểu luận Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam

Hàng hóa sức lao động là một dạng hàng hóa đặc biệt khi tồn tại đủ hai điều kiện. Bao gồm sự tự do và nhu cầu mua bán của sức lao động. Để người lao động an tâm làm việc và sản xuất thì người sử dụng lao động phải đáp ứng được những nhu cầu phù hợp. Như là về tâm lý, văn hóa, khu vực địa lý,… để họ tạo ra hiệu quả lao động tốt và giá trị thặng dư cao…

3. Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động 

hinh-anh-suc-lao-dong-la-gi-3

Tham khảo: Tổng quan về khái niệm dự án và quản lý dự án là gì

Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính chính. Một là giá trị hàng hoá, hai là giá trị sử dụng.

3.1 Giá trị hàng hoá sức lao động

Giá trị hàng hoá sức lao động là do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động.

  • Giá trị hàng hóa sức lao động được tạo thành sau một quá trình lao động hiệu quả. Nhằm đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động.
  • Sức lao động tồn tại như năng lực sống của con người. Người lao động cần tiêu hao một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Từ đó tạo ra năng lực lao động đó.
  • Thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt. Nhằm nuôi sống bản thân người công nhân và gia đình anh ta. Hay nói cách khác, giá trị hàng hoá sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết. Nhằm tái sản xuất ra sức lao động.
  • Hàng hóa sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần như: Về nhu cầu văn hóa; Tinh thần và yếu tố lịch sử cũng các hoàn cảnh lịch sử mỗi quốc gia, điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó.
  • Tư liệu cung cấp cho người lao động để đáp ứng quá trình sản xuất lao động là cần thiết để tái sản xuất lao động, đào tạo người công nhân. Ngoài ra nó là giá trị cần thiết cho chính người lao động, gia đình và xã hội.
hinh-anh-suc-lao-dong-la-gi-4

3.2 Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động

  • Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động biểu hiện quá trình lao động của chính người công nhân.
  • Là quá trình tiêu dùng, sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó. Đồng thời tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động. 
  • Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là nguồn gốc sinh ra giá trị. Tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của chủ lao động.

Sức lao động được xem là yếu tố tiên quyết hàng đầu để sản sinh ra giá trị lao động và những thành quả của nó. Qua nội dung trên chắc hẳn bạn đã hiểu phần nào về sức lao động là gì rồi. 

Lý luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác

Để bạn đọc hiểu rõ khái niệm “Hàng hóa sức lao động là gì?”, trước tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng khái niệm: Hàng hóa; sức lao động.

Hàng hóa là gì?

Hàng hóa thông thường được định nghĩa là sản phẩm của sức lao động. Có thể đáp ứng và làm thỏa mãn những nhu cầu nào đó của con người thông qua hình thức trao đổi, mua bán.

Sức lao động là gì?

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, sức lao động là toàn bộ năng lực (bao gồm thể chất, trí tuệ và tinh thần) tồn tại trong một con người và được người đó vận dụng vào sản xuất, tạo ra giá trị thặng dư nhất định. 

Nói cách khác, sức lao động là khả năng lao động con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo của xã hội. Tuy nhiên, sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động mới là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.

Hàng hóa sức lao động là gì? 

Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt mang những thuộc tính riêng và gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế. 

Sức lao động trở thành hàng hóa là điều kiện chủ yếu quyết định hình thành nền kinh tế tư bản. Nơi mà giá trị của sức lao động được trao đổi trên cơ sở “thuận mua, vừa bán” thông qua hợp đồng. Đây là bước tiến lớn trong quyền tự do cá nhân của người dân và đánh dấu cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội.

hang_hoa_suc_lao_dong_la_gi_luanvan99
Khái niệm hàng hóa sức lao động là gì?

Điều kiện để biến sức lao động thành hàng hóa

Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất. Nhưng không phải lúc nào sức lao động cũng là hàng hóa. Để sức lao động trở thành hàng hóa cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:

  • Thứ nhất, người lao động tự do về thân thể, có khả năng chi phối sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa ra thị trường. Muốn vậy, người lao động phải có quyền sở hữu lực của mình.
  • Thứ hai, người lao động bị tướt hết mọi tư liệu sản xuất, lúc này người lao động trở thành “vô sản”, không thể tự mình sản xuất tạo ra giá trị. Vì vậy, để tồn tại, người lao động buộc phải bán sức lao động của mình.

Khi thỏa mãn đủ 2 điều kiện trên, sức lao động trở thành hàng hóa trên thị trường.

Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động là gì?

Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt? Hai thuộc tính của hàng hóa sẽ trả lời cho câu hỏi này:

1. Giá trị hàng hóa sức lao động

Cũng giống như những loại hàng hóa khác, giá trị hàng hóa sức lao động được xác định dựa trên thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Sức lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Do đó để duy trì và tái sản xuất sức lao động, người lao động cần phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định bao gồm: ăn uống, ngủ nghỉ, ở, học nghề… Vì vậy, giá trị hàng hóa sức lao động có thể được đo lường gián tiếp bằng giá trị của các tư liệu sinh hoạt cần thiết cho việc tái sản xuất sức lao động.

Khác với hàng hóa thông thường, hàng hóa sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử của từng quốc gia, từng phong tục tập quán trong từng thời kỳ, trình độ văn minh, điều kiện địa lý, khí hậu, quá trình hình thành giai cấp công nhân. Điều này thể hiện ở chỗ ngoài nhu cầu về vật chất, công nhân còn mong muốn được thỏa mãn về những nhu cầu về tinh thần như vui chơi, giải trí, học tập, tiếp nhận thông tin, giao lưu văn hóa... được phân tích rất rõ trong tháp nhu cầu của Maslow. Tuy nhiên, tại một quốc gia và thời kỳ lịch sử nhất định tư liệu sinh hoạt cần thiết có thể được xác định dựa trên 3 thành tố:

  • Thứ nhất: Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết đủ để duy trì sức lao động của một người lao động.
  • Thứ hai: Chi phí đầu tư vào học việc cho lao động
  • Thứ ba: Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết đáp ứng đủ cho nhu cầu gia đình của người lao động

2. Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động

Cũng giống như những hàng hóa khác, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động chỉ được thể hiện qua quá tình tiêu dùng nó. Tức là quá trình người công nhân tiến hành lao động sản xuất. Ngoài ra, giá trị sử dụng sức lao động cũng có những đặc tính riêng:

  • Đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động so với những loại hàng hóa khác là khi tiêu thụ nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động, phần lớn đó là giá trị thặng dư. Như vậy, hàng hóa sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Điều này  là chìa khóa giải quyết những mâu thuẫn của xã hội tư bản. Tiền chỉ trở thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hóa.
  • Con người là chủ thể của hàng hóa sức lao động, vì vậy các đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao động quyết định việc cung ứng sức lao động ra ngoài thị trường.
READ  Tiểu luận - Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong nền kinh tế nước ta hiện nay

phan_biet_hang_hoa_suc_lao_dong_va_hang_hoa_thong_thuong
Phân biệt hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường

Thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam

Tại Việt Nam, sức lao động đã chính thức được công nhận là hàng hóa từ năm 1986. Việc xây dựng thị trường sức lao động luôn được chú trọng. Nhà nước đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó hàng hóa sức lao động là trọng tâm quyết định đến sự phát triển nền kinh tế công nghiệp, kinh thế thị trường.

Thực trạng cung lao động

Cung lao động là tổng nguồn sức lao động do con người đem vào thị trường sản xuất. Nguồn cung lao động được xét dưới hai góc độ là số lượng và chất lượng

  • Về số lượng: Việt Nam có một nguồn lao động trẻ và dồi dào. Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê, đến hết năm 2010, Việt Nam có gần 87 triệu công dân, trong đó gần 50 triệu người ở độ tuổi lao động, mức tăng trung bình hằng năm là 2.3% so với mức gia tăng dân số là 1.7%. Như thế mỗi năm chúng ta có thêm 1.3 đến 1.5 triệu người đến độ tuổi lao động. Đây là hậu quả của việc bùng nổ dân số những năm trước đây. Việc phân bổ lao động không đồng đều giữa các vùng, các ngành kinh tế, lao động tập trung đông ở những thành thị và các thành phố lớn. Lực lượng lao động này trở thành sức ép lớn cho bài toán giải quyết việc làm cho người dân.
  • Về chất lượng: Nhờ những nỗ lực của Nhà nước và Chính phủ, từ năm 1996 đến nay chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Lao động có trình độ tay nghề, kiến thức và kỹ năng cũng ngày càng được cải thiện. Những ưu điểm của lao động Việt Nam luôn cần cù, chịu khó, có tính sáng tạo, trình độ tay nghề cao, nhạy bén và tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.Tuy nhiên, chất lượng lao động nước ta còn nhiều hạn chế. Sức khỏe và thể lực của lao động Việt Nam còn kém xa với các nước khác. Trình độ lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, không đáp ứng được yêu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất. Ngoài ra, ý thức kỷ luật của người lao động không cao do xuất thân từ nền nông nghiệp nên còn mang nặng tác phong sản xuất của một nhà nước tiểu nông.

Thực trạng cầu lao động

Cầu lao động là như cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương, một ngành nghề trong khoảng thời gian xác định. Nhu cầu này thể hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động.

Vấn nạn thất nghiệp và thiếu việc làm luôn là một sức ép lớn đối với một quốc gia, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều ban ngành, cơ qua cùng với các chính sách của Chính phủ

Theo thống kê của Tổng cục thống kê đối với lực lượng lao động trong độ tuổi trong 2008, 2009, 2010 (%)

Tỷ lệ lao động thất nghiệp: 2.38, 2.90, 2.88 

Tỷ lệ lao động thiếu việc làm: 5.10, 5.61, 3.57 

Mức lương của người lao động chưa phản ánh đúng giá trị của sức lao động, chưa phản ánh mối quan hệ cung-cầu trên thị trường. Tốc độ tăng tiền lương nhỏ hơn tốc độ tăng của lạm phát, mức lương tối thiểu còn thấp vì vậy  người lao động không thể đáp ứng những điều kiện sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động.

Thị trường xuất khẩu lao động

Những năm gần đây, nhờ mở cửa hội nhập thế giới, thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam ngày càng phát triển. Tạo điều kiện cho người lao động sang các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... các nước ở khu vực Đông Nam Á, Châu Á tìm việc làm với mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hơn. Tuy nhiên, đây là những thị trường khó tính, yêu cầu khắt khe về trình độ ngoại ngữ, kiến thức và kỹ năng, vì vậy Việt Nam cần phải cố gắng rất nhiều.

hang_hoa_suc_lao_dong_o_viet_nam_luanvan99
Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam

Giải pháp phát triển hàng hóa sức lao động ở Việt Nam

Giải pháp về phát triển nguồn cung lao động

Cần quan tâm hơn trong công tác phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ và tay nghề cho nhân viên. Chú trọng phát triển hệ thống trường trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề,... ưu tiên các ngành mũi nhọn, phát triển bền vững như năng lượng, vi điện tử, tự động hóa,... Định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh ở giai đoạn sớm, chính sách thu hút đãi ngộ nhân viên, khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức các cá nhân tham gia vào công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho người lao động. 

Giải pháp về phát triển nguồn cầu lao động

Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, giúp cuộc sống họ ổn định, là tiền đề phát triển nền kinh tế

Tăng tỷ lệ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tập trung đầu tư theo chiều sâu, công nghệ kỹ thuật hiện đại. Từ đó, thu hút nguồn vốn đầu tư, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp sang hướng công nghiệp, dịch vụ. Tập trung mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, xây dựng quan hệ hợp tác cùng phát triển để tạo nguồn xuất khẩu lao động tại chỗ, phát triển thị trường xuất khẩu lao động sang các khu vực, thị trường,....

Giải pháp về hoàn thiện chính sách tiền công, tiền lương

Để đảm bảo cuộc sống cho người lao động, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của họ, tạo điều kiện cho người lao động chuyên tâm lao động sản xuất. Nhà nước cần phải lưu tâm đến chế độ lương của người lao động, tăng lương cơ bản cho người lao động. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần có những chính sách quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, cuộc thi trong phạm vi công ty, chính sách thưởng và giờ làm việc hợp lý.

Giải pháp về hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, vai trò quản lý của Nhà nước

Hoàn thiện môi trường pháp lý, gắn cải cách tiền lương với cải cách kinh tế, tạo sự gắn kết giữa các thị trường để thúc đẩy nhau cùng phát triển

Phân bố lại dân cư và lao động. Mở những nhà máy, xí nghiệp mới ở những vùng kinh tế kém phát triển để cân đối các thành phần kinh tế, thu hút người dân lao động và giảm sức ép cho các thành phố lớn.

Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong thị trường sức lao động. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách, quy định của nhà nước về các quản lý và sử dụng người lao động. Đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát các hoạt động thuê nhân công, chính sách tiền công của các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Hai thuộc tính của hàng hóa
  • Câu hỏi về thuộc tính hàng hóa sức lao động
  • Hai thuộc tính của hàng hóa liên hệ với hàng hóa được sản xuất ở Việt Nam
  • Điểm đặc biệt của hàng hoá slđ
  • Giá trị hàng hóa là gì
  • Phân tích chỉ rõ sự khác nhau giữa hàng hoá thông thường và hàng hoá sức lao động
  • Giá trị sử dụng của hàng hóa 
  • Hàng hóa là gì có máy loại hàng hóa hàng hóa đặc biệt là
See more articles in the category: Tiểu luận